Quan niệm về văn chương của Thạch Lam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của thạch lam (Trang 26 - 32)

1. Tìm hiểu chung về Thạch Lam

1.3. Quan niệm về văn chương của Thạch Lam

Văn học Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong quá trình đổi mới nền văn học. Giai đoạn này được xem như là giai đoạn mở màng cho một nền văn học hiện đại sau này, với rất nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Trong giai đoạn này trên thi đàn xuất hiện một nhóm văn học rất tiêu biểu, đó là nhóm

Tự lực văn đoàn. Nhóm này ra đời có tổ chức, chức năng và có cơ quan ngôn luận riêng, đặc biệt nhóm này sáng tác với một bút pháp hoàn toàn khác đó là bút pháp lãng mạn. Nhóm này có rất nhiều thành viên và sáng tác với nhiều đề tài khác nhau: viết về tình yêu, về sự Âu hóa, về việc chống lễ giáo phong kiến, …. Thạch Lam là thành viên của Tự lực văn đoàn và cũng là em trai của Nhất Linh – Hoàng Đạo – người sáng lập ra nhómTự lực văn đoàn, nhưng sáng tác của Thạch Lam mang một phong cách hoàn toàn khác biệt với những người anh của mình. Sở trường của Nhất Linh – Hoàng Đạo là viết tiểu thuyết (đặc biệt là tiểu thuyết luận đề), còn sở trường của Thạch Lam lại là truyện ngắn. Thạch Lam cũng viết truyện dài nhưng không thành công.

Trong quá trình sáng tác Thạch Lam đã chiêm nghiệm rất nhiều điều về văn chương, và từ đó Thạch Lam đã đưa ra một quan niệm sáng tác văn chương rất hợp lí và sáng tạo. Trong lời tựa :Gió đầu mùa Thạch lam đã viết:

Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc một sự thoát ly, hay sự quên; trái lại, văn chương là một khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Và đó chính là một quan niệm hết sức tiến bộ và được xem như là “tuyên ngôn văn học” của Thạch lam. Thạch Lam đã lớn lên và trưởng thành trong dòng văn chương lãng mạn và được coi là một nhà văn lãng mạn nhưng trong bản thân lại có yếu tố hiện thực. Bản thân là nhà văn lãng mạn nhưng lại phủ định khuynh hướng văn chương thoát ly đời sống hiện thực. Theo ông, nếu giá trị hiện thực, nhân đạo là cái đích mà mỗi người viết cần phải vươn tới thì việc khơi gợi, khám phá đi sâu vào vẻ đẹp, vào lõi tâm hồn và tính chất dân tộc, vào những giá trị văn hóa, tinh thần tiềm tàng trong sự sống hàng ngày là một phương diện mà nhà văn cần quan tâm. Trước đó, Nguyễn Văn Siêu từng nói: “văn

chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ chuyên chính ở văn chương, loại đáng thờ lại chuyên chính ở con người”.

Thạch Lam đã phủ định hoàn toàn thứ văn chương đã quay lưng làm ngơ trước những sự giả dối và cái ác. Văn chương thoát ly đời sống là loại văn chương làm cho con người sa ngã tinh thần, làm tê liệt ý chí chiến đấu của con người. Bản thân ông chỉ thừa nhận thứ văn chương dám đối mặt với sự thật, dám tố cáo và làm thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác. Thạch Lam không hề quay lưng làm ngơ, dửng dưng, thờ ơ trước hiện thực cuộc sống không hề bó tay trước cái tôi cá nhân, mà luôn hướng cái tâm của mình vào đời sống. Chính vì thế mà văn Thạch Lam luôn có giá trị hiện thực cao (Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ, Tối ba mươi,…).

Trong quá trình miệt mài lao động và sáng tạo nghệ thuật, Thạch Lam đòi hỏi rất cao phẩm chất trung thực của người nghệ sĩ vì “văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có”. Văn chương là phải hứng con người vào những điều cao cả, tốt đẹp và có ích cho đời và cho xã hội. Đây chính là một sự khẳng định vai trò tích cực của văn chương đối với xã hội và con người. Một tác phẩm văn chương ra đời được xem như là đứa con tinh thần của mỗi nhà văn. Chính vì thế mà nhà văn nào cũng luôn mong muốn tác phẩm văn chương của mình luôn có giá trị trong cuộc sống nói chung và trong từng cá nhân nói riêng. Một tác phẩm văn chương ra đời là do nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội. Nhu cầu đó phải có sự đóng góp và phải có vai trò tích cực đối với sự phát triển và sự tiến bộ của xã hội và con người. Một tác phẩm văn chương chân chính sẽ không bao giờ hủy diệt đời sống con người, đời sống xã hội. Bởi nó luôn thanh cao, làm tan đi những cái xấu xa, ích kỷ, nhỏ nhen, … và luôn hướng vào con người, vào việc xây dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp.

Theo Thạch Lam, văn chương có thể làm cho tâm hồn con người thêm trong sạch và phong phú. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Tác phẩm văn chương chân chính là đề nghị một cách sống”. Và tác phẩm văn chương của Thạch Lam đã gần như hoàn toàn làm được điều đó. Như đã đề cập ngay từ đầu thì Thạch Lam cầm bút vào đầu những năm 1930, Thạch Lam viết rất nhiều thể loại khác nhau: truyện dài, truyện ngắn, làm thơ,… nhưng tài năng và nghệ thuật của Thạch Lam chỉ được bộc lộ ở thể loại truyện ngắn.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét về Thạch Lam như sau: “Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn hơn là truyện dài” và “một số truyện ngắn của Thạch Lam có thể coi là mẫu mực”. [20;437]

Xuất hiện trên văn đàn với tư cách là một người viết truyện ngắn, Thạch Lam sáng tác gắn liền với Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 – 1939). Đây là thời kì mà phong trào quần chúng phát triển mạnh mẽ, và điều này đã tác động mạnh vào sáng tác của các nhà văn trong Tự lực văn đoàn. Khác với các nhà văn khác trong Tự lực văn đoàn, ngòi bút của họ thường hướng vào những cảnh sống được thi vị hóa hay là những phản kháng rất là yếu ớt trước những ràng buộc của lễ giáo phong kiến đã và đang diễn ra trong các gia đình quyền quý. Trong khi Thạch Lam hướng về họ bằng cả tấm lòng yêu thương và trân trọng. Trong tiểu luận “Theo dòng” thì Thạch Lam có cả một chương nói về người nhà quê trong văn chương. Theo ông, “chúng ta phải đợi có một nhà văn nguồn gốc ở đồng ruộng, tự cày bừa lấy trang sách nói về người nhà quê, vạch một luống thẳng thắn và mạnh bạo trên đất màu và không để ý chi những ý tưởng bên ngoài ảnh hưởng…”. Đây là một quan niệm đúng đắn và mới mẽ của Thạch Lam. Chúng ta phải thừa nhận rằng không ai có thể hiểu rõ người lao động hơn chính người lao động, và cũng không ai hiểu rõ người dân quê hơn chính người dân quê. LêNin đã từng nói “Hãy để người nông dân tự cày bừa trên luống cày của họ”. Có lẽ Thạch Lam đã làm được điều đó. Bởi lẽ, Thạch Lam viết về họ bằng tất cả tấm lòng nhân ái và chân thành nhất. Và khi đọc tác phẩm của Thạch Lam ta thấy cảm thông cho những con người như thế, đặc biệt là những con người lao động nghèo khổ.

Thời kì 1930 – 1945, người dân quê được miêu tả theo hai khuynh hướng. Văn chương lãng mạn thì miêu tả người dân quê có cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp, êm ả, …; văn chương hiện thực thì miêu tả người dân quê có cuộc sống tối tăm, khổ cực,… Nhưng riêng Thạch Lam thì ông không chấp nhận cả hai khuynh hướng này, và ông đã viết theo khuynh hướng dung hòa; dung hòa giữa hiện thực và lãng mạn. Đây chính là con đường đi riêng của Thạch Lam.

Đối với người dân quê thì cái nhìn của Thạch Lam là một cái nhìn hiện thực, giàu tính nhân đạo. Một bức tranh quê đã được Thạch Lam miêu tả một cách tỉ mỉ, tinh tế và đầy đủ màu sắc, đường nét khác nhau. Cũng chính vì thế mà Thạch Lam được mệnh danh

là “nhà văn chân quê”. Thạch Lam viết về người dân quê chân thành nhất và thành thật nhất.

Trong cuộc sống có muôn hình vạn trạng, với biết bao biến đổi của tự nhiên, xã hội và con người. Bản thân là một người say mê cái tuyệt thiện, tuyệt mĩ, một con người giàu cảm giác nên Thạch Lam có một cảm nhận tinh tế về cuộc đời. Trong cuộc sống thì thiết nghĩ không ai không yêu cái đẹp. Với tư cách là một nhà văn, việc yêu cái đẹp đã trở thành một quan điểm về thẩm mĩ. Thạch Lam đã khai thác tất cả những gì thuộc về cái đẹp, theo ông, nhà văn phải luôn tìm kiếm cái đẹp bằng chính tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của mình. Thạch Lam quan niệm:“Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp chính ở những chỗ mà không ai ngờ, tìm cái đẹp kín đáo che lấp của sự vật, cho người khác bài học trông nhìn và thưởng thức”. Trong tiểu luận “Theo dòng”, Thạch Lam đã từng nói: “Khi tâm hồn đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quý của cuộc đời, chúng ta sẽ là người một cách hoàn thiện hơn”. Ở đây tâm hồn nhà văn như là một sợi dây đàn làm rung lên những cung bậc nhiệm màu. Chính vì thế mà Thạch Lam đặt ra trách nhiệm cho nhà văn là phải tìm kiếm cái đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ mà không ai ngờ tới.

Thạch Lam rất quan tâm đến việc phát hiện ra cái đẹp. Ông đi tìm cái đẹp ngay trong một chiều phố huyện (Hai đứa trẻ); cái đẹp “dưới bóng hoàng lan”; cái đẹp của Gió lạnh đầu mùa; cái đẹp trong Tối ba mươi; cái đẹp trong lòng người của những mẹ Lê, những cô Tâm hàng xén,… Với một tâm hồn nhạy cảm, sự quan sát tinh tế Thạch Lam đã miêu tả cái đẹp rất đa dạng và linh động. Đối với Thạch Lam: “Nhà văn cốt phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn của mọi người qua tâm hồn của chình mình đi đến chỗ bất tử mà không tự biết” và “Qua tâm hồn của chúng ta, chúng ta có thể đoán biết được tâm hồn của mọi người. Và chỉ khi nào chúng ta hiểu biết được những trạng thái tâm hồn của mình một cách sâu sắc, chúng ta mới hiểu được trạng thái tâm lí của người ngoài” [20;546].

Chính vì thế mà nhà văn trước hết nhà văn phải hiểu mình, hiểu đời thì mới có thể cảm nhận được mọi giá trị đích thực của cái đẹp. Cái đẹp thì đâu đâu cũng có, ngoài cái đẹp trong thiên nhiên thì còn có cái đẹp trong lòng người. Cái đẹp luôn gắn liền với sự

giữ gìn và trân trọng. Cái đẹp trong thiên nhiên là cái đẹp do trời ban, còn cái đẹp trong lòng người thì có thể là bẩm sinh và cũng có thể do rèn luyện. Điều này được thể hiện rõ nhất qua sự rèn luyện tâm hồn của nhà văn. Mặt khác, mỗi nhà văn thể hiện sự rèn luyện đó qua tác phẩm với mong muốn giúp cho người đọc tự rèn luyện tâm hồn mình. Đây chính là sợi chỉ nói nhịp cho cái đẹp thiên nhiên và cái đẹp trong tâm hồn hòa quyện, xuyên thấm vào nhau. Vì thế mà cái đẹp sẽ mất đi nếu như lòng người vẫn đục, thiếu sự tinh tế nhạy cảm. Như vậy cái đẹp không gì khác hơn là sự nuôi dưỡng từ trong tâm hồn của mỗi người chúng ta.

Điểm lại toàn bộ sáng tác của Thạch Lam, người ta dễ dàng nhận thấy là ông không thành công lắm trong tiểu thuyết, dù rằng tiểu thuyết của ông cũng rất … Thạch Lam. Tiểu Luận, phóng sự, truyện thiếu nhi,… của ông cũng đều là những thể loại giúp ta hiểu đầy đủ hơn một chân dung văn học - Thạch Lam. Nhưng nếu nói đến những tác phẩm đã tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng mà không có Thạch Lam, mãi mãi sẽ không ai biết đến, khi nói về Thạch Lam thì chắc chắn phải kể đến tùy bútHà Nội 36 phố phường và ba tập truyện ngắnGió đầu mùa, Nắng trong vườnSợi tóc.

Tác giả Nhớ rừng đã nhận xét không hề quá lời: “không có một sáng tác nào của Thạch Lam mà không có rất nhiều Thạch Lam trong đó”. Dĩ nhiên, nhiều Thạch Lam nhất vẫn là trong truyện ngắn và bút kí.

Trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, Thạch Lam là một trong số những nhà văn được nhiều cảm tình của người đọc. Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. Dưới cái hình thức không những thoát ra khuôn sáo cũ của cách hành văn đương thời mà lại có rất nhiều đức tính sáng tạo, văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở từ những tình cảm chân thực đối với những con người thuộc tầng lớp dân nghèo của thành thị và nông thôn. Thạch Lam còn là một nhà văn biết quý mến cuộc sống, luôn trân trọng cuộc sống của mọi người xung quanh mình. Và dường như Thạch Lam không viết gì ngoài những cảnh đời ông đã sống và từng chứng kiến. Khi đọc truyện Thạch Lam dù trong hoàn cảnh xưa hay nay thì người đọc cũng cảm nhận được cái dư vị và cái nhã thú của những tác

phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học. Mặc dù in ra ít, nhưng sách Thạch Lam đánh dấu lại được cái tâm hồn súc tích, rộng rãi và tiến bộ của một nhà văn xuôi chân chính.

Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ và mỗi nhà văn lớn đều là những nghệ sĩ bậc thầy về tiếng nói. Khác với ngôn ngữ không có tính nghệ thuật, chỉ nhằm mục đích chủ yếu là thông tin, truyền đạt một điều gì đó chính xác, nội dung được giới hạn chặt chẽ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng tìm cách truyền các quan điểm của nghệ sĩ vào đối tượng được miêu tả, truyền vào đấy một lối nhìn sự vật, cách nhận thức và cảm quan về thế giới của nhà văn, nói cách khác là ngôn ngữ mang dấu ấn của cá tính và phong cách nghệ sĩ. Và Thạch Lam chính là một trong những người nghệ sĩ như thế. Xuất hiện trên văn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn khác, Thạch Lam mang một dấu ấn rất riêng. Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài hước như Nguyễn Công Hoan, không triết lý như Nam Cao. Thạch Lam nhẹ nhàng và tinh tế. Ngôn ngữ và giọng điệu trữ tình cũng vì thế là đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Thạch Lam. Mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ về những cuộc đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, gợi sự thương cảm, xót xa sâu sắc của tình người. Giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, Thạch Lam hướng người đọc tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện. Ông luôn đi sâu vào khám phá đời sống tâm linh của nhân vật bằng một ngòi bút rất tinh tế, rất hiểu sự đời - đó là những vẻ đẹp lẩn khuất bên trong tâm hồn con người: tình thương, sự cảm thông, lòng vị tha giữa người với người, giữa người với vật. Thật cảm động trước tình thương mà bọn trẻ dành cho lũ chim non trong cơn giông tố, sự sám hối bởi một phút giận dữ đã gây bất hạnh cho một con người, sự cảm thông với số phận nghèo khổ của những tấm lòng cao cả, những tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của những em bé nghèo nơi phố

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của thạch lam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)