Những cách thức tạo nên tính dự báo trong phần mở đầu

Một phần của tài liệu tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người việt (Trang 85 - 94)

3.2.1. Tính dự báo qua ẩn dụ và hoán dụ

Ẩn dụ và hoán dụ là hai phép tu từ giữ địa vị chủ yếu trong cấu trúc

văn thơ. Nếu những tìm tòi về ngữ học không ngừng soi sáng bộ môn thi học, nghiên cứu đến ngành ngọn chức năng của ẩn dụ trong thơ, thì ngược lại, vai trò hoán dụ trong văn xuôi ít được chú ý.

Nếu như ẩn dụ (métaphore) dựa trên tƣơng quan tƣơng đồng, là thay thế một khái niệm bằng một khái niệm khác, trên căn bản so sánh ngầm, nhưng vế bị so sánh và liên từ để so sánh đã bị xóa, chỉ còn lại vế đem ra so sánh. Ví dụ: Anh như con thuyền, em như cái bến trở thành:

Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Ẩn dụ là lối tạo hình cổ điển xuất hiện thường xuyên trong ngôn ngữ.

Nhưng ẩn dụ dùng quen dễ thành nhàm, sáo, phải thay đổi, phải luôn luôn làm mới. Sự biến đổi không ngừng của ẩn dụ giải thích những tiến hóa của tiếng lóng, ký hiệu ngôn ngữ riêng của một thành phần xã hội (hoặc nghề nghiệp), chỉ người trong bọn mới hiểu nổi. Tiếng lóng dùng quen sẽ "lộ" và bị đào thải.

Trở lại địa hạt văn chương, nhà văn, nhà thơ vẫn có thể cách tân những ẩn dụ đã "sáo mòn" bằng cách tạo một hình ảnh mới. Ví dụ: chim sa, cá lặn là những hình ảnh rất cổ điển ca tụng vẻ đẹp của người phụ nữ. Nhưng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chìm đáy nƣớc, cá lừ đừ lặn

Lửng da trời, nhạn ngẩn ngơ sa

(Cung oán)

Những trạng từ lừ đừ, ngẩn ngơ tạo một tâm cảm cho cá, nhạn, biến chúng thành những nhân tố có tâm hồn, đã bị sắc đẹp quyến rũ, lôi cuốn, làm say sưa mê hoặc đến độ "ngẩn ngơ, lừ đừ". Ngoài ra cá lặn, nhạn sa chỉ là những động tác chính xác, có tính cách không gian. Nhưng cá lừ đừ lặn, nhạn ngẩn ngơ sa thì khác: ở đây có thêm yếu tố thời gian lạc vào; những trạng từ lừ đừ, ngẩn ngơ láy âm bâng khuâng, man mác, vừa vang âm trong không gian, vừa kéo dài trong thời gian, vừa phôi pha ý nghĩa.

Với những ẩn dụ cổ điển: chim sa, cá lặn có tính cách chính xác và thuần túy không gian ấy, Ôn Như Hầu đã cách tân, tạo thêm cho ngôn ngữ những chiều kích mới: chiều dài của thời gian, chiều sâu của tâm tư và dàn trải trong chiều rộng nhập nhòe của ngữ nghĩa.

Thì hoán dụ (métonymie) dựa trên tương quan kết hợp, là thay thế một khái niệm bằng một khái niệm khác có với nó một liện hệ tất yếu: - Liên hệ giữa đồ vật (objet) và chất liệu (matière): mặc (áo) lụa, mặc gấm, mặc nhung, v.v...; Liên hệ giữa vật chứa (contenant) và chất đƣợc chứa (contenu): uống một chén (nước), ăn hai, ba bát (cơm) v.v...;Liên hệ nhân quả: dùng binh đao hay khói lửa... để chỉ chiến tranh. Hoặc, đỏ mặt tía tai để chỉ tình trạng giận lắm... ;Liên hệ giữa bộ phận và toàn thể: dùng má hồng để chỉ người phụ nữ…

Ẩn dụ và hoán dụ có những tính chất giống nhau. Đó là rút gọn lời nói và tạo hình. Vay mượn ngôn ngữ để làm giàu ngôn ngữ. Mang vào ngôn ngữ những yếu tố lạ, tạo bất ngờ, do đó gây cảm xúc. Và đồng thời cũng có những khác biệt sâu xa. Đó là ẩn dụ, tuy dựa trên tương quan tương đồng, nhưng thực ra khi ví: anh như chiếc thuyền, em như cái bến, thì cũng chẳng bắt buộc anh phải có vẻ gì giống thuyền và em phải có gì giống bến; nhất là khi đã bỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các vế "em như, anh như" đi rồi thì thuyền và bến hoàn toàn tự do, có thể là anh, em hay bất kỳ một hình ảnh nào khác mà người đọc tưởng tượng ra.

Mặt khác, ngay trong tương quan anh-em, thuyền-bến cũng đã mơ hồ, không rõ ai là thuyền, ai là bến:

Theo gió thuyền xuôi Sóng đƣa bèo trôi Tiếng đàn trầm trầm

Man mác lòng tôi Nhìn con thuyền xa bến Lòng ta còn lƣu luyến...

(Con Thuyền Xa Bến, Lưu Bách Thụ) So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình của người Việt là một đề tài khá hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học và văn học dân gian. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong ca dao thực chất là lối so sánh ngầm dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, nhưng ở đây đối tượng so sánh ẩn đi chỉ còn một vế là cái được dùng để so sánh. Ẩn dụ chỉ tồn tại vào vế so sánh nên không dùng các từ chỉ quan hệ. Suy nghĩ, tình cảm trong ẩn dụ được thể hiện không ở dạng trực tiếp mà ở dạng gián tiếp. Nếu như so sánh là sự cụ thể hóa nhận thức và tình cảm đối với đối tượng thì ở ẩn dụ, phương pháp chuyển nghĩa thông qua những sự vật cụ thể lại có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa một vấn đề nào đó. Do vậy lối biểu đạt trong ẩn dụ luôn cô đọng hàm súc, tế nhị đồng thời cảm xúc bộc lộ mạnh mẽ hơn so với lối so sánh trực tiếp. ẩn dụ là cách tạo nghĩa mới. ẩn dụ bao giờ cũng chứa đựng nghĩa đennghĩa bóng. Biện pháp ẩn dụ đưa đến cho ta một nhận thức mới, một quan hệ mới của hình tượng nghệ thuật, thực chất là đưa đến lối tư duy mới về đối tượng:

Tiếc thay hạt gạo tám xoan Thổinồi đồng điếu lại chan nƣớc cà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cơ sở của ẩn dụ là sự so sánh ngầm. Cái được đem ra so sánh không được nói đến, vì thế tính triết lí của ẩn dụ nghệ thuật cũng cao hơn với so sánh trực tiếp. Người nghe có thể liên tưởng ra các tình huống, hoàn cảnh khác nhau trong tình cảm và cuộc sống con người:

Xƣa kia ngọc ở tay ta

Bởita chểnh mảng, ngọc ra tay ngƣời.

Ý nghĩa lớn của nghệ thuật là khám phá và diễn tả phức tạp đa dạng, đa chiều, thẳm sâu trong mọi ngõ ngách vô hình của tâm hồn con người. Ca dao đã đảm nhận chức năng nghệ thuật ấy một cách sâu sắc. Biện pháp ẩn dụ giúp cho tác giả dân gian diễn tả những điều thầm kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn tả nhất bằng những hình tượng nghệ thuật vừa giản dị vừa giàu chất thơ. Cách nói của ẩn dụ bóng bẩy, hàm súc, tế nhị:

Quả đào tiên, ruột mất vỏ còn Buông lời hỏi bạn, lối mòn ai đi?

Ẩn dụ ca dao mang đặc điểm rõ nhất của kiểu nghệ thuật sáng tác theo phương thức trữ tình, cái đọng lại trong lòng người tiếp nhận không chỉ ở chỗ sự vật hiện tượng ấy được phản ánh ra sao mà cái quan trọng là trạng thái tâm hồn con người được thể hiện thế nào qua cách phản ánh ấy. Cụ thể như: trạng thái nhớ, thƣơng, yêu thường được thể hiện qua phương thức so sánh, còn trạng thái tiếc nuối, trách hờn thường được thể hiện qua biện pháp ẩn dụ:

Tiếc thay hạt gạo trắng ngần Đã vo nƣớc đục lại vần than rơm...

Cái hạt gạo trắng ngần, nƣớc đục, than rơm ấy chính là ẩn dụ. Và cũng không khó hiểu cho trạng thái tiếc nuối trong câu ca dao này khi mở đầu là

tiếc thay để rồi ẩn vào ngay các hình ảnh ẩn dụ trên.

Một số hình ảnh ẩn dụ trong ca dao được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần mang ý nghĩa kết quả cao, mang tính kí hiệu bền vững, trở thành những biểu tượng, những hình ảnh ước lệ:

"Thân em nhƣ tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lụa đào là lụa hồng, rất đẹp rất quý. So sánh "Thân em nhƣ tấm lụa đào", o thôn nữ tự hào về nhan sắc xinh đẹp của mình, một vẻ đẹp mơn mởn đào tơ. Câu thứ hai biểu lộ nỗi niềm băn khoăn, bâng khuâng của thiếu nữ về chuyện tình duyên, chuyện gia thất tương lai: "Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai". "Ai" là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, là anh trai cày xóm dưới làng trên. Câu hỏi thể hiện ít nhiều băn khoăn. Ngày xưa, cha mẹ "đặt đâu con ngồi đó", không có chuyện tự do yêu đương, nên cô gái đến tuổi "cập kê" mới có nỗi niềm ấy.

Bài ca dao thứ hai, cô gái làng quê chân lấm tay bùn, mộc mạc chất phác lại có cách ví von khác:

"Thân em nhƣ củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen".

Củ ấu gai thường có hai, ba sừng, có nhiều ở đồng sâu, đồng trũng, ao dưới đìa trên. Vỏ ấu thì đen, cơm ấu, ruột ấu thì trắng.

Hai tính từ "trắng" "đen" tương phản. Qua đó, cô thôn nữ tự hào nói về mình: em đen là đen giòn, vì siêng năng hay lam hay làm, dầm mưa dãi nắng nên nước da em "đen"; đen mà khoẻ mạnh đảm đang, đen mà trinh trắng tâm hồn.

Con gái ở đâu, thời nào cũng vậy, có cô "mỏng mày hay hạt", "cổ kiêu ba ngấn", "má phấn môi son", "tóc liễu mày ngài",... Có cô lại nước da bánh mật, đen giòn,... Qua cách so sánh, cô gái tự hào về cái "duyên thầm" của mình, về tâm hồn của mình. Không hề có chuyện "than thân"!

Hai câu tiếp theo là tiếng hát, là lời chào mời, vẫy gọi. Rất chất phác, thật thà, có sao nói vậy:

"Ai ơi nếm thử mà xem,

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi".

"Ai" là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, là anh xã chú nhiêu, là anh tát nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tình chạm dê, chạm rồng, chạm gà, chạm đèn... để nàng dệt vải quay tơ... Cũng có thể là chàng trai vài năm sau sẽ "trèo lên cây bƣởi hái hoa...". Chữ

"nếm thử", "nếm ra" dùng rất hay, rất mộc mạc chân tình: anh hãy xin mẹ cha

"đem trầu bỏ ngõ", chuẩn bị "đôi chiếu, đôi chăn, đôi trằm, quan tám tiền cheo, quan năm tiền cƣới, lại đèo thêm buồng cau...", thì lúc đó "mới biết rằng em ngọt bùi". Cũng nói về chuyện kết tóc xe tơ, không hoa mĩ, hoa hoè hoa sói mà mộc mạc, chân thành. Thiếu nữ được nói đến trong bài ca dao rất đáng yêu quý, có bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp: khoẻ mạnh, chất phác, hồn hậu, trong trắng. Các tính từ: "trắng, ngọt bùi" đã nêu bật cái "duyên thầm"

thôn nữ. Mần chi có sự "than thân". Hay trong bài ca dao:

"Khăn thƣơng nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thƣơng nhớ ai,

Khăn vắt trên vai. Khăn thƣơng nhớ ai, Khăn chùi nƣớc mắt. Đèn thƣơng nhớ ai,

Mà đèn không tắt. Mắt thƣơng nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi không yên một bề".

Ca dao nói về tình yêu trai gái có muôn hình nghìn vẻ. Có tiếng hát tự tình giao duyên. Có lời giã bạn muôn vàn thiết tha lưu luyến. Có tương tư thương nhớ chờ mong. Bài ca dao "Khăn thƣơng nhớ ai" là một khúc tương tư của thiếu nữ, mà "sầu đong càng lắc càng đầy", càng thương càng nhớ, càng nhớ thương càng lo phiền thao thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bài ca dao gồm có 12 câu. Mười câu đầu viết theo thể nói lối, mỗi câu có 4 chữ. Khăn, đèn, mắt là 3 hình ảnh ẩn dụ - hoán dụ - nhân hoá thể hiện tình thương nhớ người yêu của cô gái đa tình. Hai câu cuối viết theo thể lục bát nói lên nỗi lo phiền của thiếu nữ tương tư.

Sáu câu đầu nói về "khăn", lấy khăn để giãi bày tâm sự thầm kín. Ba câu hỏi tu từ liên tiếp xuất hiện: "Khăn thƣơng nhớ ai... Khăn thƣơng nhớ ai... Khăn thƣơng nhớ ai...". Mỗi lần lại có một cách thổ lộ khác, tất cả đều biểu lộ một nét tâm trạng "thƣơng nhớ" day dứt khôn nguôi rất điển hình.

"Thƣơng nhớ" bổi hổi bồi hồi, chân tay uể oải, buồn quá không muốn cử động khác nào "khăn rơi xuống đất". Có lúc nỗi "thƣơng nhớ" cồn cào ruột gan, đứng ngồi không yên tựa như "khăn vắt lên vai". Lại có khi "thƣơng nhớ" lớp lớp sóng dồi, càng nhớ thương càng buồn tủi, cô đơn. Bao nhiêu lệ đã tuôn rơi và chỉ biết "khăn chùi nƣớc mắt". Có yêu lắm mới nhớ nhiều. Càng thương nhớ càng buồn cô đơn, và chỉ biết khóc thầm như ai đó:

"Nhớ ai, em những khóc thầm, Hai hàng nƣớc mắt đầm đầm nhƣ mƣa".

(Ca dao trữ tình Việt Nam) Ở đây, "khăn" là khách thể trữ tình, là đối tượng để cô gái đa tình, si tình cùng tâm sự, cùng giãi bày, cùng thổ lộ, để san sẻ nỗi thương nhớ đầy vơi trong lòng. "Khăn" đồng thời là ẩn dụ; lòng em như khăn đó. Nghệ thuật sử dụng điệp cú liên hoàn (3 lần) "khăn thƣơng nhớ ai" và nhân hoá: "khăn rơi xuống đất", "khăn vắt lên vai", "khăn chùi nƣớc mắt" đã cực tả bao nỗi thương nhớ day dứt, triền miên, bồi hồi dâng lên trong lòng em.

"Đèn" là ẩn dụ nhân hoá thứ hai thể hiện tình tương tư. Thâu canh cô gái thao thức một đèn một bóng. Chỉ có đèn, may ra mới thấu hiểu. Lòng em cũng chính là "đèn" giữa đêm khuya:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn "Đèn thƣơng nhớ ai,

Mà đèn không tắt".

Đèn cũng như trăng luôn luôn hiện diện cùng các cô gái, chàng trai đa tình đang thao thức cô đơn, đang tương tư thương nhớ người tình xa cách:

"Đèn tà thấp thoáng bóng trăng, Ai đem ngƣời ngọc thung thăng chốn này ?"

(Ca dao)

"Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao, Mặt tơ tƣởng mặt, lòng ngao ngán lòng".

(Truyện Kiều)

Sau hai ẩn dụ "khăn" và "đèn", "mắt" là một hoán dụ nghệ thuật được nói đến:

"Măt thƣơng nhớ ai, Mắt ngủ không yên".

"Khăn" và "đèn" còn là vật thể, khách thể. "Mắt" mới chính là lòng em, hồn em, tình em. Vì quá thương nhớ người yêu mà em thao thức suốt những đêm dài, càng thương nhớ càng nóng ruột, "mắt ngủ không yên" càng bồn chồn thương nhớ.

Cũng là thương nhớ, buồn tương tư, nhưng mỗi chàng trai, cô gái đa tình, si tình lại có những nét tâm trạng riêng. Và mỗi nhà thơ lại có một cách nói riêng, cách diễn tả riêng.

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) một nhà nho tài tử:

"... Trăng soi trƣớc mặt ngờ chân bƣớc, Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào. Một nƣớc một non, ngƣời một ngả, Tƣơng tƣ không biết cái làm sao !"

("Tương tư") Tản Đà, một thi sĩ phong tình:

"... Nghìn dặm dám quên tình lúc ấy, Trăm năm còn nhớ chuyện ngày xƣa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tƣơng tƣ một mối hai ngƣời biết,

Ai đọc thơ này đã biết chƣa ?"

("Ngày xuân tương tư") Xuân Diệu đa tình, đắm đuối:

"Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm ! Em ơi !".

("Tương tư chiều") Và Nguyễn Bính mộng mơ:

"Tƣơng tƣ thức mấy đêm rồi, Biết cho ai hỏi ai ngƣời biết cho..."

("Tương tư") Đọc lại một đôi vần thơ viết về tương tư, ta càng cảm thấy cái ý vị thương nhớ lo phiền của thiếu nữ được thể hiện trong bài ca dao "Khăn thƣơng nhớ ai", một bài ca dao rất độc đáo, lúc nào đọc cũng cảm thấy rất hay và mới mẻ. Phải chăng vì thế mà nhà văn Hoài Thanh đã ca ngợi "là một trong những câu ca dao hay nhất của Việt Nam".

Sau khi mượn "khăn", "đèn", "mắt" để giãi bày, thổ lộ tình "thƣơng

Một phần của tài liệu tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người việt (Trang 85 - 94)