1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm viết về đề tài miền núi của tô hoài

154 841 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Đồng thời, có thêm những hiểu biết sâu sắc hơn về từ loại tính từ và lớp tính từ chỉ màu sắc qua việc khảo sát làm rõ ý nghĩa của lớp từ này trong ngữ cảnh, văn cảnh, và tìm hiểu, đánh g

Trang 1

3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN

NGUYỄN MINH GIÁP

MSSV: 6075333

TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TÁC PHẨM VIẾT VỀ

ĐỀ TÀI MIỀN NÚI CỦA TÔ HOÀI

Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ

Cần Thơ, 5 - 2011

Trang 2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỪ LOẠI TÍNH TỪ

1 Những quan niệm khác nhau về từ loại tính từ

CHƯƠNG 2: TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI

1 Vài nét về nhà văn Tô Hoài

1.1 Tiểu sử và cuộc đời

Trang 3

5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bốn năm học ở giảng đường đại học thì luận văn là một học phần quan trọng đối với mỗi sinh viên Nó giúp sinh viên làm quen và thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học Từ đó rèn luyện cách làm việc khoa học và ý thức thực hiện một đề tai nghiên cứu khoa học

Người viết hoàn thành một đề tài nghiên cứu khoa học và thu được những kết quả nhất định, đó là nhờ sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô Người viết xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho người viết thực hiện đề tài này

Đặc biệt, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn Tư, người đã

tận tụy, nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn người viết trong suốt quá trình thực hiện đề tài Cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên, giúp đỡ người viết trong thời gian qua

Trang 4

6

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tính từ là từ loại có vị trí quan trọng trong hệ thống thực từ nói riêng và trong

hệ thống từ loại nói chung của tiếng Việt Từ loại tính từ trong tiếng Việt có số lượng lớn, đảm nhiệm việc chỉ ra tính chất, đặc trưng của các sự vật, hiện tượng Trong đó tính từ chỉ màu sắc là một lớp từ để lại cho người viết nhiều nhất những ấn tượng và những băn khoăn,… Với ý muốn được tìm hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về từ loài tính từ, người viết chọn và ngiên cứu về tính từ để thực hiện ý muốn đó

Đồng thời, người viết cũng nhận thấy trong nền văn chương Việt nam, Tô Hoài

là một tác giả lớn có những thành công xuất xắc Người viết có ấn tượng đặc biệt đối vối các tác phẩm viết về đề tài miền núi của Tô Hoài Đọc những trang viết ấy của ông, người viết có thêm những hiểu biết về đời sống, con người và thiên nhiên miền núi; đồng thời cũng nhận thấy Tô Hoài có lối văn miêu tả hết sức độc đáo Đặc biệt, cách sử dụng, tạo dựng các tính từ chỉ màu sắc của Tô Hoài có ý nghĩa quan trọng trong những trang văn miêu tả ấy

Người viết mong muốn có được những kiến thức cần thiết cho việc thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, nhằm tạo thuận lợi cho học tập, nghiên cứu và công tác sau này Đồng thời, có thêm những hiểu biết sâu sắc hơn về từ loại tính từ và lớp tính từ chỉ màu sắc qua việc khảo sát làm rõ ý nghĩa của lớp từ này trong ngữ cảnh, văn cảnh, và tìm hiểu, đánh giá việc vận dụng lớp tính từ chỉ màu sắc của Tô Hoài

trong các sáng tác về đề tài miền núi Do đó, người viết chọn nghiên cứu đề tài “Tính

từ chỉ màu sắc trong tác phẩm viết về đề tài miền núi của Tô Hoài”

2 Lịch sử vấn đề:

Như đã nhận định, tính từ là một từ loại có tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống thực từ Chính vì vậy mà trong các công trình nghiên cứu, nhiều nhà nghiên cứu

đã quan tâm khảo sát

Trong lịch sử nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ của tiếng Việt cũng có một số người cho rằng tiếng Việt không có từ loại như các ngôn ngữ Châu Âu Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Grammont, Lê Quang Trinh – Hồ Hữu Tường cho rằng Tiếng Việt không có từ loại

Ở đây, người viết theo quan điểm của đa số các nhà nghiên cứu cho rằng Tiếng

Trang 5

7

Việt có từ loại và điểm qua một số tài liệu, công trình nghiên cứu về từ loại tính từ để làm rõ tình hình nghiên cứu về từ loại tính từ nói chung, trong đó có lớp tính từ chỉ màu sắc

Trong “Cú pháp tiếng Việt”, NXB Khoa học xã hội Hà Nội - 1992, Hồ Lê chủ yếu đi vào nghiên cứu khả năng kết hợp của tính từ, đồng thời chỉ ra ranh giới giữa

động từ và tính từ Tuy nhiên, lớp tính từ chỉ màu sắc hầu như không được tác giả đề

cập

Bùi Tất Tươm trong “Giáo trình tiếng Việt”, NXB Giáo dục - 1995, nghiên cứu

về tính từ trong mối tương quan với các từ loại khác và đi đến khẳng định vị trí của từ

loại tính từ Tác giả cho rằng “Tính từ là từ loại cơ bản Tính từ có vị trí quan trọng

sau danh từ và động từ” [24; tr.139] Ông nêu lên một cách đầy đủ về ý nghĩa khái

quát, đặc điểm cú pháp và cách phân loại tính từ Tuy nhiên, tính từ chỉ màu sắc cũng không được tác giả đi sâu nghiên cứu

Trong “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt”, NXB Giáo dục -1997, Nguyễn

Kim Thản đã nêu lên hai đặc điểm ngữ pháp của tính từ: “có thể trực tiếp làm vị ngữ

không cần hệ từ “là” làm môi giới” [22; tr.206]; tính từ “Không kết hợp được với

“hãy” …” [22; tr.206] Ngoài ra, ông còn so sánh tính từ trong tiếng Việt với tính từ

trong ngôn ngữ Ấn - Âu để chỉ ra sự khác biệt và nêu lên cách phân loại tính từ Còn

về lớp tính từ chỉ màu sắc, tác giả không đề cập đến

Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong “Ngữ pháp tiếng việt” tập một, NXB Giáo dục -1998, cũng đã chỉ ra đặc trưng của tính từ, đồng thời ông đi vào phân loại và miêu tả tính từ Ngoài ra ông còn đề cập đến tính chất đặc biệt của lớp từ mô

phỏng và nhận định: “Chức năng cú pháp của từ mô phỏng giống chức năng của tính

từ: Dùng làm kèm bổ nghĩa danh từ hay động từ và làm vị ngữ trong câu” [2; tr.106]

Cũng như các nhà nghiên cứu khác, tác giả cũng chỉ nhắc đến tính từ chỉ màu sắc như

là 1 tiểu loại nhỏ chứ không nghiên cứu sâu

Trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, NXB Giáo dục -1999 của Đỗ Thị Kim Liên cũng nêu lên ý nghĩa, khả năng kết hợp của tính từ, chỉ ra những đặc điểm của tính từ khác

động từ và phân chia tính từ thành các tiểu nhóm Nói về tiểu nhóm tính từ chỉ màu

sắc, tác giả cũng chỉ nêu sơ lược về ý nghĩa, khả năng kết hợp của chúng

Còn “Ngữ pháp tiếng Việt – từ loại ”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội - 2001 của

Đinh Văn Đức, là một công trình nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc hơn cả về từ loại tính

từ Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra ý nghĩa, vị trí, phân loại và khả năng kết hợp

Trang 6

8

của tính từ Tác giả nghiên cứu, trình bày trên cơ sở so sánh giữa tính từ tiếng Việt với tính từ trong các ngôn ngữ Ấn – Âu; so sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa tính từ và

động từ, danh từ trong tiếng việt Tác giả cũng trình bày tỉ mỉ về chức năng cú pháp

của tính từ Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến đoản ngữ Tuy nhiên, lớp tính từ chỉ màu sắc vẫn không được tác giả nhắc đến nhiều

Nguyễn Chí Hòa trong “Ngữ pháp tiếng Việt thực hành” NXB Đại học quốc gia

Hà Nội - 2004, cũng trình bày khá đầy đủ về đặc điểm và phân loại tính từ Nhưng lớp tính từ chỉ màu sắc chỉ được tác giả nhắc đến trong phần phân loại như là một nhóm nhỏ của nhóm tính từ miêu tả đặc điểm sự vật

Còn Nguyễn Thiện Giáp trong “Giáo trình ngôn ngữ học” NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2008, lại khảo sát về vị trí xuất hiện, chức năng, khả năng kết hợp, về ý

nghĩa của tính từ, trong tiếng Anh, Pháp, Nga, và nhận định: “Trong tiếng Việt, những

ý nghĩa biểu hiện bằng tính từ tiếng Anh, tiếng Nga,…lại được biểu hiện bằng vị từ…”

[9; tr.79]

Qua việc khảo sát tình hình nghiên cứu về từ loại tính từ Từ trước đến nay, người viết nhận thấy tính từ tiếng Việt đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có nhiều tác giả trình bày khá đầy đủ Tuy nhiên hầu hết các tác giả cũng chỉ đề cập tới loại từ này cũng chỉ ở mức độ khái quát Còn về lớp tính từ chỉ màu sắc thì chưa có một công trình nghiên cứu nào khảo sát tỉ mỉ và trình bày một cách đầy đủ, sâu sắc Lớp tính từ chỉ màu sắc chỉ được đề cập đến ở dạng một tiểu loại của tính từ và dẫn một vài ví dụ minh họa Về đặc điểm, tính chất của lớp từ này chỉ được nhắc đến thông qua đặc điểm tính chất của từ loại tính từ, còn khái niệm đặc trưng riêng và cách phân loại thì chưa được nêu lên

Về Nhà văn Tô Hoài và các thành tựu văn chương của ông cũng được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học nói đến, trong đó có những bài viết, những công trình nghiên cứu về tác phẩm viết về Tây Bắc của ông Tiêu biểu có thể kể đến “Tô Hoài với Miền Tây” của Phan Cư Đệ trong sách “Tác phẩm và chân dung” NXB Văn học năm 1984; “Truyện Tây Bắc của Tô Hoài” trong sách “Lịch sử văn học Việt Nam” tập

4, NXB Giáo dục 1980; “Vợ chồng A Phủ” bài viết của Đỗ Kim Hồi trong sách

“Giảng văn văn học Việt Nam”, NXB Giáo dục năm 1997; “Tô Hoài – về tác phẩm”, NXB Giáo dục năm 2001… Trong các bài viết, về Nhà văn Tô Hoài và tác phẩm của ông, các tác giả đi vào khai thác, trình bày một cách sâu sắc về các vấn đề như: đề tài, chủ đề, nhân vật, nghệ thuật, tư tưởng… Qua đó khẳng định tài năng và những đóng

Trang 7

Vì vậy, có thể nói “Tính từ chỉ màu sắc trong các tác phẩm viết về đề tài miền

núi của Tô Hoài” là một vấn đề cho đến nay vẫn chưa có công trình nào bàn đến

3 Mục đích yêu cầu nghiên cứu:

Đi vào nghiên cứu vấn đề “Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm viết về đề tài

miền núi của Tô Hoài”, người viết tiến hành khảo sát lớp tính từ chỉ màu sắc để góp

phần làm sáng tỏ hơn về từ loại tính từ Đồng thời chỉ ra giá trị, tác dụng, chức năng của lớp tính từ chỉ màu sắc, làm nổi bật hiệu quả nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ của nó nhằm đi đến làm sáng tỏ phương diện nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà văn Tô Hoài

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, người viết thu thập kiến thức, kinh nghiệm,

kĩ năng giúp ích cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học sau này

4 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu về tính từ chỉ màu sắc và những tác phẩm viết về đề tài miền

núi của Tô Hoài có chứa tính từ chỉ màu sắc Người viết sẽ thu thập, khảo sát những tài liệu về từ loại Tiếng Việt và những tác phẩm viết về đề tài miền núi của Nhà văn

Tô Hoài Về tác phẩm của Tô Hoài, người viết sẽ khảo sát những tác phẩm văn xuôi trong các quyển “Truyện Tây Bắc - ký và truyện ngắn” và “Miền Tây” Bên cạnh đó, người viết còn tìm hiểu thêm về việc dùng tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của một vài nhà văn khác nhằm đối chiếu, so sánh để hiểu rõ hơn về lớp từ này và việc vận dụng tính từ chỉ màu sắc của Nhà văn Tô Hoài

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài, trước tiên người viết tiến hành thu thập tài liệu về từ loại

tính từ của tiếng Việt, tác phẩm viết về đề tài miền núi và một số tác phẩm của nhà văn

khác Tiếp đến, người viết đọc và thống kê, phân loại tính từ chỉ màu sắc trong tác

Trang 8

10

phẩm viết về miền núi của nhà văn Tô Hoài Sau đó người viết phân tích, miêu tả những tính từ đã thống kê, chứng minh, làm nổi bật giá trị biểu đạt của lớp từ này trong tác phẩm Bên cạnh đó, người viết còn so sánh việc sự dụng tính từ chỉ màu sắc của nhà văn Tô Hoài với một số nhà văn khác Cuối cùng người viết sẽ tổng hợp và

đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu

Trang 9

11

B PHẦN NỘI DUNG CHÍNH Chương 1:

KHÁI QUÁT VỀ TỪ LOẠI TÍNH TỪ

1 Từ loại tính từ

1.1 Những quan niệm khác nhau về từ loại tính từ

Trong “Ngữ pháp tiếng Việt” tập 1, NXBGD - 1998, Diệp Quamg Ban và

Hoàng Văn Thung cho rằng “Lớp từ chỉ nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay

đặc trưng của quá trình) là tính từ Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ

thường có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ)” [2; tr.173]

Theo Đỗ Thị Kim Liên trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, NXBGD-1999, thì tính từ

là từ chỉ tính chất, màu sắc

Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt từ loại” cũng đưa ra định nghĩa:

“Tính từ tiếng Việt là từ loại chỉ ra được đặc trưng của tất cả những gì (khái niệm)

được biểu đạt bằng danh từ và động từ” [8, 147] Định nghĩa này đã phân định từ loại

của một tập hợp từ tiếng Việt, đó là từ mô phỏng (tượng thanh, tượng hình)

Các quan niệm trên về từ loại tính từ không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhìn chung đều nêu lên được đặc trưng, ý nghĩa của từ loại tính từ, cho thấy vị trí, giá trị của tính từ trong tiếng Việt

1.2 Khái niệm

Từ những quan niệm trên, có thể rút ra khái niệm tính từ như sau:

Tính từ là những từ dùng để chỉ tính chất, trạng thái, đặc trưng của sự vật, thực thể hay vận động, quá trình

Từ lâu, tính từ vẫn thường được quan niệm là từ loại chỉ các khái niệm về tính chất, màu sắc của sự vật Hay khái quát hơn thì tính từ là từ loại chỉ đặc trưng nói chung

Về vấn đề khái niệm tính từ, cần phân tích thêm để làm rõ

Khái niệm đặc trưng của tính từ, có thể hiểu đó là đặc trưng cho chủ thể Nó chỉ

ra những thuộc tính về màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, về phẩm chất, mức độ của thực thể, vận động, quá trình

Như vậy, đặc trưng là nét khác biệt về những thuộc tính, chỉ ra cái hạn định cho

Trang 10

12

mỗi đối tượng

Ý nghĩa đặc trưng một mặt nó là cái có sẵn, là dấu hiệu gắn với những sự vật, thực thể, hoạt động; mặt khác, nó cũng đi liền với cách nhận thức, đánh giá chủ quan của con người đối với thực tại

Ví dụ: Bức tranh này đẹp !

Căn nhà kia xấu

Tính từ xuất hiện trong diễn ngôn là yếu tố phụ nghĩa cho những từ nào đi cùng

nó (thường là danh từ hoặc là động từ) Vì vậy, ý nghĩa đặc trưng của tính từ tạo nên mối liên kết, thống nhất cao giữa các yếu tố từ vựng và ngữ pháp Với yếu tố từ vựng,

ý nghĩa tính từ liên quan trực tiếp đến nội dung phản ánh thực tại Trên bậc ngữ pháp, khái niệm đặc trưng có tính chất quan hệ, thể hiện mối liên kết giữa các khái niệm

Ví dụ: Khái niệm thực thể (danh từ): Huế, có thể trở thành khái niệm đăc trưng (tính từ) nếu thêm phó từ chỉ mức độ rất: rất Huế

1.3 Đặc trưng của từ loại tính từ

1.3.1 Chức năng cú pháp

Giống như danh từ và động từ, từ loại tính từ cũng có chức năng cú pháp của một thực từ: có thể làm thành phần chính, cũng có thể làm thành phần phụ trong câu tiếng Việt

- Chức năng định ngữ

Trong các hệ thống ngôn ngữ Ấn - Âu, khái niệm đặc trưng trong quan hệ với

từ loại thường được chia ra hai kiểu ngữ pháp khác nhau:

+ Tính từ biểu đạt ý nghĩa đặc trưng cho khái niệm thực thể (danh từ)

+ Trạng từ biểu đạt ý nghĩa đặc trưng cho khái niệm về vận động (động từ) Còn trong Tiếng Việt, không có sự phân biệt cho hai quan hệ ngữ pháp này Chức năng của tính từ có sự thống nhất với chức năng của trạng từ Tính từ vừa có thể làm định tố cho danh từ, vừa có thể làm định tố cho động từ Khả năng này cho phép tính từ tiếng Việt mở rộng chức năng định ngữ

Trang 11

13

Ví dụ: Giọng hát không hay nhưng ấm

Tính từ có thể trực tiếp làm vị ngũ hay làm thành tố của vị ngữ

- Ngoài ra, tính từ tiếng Việt còn có thể đảm nhiệm một số chức năng khác:

+ Làm bổ tố: Cô ấy học giỏi

+ Làm chủ ngữ: Giỏi đã giỏi rồi

Ví dụ: Hãy mạnh dạn, chớ tham lam, đừng ngu xuẩn

+ Có thể kết hợp với các phó từ: lên, đi, lại, ra…

Ví dụ: “Lúc ấy, mặt cậu ta xám lại” [13; tr.220]

Anh ấy gầy sọc đi, trông cao hẳn lên

Đặc điểm này của tính từ phần nào giúp ta phân biệt tính từ với động từ

Nói chung, hầu hết các tính từ đều kết hợp được với phụ từ chỉ mức độ Duy chỉ

có những tính từ chỉ mức độ tuyệt đối, bản thân nó đã mang ý nghĩ tình thái, mức độ,

và những từ biểu thị bản chất như trống, mái… thì không kết hợp vối từ tình thái chỉ

mức độ

Trang 12

+ Tính từ kết hợp với danh từ có xu hướng cố định, là kiểu cấu trúc từ ghép hóa

Ví dụ: to gan, ấm đầu, xấu tính…

+ Tính từ kết hợp với danh từ không có xu hướng cố định

Ví dụ: Nước đầy ruộng

Ruộng đầy nước

1.4 Phân loại tính từ

Vấn đề phân loại tính từ cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất Trong các công trình nghiên cứu đã khảo sát, mỗi tác giả dựa trên mỗi phương diện khác nhau và

đưa ra cách phân loại tính từ khác nhau

Đỗ Thị Kim Liên trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, NXB Giáo dục – 1999, đã chia

tính từ thành bốn nhóm: nhóm tính từ chỉ tính chất – phẩm chất, nhóm tính từ chỉ trạng thái, nhóm tính từ chỉ kích thước và nhóm tính từ chỉ màu sắc; Nguyễn Chí Hòa trong

“Ngữ pháp tiếng Việt thực hành”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, lại chia tính từ thành

ba nhóm: nhóm tính từ miêu tả trạng thái, nhóm tính từ miêu tả đặc điểm của sự vật và nhóm tính từ miêu tả về mức độ; còn trong “Ngữ pháp tiếng Việt” tập 1, NXB Giáo dục, Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung lại chia tính từ thành hai nhóm: nhóm tính

từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ và nhóm tính từ chỉ đặc trưng xác định thang

độ

Tham khảo những cách phân lọai của các tác giả kể trên, người viết nhận thấy cách phân loại của hai tác gải Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung là đơn giản và

đảm bảo được những tiêu chí cơ bản về ý nghĩa, khả năng kết hợp của tính từ và tính

bao quát hơn cả Do vậy, người viết chọn cách chia tính từ thành hai nhóm: nhóm tính

từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ và nhóm tính từ chỉ đặc xác định thang độ

1.4.1 Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ

Đây là nhóm tính từ mà ý nghĩa tự thân của chúng không hàm chứa sự đánh giá

mức độ về đặc trưng

Những từ này có thể kết hợp rộng rãi với các phụ từ chỉ mức độ: rất, lắm, quá,

Trang 13

+ Những từ chỉ đặc trưng hình thể: vuông, tròn, thẳng, cong, béo, gầy,

+ Những từ chỉ đặc trưng màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng,…

+ Những từ chỉ đặc trưng phẩm chất: tốt, xấu, vụng, khéo, hay, dỡ, quan

Đây là lớp từ mà trong ý nghĩa tự thân của chúng đã hàm chứa sự đánh giá về

mức độ về đặc trưng, tính chất thường là mức độ tuyệt đối)

Chính vì vậy những từ này không kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ và cũng không đòi hỏi phụ từ đi kèm

Trong lớp từ này có thể chia thành các nhóm nhỏ:

- Nhóm từ chỉ đặc trưng tuyệt đối không làm thành cặp đối lập Các từ này

thuờng là từ láy hoặc từ ghép: xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng, tím tím, trắng trắng, đỏ

lòm, xanh ngắt…

- Nhóm từ chỉ đặc trưng tuyệt đối có khả năng làm thành cặp đối lập: riêng,

chung, chính, phụ, độc nhất Chúng thường đi kèm và bổ nghĩa cho danh từ, động từ

- Nhóm từ chỉ đặc trưng mô phỏng: Nhóm từ này được hình thành dự trên sự

mô phỏng trực tiếp âm thanh hoặc mô phỏng gián tiếp hình thể, sự vật, tính chất

Vd: ào ào, réo rắt, lêu đêu, lì tì…

Nhóm từ này có thể kết hợp hạn chế với phụ từ: hơi, hơi hơi

Trang 14

+ Làm trung tâm của cụm tính từ:

Vd: Nắng cứ xanh rờn những triền đồi

+ Tính từ chỉ màu sắc không có chức năng bổ ngữ nên chúng không kết hợp với

động từ

- Khả năng kết hợp

Là một tiểu loại của tính từ, tính từ chỉ màu sắc mang đầy đủ những đặc điểm

về khả năng kết hợp của tính từ (Những đặc điểm này đã được trình bày trong phần

đặc trưng của từ loại tính từ Ở đây người viết không nhắc lại.)

Tính từ chỉ đặc trưng tuyệt đối về màu sắc không tạo nên những cặp đối lập

2.3 Phân loại tính từ chỉ màu sắc

Tương tự như việc phân loại tính từ, ở đây người viết cũng dựa trên cơ sở ý nghĩa và khả năng kế hợp để chia tính từ chỉ màu sắc thành hai loại:

2.3.1 Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ

Lớp từ này gồm: xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng, nâu, tím, xám, hồng…

Đây là lớp từ mang ý nghĩa tương đối về đặc trưng của màu sắc Những từ này

có thể có thể kết hợp rộng rãi với các phụ từ chỉ mức độ: rất, lắm, quá,… Khi kết hợp

với những phụ từ chỉ mức độ này, ý nghĩa đặc trưng của tính từ chỉ màu sắc được tuyệt

đối hóa

Ví dụ: Mái tóc cô ấy trước đây xanh cực kỳ

Những từ này có thể kết hợp với danh từ và những từ so sánh tạo nên cấu trúc

Trang 15

17

so sánh

Ví dụ: Xanh như lá, bạc như vôi, vàng như nghệ,…

2.3.2 Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ

Đây là lớp từ chỉ đặc trưng về màu sắc của sự vật, hiện tượng mà trong ý nghĩa

tự thân của chúng đã hàm chứa sự đánh giá mức độ

- Lơp từ này gồm:

+ Đen đen, đen tuyền, đen sì, đen nhánh, đen đúa, màu mun, màu bồ hóng, màu huyền,…

+ Trăng trắng, trắng nõn, trắng ngần, trắng bạc, màu vôi, màu sữa,…

+ Xanh xanh, xanh lè, xanh biếc, xanh dà, xanh nước biển, xanh da trời, xanh

đọt chuối, màu rêu,…

+ Đỏ đỏ, đỏ tươi, đỏ lòm, màu huyết dụ, màu son, màu mận chí n,…

+ Vàng vàng, vàng khè, vàng rộm, vàng rực, vàng mật ong, màu hoàng yến, màu đất sét,…

+ Tim tím, tím rịm, tím ngắt, tím than, bầm tím, màu hoa cà,…

+ Xam xám, xám xịt, xám tro, xám ngắt,…

+ Nâu nâu, nâu non, nâu sồng, màu đất, màu vec-ni, màu cánh gián, màu cứt ngựa,…

+ Hồng hồng, hồng rực, hồng hào, màu hoa đào,…

- Những từ hình thành theo cơ chế ghép hoặc láy có hai trường hợp biểu thị ý nghĩa:

+ Biểu thị ý nghĩa nhạt hơn mức độ của màu sắc đặc trưng: trăng trắng, đỏ đỏ,

xanh xanh, xanh nhạt, vàng nhạt,…

+ Biểu thị ý nghĩa đậm hơn mức độ của màu sắc đặc trưng: trắng toát, đỏ lòm,

xanh ngắt, vàng khè, xám xịt, đen ngòm, đen đúa,…

- Ý nghĩa của lớp tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ:

Cũng như lớp từ chỉ màu sắc không xác định thang độ, lớp từ chỉ màu sắc xác

định thang độ cũng có giá trị cơ bản là chỉ ra đặc trưng về màu sắc của thực thể, hiện

tượng Ngoài ra, những tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ còn có ý nghĩa tạo hình, biểu cảm và bộc lộ thái độ, cách đánh giá của nguời nói, viết Vì vậy, chúng có tác dụng miêu tả, gợi cảm và có giá trị thẩm mỹ cao

Ví dụ: Khuôn mặt trắng trẻo (+)

Khuôn mặt trắng hồng (+)

Trang 16

18

Khuôn mặt trắng nhợt (-) Khuôn mặt trắng bệch (-)

Trang 17

19

Chương 2:

ĐỀ TÀI MIỀN NÚI CỦA TÔ HOÀI

1 Vài nét về nhà văn Tô Hoài

1.1 Sơ luợc tiểu sử

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen Ngoài bút danh Tô Hoài, dùng trong sáng tác văn chương, ông còn có các bút danh khác dùng cho viết báo như: Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hoa Hồng…

Tô Hoài sinh ngày 27/9/1920 (túc ngày 16/8 năm Canh Thân) Quê nội của Tô Hoài ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây Ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, phủ Hoài đức, tỉnh Hà Đông cũ – nay là phuờng Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức Xuất thân trong một gia đình nghèo làm nghề thủ công (dệt lụa), cuộc sống gặp nhiều khó khăn Vì vậy Tô Hoài chỉ học hết bậc tiểu học sau đó phải vừa tự học, vừa

đi làm để kiếm sống Tô Hoài đã làm nhiều nghề: thợ thủ công , dạy học tư, bán hàng,

làm kế toán hiệu buôn

Tô Hoài bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình từ cuối những năm 30 của thế

kỉ XX, với những sáng tác được đăng trên “Hà Nội tân văn”, và “Tiểu thuyết thứ bảy”

Năm 1938, trong thời kì Mặt trận dân chủ, Tô Hoài tham gia phong trào “Ái hữu thợ dệt” rồi làm thư kí ban trị sự Hội ái hữu thợ dệt Hà Đông Sau đó ông tham gia phong trào Thanh niên phản đế Năm 1943 Tô Hoài gia nhập tổ Văn hóa Cứu quốc đầu tiên của Hà Nội

Sau cách mạng tháng tám, trong không khí sôi sục của kháng chiến chống Pháp,

Tô Hoài đã hòa mình với nhân dân và đã hoạt động sôi nổi Ông tham gia phong trào Nam tiến rồi lên Việt Bắc làm báo “Cứu quốc” Sau đó ông đuợc cử làm chủ nhiệm báo “Cứu quốc Việt Bắc”, chủ bút “Tạp chí Cứu quốc” Từ 1951, Tô Hoài về công tác trong hội văn nghệ Việt Nam

Trang 18

20

Sau ngày hòa bình lập lại, năm 1957, trong Đại hội nhà văn lần thứ nhất, Tô Hoài được bầu làm Tổng thư kí của hội Từ 1958 đến 1980, ông tiếp tục tham gia ban chấp hành, rồi phó tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam

Từ năm 1986 đến 1996, Tô Hoài giữ chức Chủ tịch Hội văn nghệ Việt Nam Trong cuộc đời hoạt động sôi nổi của mình, Tô Hoài còn tham gia nhiều công tác xã hội khác và giữ các chức vụ quan trọng trong nhiều tổ chức: Làm đại biểu Quốc hội khóa VII; Phó chủ tịch ủy ban đoàn kết Á - Phi; Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt -

Ấn; Ủy viên ban chấp hành Hội hữu nghị Việt - Xô

1.2 Sự nghiệp sáng tác

Tô Hoài bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình từ cuối những năm 30 của thế kỉ

XX Đến với văn chương ông nhanh chóng được người đọc chú ý với tác phẩm quan trọng đầu tiên là “Dế Mèn phiêu lưu ký” Quá trình sáng tác của Tô Hoài trải qua hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám (1945), song cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam và những biến động của lịch sử Tô Hoài chuyên viết văn xuôi, các thể loại tiêu biểu như: Ký (bút ký, hồi ký, chân dung), truyện ngắn, tiểu thuyết Tô Hoài là cây bút văn xuôi độc đáo và có những đóng góp quan trọng trên các mảng đề tài lớn: vùng quê ngoại thành Hà Nội, hiện thực và lịch sử; miền núi Tây Bắc – Việt Bắc trong cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội; sáng tác cho thiếu nhi; chân dung và hồi ức

Trong từng thể loại, từng mảng đề tài, Tô Hoài đều có nhũng sáng tác quan trọng

- Truyện ký:

+ Trước 1945: “O chuột” (tập truyện – 1942), “Nhà nghèo” (tập truyện – 1942),

“Giăng thề” (truyện vừa – 1942), “Quê nhà” (truyện dài -1942), “Cỏ dại” (hồi ức – 1944),…

+ Sau 1945: “Núi Cứu quốc” (tập truyện - 1948), “Ngược sông Thao” (phóng

sự - 1949), “Xuống làng” (tập truyện – 1951), “Truyện Tây Bắc” (tập truyện – 1953),

“Cứu đất cứu mường” (tập truyện – 1954), “Tào Lường” (tập truyện – 1955), “Vợ chồng A Phủ” (kịch bản phim – 1960), “Miền Tây” (tiểu thuyết – 1967), “Nhật kí vùng cao” (1969), “Lên Sùng Đô” (bút ký – 1969), “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ” (tiểu thuyết – 1971), “Quê nhà” (tiểu thuyết – 1980), “Họ Giàng ở Phìn Sa” (tiểu thuyết – 1988), “Cát bụi chân ai” (hồi ký – 1992), “Chuyện cũ Hà Nội” (tập I – 1998, tập II –

Trang 19

21

2000),…

- Sáng tác cho thiếu nhi:

+ Trước 1945: Con Dế Mèn, Dế Mèn phiêu lưu ký, Trê và cóc, Mực tàu giấy bản, Nói về cái đầu tôi, Ngọn cờ lau, U Tám, Lá thư rơi, Võ sĩ bọ ngựa, Ba bà cháu,

Đám cưới chuột…

+ Sau 1945:

Truyện: Chiến sĩ Hà Nội, Chiếc xe bí mật, Đại đội Thăng Bình, Con gà lờ đờ, Tuổi nhỏ trí cao, Vừa A Dính, Kim Đồng, Đảo hoang…

Kịch: Con mèo lười, Tích tịch tình tang

Kịch phim: Kim Đồng, Ông Giàng, Trâu húc, Con mèo lười, Thạch Sanh… Ngoài ra, Tô Hoài còn có những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình,

lí luận, có những bài viết về kinh nghiệm sáng tác: “Một số kinh nghiệm viết văn của

tôi” (1959), “Người bạn đọc ấy” (1963), “Nghệ thuật và phương pháp viết văn” (1997)

Nhiều tác phẩm của Tô Hoài được dịch ra tiếng nước ngoài: tiếng Nga, Trung Quốc, Pháp, Ba Lan, Cu Ba, Nhật Bản…

Tô Hoài có nhiều tác phẩm đạt giải:

+ Truyện Tây Bắc: Giải thưởng tiểu thuyết của Hội văn nghệ Việt Nam (1956) + Miền Tây: Giải thưởng Hội nhà văn Á – Phi (1970)

+ Quê nhà: Giải thưởng Hội văn nghệ Hà Nội (1980), Giải thưởng Hồ Chí Minh, đợt 1 (1996)

2 Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm viết về đề tài miền núi của Tô Hoài 2.1 Thống kê: (Phụ lục)

2.2 Phân loại:

Trong số 20 tác phẩm (6 tác phẩm ký, 10 truyện, 4 tiểu thuyết), Tô Hoài đã sử dụng tính từ chỉ màu sắc 1166 lần với tỉ lệ như sau:

Trang 20

* Nhận xét

Tô Hoài sử dụng hầu hết các tính từ chỉ màu sắc cơ bản vốn có của ngôn ngữ tiếng Việt Đặc biệt, mức độ xuất hiện của tính từ chỉ màu sắc trong các tác phẩm viết

về đề tài miền núi là rất cao: 1166 lần

Tác giả sử dụng cả hai lớp tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ và tính

từ chỉ màu sắc xác định thang độ Hai lớp từ này có tỉ lệ tương đương nhau, tuy có sự chênh lệch nhưng không đáng kể Điều đó cho thấy cả hai lớp tính từ này đều có tầm quan trọng trong tác phẩm của Tô Hoài

Các lớp tính từ chỉ mau sắc được Tô Hoài sử dụng nhiều đó là các lớp tính từ chỉ màu đen, trắng, xanh, đỏ, kể cả xác định độ và không xác định thang độ Đó là nhưng màu sắc cơ bản và có tầm quan trọng rất lớn trong tác phẩm Tuy Nhiên, những lớp tính từ chỉ màu sắc ít được sử dụng như tím, xám, nâu, hồng, nhưng chúng vẫn có giá trị nhất định đối với tác phẩm của Tô Hoài

2.3 Miêu tả tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm viết về đề tài miền núi của

Tô Hoài

Đối với tác phẩm văn chương tính từ chỉ màu sắc có ý nghĩa rất lớn trong việc

miêu tả thiên nhiên và cuộc sống con người Nhờ vốn tính từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt phong phú và đa dạng, các nhà văn có thể vận dụng, sáng tạo để đưa vào trong tác

Trang 21

23

phẩm những sắc màu của cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ

Vùng trung du miên núi phía bắc nước ta là vùng của những rừng cây núi đá, của cỏ hoa, đặc biệt Đây còn là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số với đời sống văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc Chính thiên nhiên, cuộc sống nơi đây đã tự nó ánh lên những màu sắc rực rỡ, lung linh muôn hồng, nghìn tía Tô Hoài là một trong những người đầu tiên đi “khai phá” vùng núi phía bắc Trong những áng văn miêu tả của nhà văn, tính từ chỉ màu sắc được sử dụng như một phương tiện nghệ thuật để làm nổi bật những đặc trưng về thiên nhiên, về con người và bản sắc văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc Điều này sẽ được làm rõ trong phần miêu tả những lớp tính từ chỉ màu sắc dưới đây

2.3.1 Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ

2.3.1.1 Màu đen

Tính từ chỉ màu sắc đen được Tô Hoài sử dụng tương đối nhiều trong tác phẩm

So sánh về số lần sử dụng, màu đen chỉ đứng sau màu trắng, màu đỏ và màu xanh

Màu đen là một màu cơ bản, là màu tối theo quan niệm người Việt, màu đen thường được xem là yếu tố biểu trưng cho những điều không tốt đẹp, kém may mắn Trong tác phẩm của Tô Hoài , màu đen cũng được sử dụng với những nét ý nghĩa đó

Có đôi chỗ trong tác phẩm, Tô Hoài sử dụng màu đen để miêu tả những đau thương mất mát Có khi, tác giả dùng màu đen để miêu tả màu máu Máu vốn có màu

đỏ, nhưng ở đây là màu máu đã chảy ra, khô lại và chuyển thành màu đen Đó là máu

của nhân vật Ông Mờng trong “Mường Giơn”, là một người vùng cao Tây Bắc tin theo cách mạng, một lần bị ép đi phu cho Pháp, rồi phải trốn chạy vì bị phục kích, ông

Mờng xuất hiện với vẻ hớt hải, “máu trên mặt chảy khô đen xuống ngực áo… rồi

không kịp thở, vẫn cái áo đã đen máu trên ngực, ông lại đeo lãng cơm chạy lẫn vào

đám người nhốn nháo, túi bụi trong tiếng quát chửi, tiếng roi gậy vụt xuống đầu,

xuống lưng” [11; tr.385] Sống trong cảnh kìm kẹp, áp bức, ông Mờng cũng như đồng

bào miền núi phải chịu đựng biết bao đau thương, mất mát và sống với những mối hiểm nguy thường trực mà bọn thực dân có thể gây ra bất cứ lúc nào Màu đen là màu máu của đồng bào đã đổ vì sự áp bức, cũng là màu biểu trưng của những nỗi đau thương mất mát

Màu đen cũng được dùng để miêu tả bầu trời và bóng tối: “Vào quãng canh

Trang 22

24

một Rét, gió dữ Mây vở từng mảng rơi thấp xuống trôi nhanh trên đầu Mỗi đám mây

đen vùn vụt đi” [11; tr.424], màu đen của những đám mây như phủ kín không gian, âm

u và khắc nghiệt Màu đen còn len lỏi vào cả những dãy phố: “Trong khuya, nhà hai

bên phố càng tối đen” [12; tr.510] Không còn là màu của bóng tối thông thường, mà

màu đen như dự báo, như đem đến cho con người những nỗi sợ hãi, những mối nguy

hiểm: “người ta bàng hoàng chết khiếp những cuộc lùng bắt ban đêm, dù là kẻ cướp

hay lính tráng thì cũng đều phải sợ thế cả.” [12; tr.510] Như vậy, màu đen vừa miêu

tả màu của bóng tối, vừa là biểu trưng cho cuộc sống u tối đầy dãy những mối đe dạo, những mối lo toan của đồng bào miền núi trong thời kỳ kháng chiến

Màu đen khi được sử dụng để miêu tả con người trong những câu văn mang sắc thái âm tính, Tô Hoài dùng để tả những kẻ xấu Đó là màu trang phục của lão vua Mèo

giả: “Pàng trông thấy ông thầy cúng ở suối Ná Đắng khúm núm chắp hai tay trước

mặt thằng áo đen.” [12; tr.240] Hay trang phục tên lính của vua Mèo: “Thằng áo đen

dí súng lúc nắng chợt đến” [12; tr.240],… Trong những trường hợp này, tuy màu đen

chỉ được dùng để tả trang phục, một cách giới thiệu màu trang phục bình thường, nhưng nó lại như một yếu tố nói lên đặc điểm nhận dạng những kẻ xấu, cho nên dễ gây những ấn tượng về điều xấu, những kẻ gieo rắc tai họa, theo chân bọn thực dân lừa bịp, làm hại người dân

Những trường hợp miêu tả trên đây, màu đen được tác giả sử dụng với sắc thái

âm tính, tạo ấn tượng về không gian u ám, hoàn cảnh tối tăm của miền núi phía Bắc trong chiến tranh

Bên cạnh việc dùng màu đen để miêu tả thiên nhiên, và những nỗi đau thương phần lớn số tính từ chỉ màu đen được nhà văn dùng để tả con người, đặc biệt là trang phục Trong các tác phẩm của Tô Hoài, ta thấy xuất hiện nhiều hình ảnh những chiếc

áo, chiếc váy đen Như trong “Miền Tây”, tác giả miêu tả trang phục của nhân vật Mỵ

với hai màu đen và trắng: “Cô Mỵ mặc tấm áo cánh trắng với cái quần lụa đen” [12;

tr.171] Một chỗ khác, tác giả miêu tả vẻ đẹp của hai cô gái mậu mịch người Lô Lô

Nét đẹp của trang phục đa màu sắc như được tôn lên bởi nền đen: “hai cô mậu dịch

người Lô Lô … Ngày chợ, diện váy áo dân tộc, hai cô cùng đẹp như nhau: áo chẽn khuy chéo hoa đỏ thêu trên ngực, cái váy bốn thước láng đen xòe nhóng nhánh” [12;

tr.267] Trang phục của nam giới cũng được miêu tả bằng màu đen, đó là màu áo của

ông Sếnh trong “Đà Bắc, Mai Châu ngày ấy” với “áo xuyến đen mới bóng nhoáng”

[13; tr.259]

Trang 23

25

Màu đen cũng được dùng để tả màu của những chi tiết trang phục khác (mũ, ô,

giày) “Dưới vành mũ phớt đen, sau gáy thò xuống một đuôi tóc dài chấm lưng…” [13; tr.123]; “Ô đen, ô trắng quay tròn giữa những đốm chấm váy đỏ chót” [12; tr.161];

“có người trắng trẻo, cao lớn, quần áo dạ đen, mũ lưỡi trai, giày nhưng đen mới , tuyết còn ánh lên” [12; tr.460],…

Màu đen là màu tối, vô sắc, dùng tính từ chỉ màu đen để miêu tả trang phục, Tô Hoài đã diễn tả được vẻ đẹp mộc mạc, chất phác của con người miền núi phía Bắc Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng chú ý miêu tả màu đen chiếc váy của nhân vật Y

Khiêu, một người dân tộc ở Tây Bắc: “Từ trong nhà, một người đàn bà váy đen xô

ra… Chị chạy xuống, nếp váy đen cứ quấn lấy bậc thang” [5; tr.9], “Chị ngồi trên hai bắp chân thu về phía sau, dáng điệu khép nép, những nếp váy đen trùm đến mắt cá”

[5; tr.10] Màu đen mộc mạc hòa hợp và tôn lên vẻ đẹp giản dị, chất phác của người miền núi Chính vẻ đẹp đó đã tạo nên những mối thiện cảm, gần gũi Như trong truyện

ngắn “Suối nguồn”, Nguyễn Minh Châu có viết: “Cái tôi thích là những rặng mai

trong vườn, và dáng hiền lành thùy mị của những người con gái, mỗi năm đón tết, mặc chiếc quần đen cắt dài hơn…” [5; tr.16] Với Tô Hoài, cũng là màu đen của trang

phục, nhưng có khi nhà văn lại dùng để miêu tả sự nghèo khổ, cơ cực của những người dân miền núi phía Bắc Trong tiểu thuyết “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ”, Mã Hợp cũng như bao nhiêu người dân miền núi phía Bắc sống trong cảnh nghèo khó và bị áp bức, bóc lột Chống chọi với cảnh nghèo đó, Mã Hợp phải lăn lộn với nghề bán củi trong sự

khắc nghiệt của thiên nhiên Sự nghèo khổ như hằn lên “cái áo bông đen đã rách còn

ẩn sì và trĩu những nước ở bó cũi rích xuống” [12; tr.450] Màu đen chiếc áo bông ẩm

sương của Mã Hợp như là màu của thực tại cuộc sống, đồng bào miền núi phía Bắc trong thời kỳ kháng chiến

Như vậy, màu đen được tác giả sử dụng như thêm vào bức tranh đa sắc của thiên nhiên, cuộc sống con người miền núi phía Bắc Nó vừa là của màu của những nỗi

đau thương, vừa là màu đẹp đẽ, giản dị vốn có, vốn được ưa chuộng của người Tây

Bắc Đó cũng là màu của vẻ đẹp tâm hồn, của sự thuần phác trong phẩm chất và cũng biểu hiện của văn hóa của người đồng bào miền núi

2.3.1.2 Màu trắng

Trong các sáng tác viết về miền núi, màu trắng là màu được Tô Hoài sử dụng

nhiều nhất Đây là màu có ý nghĩa đặc biệt trong tác phẩm và được Tô Hoài sử dụng

Trang 24

26

với những sắc thái ý nghĩa khác nhau

Màu trắng thuộc gam màu sáng và là một màu vô sắc Theo quan niệm của người Việt, màu trắng mang ý nghĩa biểu trưng cho sự trong sáng, đẹp đẽ và thanh khiết, đồng thời cũng là màu tang tóc, đau thương Đó là hai sắc thái ý nghĩa biểu trưng cơ bản của màu trắng

Trong tác phẩm viết về miền núi của Tô Hoài, màu trắng chủ yếu được dùng để miêu tả thiên nhiên và trang phục với những sắc thái ý nghĩa khác nhau Qua đó, Tô Hoài làm bật nổi những nét đặc trưng của miền núi phía bắc

So với tổng số lần sử dụng tính từ chỉ màu trắng không xác định thang độ, số lần sử dụng tính từ chỉ màu trắng để tả thiên nhiên chiếm tỉ lệ khá cao Có thể nói màu trắng là màu chủ đạo trong bức tranh thiên nhiên của xứ sở có những núi đá, suối nước, sương tuyết, có mùa đông lạnh giá, và những mùa hoa nở trắng rừng núi

Miền Bắc nước ta có một mùa đông khắc nghiệt, vùng núi phía bắc, đặc biệt là

ở Tây Bắc thì mùa đông luôn gây ra những trở ngại rất lớn đối với đời sống sản xuất

và sinh hoạt của đồng bào nơi đây Đọc tác phẩm của Tô Hoài, ta có thể hình dung

được phần nào đặc điểm của thiên nhiên khắc nghiệt ấy Trong việc miêu tả thiên

nhiên bằng màu trắng, màu tuyết được tác giả đặc biệt chú ý: “Ngày xưa người Mèo ở

vùng phương bắc tuyết trắng đầy mùa đông” [7; tr.89] Màu trắng của tuyết song hành

cùng cái giá lạnh của khí hậu miền núi phía Bắc đã từng đi vào sự tích của người Mèo:

“Người Mèo có sự tích từ phương bắc vượt năm nghìn ngọn núi tuyết trắng trốn nợ

chúa đất,…” [11; tr.192] Màu tuyết trắng với cái lạnh giá của mùa đông như hằn sâu

thêm những nỗi gian truân của người dân tộc Mèo – tộc người thường sống trên những

ngọn núi cao phương Bắc Trong tác phẩm kí “Lên Sùng Đô” Tô Hoài viết: “Những

câu chuyện từ xửa xưa các cụ già vẫn còn kể để mơ ước, để thèm – những câu chuyện

kể lại, chẳng ai được thấy bao giờ mà nghe cũng say, cũng thích, cũng thấy như in trở lại vùng tuyết phương bắc, những đỉnh núi trắng, băng đóng quanh năm, leo mấy ngày chưa vượt qua Cần phải vượt qua, tìm chỗ mới, tìm may rủi.” [11; tr.98] Màu trắng

của những ngọn núi tuyết gắn với đời sống du canh du cư của người Mèo, màu trắng của tuyết như in vào tâm thức của người Mèo với cả những gian khổ và những mơ ước trên những cuộc hành trình qua các đỉnh núi của cuộc đời họ

Không chỉ màu tuyết trắng mới ẩn chứa sự khắc nhiệt của thiên nhiên miền núi,

mà màu trắng của sương, của màn mưa rừng cũng cho ta thấy những khó khăn, trở ngại của thiên nhiên nơi đây Trong tác phẩm của mình, nhiều lần Tô Hoài dùng màu

Trang 25

27

trắng để tả màu sương, như trong tiểu thuyết “Họ Giàng ở Phìn Sa”, tác giả miêu tả

màn sương trắng mù mịt như phủ lấp đi hình dáng của những chiến sĩ bộ đội Pa

Thét-Lào: “Chỉ mấy bước, ba người bộ đội Pa Thét đã lấp vào làn sương màu trắng , màu

tím hoa thuốc phiện” [13; tr.107] Sương trắng cũng mang theo cả sự giá lạnh, tỏa hơi

ẩm vào đoàn người, ngựa lính của ông Thống Lý trong “Miền Tây”: “khói và sương

quyện vào nhau, ẩm nặng vui áo chàm đen sẩm Bờm ngựa, tóc người ướt trắng” [12;

tr.24]

Màu tuyết, màu sương đưa lại cho ta ấn tượng về cái giá lạnh khủng khiếp của

miền núi Đó là đặc trưng của xứ sở có mùa đông giá buốt Trong “Suối nguồn” của

Nguyễn Minh Châu , ta cũng bắt gặp màu trắng mịt mùng của màn sương như thế:

“Mới quá trưa mà sương sa trắng rừng núi Ban ngày, nhiệt độ xuống dưới không

Ban đêm càng buốt.” [5; tr.5] Nguyễn Minh Châu cũng như Tô Hoài đã dùng màu

trắng để nói lên cái giá buốt của màn sương

Nếu tuyết, sương trắng đưa lại ấn tượng về những mùa đông lạnh giá, thì màu trắng của mưa lại gợi lên cảm giác rờn rợn trước sự mịt mùng của những cơn mưa

rừng Màu của màn mưa được Tô Hoài miêu tả khá ấn tượng: “mưa tầm tã Mưa trắng

núi, trắng trời” [11; tr.245], “ngoài kia, mưa vẫn trắng núi, trắng trời” [11; tr.247],…

Nhiều lần trong tác phẩm của mình, Tô Hoài dùng câu văn ngắn, với hai từ chỉ màu

sắc “trắng” đặt liên tiếp để tả cảnh mưa như thế Cách miêu tả ấy gợi ấn tượng mạnh

về cái mịt mùng, mù mịt và khắc nghiệt của những cơn mưa rừng, mưa núi

Màu trắng không chỉ được dùng để khắc họa sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền núi phía bắc Nhìn ở một góc độ khác, màu trắng của tuyết phủ đầy mùa đông, hay những ngọn núi trắng… cũng gợi cho ta ấn tượng về vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên nơi đây

Màu trắng còn được Tô Hoài dùng để miêu tả bầu trời, bóng mây, ánh nắng Trong tiểu thuyết “Miền Tây”, có đoạn tác giả dùng màu trắng để chỉ màu của bầu

trời, của không gian “Tiếng chó sủa, tiếng chuông cổ bò từ những làng “xóm xa nào

đấy chợt đến rồi vùi nhanh vào nền sương dày đặc đứng im Đột nhiên, trời loãng

trắng ra Gờ núi lóng lánh nạm ánh nắng Dưới thung, cánh rừng màu đen xạm, đổ màu xanh lơ.” [12; tr.252] Màu trắng của luồng ánh sáng, của không gian, bầu trời,

ánh nắng làm loãng ra, tan đi sự mịt mùng, u ám và tạo nên sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên Đó là sự thay đổi từ tối đến sáng, từ lạnh giá đến ấm áp, làm cho bức

tranh thiên nhiên trở nên đẹp hơn, vui hơn Khi miêu tả ánh trăng: “Trăng sáng trăng

Trang 26

28

bờ sông kì cùng” [11; tr.37]…

Tô Hoài cũng dùng màu trắng để tả màu của những đám mây Có khi chỉ là

màu đơn thuần của đám mây lơ đãng: “Mây trắng bay qua trên làng” [11; tr.150],

nhiều lúc màu trắng của mây lại mang cả cảm thức về thời gian, không gian, và thời

vụ: “Tháng mười, mây trắng cao che đỉnh núi Cánh đồng đương gặt đông” [11;

tr.368] Tô Hoài như hiểu rõ quy luật vận động của thiên nhiên Không những thế hình

ảnh đám mây trắng còn rất nên thơ khi đi vào trang viết của ông Trong văn của Tô

Hoài, dường như mọi sự vật, hình ảnh, màu sắc đều có sự hòa quyện, gắn kết với nhau,

đều có hồn Bức tranh của “con đường đỏ nắng trước mặt không một bóng người Một

dòng nước phơ phất rơi trên đá.” [12; tr.295], bỗng trở nên hữu tình, duyên dáng và

nên thơ hơn khi “một làn mây trắng vương qua, thướt tha như tóc như tơ” [12; tr.295] Tác giả đã tạo dựng hình ảnh so sánh hết sức độc đáo: “làn mây trắng” được ví với tóc tơ mềm mại, uyển chuyển và trữ tình

Thiên nhiên miền núi tươi đẹp và lãng mạn nhưng cũng không kém phần dữ tợn

với những con sông, dòng suối Đó là hình ảnh con suối vào mùa lũ, “Những ngọn

suối tràn lên, lao xuống, như đàn hổ gầm, lại dựng đứng, trắng khắp sườn núi” [12;

tr.196] Màu trắng loang khắp sườn núi như góp thêm vào cho những ngọn nước suối cái phần dữ tợn mà trữ tình Cũng có khi màu trắng ấm áp hơn khi nó là màu hơi nước

của “suối nước nóng chảy một dòng ven rừng, quanh năm bốc hơi ấm ngùn ngụt, ám

trắng cả hai bờ đá” [11; tr.341] Màu trắng của hơi nước góp thêm vào thiên nhiên

miền núi sự đa dạng, phong phú Thiên nhiên Tây Bắc không chỉ có tuyết, sương lạnh lẽo mà còn có hơi nước ấm áp

Nói đến màu trắng của thiên nhiên miền núi phía Bắc không thể không nói đến màu hoa Thiên nhiên ở đây không chỉ có tuyết, sương, … mà còn là thiên nhiên của

hoa trắng đẹp đẽ, thơ mộng Đó là màu hoa của đồi chẩu vào mùa hè: “Đồi chẩu vào

mùa hè hoa trắng…” [12; tr.93], màu của “hoa mận trắng đầy cao nguyên Tả Phìn”

[11; tr 67], “hoa mận vẫn rụng màu trắng màu đào phất phới.”[11; tr.115], “Và hoa

mơ hoa đào lại chen nhau cười trắng, cười hồng…” [12; tr.514] Đặc biệt là màu trắng

của hoa thuốc phiện được tác giả miêu tả nhiều và rất ấn tượng Thuốc phiện là thứ cây cho nhựa, dùng chế morphine – chất gây nghiện Nhưng một thời gian dài, đồng bào miền núi đã sống nhờ vào nó Hơn nữa, hoa thuốc phiện nhiều màu sắc như góp thêm

vào cảnh thiên nhiên miền núi một nét đặc trưng riêng Ở đây ta thấy những “nương

thuốc phiện hoa vàng hoa trắng, hoa tím mờ vào trong sương” [13; tr.75] Hay “cả

Trang 27

29

thân cây thuốc cũng ngấn trắng như ngậm sương.” [13; tr.74], như toát lên một vẻ đẹp

mơ màng, huyền ảo

Nhìn chung, thiên nhiên miền núi phía Bắc trong tác phẩm của Tô Hoài có một màu trắng ẩn chứa sự khắc nghiệt và cả vẻ đẹp lãng mạn, huyền ảo Đặc biệt, khi dùng màu trắng để tả những hình ảnh như màn mưa, tuyết phủ, sương giăng,… tác giả đều gợi lên ấn tượng về sự kỳ vĩ, bao la, rộng lớn của những núi, những đồi, và của cả không gian miền núi

Tính từ chỉ màu sắc “trắng” còn được Tô Hoài dùng để miêu tả con người với

những đặc điểm về màu da, trang phục… Đọc những trang viết của Tô Hoài ta thấy nhiều màu trắng xuất hiện trên trang phục của người đồng bào Như trang phục của

“Các chị Mèo váy trắng, áo đủ năm màu…” [11; tr.173], “chị Mèo trắng chít khăn trắng…” [11; tr.468]; màu “áo trắng của các chị, em” chen với màu “áo xanh bộ đội,

áo chàm” [11; tr.431] trên những cánh đồng… Hay trang phục của đồng chí Hùng

Vương trong truyện “Đồng chí Hùng Vương”, với “cái áo sơ mi trắng cọc tay, quần

soóc vàng, Hùng Vương đội mũ trắng” [11; tr.208] Màu trắng làm tôn lên vẻ tươi

sáng của những bộ trang phục của đồng bào vùng cao Đặc biệt, khi miêu tả trang phục của các cô gái miền núi, màu trắng còn có nét ý nghĩa sâu sắc hơn Trang phục với những chiếc áo cánh trắng, áo sơ mi trắng, mũ trắng, khăn trắng,… của người phụ nữ

ta thấy xuất hiện nhiều trong tác phẩm Có chỗ tác giả còn nói đến màu trắng gắn với

người con gái “đảm đang, rắn rỏi, quần lụa, áo trắng, tóc dài, mặt trái xoan, có con

mắt say say…” [12; tr.173] Ở đây, màu trắng còn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn trong trắng,

tinh khiết, vẻ đẹp mộc mạc, nguyên sơ, lãng mạn của những cô gái vùng cao

Màu trắng có khi là đặc điểm nhận dạng một ông quan, một người quan không

tên tuổi, mọi người chỉ biết nhận ra ông qua cặp kính trắng: “Một người quan nào đấy

đeo kính trắng như người quan ở Long Châu” [12; tr.393] Ông ta xuất hiện với hành động “trỏ tay cho một lũ lính khác vác gậy xông ra” [12; tr.393] đánh những người bị

lừa đi lính Quốc dân đảng Với hành động đó, cặp kính trắng kia như là dấu hiệu của

sự tráo trở, lừa đảo của bọn quan quân Quốc dân đảng, và để lại nỗi ám ảnh, uất hận trong lòng người Chính vì vậy khi nhắc đến những người quan như thế, tác giả tỏ rõ

sự khinh bỉ của mình: “một người quan khác, không đeo kính trắng Lão này béo rụt

cổ, chắc người quan đeo kính trắng ấy đã chết chém rồi.” [12; tr.419]

Ở một đôi chỗ, màu trắng còn được tác giả dùng để miêu tả màu da Như màu

da của “hai cô Mậu Dịch người Lô Lô khuôn mặt trắng bầu lúc nào cũng đỏ ửng mỉm

Trang 28

30

cười” [12; tr.267] Đó là màu da sáng lạng, đẹp đẽ, rạng rỡ của những người vùng cao

phía Bắc Nhưng cũng có khi tác giả lại dùng màu trắng để tả màu da với sắc thái biểu cảm âm tính Vẻ xấu xí, lồ lộ của nhân vật Mã Hợp trong tiểu thuyết “Tuổi trẻ Hoàng

Văn Thụ”: “Cái đầu trọc trắng đến nỗi ánh trăng cũng trông thấy lỗ chỗ vết thâm xỉn,

như đứa trẻ em chốc lở đem bôi phẩm xanh.” [12; tr.535] Hay vẻ thô nhám, phì nộn

của ông lái buôn “răng vàng, béo tròn béo trắng” [12; tr.39], và cả sự thô bỉ hiện trên khuôn mặt, dáng dấp của một quan Tây: “Ông ấy mặc áo đen dài, cũng trắng da, xanh

mắt, có nhiều râu…” [12; tr.119] Tác giả đã đảo vị trí của từ ngữ khi miêu tả ngoại

hình nhân vật: da trắng mắt xanh đã được đảo thành “trắng da, xanh mắt”, nhằm nhấn

mạnh yếu tố màu sắc để chế giễu, khinh bỉ

Ngoài ra, màu trắng còn xuất hiện trong những câu văn, đoạn văn nói đến sự

mu muội, mù quáng của một số người đồng bào Trong tiểu thuyết “Miền Tây”, tác giả

nói đến ông già thầy cúng xem con hổ trắng như là một vật thiêng “Con hổ đuôi trắng

à? – Con hổ đuôi trắng là bố mẹ tôi Bố mẹ tôi về bắt lợn ăn, đừng bắn con hổ đuôi trắng.” [12; tr.202] Những người mê tín ấy dễ dàng tin những lời xuyên tạc, dụ dỗ

của kẻ thù, họ tin “vua Mèo” sắp ra và để chuẩn bị đón vua, họ “đem giết hết chó

trắng, dê trắng, gà trắng, gà đốm” [12; tr.235] Ở đây màu là là màu của sự mù quáng,

mu muội của một số đồng bào trước những luận điệu mê tín, xuyên tặc chống phá cách mạng của kẻ thù

Như vậy, trong các tác phẩm của mình, nhà văn Tô Hoài sử dụng rất nhiều tính

từ chỉ màu trắng để miêu tả nhiều đối tượng khác nhau với những sắc thái biểu cảm khác nhau và những nét ý nghĩa sâu sắc

tả độc đáo, gây ấn tượng sâu đậm

Đọc những trang văn viết về thiên nhiên miền núi phía bắc, ta có thể hình dung

ra một khung cảnh ngập tràn màu xanh, đầy sức sống của nương rẫy, núi rừng trùng

Trang 29

31

điệp nối tiếp nhau Bởi thế không phải ngẫu nhiên mà trong tác phẩm kí “Pài Lùng”,

ngay câu mở đầu tác giả đã mượn câu ca dao cũ của vùng Bắc Mê (Hà Giang): “Non

xanh hòn đá cũng xanh…nữa năm nghe tiếng mõ canh cổng trời” [11; tr.48] Câu ca

dao đã nói lên đặc trưng của rừng núi phía Bắc Tiếp theo tác phẩm kí ấy và những tác phẩm khác, Tô Hoài đã miêu tả, làm nỗi bật nét đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc

Trước tiên là màu xanh của những cánh rừng, Tô Hoài có lần đã tả nó với sự im

ắng, tĩnh tại khi nói đến một huyện ở Thái Nguyên, “Cả huyện Đại Từ chập trùng

rừng xanh kia Im lặng” [12; tr 601] Một chỗ khác, Tô Hoài lại tả rừng núi với vẻ

đẹp quyến rũ, huyền ảo Đó là khi nói đến “xóm Pạc Lạn, bên phải đồi trám, dốc núi

sau lưng ủ trong rừng xanh ngây ngất như cuộn khói.” [12; tr.593] Trong “Họ Giàng

ở Phìn Sa” ta lại thấy màu xanh như trãi rộng ra “trước mặt lại mênh mông cỏ xanh.”

[13; tr.158] Màu xanh của rừng núi bạt ngàn tràn đầy sức sống Màu xanh trải rộng

mênh mông, tít tắp cũng được nhà văn miêu tả hết sức ấn tượng: “có những mảng

trông ra mênh mông xanh tít một vùng chẳng khác chi một cánh đồng đá liền mấy tỉnh hỗn canh hỗn cư” [12; tr.178] Màu xanh trong tác phẩm của Tô Hoài còn là màu của

nương rẫy tốt tươi phủ kín những triền núi, ngọn đồi chập chùng Đó là màu của “lúa

xanh vây từng cụm nhà xinh xinh đứng quây giữa cánh đồng” [11; tr.155], là màu của

luống dứa được tác giả miêu tả với tốt tươi: “trước cửa thì xanh tốt một luống dứa Phú

Thọ…” [11; tr.169] Tác giả thật tinh tế khi miêu tả sự đan xen màu của đá đen và ngô

xanh: “Màu đá đen với màu ngô xanh, bốn phía lởm chởm đen với xanh, màu xanh tin

tưởng của sức người chống thiên nhiên “ [11; tr.154] Như vậy, nếu màu xanh rừng

núi là màu của sức sống, sự sinh sôi, thì màu xanh của nương rẫy còn là màu của niền

tin, hi vọng, “màu xanh tin tưởng của sức người chống thiên nhiên” như chính tác giả

đã nhận định

Màu xanh còn được Tô Hoài sử dụng để miêu tả màu khói, màu khói giữa rừng

sâu hun hút: “Đứng cửa lán, trong hang hõm núi thấy một làn khói xanh” [11; tr.140]

Đó là màu khói lò than của xưởng chè Sùng Đô Màu khói bốc lên “Trong khe thẳm

tưởng chừng như không bao giờ có bóng người, thế mà đã có người đến.” [11; tr.140]

Con người đã đến những vùng sâu sinh sống và hăng say lao động Màu xanh ấy như

nhắc nhở một niềm phấn khởi và sự chờ đợi vào “ngày mai, ngày quan trọng: bắt đầu

nhóm lò.” [11; tr.141] Như vậy, màu khói xanh ở đây báo hiệu cho nhịp sống, lao

động, sản xuất đã đến với vùng thâm sơn cùng cốc, đồng thời là màu xanh tin tưởng,

và hi vọng một tương lai tươi sáng

Trang 30

32

Cũng là màu xanh ấy, trong tiểu thuyết “Họ Giàng ở Phìn Sa”, tác giả đặt vào

khung cảnh có phần vui nhộn hơn: “Khắp làng rộn rã Khói bếp xanh các hõm núi”

[13; tr.75] Đó là khói xanh tỏa ra từ các bếp của đồng bào vùng cao, lan ra khắp núi,

đem lại một cảm giác ấm áp, vui vầy

Nhà văn đã rất thành công khi sử dụng màu xanh để miêu tả thiên nhiên Không chỉ vậy, tác giả còn sử dụng một cách hiệu quả màu xanh để miêu tả con người Con người miền núi vốn sống gần gũi với thiên nhiên nơi đây, cho nên trong tác phẩm của

Tô Hoài, màu xanh vừa là màu chủ đạo của thiên nhiên, vừa là màu chủ đạo trong trang phục con người Đọc tác phẩm viết về miền núi của Tô Hoài, ta thấy rất nhiều

hình ảnh những bộ trang phục màu xanh Những chi tiết như: “Trong cánh đồng Lốm

đốm áo xanh bộ đội,…” [11; tr.431] Hình ảnh anh cán bộ địa chất cũng xuất hiện với

“áo xanh, mũ “cát” mới” [12; tr.267] Hay hình ảnh cô gái Mèo trong bộ “váy láng, xanh Nam Định, xanh Sỹ Lâm” [12; tr.279] Màu xanh là một trong những màu được

các đồng bào miền núi phía Bắc ưa chuộng Trong tiểu thuyết “Miền Tây” tác giả viết:

“Các chị trong làng… Ai cũng mê láng đen và xanh chéo làm vạt áo” [12; tr.266]

Cũng như màu đen, màu xanh là màu giản dị, mộc mạc, thể hiện sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên Đặc biệt, màu xanh còn thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mạnh mẽ, khỏe khoắn của người miền núi phía Bắc

Tuy nhiên, màu xanh không chỉ được Tô Hoài sử dụng với sắc thái dương tính

để miêu tả những gì tốt đẹp, tươi sáng Màu xanh còn được sử dụng với sắc thái âm

tính khi miêu tả màu da của người bệnh tật, yếu ớt Trong tác phẩm “Đà Bắc, Mai

Chấu ngày ấy”, Tô Hoài tả cái đầu trọc của cậu bé Nhót: “Cái đầu hóa ra nhẵn thín,

chỗ xanh, chỗ lại đỏ nhợt như hạt mít luộc” [13; tr.192] Cái đầu của Nhót không chỉ

xấu, mà màu xanh còn tô thêm vẻ yếu ớt bệnh tật, như thiếu sự sống Nhót mười lăm

tuổi, nhưng là một “thằng bé còm nhỏm, bằng đứa bé lên mười, nhưng đầu to thô lố,

mặt già đăm chiêu nhăn nheo” [13; tr.192] Màu xanh trên cái đầu trọc như một dấu

vết của cuộc sống lang thang, cô độc và đầy gian truân của Nhót

Màu xanh còn được tác giả sử dụng để miêu tả tâm lý nhân vật Trong tác phẩm

"Đà Bắc, Mai Châu ngày ấy", Tô Hoài miêu tả những người Pháp khi biết “Nhật giết

Tây như giết một con ngóe Nhiều người xuống chợ châu, nghe tiếng xác người bị quăng xuống sông, xanh cả mắt, phải chạy lộn lại.” [13; tr.284] Màu xanh đã diễn tả

sâu sắc trạng thái tâm lý quá sợ hãi đến mức mặt mày biến sắc Ở đây, tác giả không chỉ miêu tả vẻ khiếp sợ của người Pháp, mà còn gợi lên cho người đọc cảm giác rùng

Trang 31

33

rợn về sự dã man của phát xít Nhật

Ngoài ra, Tô Hoài còn sử dụng màu xanh để miêu tả sự hủy diệt của bom đạn

kẻ thù dội xuống núi rừng Trong tiểu thuyết "Họ Giàng ở Phìn Sa", có đoạn tác giả

miêu tả cảnh núi nừng bị tàn phá: “Ở quãng nghỉ, lửa sưởi rừng rực trong tiếng sáo

tiếng khèn người người nhảy múa suốt đêm Tàu bay lại đến, ném bom như sét đánh xanh cả núi” [13; tr.34] Màu xanh của ánh sáng bom đạn sắc lạnh và ẩn chứa sự hủy

diệt Nó luôn tạo cảm giác rờn rợn Tác giả miêu tả màu ánh sáng ấy nhằm lên án tội

ác của kẻ thù, lên án sự tàn bạo của chiến tranh

Tô Hoài sử dụng màu xanh để miêu tả nhiều sự vật khác nhau nhằm làm bật nổi những đặc trưng của thiên nhiên và cuộc sống con người miền núi, lớp từ này được tác giả tạo dựng đã truyền tải được nhiều ý nghĩa Đó là vể đẹp thiên nhiên, niềm tin hi vọng, và sức sống khỏe khoắn, mạnh mẽ của con người miền núi trong tư thế chống chọi với tội ác, khắc phục thiên nhiên và luôn phấn đấu vươn lên

Màu đỏ được Tô Hoài sử dụng để miêu tả nhiều đối tượng khác nhau và ở mỗi văn cảnh, màu đỏ lại có những nét nghĩa tương ứng Tô Hoài không nói nhiều đến những cảnh bom đạn, chiến tranh trong tác phẩm của mình, nhưng mỗi lần nhắc đến,

Tô Hoài đều tạo ấn tượng cho người đọc Khi sử dụng màu xanh sắc lạnh để miêu tả ánh sáng của bom nổ, tác giả gây cho người đọc cảm giác rùng rợn Còn khi dùng màu

đỏ để tả cảnh bom đạn chiến tranh, tác giả lại có một cách so sánh rất đặc biệt: “một

chặp moóc-chi-ê đỏ như những cái bắp chuối” [11; tr.286] Màu đỏ ở đây là màu của

chiến tranh của sự hủy diệt, nói lên tội ác của kẻ thù Vậy mà Tô Hoài lại ví nó với

“những cái bắp chuối” - sản vật rất đỗi quen thuộc với đồng bào vùng cao Cách so

sánh đó phần nào làm dịu đi tính chất tàn khốc của bom đạn, đồng thời cho ta cảm nhận rằng những cảnh bom đạn mà giặc Tây dội xuống làng bản như đã quen đối với người đồng bào nơi đây Nhưng trong toàn câu văn, khi đọc lên, ta lại cảm nhận được

sự nặng nề, khốc liệt của bom đạn chiến tranh: “Bỗng nhiên, từ Thất Khê sương và

Trang 32

“Duệ bị mảnh bom sượt bắp tay, máu chảy đỏ cả bàn tay” [11; tr.263] Duệ là là một

anh lính lái xe, bị thương trong một trận ném bom của địch Tuy tác giả ít dùng màu

đỏ để tả màu máu và sự mất mát, đau thương, nhưng cứ nhắc đến màu đỏ của máu các

chiến sĩ đồng bào, dù một chi tiết nhỏ cũng đủ để gợi lên cả sự hy sinh cao cả và thiêng liêng của những chiến sĩ cho làng bản, cho tổ quốc

Thiên nhiên trong sáng tác về miền núi của Tô Hoài cũng đậm sắc đỏ Tính từ chỉ màu đỏ được sử dụng nhiều để miêu tả màu đất của miền núi Như trong tác phẩm

ký “Lên Sùng Đô”, tác giả miêu tả màu đất đỏ trong sự đối chiếu màu sắc với màu

rừng: “Màu rừng thì thầm đen như vạt áo chàm mới, đất đỏ thì dìu dịu trên đỉnh núi”

[11; tr.127] Hai màu sắc khác nhau nhưng lại hòa hợp, bổ sung cho nhau làm nổi bật

sự trù phú của thiên nhiên rừng núi Còn ở truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, tác giả lại cảm nhận ra màu đất đỏ ẩn hiện giữa những sự vật sự vật khác nhau trong một không

gian rộng lớn: “trên những triền núi cao ngất, lốm đốm nhà, thấp thoáng ruộng

nương, đất đỏ, suối trắng tinh…” [11; tr.456] Đó là sự cảm nhận bằng cái nhìn bao

quát từ trên cao Không phải ngẫu nhiên mà tác giả miêu tả mà đỏ của đất gần với màu trắng của nước Đất và nước là hai yếu tố cần thiết cho sự phát triển trồng trọt Khi đã

có bàn tay cải tạo của con người thì chúng trở nên hữu ích và đầy triển vọng Trong

tiểu thuyết “Miền Tây”, nét ý nghĩa đó được làm rõ hơn khi tác giả miêu tả: “giữa hai

hàng ruộng bậc thang, những vòng nước mặt ruộng đánh đai các mõm núi trên những luống cày đất mới như làn sóng đỏ vờn lên tận chỏm núi” [12; tr.276] Hình ảnh này

không chỉ đẹp, mà còn có tính dự báo cho sự tươi tốt của những mầm xanh sẽ mọc lên

ở đây, sẽ đem lại niềm vui và sự no ấm cho mọi người Điều này lại được chứng minh

khi tác giả miêu tả cảnh đổi thay của miền núi theo chiều hướng tốt đẹp “Vùng núi

hoang vu, trước kia loáng thoáng mấy miếng nương, cả ngày không một bóng người qua, ngựa ăn đàn cũng không tới, thế mà bây giờ loang lổ những đồi đất đỏ dài nối nhau…” [13; tr.57] Sự đổi thay này là một tất yếu khi đã có bàn tay cải tạo thiên

Trang 33

phẩm ký “Lên Sùng Đô”, Tô Hoài dùng màu đỏ để tả màu lúa đang chín: “Trên sườn

nương, lúa sớm đang chín đỏ” [11; tr.124], và trong truyện “Cứu đất cứu mường”, tác

giả cũng dùng màu đỏ ấy để miêu tả sự dịch chuyển, chín dần của “Những nương lúa

âm thầm cứ dần dần vàng hoe rồi đỏ ngọn trong khe sâu.” [11; tr.314] Màu lúa chín

âm thầm mà lại báo hiệu cho những vụ mùa Trong tác phẩm ký “Lên Sùng Đô”, tác giả còn miêu tả màu đỏ của “những cụm ớt, quả đỏ, quả vàng rực, chen nhau” [11; tr.104], xen giữa những màu sắc của những loại cây loại quả khác: “qủa bí đỏ, phấn

trắng”, “những khoán rừng xanh om”, “dây bí đao và những quả bầu lọ trắng…”

[11; tr.104], đó là những sản vật do con người tạo ra bằng sức lao động của mình

Màu đỏ miêu tả thiên nhiên là màu được tác giả sử dụng với sắc thái dương tính, góp phần vẽ nên bức tranh thiên nhiên miền núi bằng ngôn từ đa màu sắc, diễn tả sâu sắc hơn những triển vọng tươi sáng, tốt đẹp

Trong những tác phẩm viết về đề tài miền núi của Tô Hoài, màu đỏ cũng là màu quan trọng được tác giả sử dụng để miêu tả con người, đặc biệt là trang phục Đọc tác

phẩm của Tô Hoài, ta bắt gặp hình ảnh những chiếc váy đỏ, áo đỏ, khăn vuông nẹp đỏ,

thắt lưng đỏ, những tua chỉ đỏ, những súc vãi đỏ… Màu đỏ làm tôn lên vẻ đẹp rực rỡ

của những bộ trang phục Hơn nữa, đó còn là biểu hiện của bản sắc văn hóa những tộc người sống ở vùng núi phía Bắc Màu đỏ là màu nóng, xuất hiện trên trang phục nó sẽ

đem lại cảm giác ấm áp Phải chăng đó còn nói lên sức chống chọi bền bỉ của con

người miền núi với thiên nhiên

Màu đỏ còn được Tô Hoài dùng với những nét ý nghĩa khác khi miêu tả màu

da, màu mắt, qua đó nói lên trạng thái tâm lý và thể trạng của con người Đó là màu

của đôi má: “Bộ đội trẻ, khỏe, má căng đỏ” [11; tr.332], màu đỏ làm nỗi bật sự rắn

chắc, khỏe khoắn của sức trẻ Có khi màu khuôn mặt lại là biểu hiện của vẻ đẹp duyên

dáng, và sự khép nép, e lệ của các cô gái: “Các chị phụ nữ Bản Là đứng gần đấy đỏ

mật nhìn sang, khúc khích cười” [11; tr.242], “Bóng dáng Thào Mỵ đương hiện ra, lẫn lộn vào đấy, đôi mắt lừ đừ và đôi má đỏ” [13; tr.286] “Đôi mắt lừ đừ và đôi má đỏ”

là hình ảnh hiện lên trong nỗi nhớ của nhân vật Nghĩa về Thào Mỵ – người thầm yêu Nghĩa (trong tiểu thuyết “Miền Tây”) Màu đỏ của đôi má cô gái hẳn phải có sức

Trang 34

36

quyến rũ, lôi cuốn thế nào thì mới để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người con trai như thế

Có khi Tô Hoài miêu tả màu da, ánh mắt để làm nổi bật lên những trạng thái

tâm lý “không bình thường” của con người: “Lát nhìn hai người mặt đỏ hầm hầm, vẻ

không bình thường” [13; tr.418] Khuôn mặt đỏ này là vẻ mặt tức giận của nhân vật

Hưng Mạnh trong tác phẩm "Đà Bắc, Mai Châu ngày ấy" Còn miêu tả ánh mắt tác giả

lại tạo nên những ấn tượng về sự mòn mỏi của người miền núi: “Những mảnh nương

bé nhỏ bằng bàn tay giắt quanh đầu rừng đã chín rực, trông đỏ mắt” [12; tr.242] Đó

là sự chờ mong mòn mỏi trông đợi của những con người luôn phải chống chọi với thiên nhiên, với những mùa mưa lũ, họ đã bỏ công sức ra vun trồng và thấp thỏm chờ

đợi ngày thu hoạch

Nhà văn Nguyên Ngọc cũng có lúc sử dụng màu đỏ để miêu tả ánh mắt nóng

nảy, dữ tợn của nhân vật: “Mắt ông cụ long lên, đỏ như hai hòn máu Đó là cặp mắt

của một con thú dữ bị lấn vào thế cùng” [20; tr.72] Màu đỏ mà Nguyên Ngọc sử dụng

ở đây có sắc thái âm tính đậm hơn Cùng sử dụng màu đỏ để khắc họa sắc thái tâm lý

nhân vật nhưng trong mỗi trường hợp, các tác giả lại biểu thị những sắc thái ý nghĩa khác nhau, tạo nên hiệu quả khác nhau

Trong trường hợp dùng màu đỏ để miêu tả màu cờ, màu của cách mạng, Tô Hoài cho thấy những nét ý nghĩa khác cũng không kém phần sâu sắc Nhiều lần Tô Hoài miêu tả màu cờ đỏ và thường đặt vào những khung cảnh vui nhộn, hoành tráng

“Người thành phố đã quen chan hòa hào hứng mỗi khi lá cờ đỏ sao vàng phấp phới

được kéo lên” [13; tr.213] Đó là tâm trạng chung của của người dân trong những buổi

lễ “Mít tinh Tuần lễ vàng, Mít tinh ủng hộ Mùa đông Binh sĩ…” [13; tr.213] Trong

những buổi mít tinh ấy, màu cờ đỏ như một niềm thôi thúc mãnh liệt đối với những người ủng hộ cách mạng, chung chí hướng và niềm tin Có khi tác giả lại miêu tả màu

cờ này như một dấu hiệu của sự chiến thắng: “Qua châu lỵ, ô tô chui vào cái phố rực

rỡ cờ đỏ sao vàng” [13; tr.344] Mỗi khi thấy màu cờ đỏ xuất hiện ở đâu thì mọi người

đều biết rằng ở đó cách mạng đã chiến thắng, đã chiếm lĩnh

Màu đỏ còn được Tô Hoài miêu tả gắn với người đại diện cho cách mạng và thể

hiện sự nhiệt tình, sáng tạo của người chiến sĩ cách mạng miền núi “Một người đeo

băng đỏ, đứng cao trên cái ghế to…” [12; tr.435] Đó là hình ảnh của một cán bộ miền

núi đang làm công tác vận động, tuyên truyền đường lối cách mạng trong quần chúng

Ở đây, Tô Hoài đã cho thấy ý nghĩa biểu trưng sâu sắc của màu đỏ - màu biểu tượng

Trang 35

37

của cách mạng vô sản

Có thể nói, màu đỏ là màu có giá trị nghệ thuật cao Tô Hoài đã vận dụng rất thành công màu sắc này để xây dựng những hình ảnh nghệ thuật, góp phần biểu đạt nội dung tư tưởng của tác phẩm

2.3.1.5 Màu vàng

So với các màu đen, trắng, xanh, đỏ thì màu vàng ít xuất hiện hơn trong tác phẩm của Tô Hoài Tuy nhiên, nhóm tính từ chỉ màu sắc này cũng không kém phần quan trọng Trong các tác phẩm viết về đề tài miền núi của Tô Hoài, màu vàng được

sử dụng chủ yếu để miêu tả thiên nhiên và con người miền núi

Khi miêu tả thiên nhiên, màu vàng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa đối lập nhau được phân định tương đối rõ ràng – sắc thái âm tính và sắc thái dương tính Với sắc thái dương tính, màu vàng miêu tả về những thức quả của miền núi Như là màu

của những trái bưởi được tác giả miêu với điểm nhìn từ xa: “Bên kia bãi cát, bụi

tre,vườn bưởi, quả chín vàng.” [13; tr.34] Từ điểm nhìn xa ấy, tác giả cho ta thấy màu

vàng ở đây không chỉ là màu của một trái, hai trái bưởi mà là màu của cả vườn bưởi

đang ở độ chín vàng Một chỗ khác, Tô Hoài lại sử dụng màu vàng để miêu tả màu của

những thức quả khác: “Những cây vòng từng chùm quả trĩu vàng” [13; tr.481] Chỗ

thì cả vườn chín vàng, nơi lại là những chùm quả trĩu trịt như xít vào nhau cũng đang

độ chín vàng Màu vàng của quả chín dược miêu tả ở cả độ rộng và bề sâu, tạo cảm

giác về sự phong phú của cây trái miền núi Đặc biệt, màu vàng còn là biểu trưng cho thành quả lao động, cho sự ấm áp, no đủ

Trong thiên nhiên muôn màu muôn sắc của miền núi, màu vàng là màu của ánh

nắng Chi tiết “Đến lúc ánh nắng đã vàng đầy khắp đồi…” [12; tr.568], tính từ chỉ

màu sắc “vàng” đi kèm với phụ từ “đã” diễn tả sự chuyển dịch của thời gian: từ đêm

sang ngày Khi “nắng đã vàng” là lúc mặt trời đã tỏa hơi ấm, xua tan đi cái giá lạnh

của ban đêm miền núi Một chỗ khác Tô Hoài cũng miêu tả màu vàng như một yếu tố

định lượng về thời gian như thế: “Cứ gõ mõ, đánh chiêng, chăng lưới, làm sao vừa

vàng mặt trời thì dồn được đàn hươu đổ xuống sườn bên này.” [13; tr.285] Đây là sự

sắp xếp trình tự các hoạt động của một buổi đi săn, lúc “vừa vàng mặt trời” cũng là

lúc cuộc đi săn thực sự được bát đầu Như vậy, màu vàng của mặt trời, của ánh nắng

có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của các đồng bào vùng cao, họ tính thời gian không phải bằng đồng hồ mà dựa vào màu của ánh nắng mặt trời

Trang 36

38

Tuy nhiên, màu vàng không chỉ là biểu trưng của sự no đủ ấm áp, tươi đẹp, mà màu vàng còn miêu tả sự úa tàn, lãnh đạm, gắn với sự chuyển dịch của thiên nhiên

trong mùa thu và từ mùa thu sang mùa đông “Chớm thu rồi, ngoài kia gió giải đồng

vờn lên xào xạc trên cành xoan đã vàng lá Một tàu cau rơi, vụt qua bóng nắng nhạt”

[13; tr.333] Màu vàng của lá là màu của mùa thu úa dột và xơ xác, đồng thời nó mang heo khí lạnh lan dần, đậm dần Khí hậu Miền Bắc có bốn mùa với những nét đặc trưng riêng Miền núi phía Bắc cũng có những biểu hiện của khí hậu bốn mùa ấy, cho nên

“Vào mùa cây khô lá vàng này, ven đồ càng ảm đạm hơn” [13; tr.336] Như vậy, màu

vàng là màu của mùa thu, mùa của cảnh vật úa tàn, ảm đạm

Màu vàng của mùa thu dù là màu của sự tàn úa nhưng vẫn có vẻ đẹp, đó là vẻ

đẹp đượm buồn Còn màu vàng của cây lá héo táp là do tác động của thiên nhiên khắc

nghiệt Thiên nhiên vùng núi phía Bắc vốn khắc nghiệt như thế và gây ra không ít khó

khăn cho đời sống, sản xuất của đồng bào miền núi Hình ảnh lá ngô “táp vàng” như

đã nói lên điều đó: “Lại như tháng bảy năm ngoái, nhiều nắng quá, cây ngô gảy như

cây lau, lá táp vàng cả” [12; tr.611] Hình ảnh lá ngô “táp vàng” vào tháng bảy gợi

cho ta nghĩ đến những đợt gió Nam – Lào hoành hành khắp miền Trung và miền Bắc Ngọn gió Lào kéo theo những đợt nắng nóng, khô hạn đe dọa vụ mùa của đồng bào miền núi Màu vàng ở đây là màu thiếu sự sống, gợi lên những khó khăn mà đồng bào miền Bắc phải gánh chịu

Như vậy, dù màu vàng là tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ nhưng ở mỗi trường hợp, mỗi văn cảnh khác nhau tác giả cho ta thây những nét ý nghĩa khác nhau rất độc đáo

Màu vàng còn được Tô Hoài dùng để miêu tả con người, chủ yếu là miêu tả trang phục Đọc tác phẩm của Tô Hoài, ta bắt gặp nhiều hình ảnh của bộ quần áo Tây,

như của thanh niên: “Có nhiều thanh niên… Hầu hết đều ăn mặc tương tự những

người Lạng Sơn về xuôi ăn tết như ta vừa gặp trên tàu, mũ cát, giày cao cổ, áo lương hay áo tây vàng…” [12; tr.320]; hay của “một tay thầu khoán”: “Có người xốc vác và mới hơn, mặc bộ tây ka – ki vàng như tay thầu khoán hoặc ông nhà đoan.” [8; tr.318]

Đó là cách ăm mặc theo phương Tây khi văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta,

ban đầu là ở các thành thị, sau lan rộng ra: “Mấy năm nay đời sống thành thị tràn ngập

mọi noi, chỉ xem cách ăn mặc của người ta khó phân biệt xuôi hay ngược” [8; tr.319]

Màu vàng ở đây là dấu hiệu của văn hóa phương Tây đang du nhập vào nước ta và đã len lõi đến cả những vùng núi phía Bắc

Trang 37

39

Tuy nhiên, có khi tác giả lại miêu tả màu vàng như một nét đẹp của trang phục

truyền thống: “Con gái ao ước khăn láng đen chùm đầu có giải xuống lưng, đủ năm

tua đỏ tua vàng” [13; tr.133] Màu vàng là một chi tiết trang trí cho cho chiếc khăn

chùm đầu của các cô gái, thể hiện sự chăm chuốt, tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong cách ăn mặc của người miền núi

Ngoài ra màu vàng còn là màu của ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ Hình ảnh cờ

đỏ sao vàng được tác giả nhắc đến nhiều trong các tác phẩm, như đã phân tích ở phần

miêu tả màu đỏ Nếu màu đỏ tượng trưng cho màu máu thì màu vàng tượng trưng cho màu da Cả hai màu này đều đều có ý nghĩa biểu trưng cho tổ quốc, cho cách mạng, cho ý thức dân tộc và cho tinh thần đoàn kết

Tuy màu vàng ít được Tô Hoài sử dụng và nhiều khi màu vàng chỉ được nhắc

đến với ý nghĩa giới thiệu màu sắc của sự vật Nhưng như đã phân tích, màu vàng

nhiều khi cũng được tác giả vận dụng khá linh hoạt và có sắc thái ý nghĩa khá đậm

2.3.1.6 Màu tím

Trong tác phẩm của Tô Hoài, màu tím không xác định thang độ ít được sử dụng

và sắc thái ý nghĩa không cao Tuy nhiên, trong việc miêu tả thiên nhiên và con người, màu tím cũng có những giá trị thẫm mỹ và vai trò nhất định

Khi miêu tả thiên nhiên, màu tím được tác giả sử dụng để miêu tả màu hoa Như

đã phât tích ở các phần trước, thuốc phiện là loại cây có hoa đa màu sắc: “Nương

thuốc phiện hoa vàng, hoa trắng, hoa tím mờ vào trong sương” [9; tr.75] Đặc biệt, tác

giả thường miêu tả màu hoa thuốc phiện trong không gian được bao phủ bởi sương

núi: “Năm ấy hoa thuốc phiện nở tím sương phủ” [9; tr.74]; hay “Vợ chồng Thào

Tuộc đưa bộ đội Pa Thét ra tận chỗ đường xuống qua nương thuốc, hoa tím dưng dưng trong sương.” [9; tr.106];… Những màu vàng, trắng là màu sáng và có độ rực,

màu tím là màu trầm, tối Những màu này quyện vào màn sương mờ ảo, tạo nên vẻ

đẹp dụi dàng, huyền ảo Trong đó, màu tím tạo cho bức tranh đa màu sắc của hoa

thuốc phiện một nét đẹp trầm lắng, dịu mát Tô Hoài thì cảm nhận và miêu tả hình ảnh hoa thuốc phiện quyện trong sương với vẻ đẹp trầm lắng, dịu dàng, còn Nguyên Ngọc, trong “Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng”, lại thấy chúng lung linh, rực rỡ trong sự

chuyển đổi màu sắc: “Thật là đẹp! Thoạt đầu là một đóa hoa trắng, trong sáng và

trinh bạch, nở một mình giữa đám thuốc phiện còn xanh, rồi lốm đốm những hoa trắng nở đây đó Rồi thì đột ngột, bừng nở một bông hoa tím quyến rũ, lẳng lơ và yếu

Trang 38

40

đuối lạ lùng” [20, 36] Dù hai nhà văn có cánh miêu tả khác nhau nhưng cả hai đều

như say sưa với những màu hoa đẹp lạ lùng này

Màu tím cũng được tác giả sử dụng để miêu tả màu hoa xoan: “Đương mùa hoa

xoan, nhưng chòm hoa tím ngẩn ngơ ngan ngát khắp xóm” [13; tr.427] Cách miêu tả

của Tô Hoài thật độc đáo, tính từ chỉ màu tím của hoa xoan lại đi kèm với những từ

chỉ trạng thái tâm lý con người “ngẩn ngơ” và từ chỉ sự lan tỏa của mùi hương “ngan

ngát” Màu tím của hoa xoan đẹp còn bỡi nó đang ở độ “ngan ngát” mùi hương và

“ngẩn ngơ” như có cả linh hồn

Tác giả còn sử dụng màu tím để miêu tả con người Đôi khi màu tím được dùng

để tả trang phục Đó là bộ trang phục mà các cô gái H’Mông hằng ao ước: “Con gái

ao ước khăn láng đen,… Vòng cổ bạc từng chùm Dây xà tích có chuông kêu Xà cạp vải ni lon in hoa tím Áo sơ mi hồng…” [13; tr.133] Chiếc “xà cạp ni lon in hoa tím”

là một trong những đồ trang sức sang trọng, cao xa mà “Phải nhiều tiền mới mua được

đủ các thứ ấy” [13; tr.133] Màu tím vốn là màu biểu trưng cho sự sang trọng, quý

phái Màu tím ở đây lại là màu của một món đồ trang sức “làm từ bên Hoa Kỳ đem

đến” [13; tr.133], cho nên, dù không nổi bật, nhưng nó góp phần làm nổi bật sự cao xa

của bộ trang phục mới này, và thể hiện niềm mơ ước của các cô gái H’Mông trẻ

Nhưng khi miêu tả bộ quân phục thì màu tím lại được tác giả tạo nên một nét

nghĩa khác: “Bộ quân phục không biết bằng ka – ki hay dạ tím, nổi cát mới nguyên,

mũ ca lô hơi nghiêng, tròn ngôi sao,…” [13; tr.200] Đó là bộ quân phục của anh lính

Vệ quốc đoàn chuẩn bị lên đường “Nam tiến” Tuy tác giả không miêu tả gì thêm

nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được vẻ giản dị, trầm lắng của bộ trang phục màu tím

Như vậy, màu tím không được sử dụng nhiều nhưng ở một vài trường hợp như trên, tác giả đã cho thấy giá trị thẩm mỹ của nó Màu tím vừa mát mẻ, trầm lắng, giản

dị, vừa sang trọng, quý phái, và trong mỗi trường hợp sử dụng màu tím tác giả cho ta thấy mỗi nét nghĩa khác nhau

Trang 39

41

Sử dụng màu xám để miêu tả thiên nhiên, tác giả nói đến màu đất, đá: “Chỉ nhớ

mỗi lần ngước mắt nhìn những luống đất xám vờn khắp triền bên kia, vài tháng thì thấy hoa thuốc phiện đã sặc sỡ nương nhà ai Biết đã lại sang mùa mới.” [12; tr.48]

Màu xám đã trở nên quen thuộc với con người miền núi, màu đất xám trải rộng báo hiệu về mùa vụ mới đem lại cho con người miền núi những niềm vui, niềm hi vọng

mới Còn màu xám của đá được Tô Hoài miêu tả rất độc đáo: “Hai hòn cuội xám tròn

trặn nằm trong rêu xanh đen như lóe ra một nỗi mừng” [12; tr.611] Nếu màu xám của

đất đai báo hiệu mùa vụ mới, thì màu xám của những hòn cuội này lại báo hiệu về sự

bình yên Nhân vật Thụ trong “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ”, trước khi chia tay Thông đi hoạt động cách mạng đã giao hẹn dùng hai hòn cuội đặt vào hốc cây để báo hiệu tình

hình trong xóm “Khi trở lai, thấy nguyên hai hòn cuội là dấu hiệu trong xóm bình

yên, vào được” [12; tr.611] Thiên nhiên miền núi đến từng hòn đá cũng trở nên gần

gũi với con người Màu xám được miêu tả ở đây thể hiện sự gắn bó, tương trợ của thiên nhiên đối với con người, với cách mạng

Nếu màu xám của đất đá được miêu tả thuần sắc thái dương tính thì màu xám miêu tả không gian bầu trời lại đậm sắc thái âm tính Tô Hoài thật tinh tế khi sử dụng

màu xám để miêu tả màu mây: “Những ngày đêm mưa tầm tả, tưởng không bao giờ

dứt, cũng đã qua Đám mây lốm đốm xám như đuôi con sóc nối nhau lê thê bay quẩn ngọn cây, bây giờ thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, lồ lộ đằng xa bức vách đá trắng toát.” [11; tr.323] Màu xám ở đây là màu của những đám mây mang hơi nước,

như nhả dần sắc đen theo những cơn “mưa đêm mưa ngày”, nhạt dần và tạnh mưa

Như vậy, khi miêu tả màu mây, tác giả đã tạo cho màu xám nét nghĩa về sự mịt mùng

u tối của bầu trời với những cơn mưa dữ dội

Không gian mịt mùng, u tối ấy còn được tạo nên với cảnh rừng hoang: “Trong

bản đồ thấy thế, nhưng mỗi bước chỉ thấy rặt rừng hoang Càng đi càng thấy hoa lau trên núi bông xám mù mịt quanh mình” [11; tr.61] Không gian hoang vu, u ám như

được nhuộm xám bởi hoa lau hoang dại Tác giả đặt tính từ chỉ màu sắc “xám” vào vị

trí bổ tố cho động từ “buông” để diễn tả sự bao phủ, vây bủa của sắc xám – tối lên

toàn bộ không gian của rừng hoang Trong tùy bút “Sông Đà”, Nguyễn Tuân cũng sử

dụng tính từ chỉ màu sắc “xám” đi kèm với động từ “ập”, “chụp” để miêu tả không gian miền núi: “Buổi chiều xám ập xuống sông Đà, chụp lấy dãy phố, chụp lấy dóc

đồn, chụp lấy nhà tù xèo mái tôn Mỹ ở ngã ba sông trước mặt, buổi chiều xám Lai

Châu ập xuống tảng đá Hòn Ngọc Đèo Văn Long” [19; tr.276] Cả Nguyễn Tuân và

Trang 40

42

Tô Hoài đều cảm nhận được sự vận động của thiên nhiên theo chiều hường tối đi,

nhưng Tô Hoài thì thấy không gian xám - tối “buông” xuống nhẹ nhàng, thầm lặng và

bí hiểm, còn Nguyễn Tuân lại thấy bóng xám ấy “ập”, “chụp” xuống đột ngột, dữ tợn

và mạnh bạo Hai tác giả đều chọn màu biểu trưng của không gian mù mịt, u tối là

màu “xám”, nhưng mỗi người lại có cách vận dụng, miêu tả sự vận động của màu sắc

ấy khác nhau, tạo nên những nét độc đáo riêng

Tô Hoài không chỉ độc đáo khi sử dụng màu xám để miêu tả thiên nhiên rừng núi, mà khi miêu tả con người, tác giả cũng tỏ ra rất tinh tế Với màu xám, tác giả đã tạo nên những ấn tượng về trang phục, đặc biệt là về màu da, nét mặt, và trạng thái tâm

lý, thể trạng của con người “Hoàng mặc quần tây, áo sơ mi dài tay bằng dạ xám”

[11; tr.224] Đó là trang phục của một người cán bộ Màu xám đã tôn lên vẻ đẹp phẩm chất giản dị, chất phác Màu xám ít được sử dụng để miêu tả trang phục, nhưng nhà văn đã cho thấy được sắc thái ý nghĩa của màu xám đúng với tính chất của nó

Màu xám đươc vận dụng thành công hơn khi tác giả sử dụng nó với sắc thái âm

tính để miêu tả màu da, nét mặt, thể trạng, tâm trạng của nhân vật “Ông chủ ngựa họ

Đèo, tay cầm roi, mặt xám như cơn mưa chiều” [12; tr.47] “Mặt xám” ở đây là sắc

mặt ông chủ ngựa chuyên thồ hàng thuê Trên hành trình đường đồi núi xa xôi, vẻ mệt nhọc đã hằn lên nét mặt làm cho xám lại, thiếu sức sống Tác giả đã tạo dựng cấu trúc

so sánh giữa màu “xám” với ”cơn mưa chiều”, nhằm nhấn mạnh vào yếu tố màu sắc,

tạo ấn tượng sâu sắc về sự mệt mõi, thiếu sức sống của ông chủ ngựa Còn ấn tượng

hơn khi tác giả sử dụng màu xám để miêu tả một em bé miền núi yếu ớt, bệnh tật: “Cả

người bé xám lẫn với xó tối, chỉ nghe tiếng môi chóp chép” [12; tr.131] Đứa bé con

của nhân vật Pàng trong tiểu thuyết “Miền Tây” là nạn nhân của sự mu muội, mê tín dị

đoan của một số người miền núi Con bị bệnh nhưng vợ chồng Pàng chỉ biết cứu con

bằng cách nhờ thầy cúng đuổi ma Sự lạc hậu trong tư tưởng của một số đồng bào miền núi có thể cướp đi sinh mạng con người bất cứ lúc nào Trong câu văn trên, tác giả miêu tả màu xám cơ thể em bé như có cùng thang độ màu sắc với bóng tối Qua đó tác giả đã tạo ấn tượng mạnh về sự nhỏ bé, bệnh hoạn của người bệnh, đồng thời gợi lên sự u tối, thiếu thốn, mu muội của cuộc sống đồng bào miền núi phía Bắc

Một chỗ khác, tác giả lại đặt màu xám trong một cấu trúc so sánh rất ấn tượng

Đó là khi miếu tả ông thầy cúng, cũng là nạn nhân của thói mê tín dị đoan, “bị sốt rét

lâu ngày, đã kiệt sức” [12; tr.202], “Bây giờ ông lão nằm co quắp, xám lạnh như tro bếp…” Ở đây, nhà văn đã miêu tả sâu sắc sự già nua, tàn tạ của ông lão bệnh tật, sức

Ngày đăng: 15/12/2015, 18:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w