1.2 Mục tiêu nghiên cứu Thu thập một số số liệu cần thiết về các yếu tố môi trường, đó là các chỉ tiêu về sinh lý, sinh thái cơ bản ảnh hưởng đến phôi, cá bột và cá hương của cá chép, t
Trang 1TRẦN LÊ PHƯƠNG QUYÊN
TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH THÁI
CỦA CÁ CHÉP (Cyprinus carpio Linaeus, 1978) Ở CÁC
GIAI ĐOẠN PHÔI, CÁ BỘT VÀ CÁ HƯƠNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
2011
Trang 2TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH THÁI
CỦA CÁ CHÉP (Cyprinus carpio Linaeus, 1978) Ở CÁC
GIAI ĐOẠN PHÔI, CÁ BỘT VÀ CÁ HƯƠNG
2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN TRẦN LÊ PHƯƠNG QUYÊN MSSV: 3072950
Lớp: BHTS K33
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts PHẠM MINH THÀNH
Trang 3Trước tiên tôi xin cám ơn tất cả quý thầy cô đang giảng dạy và làm việc trong khoa thủy sản- trường đại học cần thơ đã truyền đạt những kiến thức
vô cùng quý báo suốt 4 năm theo học của tôi ở trường
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến thầy Phạm Minh Thành
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này
Xin gửi những lời cám ơn chân thành đến các thầy cô trong bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt đã chỉ dạy và giúp đỡ rất nhiều cho tôi trong quá trình làm
Bên cạnh đó tôi cũng xin cám ơn đến những người anh, người chị đi trước
và những người bạn đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
Và để hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất là nhờ sự chăm sóc, động viên và cổ vũ tinh thần rất lớn từ phía gia đình tôi, những người thân nhất của tôi
Một lần nữa tôi xin gửi những lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất
cả mọi người, những người đã thương yêu, quan tâm chăm sóc và dạy bảo tôi hết sức tận tình cho đến ngày hôm nay!
Xin chân thành cám ơn!
Trần Lê Phương Quyên
Trang 4hô hấp và các ngưỡng: nhiệt độ, oxy, pH, độ mặn của phôi, cá bột và cá hương của cá chép Kết quả các chỉ tiêu thu được lần lượt ứng với từng giai đoạn phôi, cá bột và cá hương cụ thể là: nhiệt độ không sinh học của cá chép là: 5,5 ± 0,5 0C, ngưỡng nhiệt độ trên của cá chép: phôi 39,9±0,15 và
4,1±0,10C; cá bột 40±0,05 và 5±0,5 0C; cá hương 40,5±0,4 và 4,5±0,3 0C Ngưỡng pH của cá chép là: phôi 9,25±0,15 và 5±0,06; cá bột 10,5±0 và 4,5±0,35; cá hương 11±0,11 và 4±0,06 Ngưỡng độ mặn của cá chép ứng với các giai đoạn phôi, cá bột, cá hương lần lượt là: 13±0 o/oo; 14,67±0,58 o/oo;
15±0,58 o/oo Ngưỡng oxy của cá chép ở 3 giai đoạn phôi, cá bột và cá hương là: 1,7±0,25 mg/lít; 0,84±0,015 mg/lít;0,75±0,04 mg/lít Cường độ
hô hấp của cá chép: ở giai đoạn phôi là 0,44 mgO2/ g/h; cá bột 0,95 mgO2/ g/h và cá hương là 0,48 mgO2/ g/h
Trang 5
LỜI CẢM TẠ……… i
TÓM TẮT……… ii
MỤC LỤC……… iii
DANH SÁCH HÌNH……… v
DANH SÁCH BẢNG……… vi
Chương I Đặt vấn đề……… 1
1.1 Giới thiệu……… 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu……… 2
1.3 Nội dung nghiên cứu……… 2
Chương II Lược khảo tài liệu……… 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá chép……… 3
2.1.1 Đặc điểm phân loại chung của cá chép……… 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái của cá chép 3
2.1.3 Đặc điểm phân bố của cá chép……… 4
2.1.4 Sự thích nghi với điều kiện môi trường……… 5
2.2 Đặc điểm dinh dưỡng của cá chép……… 6
2.3 Đặc điểm sinh trưởng của cá chép……… 7
2.4 Đặc điểm sinh sản……… 7
2.5 Đặc điểm sinh học cá con……… 8
2.5.1 Đặc điểm dinh dưỡng……… 8
2.5.2 Ảnh hưởng của các yếu tố oxy, nhiệt độ, ph và độ măn 9 Chương III Vật liệu và phương pháp nghiên cứu……… 11
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu……… 11
3.2 Vật liệu nghiên cứu……… 11
3.2.1 Dụng cụ……… 11
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu………. 11
3.2.3 Nguồn nước cho thí nghiệm……… 11
3.3 Phương pháp tiến hành nghiên cứu………. 12
3.3.1 Xác định nhiệt độ không sinh học……… 12
3.3.2 Xác định cường độ hô hấp của cá……… 13
3.3.3 Xác định ngưỡng nhiệt độ……… 14
3.3.4 Xác định ngưỡng Oxy của cá……… 15
3.3.5 Xác định ngưỡng pH của cá……… 16
3.3.6 Xác định ngưỡng nồng độ muối của cá……… 18
3.4 Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu……… 20
Chương IV Kết quả thảo luận……… 21
4.1 Nhiệt độ không sinh học của cá chép……… 21
4.2 Ngưỡng nhiêt độ………. 21
4.3 Ngưỡng oxy……… 23
4.4 Cường độ hô hấp (mgo2/ g/h) của cá……… 24
Trang 6Chương V Kết luận và đề xuất……… 27
5.1 Kết luận……… 27
5.2 Đề xuất……… 27
Tài liệu tham khảo……… 29
Trang 7Trang
Hình 1 : Hình thái cá chép Cyprinus carpio Linaeus 3
Trang 8Bảng 4.1 Nhiệt độ không sinh học của cá mè chép……… 21
Bảng 4.2 Ngưỡng nhiệt độ của cá chép………22
Bảng 4.3 Ngưỡng oxy của cá chép………23
Bảng 4.4 Cường độ hô hấp (mgO2/ g/h) của cá chép……… 24
Bảng 4.5 Ngưỡng pH của cá chép……… 25
Bảng 4.6 Ngưỡng độ mặn của cá chép……… 26
Trang 9CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu
Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích 39.734km², chiếm khoảng 12 % diện tích cả nước và được xem là một vùng đặc biệt quan trọng của Việt Nam Đồng bằng là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt nên đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới Vì thế mà Đồng Bằng Sông Cửu Long rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - thủy sản nói chung Với đất đai màu mỡ, sông nước hiền hòa thì việc trồng trọt và chăn nuôi là thế mạnh của vùng, ở đây không những nghề trồng lúa được xem cội rễ của người dân, mà nghề nuôi trồng thủy sản cũng phát triển không kém Vùng có hơn 400.000 ha mặt nước nuôi thủy sản, tổng sản lượng hằng năm lên tới hơn 1,5 triệu tấn, chiếm hơn 70% sản lượng thủy sản nuôi của cả nước Tuy gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ biết tận dụng lợi thế sẵng có của vùng năng suất nuôi cũng đạt rất cao, đem lại lợi nhuận lớn tạo điều kiện phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân Vì lý do này
mà diện tích nuôi thủy sản của Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày càng tăng, các đối tượng nuôi cũng rất phong phú và đa dạng Ngoài các loài địa phương như tôm càng xanh, cá sặc rằn, cá rô, cá tra, cá basa,… Còn có nhiều loài cá
di nhập từ các nước khác hay các vùng miền khác trên nước ta cũng được phát triển nuôi trồng mạnh mẽ ở vùng đồng bằng này Trong số các loài cá di nhập
đó thì không thể không kể đến cá chép, một loài cá di nhập điển hình được nuôi phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Do có khả năng thích ứng với môi trường tốt, là loài ăn tạp, dễ nuôi, sức sinh sản cao và tăng trưởng nhanh Hơn nữa cá chép có chất lượng thịt ngon, ngoại hình đẹp mắt Cá không những phục vụ cho nhu cầu về thực phẩm mà còn phuc vụ cho nhu cầu giải trí (cá cảnh, câu cá giải trí) của con người Đồng thời
cá chép cũng là loài cá tính ngưỡng của người dân Việt Nam và các nước châu
Á, mọi người thường cho rằng ăn thịt cá chép sẽ mang lại may mắn cho họ hay tục lệ thả cá chép để đưa ông táo về trời… Chính những đặc điểm nổi bật trên khiến trở thành một đối tượng nuôi phổ biến để áp ứng nhu cầu của thị trường cá chép ngày càng tăng Vì thế hiện nay cá chép đã trở thành đối tượng nuôi thường xuyên của nông dân trong các mô hình nuôi cá, nuôi ghép cá, hay nuôi cá kết hợp với lúa…
Trang 10Với nhu cầu nuôi cũng như nhu cầu tiêu thụ cá chép ngày càng tăng nên việc nghiên cứu đầy đủ về các chỉ tiêu của cá nhằm tạo điều kiện để cá phát triển
và đạt chất lượng tốt nhất từ khi sản xuất giống đến khi nuôi thương phẩm Cá con sinh trưởng tốt nhất sẽ đảm bảo cho cá lớn có tốc độ lớn nhanh Đó là lý
do đề tài nghiên cứu về “ Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá
chép (Cyprinus carpio Linaeus) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương” được thực
hiện
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thu thập một số số liệu cần thiết về các yếu tố môi trường, đó là các chỉ tiêu
về sinh lý, sinh thái cơ bản ảnh hưởng đến phôi, cá bột và cá hương của cá chép, từ đó làm cở sở nhằm đẩy mạnh chất lượng sản xuất con giống trong ương nuôi cá chép, tạo nền tảng cho nuôi thương phẩm nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho người nuôi
1.3 Nội dung nghiên cứu
Xác định nhiệt độ không sinh học của cá chép
Xác định cường độ hô hấp của cá bột và cá hương của cá chép
Xác định các ngưỡng: nhiệt độ, oxy, pH, độ mặn của phôi, cá bột và cá hương của cá chép
Trang 11CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá chép
2.1.1 Đặc điểm phân loại chung của cá chép
Theo tài liệu định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc của Mai Đình Yên (1978), thì cá chép có hệ thống phân loại như sau:
Bộ cá chép - Cypriniformes
Họ cá chép - Cyprinidae
Giống cá chép - Cyprinus
Loài cá chép - Cyprinus carpio Linaeus, 1758
2.1.2 Đặc điểm hình thái của cá chép
Hình 1 : Hình thái cá chép Cyprinus carpio Linaeus
Theo Trần Đình Trọng (1983) thì cá chép Việt Nam có tên khoa học là
Cyprinus carpio L Cá có sự phân bố rộng và có sự biến dị rất lớn Tuy nhiên
đặc điểm chung của cá chép được thể hiện như sau:
Số tia vây lưng: D.III – IV.18 -21
Số tia vây hậu môn: A.II 4 – 5
Số tia vây ngực: P.I 13 -16
Số tia vây bụng: V.I 6 -9
Vẩy đường bên: 36 – 39
Trang 12Số lược mang trên cung mang thứ nhất: 22 – 28
Công thức răng hầu 1.1.3 – 3.1.1
2.1.3 Đặc điểm phân bố của cá chép
Cá chép (Cyprinus carpio Linaeus) là loài cá được nuôi lâu đời nhất trên thế
giới, cá phân bố rất rộng, hầu như xuất hiện ở khắp các nước trên thế giới Là loài cá sống chủ yếu trong nước ngọt, nhưng cũng sống được ở nước lợ có nồng độ muối thấp Cá cũng có thể sống được ở độ cao 1500m so với mặt nước biển
Ở nước ta cá chép sống chủ yếu ở miền Bắc, chúng sống được ở hầu hết các thủy vực, khắp các vùng địa lý Phổ biến nhất là sống ở ao, hồ, ruộng (Mai Đình Yên, 1978)
Còn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì theo Trần Đình Trọng (1983) ở các tỉnh phía Nam không có cá chép địa phương, cá chép ở đây chủ yếu là cá du nhập
từ vùng khác Có thể là do 3 yếu tố ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự phân bố của cá:
• Ở các tỉnh Nam Bộ có khí hậu khắc nghiệt
• Nam Bộ thì phải chịu ảnh hưởng của thủy triều
2.1.4 Sự thích nghi với điều kiện môi trường
Do cá sống trực tiếp trong môi trường nước nên các yếu tố như hàm lượng oxy hòa tan, nhiệt độ, độ mặn, pH sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển
Trang 13trong chu kỳ sống của cá, nhất là giai đoạn cá còn nhỏ vì lúc này sức sống của
cá không cao và khả năng thích ứng với các biến đổi của môi trường kém Hai yếu tố sinh thái đóng vai trò chủ đạo quyết định và điều khiển sự phân bố của cá là nhiệt độ và nồng độ muối Nhiệt độ sẽ quyết định sự phân bố cá theo vùng địa lí thì nồng độ muối sẽ quyết định sự phân bố của cá theo các vùng nước có độ mặn khác nhau (Phạm Minh Thành Và Nguyễn Văn Kiểm, 2009) Nhiệt độ là nhân tố môi trường có ảnh hưởng lớn nhất đối với động vật, tùy theo loài, tính đực cái, giai đoạn phát triển, tình trạng cơ thể mà tác động của cùng một nhiệt độ cũng khác nhau Nhiệt độ không những ảnh hưởng lên tốc
độ phát triển, mà nhiệt độ còn tác động trực tiếp đến các đặc trưng sinh thái (như sinh trưởng, sinh sản, di cư, phân bố,…) và các hoạt động sinh lý (như tiêu hóa, hô hấp, ) của động vật Ở cá cường độ trao đổi chất phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường nước Trong phạm vi thích ứng của loài thì nhiệt độ tăng, cường độ trao đổi chất sẽ tăng Cá chép là loài cá khá rộng nhiệt
cá có thể sống được ở lớp nước bên dưới lớp nước đóng băng vào mùa đông ở Châu Âu hoặc những vùng có nhiệt độ cao vào mùa hè ở vùng nhiệt đới Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp cho cá chép là từ 20- 28°C Nếu nhiêt độ thấp hơn 12°C cá chậm lớn, ăn ít Cá sẽ dừng bắt mồi nếu nhiệt độ thấp hơn 5°C (Dương Nhựt Long, 2003) Ngoài ra, một số nghiên cứu khác về ảnh hưởng nhiệt độ đối với cá đã kết luận rằng cá chép thịt không thể tồn tại khi nhiệt độ nước cao hơn 41°C và thấp hơn 2,5°C (Nguyễn Văn Kiểm, 2004)
pH là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thủy sinh vật: pH máu của tất cả các loài động vật đều gần bằng 7 Do đó khi
pH của môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho đời sống thủy sinh vật Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm thay đổi thẩm thấu của màng tế bào – làm rối loạn quá trình trao đổi muối – nước giữa cơ thể thủy sinh vật và môi trường ngoài Do đó pH là một trong những nhân tố quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật pH có ảnh hưởng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá Khoảng pH thích hợp cho đa số các loài cá nuôi là
từ 6,5-9 nhưng tốt nhất là pH bằng 7 Tuy nhiên mỗi loài cá khác nhau sẽ thích ứng với một khoảng pH khác nhau (Phạm Minh Thành, 1994-1997)
Ở cá chép pH 7-8 cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất Cá cũng có thể sống được trong điều kiện pH từ 6 - 8,5
Trang 14Cá cũng sống được ở ao nước tĩnh có hàm lượng oxy thấp, hay sông nơi có nước chảy thường xuyên (Dương Nhựt Long, 2003)
2.2 Đặc điểm dinh dưỡng của cá chép
Cá chép có phổ thức ăn khá rộng Tiến hành phân tích thành phần thức ăn của
cá chép thì kết quả cho thấy mùn bã hữu cơ chiếm đến 70%, kế đến là nhuyễn thể và cuối cùng là động vật giáp xác (Nguyễn Văn Kiểm, 2004)
Tính ăn của cá chép có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và sự hoàn thiện dần của hệ thống men tiêu hóa trong cơ thể
Từ 1-3 ngày đầu sau khi nở cá chỉ dinh dưỡng bằng noãn hoàn
Từ 3-4 ngày cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, thức ăn chủ yếu của cá là động
vật phù du như luân trùng (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera) Ngoài
ra ở giai đoạn này cá có thể ăn thêm được các lọai thức ăn khác như: bột đậu nành, bột huyết, lòng đỏ trứng nghiền mịn
Từ 4-6 ngày sau khi nở thì thức ăn của cá chủ yếu là các sinh vật phù du
Từ 8 - 10 ngày sau khi nở do cá phân bố nhiều ở tầng đáy nhiều nên ăn thức
ăn của cá là các lắng ở đáy, sinh vật phù du, ấu trùng côn trùng
Sau khi nở 15 - 20 ngày cá ăn được động vật đáy cở nhỏ do cấu tạo cơ thể cá bắt đầu hoàn chỉnh
Đến 20 - 28 ngày cá phát triển hầu như hoàn chỉnh và thức ăn ở giai đoạn này
là sinh vật đáy, mùn bã hữu cơ và một số sinh vật phù du
Do có tính ăn tạp và chủ yếu sống ở đáy nên khi trưởng thành thức ăn chủ yếu của cá chép là sinh vật đáy như nhuyễn thể, giun, ấu trùng côn trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non thực vật
Ngoài ra cá cũng ăn được nhiều loại thức ăn do người cung cấp như: bột ngũ cốc các loại, bột cá, bột tôm, rau, bèo, phân động vật, đồ thừa nhà bếp, phụ phẩm lò mổ (Dương Nhựt Long, 2003)
Trạng thái thức ăn cũng như thành phần thức ăn cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
sự tăng trưởng của cá chép đặc biệt là trong ương nuôi Vì vậy việc cho cá ăn đầy đủ cả về chất và về lượng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá
là những yếu tố mà người nuôi nên chú ý để cá phát triển tốt nhất
Trang 152.3 Đặc điểm sinh trưởng của cá chép
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), quá trình sinh trưởng của cá chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố sinh lý (các yếu tố bên trong) và các yếu tố sinh thái (các yếu tố bên ngoài), là thể hiện sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường Những loài cá có kích thước lớn và có tuổi thọ cao thì thường sẽ có tốc độ sinh trưởng nhanh và kéo dài hơn những loài cá có kích thước nhỏ và tuổi thọ ngắn Đây là vấn đề quan trọng, làm cơ sở cho các người nuôi trồng thủy sản có thể lựa chọn những đối tượng nuôi phù hợp và xác định thời đểm thu hoạch cá thịt Ngoài ra còn góp chủ yếu để xác định tuổi và kích thước cần thiết của cá để lựa chọn cá làm cá bố mẹ
Thông thường ở nước ngọt, trong cùng một loài, cá cái thường có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn cá đực Tuy nhiên, có một số ít loài cá, cá đực có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn cá cái Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do nhịp điệu sinh sản của từng loài cá
Cũng như các loài cá khác thì thì sự tăng trưởng của cá chép tùy theo giai đoạn phát triển của cơ thể, khi còn nhỏ thì chiều dài tăng nhanh hơn và khi trưởng thành thì trọng lượng tăng nhanh hơn
Một số kết quả nghiên cứu về sự sinh trưởng cá chép của Nguyễn Văn Kiểm (2004) cho thấy mức tăng trọng bình quân theo tháng đối với cá chép ở giai đoạn giống là 1,2 – 2,5 gr/tháng và ở giai đoạn thịt là 35 – 37 g/ tháng
Cá chép nuôi trong ao có thể đạt trọng lượng như sau:
2.4 Đặc điểm sinh sản
Sinh sản là một đặc rất quan trọng đối với tất cả các loài chứ không riêng đối với cá chép Sinh sản để duy trì nòi giống và gia tăng số lượng trong quần đàn Một trong những đặc tính của cá như tuổi thành thục và khả năng sinh sản của
cá thì dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, thức ăn, chu kỳ
Trang 16quang Tuổi thành thục lần đầu tiên của cá chép sẽ khác nhau khi sống ở những nơi có chế độ nhiệt độ khác nhau Cụ thể ở vùng nhiệt đới cá chép có thể tham gia sinh sản lần đầu khi được 1 năm tuổi Còn ở những vùng có nhiệt
độ thấp hơn thì cá chép 2-3 năm mới thành thục Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh sản của cá chép Nhiệt độ phù hợp với quá trình sinh sản của cá chép là khoảng 24- 30°C (Nguyễn Văn Kiểm, 2004)
Cá chép nuôi ở nước ta thành thục sinh dục sau 1 năm Cá sẽ đẻ tự nhiên trong môi trường nếu đủ các điều kiện sau: có cá đực và cá cái thành thục, có cây cỏ thủy sinh hay giá thể làm tổ, có điều kiện môi trường nước thích hợp Cá chép
đẻ nhiều lần trong năm Thường sinh sản tập trung vào các tháng đầu năm và giữa mùa mưa với nhiệt độ từ 25 - 29°C Trong sinh sản nhân tạo thì cá chép sinh sản được quanh năm Sức sinh sản dao động từ 120.000 - 140.000 trứng/kg cá cái Theo Dương Nhựt Long (2003) thì số lượng trứng phụ thuộc vào giá thể trong nước và kích cở cá như sau
2.5 Đặc điểm sinh học cá con
2.5.1 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), noãn hoàng là nguồn vật chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho quá trình phát triển và được tiêu thụ chủ yếu ở thời kỳ phôi tự do trong chu kỳ sống của cá Thời gian cần thiết để hoàn thành thời kỳ này tùy thuộc vào lượng noãn hoàng nhiều hay
ít và tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường nước Vào cuối thời kỳ này, khi noãn hoàng đã được sử dụng nhiều tới mức gần hết thì ở cá xuất hiện pha hỗn dưỡng (pha chuyển tính ăn lần 1), cá vừa dinh dưỡng bằng năng lượng từ noãn
Trang 17hoàng, lại vừa dinh dưỡng bằng năng lượng từ thức ăn được cá tiếp nhận trong môi trường để có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể
Động vật phiêu sinh là thức ăn yêu thích có chất lượng cao đối với cá bột của hầu hết mọi loài cá Tuy nhiên động vật phiêu sinh chỉ được cá ăn khi cá còn ở giai đoạn cá bột Khi chuyển lên giai đoạn cá hương thì đa số các loài cá chuyển sang ăn thức ăn của loài Đây là pha chuyển thức ăn lần thứ 2 và cũng
là thời điểm đánh dấu sự khủng hoảng thiếu thức ăn của cá dẫn đến sự hao hụt cao trong quá trình ương khi không cung cấp đủ thức ăn ưu thích của loài, đặc biệt là ở cá chép Vì cá chép khi chuyển sang giai đoạn cá hương (sau 3 tuần ương) sẽ chuyển sang bắt mồi là động vật đáy, một loại thức ăn có hàm lượng đạm cao
2.5.2 Ảnh hưởng của các yếu tố oxy, nhiệt độ, pH và độ măn
a Oxy
Nhu cầu về oxy sẽ khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của phôi, đồng thời tùy theo đặc điểm của từng loại trứng mà nhu cầu về oxy cũng khác nhau Điển hình những loại trứng bán trôi nổi, có hàm lượng carotenoid thấp, thường cần môi trường có hàm lượng oxy hòa tan cao hơn so với loại trứng có hàm lượng carotenoid cao hơn Trong hầu hết các trường hợp, nếu hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn 2 ppm thì phôi sẽ chết ngạt Để đảm bảo cho phôi phát triển bình thường thì hàm lượng oxy trong nước thấp nhất phải từ 3 – 4 mg/l Nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm cá là trên 5 mg/l Đặc biệt nhu cầu oxy của trứng tăng dần theo quá trình phát triển nhưng sẽ tăng đột ngột từ giai đoạn xuất hiện mầm đuôi, nhất là ở giai đoạn trước và sau khi nở (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009)
b Nhiệt độ
Sự phát triển của phôi cá rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của nhiệt độ Khi các điều kiện môi trường khác đều thích hợp thì sự thay đổi của nhiệt độ sẽ có
ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển của phôi
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thời kì phôi vị, hình thành các đốt cơ và thời
kỳ mầm đuôi tách khỏi noãn hoàng được biểu hiện rõ hơn so với các thời kì khác của quá trình phát triển phôi Trong khoảng nhiệt độ cho phép, khi nhiệt
độ tăng thì thời gian nở của trứng rút ngắn đi và ngược lại Nhưng khi nhiệt độ tăng quá cao, gần tới mức tối đa của nhiệt độ thích ứng, thì thời gian nở chênh lệch không đáng kể Hầu hết cá loài cá phân bố ở Đồng Bằng Sông Của Long
Trang 18thì nhiệt độ thích hợp cho phôi phát triển là 27- 31°C (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009)
Đối với cá chép nhiệt độ thích hợp nhất cho ấp trứng là 20-28°C (Dương Nhựt Long, 2003)
c pH
Hầu hết các loài cá đều không có khả năng phát triển trong môi trường có pH khá cao hoặc quá thấp (pH < 5 hoặc pH > 9) Và điều quan trọng nhất là pH phải ổn định Bất kì một sự thay đổi nào về pH dù là rất nhỏ cũng làm ảnh hưởng xấu tới phôi cá (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009)
Điểm gây chết cho hầu hết các loài cá nước ngọt là 4 va 11, tuy nhiên nếu duy trì pH nhỏ hơn hoặc bằng 6,5 hay lớn hơn hoặc bằng 9-9,5 một thời gian dài
cá sẽ tăng trưởng chậm (Phạm Minh Thành, 1994-1997)
Do vậy nguồn nước cung cấp cho quá trình ấp phải có pH ổn định để hạn chế đến mức tối đa những ảnh hưởng xấu có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi
Đối với cá chép pH thích hợp cho ấp trứng là 7-8 (Dương Nhựt Long, 2003)
6-Nồng độ muối (hay độ mặn) có ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình nở của trứng Mỗi loài cá có một khoảng nồng độ muối thích hợp Ngoài khoảng này, các loài cá phải sử dụng năng lượng của các quá rình sinh trưởng, phát triển, để phục vụ cho việc điều hòa áp suất thẩm thấu của cơ thể Mỗi loài cá có nồng
độ muối thích hợp cho quá trình phát triển phôi Nếu nằm ngoài khoảng này, phôi sẽ không điều hòa được áp suất thẩm thấu, gây ảnh xấu đến sự phát triển,
có thể dẫn đến trứng không nở được hoặc ấu trùng bị dị hình (Phạm Minh Thành, 1994-1997)
Trang 19CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2010 đến tháng 5/2011
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiên tại trại cá thực nghiệm, Khoa Thủy Sản trường Đại học Cần Thơ
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá chép còn ở các giai đoạn phát triển khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu thí nghiệm Đó là giai đoạn phôi tự do (mới nở, dinh dưỡng bằng noãn hoàng), ấu trùng (cá bột), cá hương
Cá thí nghiệm khỏe mạnh, cơ thể nguyên vẹn không dị hình Mỗi giai đoạn, cá
có cùng nhịp độ phát triển, đồng đều kích thước giữa các cá thể
3.2.3 Nguồn nước cho thí nghiệm
Các thí nghiệm sử dụng nguồn nước sông có độ trong > 30cm và có pH 7-8
Trang 203.3 Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học cá
Tùy thuộc nội dung nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học sẽ có những đối tượng khác nhau Cụ thể là :
Nhiệt độ không sinh học: đối tượng là phôi phát triển trong trứng (thời kỳ phụ
trứng)
Các ngưỡng sinh lý sinh thái (nhiệt độ, oxy, pH, độ mặn, cường độ hô hấp) đối
tượng là cá 1 ngày tuổi, 10 ngày tuổi, 30 ngày tuổi
Những thí nghiệm về một số chỉ tiêu sinh học cá đều sử dụng các thí nghiệm thăm dò trước khi thực hiện các thí nghiệm chính thức
3.3.1 Xác định nhiệt độ không sinh học
Bố trí thí nghiệm
Lấy 100 trứng mới đẻ (đã tiếp xúc với tinh trùng) cho vào cốc thủy tinh 0,5L
và đặt cốc vào trong thau nước 1L Theo dõi thời gian phát triển phôi trong trứng tại 2 điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau Cụ thể là tại T1 (là nhiệt
độ tự nhiên trong phòng) và T2 (nhiệt độ nhân tạo khác) với T2 sẽ được điều chỉnh bằng Heater hoặc nước nóng hoặc nước lạnh để thay đổi nhiệt độ Điều chỉnh nhiệt độ T2 thông qua nước tại thau chứa cốc để tránh gây sốc nhiệt cho trứng trong cốc khi bị thay đổi nhiệt độ trực tiếp Nhiệt độ T2 được điều chỉnh tuân thủ theo nguyên tắc: trong 1giờ nhiệt độ không thay đổi quá 20C
Thí nghiệm được bố trí đồng thời tại 2 giá trị nhiệt độ T1 và T2 Theo dõi nhiệt
độ nước liên tục (thông qua nhiệt kế) và loại bỏ kịp thời những trứng không thụ tinh trong suốt thời gian thí nghiệm
Ghi nhận thời điểm có 50% số phôi nở và thời gian D1, D2 tương ứng với 2 giá trị nhiệt độ T1 và T2
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần
Tính toán kết quả
Nhiệt độ không sinh học được xác định từ công thức tổng nhiệt phát triển (thường gọi là quy luật tổng nhiệt lượng) của quá trình phát triển phôi từ 2 tế
Trang 21bào đến khi nở Tổng nhiệt đó có giá trị không đổi trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau
S = D(Ti – T0)
Trong đó:
S: Tổng nhiệt lượng của quá trình phát triển phôi (hằng số)
D: Thời gian phát triển phôi từ 2 tế bào đến khi mới nở
Ti: Nhiệt độ môi trường thí nghiệm
To: Nhiệt độ không sinh học (hằng số)
Tại T1 sẽ có S1 (tổng nhiệt phát triển) và D1 (thời gian phát triển)
Tương tự như thế, tại T2 sẽ có S2 và D2
Giá trị T0 sẽ được suy ra từ phương trình:
D1 (T1 – T0) = D2 (T2 – T0)
T0 =
3.3.2 Xác định cường độ hô hấp của cá
Xác định cường độ hô hấp của cá các ở các giai đoạn: cá mới nở, cá bột 10 ngày tuổi và cá hương 30 ngày tuổi
Cường độ hô hấp được xác định theo phương pháp bình kín Xác định mức hao hụt oxy trong điều kiện nhiệt độ tự nhiên thích hợp với cá (từ 20 đến 28
0C)
Bố trí thí nghiệm
Cho cá vào bình tam giác 2 vòi Lượng cá và thể tích bình tùy thuộc kích thước cá Cụ thể là 30 cá vào bình 0,5L (đối với cá bột và cá 10 ngày tuổi), bình 1L (đối với cá 30 ngày tuổi) Cho cá vào bình, chứa đầy nước, đậy thật kín và cột chặt 2 vòi (không cho thông khí với bên ngoài)
2 1
2 2 1
1
D D
T D T
D
−
−
Trang 22Xác định hàm lượng oxy trong nước lúc đầu (khi chưa thả cá) và cuối (khi đã kết thúc thí nghiệm)
Nghiệm thức đối chứng cho thí nghiệm thức này là bình chứa cùng nguồn nước với các bình chứa cá thí nghiệm Thí nghiệm được kết thúc khi hàm lượng oxy trong bình giảm từ 1/2 -2/3 (thông qua thí nghiệm thăm dò)
Tính toán kết quả
Công thức tính lượng tiêu hao Oxy:
TH OXY = ( )
t x W
V x
O
O2đ − 2c ( Vb− c)
Trong đó:
O2đ: Lượng oxy ban đầu (khi mới cho trứng vào lọ nút mài)
O2c: Lượng oxy cuối (sau thời gian thí nghiệm)
Vb: Thể tích bình chứa cá (lít)
Vc : Thể tích cá (lít)
t: Thời gian thí nghiệm (giờ)
W: Khối lượng cá (gam)
Ghi chú: do khối lượng và thể tích của phôi qua bé so với thể tích bình nên có thể bỏ qua khi tính toán
3.3.3 Xác định ngưỡng nhiệt độ
Ngưỡng nhiệt độ của cá được xác định bằng cách tăng hoặc giảm nhiệt độ từ
môi trường chứa cá
Bố trí thí nghiệm
Cho 30 cá thí nghiệm vào dụng cụ chứa cụ thể là: cốc thủy tinh 0,5L (đối với
cá bột), cốc 1L (đối với cá 10 ngày tuổi), cốc 2L (đối với cá 30 ngày tuổi) Trong điều kiện có sục khí nhẹ
Các dụng cụ chứa cá này được đặt trong các thau nước tương ứng là 1L, 2L và 4L Nhiệt độ môi trường trong các dụng cụ chứa cá sẽ được điều chỉnh gián tiếp qua các thau đựng dụng cụ chứa cá bằng nước nóng hoặc haeter (để xác định ngưỡng trên) và nước lạnh (để xác định ngưỡng dưới) theo nguyên tắc trong 1 giờ nhiệt độ thay đổi không quá 20C Trong các dụng cụ chứa cá có đặt nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ liên tục
Trang 23Nghiệm thức đối chứng trong thí nghiệm này là nhiệt độ nước tự nhiên thuận lợi cho cá sống
Tính toán kết quả
Xác định hàm lượng oxy trong bình khi có 50% cá chết Hàm lượng oxy được xác định bằng máy đo oxy ( hoặc theo phương pháp Wilkler)
Thí nghiệm được lập lại 3 lần
Công thức tính ngưỡng Oxy:
Trang 243.3.5 Xác định ngưỡng pH của cá
Xác định ngưỡng pH trên và dưới của cá ở các giai đoạn
Thí nghiệm được bố trí trong các cốc thủy tinh 2 L, theo trình tự giảm (tăng) dần pH cho từng cốc Cụ thể dùng dùng xô nhựa 50L và 3 cốc 2 L: 1a, 1b, 1c Chứa 300 cá ở xô nhựa 50L và 8-10 cá ở mỗi cốc 2 L Nước được sử dụng có cùng pH = 7 ở cả cốc và xô nhựa
Sử dụng dung dịch HCl loãng để làm giảm hoặc dung dịch NaOH loãng để làm tăng pH 1 đơn vị tại xô trong thời gian 60 phút; giữ ổn định thêm 60 phút
Đo giá trị pH bằng máy đo pH
Ngưỡng pH dưới: Dùng HCl loãng thêm vào xô để giảm bớt pH 1 đơn vị rồi giữ nguyên 60 phút Sau đó lấy từ xô nhựa 50L ra 8-10 cá và nước trong xô đưa vào mỗi cốc 2L thứ 2: 2a, 2b, 2c Phần cá và nước còn lại trong xô tiếp tục giảm pH 1 đơn vị và giữ nguyên 60 phút Sau đó lấy 8-10 cá và nước trong xô đưa vào mỗi cốc 2L thứ 3: 3a, 3b,3c Cứ tiếp tục công việc như thế đến khi pH
có giá trị thấp nhất pH (trong dãy pH > 7) mà khi đó có 50% cá chết sau 24 giờ trong điều kiện có sục khí
Trường hợp xác định ngưỡng pH trên cũng làm tương tự, nhưng thay H3PO4loãng bằng NaOH loãng để tăng thêm pH đến khi pH có giá trị cao nhất (trong dãy pH < 7)
Ghi nhận kết quả
Theo dõi hoạt động sống của cá trong mỗi cốc sau 24 giờ ghi nhận giá trị pH thấp nhất (trong dãy pH > 7) và cao nhất (trong dãy pH < 7) có 50% cá chết
Đó chính là ngưỡng pH cao và thấp của cá
Quá trình điều chỉnh pH trong bố trí thí nghiệm để xác định ngưỡng pH được thực hiện như sơ đồ sau: