Ngưỡng nhiêt độ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá chép (cyprinus carpio linaeus) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương (Trang 29 - 31)

L ỜI CẢM T Ạ

4.2 Ngưỡng nhiêt độ

Nhiệt độ của nước có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đời sống của cá. Vì nhiệt

đa số các loài cá nhiệt độ cơ thể chỉ sai khác so cới nhiệt độ môi trường từ 0,5- 10C (Phạm Minh Thành, 1999).

Cường độ trao đổi chất của cá phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ của môi trường nước, trong phạm vi thích ứng cuả loài thì khi nhiệt độ trao đổi chất tăng (Nguyễn Văn Kiểm, 2000).

Do đó dù một thay đổi rất nhỏ nhiệt độ của môi trường nước cũng gây đến cá. Nhiệt độảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình hô hấp, trao đổi chất… của cá. Như vậy mọi sự thay đổi nhiệt độđiều ảnh hưởng đến hoạt động sống cá và có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt cho đời sống của cá, nếu sự thay đổi nhiệt

độ này vượt quá khoảng dao động nhiệt độ thích hợp của cá.

Qua nghiên cứu thì kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ trên và nhiệt độ dười của cá chép như sau.

Ngưỡng nhiệt độ (0C) của cá như bảng 4.2 Bảng 4.2 Ngưỡng nhiệt độ của cá chép

Giai đoạn Ngưỡng nhiệt độ trên (0C) Ngưỡng nhiệt độ dưới (0C) Phôi Cá bột Cá hương 39,9±0,15 40±0,05 40,5±0,4 4,1±0,1 5±0,5 4,5±0,3 Ngưỡng nhiệt độ trên của cá chép:

Ngưỡng nhiệt độ trên của cá chép tăng dần từ giai đoạn phôi, cá bột và cá

ương (39,9±0,15 0C; 40±0,05 0C; 40,5±0,4 0C). Khả năng chịu đựng nhiệt độ

trên của cá tăng dần từ giai đoạn nhỏđến giai đoạn cá lớn, cá lớn có sức chịu

đựng cao hơn cá nhỏ.

So với cá thát lát ở giai đoạn phôi là 37,8±20C và cá bột là 38,2±20C (Võ Thị

Thùy Trang, 2009) thì cá chép có thể chịu được nhiệt độ nóng tốt hơn ở cả hai giai đoạn phôi và cá bột. Ở giai đoạn phôi cá rất nhạy cảm với nhiệt độ từđó có thể thấy rằng nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hơn khoảng giới hạn nhiệt

độ thích hợp đều gây những ảnh xấu đến cá.

Đối với ngưỡng nhiệt độ dưới của cá chép:

Ngưỡng nhiệt độ dưới của cá chép giai đoạn cá bột cá hương giảm dần. Cá nhỏ có sức chịu đựng độ lạnh kém hơn cá lớn. Cụ thể ngưỡng nhiệt độ dưới

của cá bột là 5 0C, cá hương là 4,5 0C. Riêng phôi cá chép có thể chịu độ lạnh tốt hơn giai đoạn cá bột và cá hương, ngưỡng nhiệt độ dưới của phôi khoảng 40C.

Qua kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ của cá chép giai đoạn phôi, cá bột và cá hương cho thấy ở mỗi giai đoạn thì sức chịu đựng của cá với nhiệt độ không giống nhau, ứng với mỗi giai đoạn cá sẽ chiu đựng với một nhiệt độ riêng. Tuy nhiên khoảng chênh lệch ngưỡng nhiệt độ giữa các giai đoạn không lớn. Và thường theo quy tắc cá lớn có sức chịu đựng cao hơn cá nhỏ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá chép (cyprinus carpio linaeus) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)