1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người việt

111 410 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 597,56 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM DƢƠNG THỊ HÕA NGHĨA TÍNH DỰ BÁO TRONG PHẦN MỞ ĐẦU CỦA CA DAO NGƢỜI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM DƢƠNG THỊ HÕA NGHĨA TÍNH DỰ BÁO TRONG PHẦN MỞ ĐẦU CỦA CA DAO NGƢỜI VIỆT Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Trƣờng THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Xác nhận của người hướng dẫn Luận văn với đề tài: “ Tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người Việt” của học viên Dương Thị Hòa Nghĩa đã được học viên sửa chữa theo góp ý của Hội đồng chấm Luận văn Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, họp ngày 09/06/2012. Luận văn có thể được đóng bìa cứng và nộp theo quy định của Cơ sở đào tạo. Hà Nội, ngày 16/06/2012 TS. Lê Văn Trƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả lao động nghiêm túc, tìm tòi và kế thừa trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu khảo sát, kết luận trong đề tài là trung thực và chưa từng công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Dương Thị Hòa Nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8 1.1. Khái quát về ca dao và phần mở đầu trong ca dao 8 1.1.1. Khái quát về ca dao 8 1.1.2. Khái quát về phần mở đầu trong ca dao 10 1.2. Khái niệm về từ, ngữ, câu 11 1.2.1. Khái niệm về từ 11 1.2.2. Khái niệm về ngữ 11 1.2.3. Khái niệm về câu 12 1.3. Khái niệm về trường nghĩa 12 1.4. Khái niệm về tu từ 12 1.5. Khái niệm về hàm ý ngôn ngữ (hàm ngôn) và ẩn nghĩa 13 1.6. Khái niệm về hoán dụ, ẩn dụ, biểu trưng và biểu tượng 13 1.6.1. Khái niệm về hoán dụ 13 1.6.2. Khái niệm về ẩn dụ 14 1.6.3. Khái niệm về biểu trưng và biểu tượng 15 1.7. Khái niệm về dự báo 21 1.8. Khái niệm văn hoá và một số đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt 22 1.8.1. Khái niệm văn hoá 22 1.8.2. Đặc trưng văn hoá và cội nguồn văn hoá 23 Tiểu kết chương 1 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA PHẦN MỞ ĐẦU MANG TÍNH DỰ BÁO 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1. Phân loại hình thức về mặt ngữ pháp 33 2.1.1. Phần mở đầu là từ 33 2.1.2. Phần mở đầu là câu 41 2.2. Phân loại hình thức về mặt phạm trù 42 2.2.1. Phần mở đầu chỉ người 42 2.2.2. Phần mở đầu chỉ vật 48 2.2.3. Phần mở đầu là hiện tượng tự nhiên 52 2.3. Phân loại câu theo mục đích phát ngôn 55 2.3.1. Phần mở đầu là câu trần thuật 55 2.3.2. Phần mở đầu là câu hỏi 56 2.3.3. Phần mở đầu là câu cầu khiến 57 2.3.4. Phần mở đầu là câu cảm 60 Tiểu kết chương 2 63 Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG VĂN HOÁ PHẢN ÁNH QUA PHẦN MỞ ĐẦU VÀ NHỮNG CÁCH THỨC TẠO NÊN TÍNH DỰ BÁO TRONG PHẦN MỞ ĐẦU 64 3.1. Đặc trưng văn hoá người Việt phản ánh qua đoạn mở đầu 64 3.1.1. Đoạn mở đầu phản ánh lịch sử 64 3.1.2. Đoạn mở đầu phản ánh văn hoá qua lối nói vòng 72 3.2. Những cách thức tạo nên tính dự báo trong phần mở đầu 79 3.2.1. Tính dự báo qua ẩn dụ và hoán dụ 79 3.2.2. Tính dự báo qua biểu trưng 88 3.2.3. Tính dự báo qua kỹ xảo sử dụng ngôn từ 95 Tiểu kết chương 3 100 KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ca dao là một thể loại văn học dân gian do nhân dân lao động sáng tạo, chiếm tỷ lệ lớn trong kho tàng văn học dân gian nước ta. Ca dao là tiếng nói tâm tình của người lao động, biểu hiện thái độ, cảm xúc, đánh giá của con người trước những đối tượng, hiện tượng khác nhau của xã hội và thiên nhiên. Do đó, từ lâu, ca dao đã nhận được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau như Văn học, Văn hóa học, Ngôn ngữ học, Lịch sử Riêng ở lĩnh vực Ngôn ngữ học ca dao đã sớm được nghiên cứu theo nhiều bình diện khác nhau như bình diện hình thức, bình diện nội dung, bình diện thi pháp, bình diện ẩn dụ v.v Cũng đã có một công trình nghiên cứu riêng biệt phần mở đầu của ca dao, đó là luận văn thạc sĩ của Võ Hữu Vân, có tên "Đặc điểm ngôn ngữ của phần mở đầu trong ca dao trữ tình Việt Nam". Trong một chương chính của công trình này, Chương 3: Nội dung và quan hệ của phần mở đầu trong ca dao trữ tình, trong phần III. Các loại quan hệ ngữ nghĩa của phần mở đầu với toàn bài ca dao, tác giả đã dẫn một ví dụ kèm với sự phân tích. Chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn như sau: ( ) Trong mối quan hệ này, phần mở làm nhiệm vụ miêu tả, giới thiệu, định hướng cho việc phát triển ở phần nội dung lời ca. Ví dụ: Mùa xuân em đi chợ Hạ Mua cá thu về chợ hãy còn đông Ai nói với anh rằng em đã có chồng Bực mình em đổ cá xuống sông, em về. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Lời ca dao được phát triển theo một hướng, phần mở đầu tạo chuyện để gợi hướng. Chủ đề cũng như giá trị bài thơ là ở phần nội dung lời ca. Hai câu mở đầu tuy có hơi gò ép, mòn sáo, ngược lại hai câu cuối hết sức hồn nhiên, chân chất và sống động. Bài ca dao rất ngắn nhưng phản ánh được một câu chuyện dài dòng, rắc rối, rất thực và rất quan trọng của người con gái. Phần mở đầu lời ca là phần gợi hướng, có tính chất giới thiệu, tạo chuyện: Mùa xuân mùa ong đi tìm hoa lấy mật. Trai gái đi tìm nhau để tính chuyện trăm năm. Có lẽ cô gái ở đây cũng có khách quý đến chơi nhà nên cô đã đi chợ tìm loại cá ngon nhất (cá thu) và cô vội vàng về ngay khi chợ còn đông người. Đến hai câu tiếp theo: cô gái chưa kịp mang cá về đến nhà thì khách quý đã bỏ đi vì nghe tin cô gái đã có chồng. Ở phần nội dung lời ca, câu chuyện diễn ra khẩn trương dồn dập và giàu kịch tính hơn. Trên đường đi chợ về, cô gái bắt gặp chàng trai và nghe cái tin thất thiệt như sét đánh ngang tai ấy. Không rõ chàng trai có ý định đi tìm cô gái để hỏi cho ra nhẽ về cái tin sét đánh ấy hay không nhưng qua lời truy vấn, hỏi vặn lại của cô gái, ta biết rõ anh ta đã chủ động hỏi cô chứ không phải bỏ đi một cách im lặng. "Ai nói với anh, rằng em đã có chồng". Cách khỏi khá thẳng thắn, dữ dội, cách hỏi này chắc cô gái rất phẫn nộ nhưng cũng đầy niềm tự tin vào lòng thành thực. Hành động đổ cá xuống sông và bỏ về của cô gái càng phản ánh rõ hơn cái điều đó. Cô gái ở đây rất hồn nhiên, bộc trực và qua cách truy vấn của cô gái, chúng ta cũng gián tiếp nhận thấy ở chàng trai cũng có những nét tính cách tương tự. Chính vì cả hai người hồn nhiên, bộc trực và đang yêu mãnh liệt, đắm say cho nên câu chuyện của họ càng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 thêm bốc lửa và đó là ngọn lửa của tình yêu làm cháy đi và tan rã tất cả những sự hiểu hầm, những lời dèm pha không đúng, để cho tình yêu được bộc lộ và bảo toàn nguyên vẹn cái lửa tình yêu. Bài ca dao như một câu chuyện tình, có mở và có kết. Các diễn biến tâm trạng nhân vật được phát triển theo một hướng: từ phần mở đầu đến phần kết thúc lời ca. Theo chúng tôi, trong bài ca dao trên, hoàn toàn không có chuyện "đi chợ", "mua cá" cũng như không hề có câu chuyện tình "bốc lửa" của chàng trai và cô gái mà tác giả đã phân tích. Trong phần mở đầu bài ca dao, đơn giản là tác giả dân gian nói về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Hai câu còn lại, được xem là phân nội dung, nói về sự trong trắng, chưa chồng của người con gái. Như vậy, phải hiểu như thế nào về bài ca dao trên? Chúng tôi cho rằng cái đích mà bài ca dao muốn nói là trạng thái trong trắng, chƣa chồng của một ngƣời con gái và điều đó hiển nhiên nhƣ trời đất, nhƣ bốn mùa xuân hạ thu đông. Nói cách khác, phần mở đầu của bài ca dao đã hàm ẩn một sự dự báo về tính tất yếu của phần nội dung bài ca dao. Từ ví dụ trên, có thể nghĩ rằng trong kho tàng dân gian về ca dao dân ca Việt, sẽ không hiếm những bài ca dao dân ca mà ẩn dấu trong đó là những ẩn ý mà người xưa không muốn nói thẳng ra. Những ẩn ý đó, có lẽ, thường nằm ở ngay phần mở đầu của bài ca dao (đương nhiên không phải bài ca dao nào cũng có điều đó). Những ẩn ý đó nhiều khi được ngôn ngữ thể hiện rất rõ ràng song cũng có thể được che lấp bởi phương thức hoán dụ, ẩn dụ hoặc được che lắp bởi vỏ ngôn ngữ nào đó - sản phẩm của trí tuệ ông cha ta - mà người đọc - nếu không có một vốn kiến thức nhất định, sẽ không thể giải mã, nhận biết. Với những suy nghĩ như vậy, chúng tôi quyết định sẽ tìm hiểu, nghiên cứu về những ẩn nghĩa nằm trong phần mở đầu bài ca dao với khao khát hiểu được phần nào trí tuệ của cha ông hun đúc qua cách thức cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 như nội dung được ẩn giấu trong phần mở đầu. Chúng tôi gọi ẩn nghĩa đó là "tính dự báo". Và tên đề tài nghiên cứu là "Tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người Việt". Đó là lý do vì sao chúng tôi lựa chọn đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề Đã có nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu về ca dao. Công trình sưu tầm đồ sộ nhất phải kể đến cuốn "Tục ngữ, ca dao, dân ca" của Vũ Ngọc Phan. Nguyễn Xuân Kính trong "Thi pháp ca dao" (H., 1992) tập trung nghiên cứu về thi pháp, ngôn ngữ, kết cấu và một số biểu tượng trong ca dao. Công trình "Kho tàng ca dao người Việt" của Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (Chủ biên) cùng nhóm biên soạn là một sự tuyển chọn, tập hợp các bài ca dao. Nhiều tác giả tên tuổi khác cũng có những bài nghiên cứu về từng khía cạnh của ca dao: Hoàng Tiến Tựu (1999) nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật, kết cấu của ca dao. Bùi Mạnh Nhị (1999) nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của bài ca dao. Đặng Văn Lung (1999) nghiên cứu nội dung phản ánh của ca dao. Trần Đình Sử (1998) nghiên cứu nhân vật, kết cấu, hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ trong ca dao. Cao Huy Đỉnh (1996) nghiên cứu lời đối đáp trong thơ trữ tình (ca dao). Mai Ngọc Chừ (1991) nghiên cứu ngôn ngữ ca dao. Hoàng Thị Kim Ngọc nghiên cứu về so sánh ẩn dụ trong ca dao (Luận án tiến sĩ). Đặc biệt, có hai tác giả nghiên cứu riêng biệt phần mở đầu bài ca dao là Đinh Gia Khánh "Nghiên cứu đặc điểm câu mở đầu trong thơ ca dân gian" (Thông báo khoa học - Văn học, ngôn ngữ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1996) và Võ Hữu Vân "Đặc điểm ngôn ngữ của phần mở đầu trong ca dao trữ tình Việt Nam" (Luận văn thạc sĩ, Vinh, 2002). Nhìn chung, những sự nghiên cứu về ca dao mà chúng tôi điểm qua trên đây chủ yếu tập trung vào nội dung và cấu trúc hình thức nói chung của ca dao. Ngay cả trong hai công trình sau cùng có sự nghiên cứu riêng biệt về phần mở đầu thì ở cả hai công trình đó đều không đề cập đến [...]... giới giữa các phần trong bài ca dao chỉ mang tính chất tương đối Theo ý chúng tôi, giữa phần mở đầu và phần nội dung lời ca trong bài ca dao được xác định bởi những cơ sở như sau: - Dựa vào vị trí phần mở đầu trong văn bản - Dựa vào chức năng biểu hiện của câu mở đầu trong văn bản - Dựa vào hình thức đơn vị câu mở đầu - Dựa vào ranh giới phần mở đầu và phần nội dung lời ca Chẳng hạn bài ca dao sau: Trên... hình thức của phần mở đầu mang tính dự báo Chƣơng 3: Một số đặc trưng văn hóa phản ánh qua phần mở đầu và những cách thức tạo nên tính dự báo trong phần mở đầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Khái quát về ca dao và phần mở đầu trong ca dao 1.1.1 Khái quát về ca dao Ca dao và dân ca là hai thuật ngữ được dùng trong giới... mở đầu mang tính dự báo 3.2.3 Nghiên cứu những cách thức tạo nên phần mở đầu mang tính dự báo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 - Ẩn dụ và các mức độ của ẩn dụ trong phần mở đầu - Dự báo và các mức độ của dự báo trong phần mở đầu 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn lấy phần mở đầu có tính dự báo trong ca dao làm đối tượng nghiên... cứu phần mở đầu trong mối quan hệ với nội dung văn bản, với các phần khác trong bài ca dao 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tính dự báo trong phần mở đầu của mỗi bài ca dao và giữa các bài ca dao với nhau Trong một số trường hợp cần thiết, luận văn có thể so sánh với dân ca, thành ngữ, tục ngữ, đồng dao 5 Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Tư liệu Nguồn tư liệu của luận văn là những bài ca. .. cạnh tính dự báo của phần mở đầu như chúng tôi đã trình bày ở phần mở đầu - Vấn đề sẽ được xem xét trong luận văn này 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Thông qua nội dung của những hình thức ở phần mở đầu bài ca dao (mà chúng tôi cho rằng có ẩn ý/ẩn nghĩa trong nó) chúng tôi muốn chỉ ra được những cách thức mà cha ông đã sử dụng để sáng tạo nên một câu mở đầu mang tính dự báo. .. mở đầu: hai câu đầu là câu trần thuật - Ranh giới giữa phần mở đầu và phần nội dung lời ca khá rõ: hai câu miêu tả cảnh thiên nhiên có vai trò làm nền, phần còn lại biểu thị tâm trạng của nhân vật Phần mở đầu và phần nội dung lời ca có kết cấu khá chặt chẽ, có quan hệ qua lại khăng khít và có vị trí thích hợp trong văn bản Phần mở đầu không chỉ làm nền, yếu tố gợi hứng mà còn mang tính dự báo cho phần. .. Nguồn tư liệu của luận văn là những bài ca dao có phần mở đầu mang tính dự báo được thu thập từ những công trình đã được công bố như "Tục ngữ - ca dao - dân ca Việt Nam" của Vũ Ngọc Phan "Kho tàng ca dao người Việt" của Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (Chủ biên) Luận văn cũng thu thập, trích dẫn những bài ca dao đang xét trong các tác phẩm nghiên cứu về ca dao, các bài nghiên cứu đã được công bố Nguồn... thơ của dòng văn học viết Là thơ nhưng lại mang đặc trưng dân gian; mang đặc trưng phong cách dân gian, nhưng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn đồng thời lại phải có đầy đủ tính thơ nữa mới là ca dao thực thụ” Hai mặt đó tạo nên đặc trưng của ca dao 1.1.2 Khái quát về phần mở đầu trong ca dao Giống như văn xuôi, bài ca dao là một văn bản Trong bài ca dao. .. về ca dao và phần mở đầu bài ca dao - Khái niệm về từ, ngữ, câu - Khái niệm về nghĩa, khái niệm về hàm ngôn và khái niệm về ẩn nghĩa, phân biệt hàm ngôn và ẩn nghĩa - Khái niệm về hoán dụ, ẩn dụ - Khái niệm về biểu trưng - Khái niệm về dự báo - Khái niệm về văn hóa và một số đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt 3.2.2 Nghiên cứu những đặc điểm hình thức phần mở đầu mang tính dự. .. làm nền, yếu tố gợi hứng mà còn mang tính dự báo cho phần nội dung Việc xác định ranh giới giữa phần mở đầu và phần nội dung lời ca khá phức tạp Việc phân định này chỉ mang tính tương đối Khi nghiên cứu phần mở đầu chúng tôi đề cập tới đặc điểm hình thức và những cách thức tạo nên tính dự báo của phần mở đầu 1.2 Khái niệm về từ, ngữ, câu 1.2.1 Khái niệm về từ Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu . dung được ẩn giấu trong phần mở đầu. Chúng tôi gọi ẩn nghĩa đó là " ;tính dự báo& quot;. Và tên đề tài nghiên cứu là " ;Tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người Việt& quot;. Đó là. cách khác, phần mở đầu của bài ca dao đã hàm ẩn một sự dự báo về tính tất yếu của phần nội dung bài ca dao. Từ ví dụ trên, có thể nghĩ rằng trong kho tàng dân gian về ca dao dân ca Việt, sẽ. Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8 1.1. Khái quát về ca dao và phần mở đầu trong ca dao 8 1.1.1. Khái quát về ca dao 8 1.1.2. Khái quát về phần mở đầu trong ca dao

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Trần Thị An (6/1990), "Về một số phương diện nghệ thuật của ca dao", Tạp chí Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một số phương diện nghệ thuật của ca dao
[2] Nguyên Nhã Bản (2001), Bản sắc văn hoá người Nghệ trên dẫn liệu ngôn ngữ, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hoá người Nghệ trên dẫn liệu ngôn ngữ
Tác giả: Nguyên Nhã Bản
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2001
[3] Diệp Quang Ban (1999), Văn bản - Liên kết tiếng Việt, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản - Liên kết tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1999
[4] Mai Ngọc Chừ (2/1991), "Ngôn ngữ ca dao Việt Nam", Tạp chí Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ ca dao Việt Nam
[5] Chu Xuân Diên (1996), Văn học dân gian phương pháp nghiên cứu liên ngành, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian phương pháp nghiên cứu liên ngành
Tác giả: Chu Xuân Diên
Năm: 1996
[6] Chu Xuân Diên - Đinh Gia Khánh - Võ Quang Nhơn (1997), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên - Đinh Gia Khánh - Võ Quang Nhơn
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1997
[7] Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2/1992), "Biểu tượng trầu cau", Tạp chí Văn học nghệ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu tượng trầu cau
[8] Vũ Dung (1995), Ca dao trữ tình Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao trữ tình Việt Nam
Tác giả: Vũ Dung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
[9] Phan Thị Đào (2001), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam - Nxb Thuận Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Phan Thị Đào
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
Năm: 2001
[11] Đinh Gia Khánh (1997), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1997
[12] Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa lời hội thoại
Tác giả: Đỗ Thị Kim Liên
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1999
[13] Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp ca dao
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1992
[14] Đặng Văn Lung (2001), Ca dao trữ tình chọn lọc, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao trữ tình chọn lọc
Tác giả: Đặng Văn Lung
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
[15] Nguyễn Tấn Long (1998), Thi ca bình dân Việt Nam, Nxb Hội nhà văn Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi ca bình dân Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tấn Long
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn Việt Nam
Năm: 1998
[17] Phan Đăng Nhật (1993), Kho tàng ca dao người Việt, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng ca dao người Việt
Tác giả: Phan Đăng Nhật
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1993
[18] Trương Thị Nhàn (4/1992), "Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật ca dao qua một tín hiệu nghệ thuật thẩm mỹ", Tạp chí Văn học dân gian Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật ca dao qua một tín hiệu nghệ thuật thẩm mỹ
[19] Vũ Ngọc Phan (2000), Tục ngữ - ca dao - dân ca Việt Nam, Nxb Văn học (tái bản) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ - ca dao - dân ca Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: Nxb Văn học (tái bản)
Năm: 2000
[20] Lưu Hữu Phước (1992), Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca quan họ Bắc Ninh
Tác giả: Lưu Hữu Phước
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1992
[22] Trần Ngọc Thêm (1995), Ngữ pháp văn bản và việc dạy tập làm văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp văn bản và việc dạy tập làm văn
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
[23] Bùi Minh Thuyết (1997), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ học
Tác giả: Bùi Minh Thuyết
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w