Tính dự báo qua biểu trưng

Một phần của tài liệu tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người việt (Trang 94 - 101)

Biểu trưng bao giờ cũng gắn với văn hóa tộc người với địa văn hóa bởi quá trình biểu trưng hóa (quá trình liên tưởng so sánh giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt) bị sự chi phối của môi trường tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.

Trong “Thi pháp ca dao”, Nguyễn Xuân Kính có khảo sát một số biểu tượng như: cây trúc, cây mai; hoa nhài; con bống, con cò... trong ca dao và trong văn học viết và nhận xét: ...” qua việc phân tích một số biểu tƣợng trong thế giới thực vật (cây trúc, cây hoa mai, cây mai (cùng loại với cây tre), hoa nhài), chúng ta chứng kiến không ít trƣờng hợp mà trong đó tuy cùng viết về một biểu tƣợng nhƣng hai dòng thơ ca dân gian và bác học đã miêu tả khác nhau, cấp cho nó những ý nghĩa khác nhau. Đối với một số biểu tƣợng trong thế giới động vật, tình hình cũng nhƣ vậy”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cơ sở của biểu trưng là các biểu tượng văn hoá. Cũng có thể có những biểu tượng mang tính phổ quát, song nhìn chung, mỗi một dân tộc, một tộc người đều có hệ thống biểu trưng riêng của mình.

Thông qua hệ thống biểu tượng văn hoá và ý nghĩa biểu trưng của chúng, trong sáng tạo ca dao, dân ca, ông cha ta đã làm nên một kho tàng văn học dân gian quý giá.

Dường như trong mỗi bài ca dao, dân ca, chúng ta đều tìm thấy những hình ảnh, những biểu tượng văn hoá và ý nghĩa biểu trưng của chúng. Những hình ảnh, biểu tượng này có thể nằm ở phần nội dung để làm nên nội dung chính của bài ca dao; và cũng có thể nằm ngang ở phần mở đầu để tạo nên tính dự báo - vấn đề chúng ta đang xét. Ví dụ dưới đây chứng minh điều đó:

Cách sông, cách núi cho cam Cách một chỗ lội, thiếp chàng xa nhau

(Ca dao trữ tình Việt Nam) Hình ảnh cặp đôi "sông - núi" biểu trưng cho sự xa xôi, cách trở ở ngay phần mở đầu, kết hợp với các thành tố khác ("cách", "cho cam") đã làm nên tính dự báo về sự chia lìa, tiếc nuối của đôi bạn tình.

Biểu trưng của ca dao thiên về phản ánh bức tranh đời sống xã hội, biểu đạt tư tưởng, tình cảm con người.

Ví dụ:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

Hình ảnh “đêm trăng thanh” là không gian, thời gian nghệ thuật, là khung cảnh lãng mạn để chủ thể trữ tình bày tỏ lời yêu và đêm trăng thanh

như một tín hiệu dự báo cho một câu chuyện tình sẽ xảy ra.

Cảm nhận về tự nhiên có thể được dùng như những yếu tố so sánh, tham gia vào sự hình thành cấu tứ trong bài ca dao sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông

Biết răng chừ cá gáy hoá rồng Đền công ơn cha mẹ lao tâm sinh thành

Sự to lớn, bền vững của "đất - trời" trong 2 câu mở đầu chính là những tín hiệu dự báo về công cha, nghĩa mẹ, công lao sinh thành của song thân mà người con luôn đau đáu được báo đền ở 2 câu nội dung bài ca dao.

Còn trong bài ca dao:

Sông sâu, cá lội mất tăm,

Chín tháng cũng đợi, mƣời năm cũng chờ.

Hình ảnh “sông sâu, cá lội”, chính là những yếu tố dự báo biểu trưng cho sự cách trở, biền biệt vắng xa của người thương là tín hiệu thẩm mĩ để người con gái khẳng định lòng chung thuỷ, đợi chờ. Thiên nhiên xuất hiện ở đây là thiên nhiên miêu tả, điều kiện tức cảnh sinh tình hoặc là hình ảnh để so sánh với tâm lí, tình cảm, vẻ đẹp con người:

- Thấy anh nhƣ thấy mặt trời Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.

(Ca dao trữ tình Việt Nam) Hay “Cơm” và “canh” là hình ảnh không lạ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt và thường được dùng biểu trưng cho mối quan hệ vợ chồng: “Cơm lành, canh ngọt”; “Cơm chẳng lành, canh chẳng ngon, chín đụn mƣời con cũng lìa”; “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa, mấy đời cơm khê”; “Cơm trắng ăn với chả chim, chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no”; “Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”...Nhưng nếu ở tục ngữ, chất liệu trên góp phần biểu trưng cho triết lí về mối quan hệ vợ chồng thì trong ca dao là nhằm biểu đạt những nội dung tình cảm, ví như:

Anh nói thì em cũng nghe anh Nhƣng bát cơm đã trót chan canh mất rồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nuốt vào đắng lắm anh ơi!

Nhổ ra thì để tội trời ai mang?

(Ca dao trữ tình Việt Nam) Bài ca dao phản ánh một bi kịch khá phổ biến của người phụ nữ xưa. “Bát cơm” là hình ảnh ẩn dụ chỉ người phụ nữ, còn “chan canh” chỉ người con gái đã có chồng. Nhưng hôn nhân này không hạnh phúc và anh chồng đó có thể là người mà gia đình xếp đặt nên cô đành lỡ làng, lỗi hẹn với người yêu. Đấy là tiếng lòng của người phụ nữ: Thương nhớ mối tình ngang trái chẳng thành và sống ngậm ngùi, chán chường trong tù ngục hôn nhân không lối thoát. Bài ca dao là tiếng kêu ai oán, là nỗi đau của phận má hồng và đem đến cho người đọc một sự đồng cảm sâu sắc..

Trong khi đó câu “Cơm chẳng lành, canh chẳng ngon, chín đụn mƣời con cũng lìa”, hình ảnh “cơm” và “canh” dùng với nghĩa biểu trưng tương tự nhưng là chất liệu để cùng với các thành tố khác trong cấu trúc biểu trưng cho triết lí: Vợ chồng bất hoà, mâu thuẫn, lục đục thì dù con cháu đầy đàn, giàu sang phú quý cũng dẫn đến chia lìa. Câu tục ngữ đúc kết một kinh nghiệm trong đời sống vợ chồng.

Nhóm động vật thường được dùng làm chất liệu cả trong ca dao và tục ngữ. Sự xuất hiện và nội dung biểu hiện của chúng cũng cho thấy đặc trưng riêng của từng thể loại xét về mặt nội dung. Một trong những loài động vật gần gũi, thân thiết với người nông dân là con trâu. Trong tục ngữ, con trâu được dùng biểu trưng cho những quan niệm về triết lí nhân sinh. Ví dụ như: “Làm kiếp trâu ăn cỏ, làm kiếp chó ăn dơ”; “Trâu đồng nào ăn cỏ đồng nấy”; “Buộc trâu trƣa nát cọc”; “Trâu có đàn, bò có lũ”; “Trâu chậm uống nƣớc đục”; “Trâu buộc ghét trâu ăn”... Trong ca dao, con trâu xuất hiện như là người bạn thân thiết với người nông dân, con vật có một đời sống gắn bó, vất vả với những người “tay lấm, chân bùn”:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Cấy cày giữ nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công! Bao giờ cây lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

(Ca dao trữ tình Việt Nam) Cách nói nhân hoá thể hiện tình cảm gần gũi, yêu thương và có sức biểu cảm cao. Giữa người và vật như không còn xa cách mà đều là những người “bạn cày” cùng chung sức tạo ra hạt lúa, củ khoai. Hoặc nó được dùng làm hình ảnh ẩn dụ để giãi bày tình cảm:

Công anh chăn nghé đã lâu, Bây giờ nghé lớn thành trâu ai cày.

Nội dung biểu hiện ở đây là nỗi đau, sự tiếc nuối, ngậm ngùi của chàng trai khi bị người tình phụ. Bên cạnh đó là hình ảnh con cò, một loài chim xuất hiện nhiều trong ca dao người Việt vì: “Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên họ: con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm ruộng...” Họ tìm thấy ở con cò nhiều nét tương đồng với cuộc đời của mình hoặc gởi gắm vào hình ảnh đó ước mơ bay bổng, những nỗi nhớ khôn nguôi:

Một đàn cò trắng bay quanh Cho loan nhớ phụng, cho mình nhớ ta.

Mình nhớ ta nhƣ cà nhớ muối, Ta nhớ mình nhƣ Cuội nhớ Trăng.

Một đàn cò trắng bay tung,

Bên nam, bên nữ ta cùng hát lên!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Con cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

Có lúc biểu trưng cho thân phận của những người nông dân thấp cổ, bé miệng, chịu nhiều nỗi oan ức, đắng cay:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Con cò ăn bãi rau răm

Đắng cay chịu vậy than rằng cùng ai.

Hình ảnh “thuyền” cũng là hình ảnh xuất hiện với tần số cao trong tục ngữ, ca dao. Điều này do hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên ngày xưa, sự đi lại chủ yếu của nhân dân ta là bằng thuyền (bè, đò, ghe). Trong ca dao, hình ảnh cặp đôi “thuyền - bến” thường dùng để biểu trưng người con trai và người con gái:

Thuyền ơi có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Nội dung biểu đạt của bài ca dao là tiếng lòng của người phụ nữ, là lời khẳng định sự chung thuỷ. Đặc trưng di động, không cố định của “thuyền” là nét tương đồng dùng làm ẩn dụ để chỉ người con trai. Người phụ nữ ngày xưa đâu có quyền định đoạt hôn nhân, đâu có quyền tự do yêu đương: “Phận gái mƣời hai bến nƣớc, trong nhờ, đục chịu”. Mà phần “đục” đâu phải là hiếm nên tiếng than thân, trách phận như điệp khúc trong ca dao.

Bây giờ mận mới hỏi đào, Vƣờn hồng đã có ai vào hay chƣa?

Mận hỏi thì đào xin thƣa: Vƣờn hồng có lối nhƣng chƣa ai vào.

Bài ca dao không có nghĩa biểu trưng. Những hình ảnh “mận”, “đào”, “vƣờn hồng” là những hình ảnh ẩn dụ để thay thế cho chủ thể và đối thể trữ tình cùng vấn đề tình cảm lứa đôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong bài ca dao, các hình ảnh ẩn dụ được dùng để thay cho cách nói trực tiếp, giúp lời tỏ tình kín đáo, nhẹ nhàng và sự biểu đạt ở đây mang tính hình tượng, thêm sắc thái biểu cảm. Tất nhiên, chỉ khi xuất hiện trong văn bản bài ca dao nói trên thì các hình ảnh “mận”, “đào”, “vƣờn hồng” mới có nghĩa ẩn dụ; tách rời khỏi văn bản chúng sẽ trở về với nghĩa ban đầu, nghĩa được ghi trong từ điển. Ở đây, chúng chỉ có chức năng thay thế tên gọi các đối tượng, sự vật vốn đã có tên gọi. Nó chỉ có nghĩa biểu trưng của từng thành tố và cấu trúc bài ca dao không chi phối, làm thay đổi biểu trưng của từng thành tố đó. Nội dung biểu đạt của bài ca dao dưới đây cũng có cách vận dụng tương tự:

Tiếc công anh xe nhợ uốn cây cần Xe rồi đứt nhợ con cá lần ra khơi.

Nội dung cơ sở là tâm sự, nỗi buồn của chàng trai khi tình yêu tan vỡ. Biện pháp tu từ chủ yếu ở đây là ẩn dụ. “Xe nhợ uốn cây cần” biểu trưng cho sự vun đắp tình yêu.; “xe rồi đứt nhợ” biểu trưng cho tình yêu tan vỡ; “con cá lần ra khơi” biểu trưng cho người con gái đã rời xa, tình yêu không còn nữa. Các tổ hợp ẩn dụ trên chỉ có nghĩa khi xuất hiện trong văn bản bài ca dao. Nhưng khác với tục ngữ, văn bản ca dao chỉ hiện thực hoá biểu trưng của từng thành tố (hoặc tổ hợp thành tố) mà không chi phối đến biểu trưng của từng thành tố, không tạo nên biểu trưng mới của cả cấu trúc. Khảo sát bài ca dao khác để làm rõ thêm vấn đề:

Tƣởng nƣớc giếng sâu nối sợi dây dài, Ai ngờ giếng cạn tiếc hoài sợi dây.

Nội dung cũng là tâm sự, nỗi buồn của chủ thể trữ tình khi tình yêu tan vỡ nhưng có sự hụt hẫng hơn, da diết hơn. “Nƣớc giếng sâu” biểu trưng cho tình yêu sâu sắc; “nối sợi dây dài” biểu trưng cho sự đáp lại tình cảm chân thành; “giếng cạn” biểu trưng cho tình yêu hời hợt; “tiếc hoài sợi dây” biểu trưng cho nỗi nuối tiếc tình cảm đã trót trao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực ra, không khó để người đọc nhận ra tính dự báo ở phần đầu bài ca dao khi tác giả dân gian sử dụng biện pháp so sánh thông qua hoán dụ hay ẩn dụ. Ở đây, tính dự báo thƣờng biểu hiện và người đọc dễ dàng nhận biết. Trong trường hợp nếu người đọc còn phân vân, chưa hiểu rõ ý tứ ở phần mở đầu thì nội dung bài ca dao sẽ hoàn chỉnh cho người đọc sự hiểu biết đó.

Một phần của tài liệu tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người việt (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)