Khái niệm về dự báo

Một phần của tài liệu tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người việt (Trang 27 - 28)

Thuật ngữ dự báo có nguồn tiếng Hy Lạp “Pro” (nghĩa là trước) và “grosis” (có nghĩa là biết), “Progrosis” có nghĩa là biết trước một số dùng thuật ngữ “Forecast”. Bản thân thuật ngữ dự báo đã nói lên thuộc tính không thể thiếu được của bộ não con người: đó là sự phản ánh vượt trước. Trong lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sử phát triển của loài người con người luôn hướng về phía trước, cố gắng hướng đến một tương lai ngày càng tốt đẹp hơn. Những cố gắng ban đầu đó đó được thể hiện dưới hình thức là các ước đoán, những hy vọng thiếu căn cứ, những ước muốn viển vông thiếu cơ sở khoa học mang nặng tính kinh nghiệm. Ngay từ thời cổ xưa dự báo đã được con người sử dụng ngay vào trong đời sống hàng ngày nhưng mang nặng mầu sắc tôn giáo thần bí thể hiện ở các câu nói của các nhà tiên tri, lời nói của các “Thầy” bói toán. Ngay từ thời cổ Hy lạp người ta đã phân chia lĩnh vực dự báo thành:

- Các hiện tượng tự nhiên: Thời tiết, nhật thực, nguyệt thực

- Các hiện tượng xã hội: sự xuất hiện và kết thúc của các cuộc chiến tranh, sự hưng thịnh hay suy vong của một thể chế trính trị (ở nƣớc Mỹ có những hội thảo tƣởng chừng nhƣ là kỳ dị nhƣ hội thảo suy vong của nƣớc Mỹ).

- Các hiện tượng về đời sống xã hội như khả năng giàu có, về bệnh tật, sinh tử, về khả năng giàu có của các dòng họ...

Trong ca dao người Việt, các tác giả dân gian đã sử dụng khái niệm mang tính dự báo ở phần mở đầu để nói tới số phận con người, những diễn biến hoặc hậu quả của thân phận.

Một phần của tài liệu tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người việt (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)