Chúng tôi đưa ra khái niệm kỹ xảo sử dụng ngôn từ để nói về sự cố tình ẩn ý, ẩn nghĩa của người xưa khi không muốn nói thẳng ra một vấn đề nào đó. Những ẩn ý này có thể bao quát toàn bộ bài ca dao nhưng cũng có thể chỉ nằm ở phần mở đầu.
Kỹ xảo sử dụng ngôn từ - sản phẩm của trí tuệ người xưa - nhiều khi đã đánh lạc hướng người đọc, khiến cho nếu người đọc không có một sự hiểu biết, một phông văn hoá nhất định hoặc một sự tinh tế nào đó sẽ rất khó nhận biết. Và khi đã không nhận biết được giá trị thực của phần mở đầu này, người ta thường coi đó chỉ là phần đưa đẩy, gợi chuyện.
Qua khảo sát tư liệu, chúng tôi tạm chỉ ra 3 thao tác của kỹ xảo sử dụng ngôn từ được sử dụng trong phần mở đầu. Đây chính là 3 thao tác người xưa dùng để ẩn ý, để tạo một sự liên kết sâu xa giữa phần mở đầu và phần nội dung. Ba thao tác đó là: a) Chơi chữ gắn với biểu tƣợng mang tính biểu trƣng; b) Sử dụng từ mang tính hình tƣợng và c) Sử dụng kết hợp nhiều khái niệm mang tính biểu trƣng. Cụ thể nhƣ sau:
3.2.3.1. Thao tác chơi chữ gắn với biểu tƣợng mang tính biểu trƣng Ví dụ 1: Chúng tôi trở lại với ví dụ ở phần mở đầu luận văn. Ở đây tác giả Võ Hữu Vân đã không nhận ra thao tác chơi chữ trong phần mở đầu của bài ca dao, đã bị kỹ xảo sử dụng ngôn từ đánh lừa,
"Mùa xuân em đi chợ Hạ Mua cá thu về chợ hãy còn đông"
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tác giả đã lầm tưởng rằng ở đây có câu chuyện đi chợ mua cá của một cô gái mà không nhận ra rằng tác giả dân gian muốn nói đến một biểu tượng của thời gian - của tự nhiên đó là bốn mùa xuân hạ thu đông với biểu trưng "sự hiển nhiên", "sự tất yếu"… Hiểu sai đã dẫn đến việc phân tích sai và tư biện của tác giả (như chúng tôi đã trích ở phần đầu).
Ví dụ 2:
Cha mẹ cho em đi chuyến đò nghiêng Thuyền tròng trành đôi mạn em ôm duyên trở về
(Ca dao trữ tình Việt Nam) Trong 2 câu ca dao trên, người đọc chỉ cần dừng lại một chút ở câu mở đầu sẽ nhận ra tính dự báo dồn vào từ "nghiêng" (qua thao tác chơi chữ của nghệ nhân). Ở bài ca dao này, người xưa đã dùng khá nhiều các biểu tượng về tình duyên, vợ chồng (chuyến đò, đò ngang, tròng trành). Điều đáng nói ở đây là sự tài tình trong cách chơi chữ: đò nghiêng được hiểu là đò ngang, chỉ người con gái đi lấy chồng nhưng cũng được hiểu là chuyến đò không bình an, chuyến đò báo hiệu sự sóng gió (nghiêng, tròng trành) báo hiệu tình duyên tan vỡ (ôm duyên trở về).
3.2.3.2. Thao tác sử dụng từ mang tính hình tƣợng
Ví dụ 3:
Đêm đêm vuốt bụng thở dài
Thở ngắn bằng chạch thở dài bằng lƣơn
(Ca dao trữ tình Việt Nam) Đây là bài ca dao đã đánh lừa người đọc. Nhiều người đã lầm tưởng rằng đây là bài ca dao "biểu thị tâm trạng buổi tủi, nhớ nhung của nhân vật" (Võ Hữu Vân, luận văn đã dẫn, trang 56) mà không nhận ra kỹ xảo sử dụng ngôn từ của người xưa. Trong bài ca dao thao tác sử dụng từ mang tính hình tƣợng có cả ở phần mở đầu và phần nội dung. Hàng loạt các từ như đêm đêm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vuốt, bụng, dài, ngắn, chạch, lƣơn, có thể được hiểu theo nhiều hướng (ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hình tượng).
Thực ra đây là một bài ca dao nghịch ngợm, nói về sinh lý của những chàng trai mới lớn khi ngủ nhưng đã được nguỵ trang bằng cái vỏ ngôn ngữ rất bình dị, rất nông dân, quê mùa: chàng trai đi ngủ và có thói quen (đêm đêm) vuốt ve phía gần bụng. Và cái ấy… lúc đầu thì "ngắn bằng chạch", về sau lại "dài bằng lươn". Bài ca dao này cũng giống với kiểu câu đố "đố thanh giảng tục".
3.2.3.3. Thao tác sử dụng đồng thời các khái niệm mang tính biểu trƣng
Ở thao tác này, người xưa đã cùng lúc đưa một số khái niệm mang tính biểu trưng vào phần mở đầu. Người đọc, bằng sự hiểu biết và suy lý sẽ tìm được mối dây liên hệ giữa phần mở đầu với phần nội dung. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người đọc thường bỏ qua điều này mà chỉ hướng sự chú ý đến phần nội dung chính của ca dao; và coi phần mở đầu chỉ có ý nghĩa gợi hướng, đưa đẩy... Đây cũng chính là sự bí ẩn mà người xưa, bằng kỹ xảo sử dụng ngôn từ đã lồng vào phần mở đầu, khiến cho bề ngoài nó dường như vô can với phần nội dung.
Có thể khảo sát một số ví dụ sau đây để chứng minh cho nhận xét trên: Ví dụ 4:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng Ƣớc gì anh lấy đƣợc nàng
Hà Nội, Nam Định dọn đƣờng đƣa dâu Tỉnh Thanh cung đốn trầu cau Nghệ An thì phải thui trâu mổ bò.
Bài ca dao như một giấc mơ đẹp mà không có thật. Cái đẹp mà không có thật về một đám cưới đồ sộ, đông vui đó đã được dự báo ngay ở phần mở đầu với hình ảnh (hình tượng) một bông hoa mây khổng lồ với màu sắc trắng xanh vàng rực rỡ. Một bông hoa mây đẹp đẽ như vậy chỉ có trong tưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tượng, không bao giờ có thật, báo hiệu về một đám cưới đẹp đẽ, phi thường mà không có thật. (Bài ca dao chỉ như một mơ ước bên cạnh bao mơ ước khác của người dân lao động xưa).
Ví dụ 5:
Trời mƣa bong bóng phập phồng Mẹ đi lấy chồng con ở với ai
(Ca dao trữ tình Việt Nam) Rất nhiều người đọc đã không nhận ra tính dự báo của câu mở đầu, cho rằng đó chỉ là một câu đưa đẩy, gợi hứng, dẫn dắt. Ở đây khái niệm "trời mưa" biểu trưng cho sự buồn. Khái niệm "bong bóng" biểu trưng cho sự dễ vỡ. Khái niệm "phập phồng" biểu trưng cho sự hồi hộp, lo âu… Những biểu trưng đó làm nên tính dự báo của phần mở đầu: Tâm trạng buồn tủi, lo âu của đứa con nếu người mẹ duy nhất của nó đi lấy chồng.
Ví dụ 6:
Trên trời có đám mây xanh Bên sông nƣớc chảy có nàng quay tơ
Nàng buồn nàng bỏ quay tơ Chàng buồn chàng bỏ thi thơ học hành
Nàng buồn nàng bỏ cửi canh
Chàng buồn chàng bỏ học hành chàng đi
(Ca dao trữ tình Việt Nam) Nhiều người cho rằng phần mở đầu (hai câu đầu) chỉ để đưa đẩy… Tác giả Võ Hữu Vân cho rằng "Hai dòng thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên, giới thiệu nhân vật là những yếu tố để gợi hứng" (trang 26, luận văn đã dẫn).
Ở phần nội dung của bài ca dao trên nói về một đôi trai gái: Người con gái buồn và bỏ cửi canh, còn người con trai cũng buồn, bỏ học hành và bỏ đi. Sự việc của tôi trai gái là một sự thay đổi, chuyển biến (từ tốt thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xấu). Sự thay đổi đó đã được dự báo ở ngay 2 câu mở đầu mà rất ít người đọc nhận ra: Đó là 2 hình tượng: đám mây và nƣớc chảy, cùng mang biểu trưng về sự thay đổi.
Ví dụ 7:
Trèo lên cây chuối cao bèn
Lấy chồng không chọn mai yếu hèn ai thƣơng
(Ca dao trữ tình Việt Nam) Trong ví dụ, ở phần mở đầu (câu 1) của bài ca dao, bèn trong tiếng địa phương Nghệ Tĩnh là tàu lá. Cây chuối cao bèn là cây chuối rất cao (có thể là cây chuối hột). Ở phần mở đầu này, chúng ta bắt gặp hình tượng trèo cây chuối với nghĩa biểu trưng: làm một việc hết sức khó khăn, vất vả mà không đạt kết quả. Như vậy, rõ ràng phần mở đầu đã dự báo một thông điệp mà người xưa muốn nói đến ở phần nội dung: Nếu lấy chồng không có sự chọn lựa tìm hiểu (về đạo đức, về nghề nghiệp… của đối tượng) thì cuộc sống sau này chắc chắn sẽ khó khăn, vất vả, thậm chí trắng tay giống như việc trèo cây chuối vậy.
Từ 5 ví dụ trên và nhiều ví dụ khác không tiện dẫn, chúng tôi muốn bảo vệ cho khái niệm mà mình đưa ra, khái niệm kỹ xảo sử dụng ngôn từ mà nội dung của nó là sự ẩn dấu ý nghĩa trong sáng tạo văn học dân gian nói chung, trong ca dao dân ca nói riêng của người xưa. Sự ẩn dấu ý nghĩa thực ra cũng sử dụng những biện pháp tu từ nhƣ ẩn dụ và hoán dụ hoặc thông qua những biểu trƣng văn hoá Việt nhƣng ở một mức độ tinh vi hơn, khó nhận biết hơn.
Tiểu kết chương 3
1. Đặc trưng văn hóa của người Việt phản ánh qua phần mở đầu: Ca dao, tục ngữ là loại văn chương truyền khẩu, biểu hiện nhiều mặt trong sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoạt và đời sống của người dân lao động, nên rất phong phú và đậm chất trữ tình. Ngoài ra, đặc biệt ca dao, tục ngữ còn thể hiện thái độ của người dân đối với những hành vi tốt, xấu của con người trong xã hội hay bình luận, phê phán giới lãnh đạo trong chính quyền hiện tại, hoặc trong quá khứ, tức là những nhân vật lịch sử và các biến cố liên quan đến vận mệnh dân tộc và đất nước.
2. Tính dự báo trong ẩn dụ và hoán dụ với cách thức sử dụng những hình ảnh so sánh, đây là một biện pháp nghệ thuật trong đó việc biểu đạt bằng ngôn ngữ hình tượng được thực hiện trên cơ sở đối chiếu và tìm ra những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật thuộc tính, đặc điểm của sự vật hiện tượng này qua thuộc tính, đặc điểm của sự vật hiện tượng khác với các từ quan hệ, các liên từ : nhƣ, nhƣ là, nhƣ thế, bằng.
3 . Tính dự báo qua biểu trưng bao giờ cũng gắn với văn hóa tộc người và vùng đất bởi quá trình biểu trưng hóa (quá trình liên tưởng so sánh giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt) bị sự chi phối của môi trường tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Những biểu tương thường gặp trong những bài ca dao trữ tình Việt là: Hình ảnh mai, trúc, bụt, khăn thương, đèn..Tất cả những gì gắn với cuộc sống và con người Việt Nam.
4. Tính dự báo qua kỹ xảo sử dụng ngôn từ thực sự là những đóng góp hết sức tinh tế của ông cha cho kho tàng ca dao người Việt. Sự ẩn dấu ý nghĩa trong kỹ xảo sử dụng ngôn từ tuy cũng sử dụng những biện pháp tu từ hoặc thông qua những biểu trưng văn hóa Việt nhưng ở một mức độ cao hơn, tinh tế hơn, khó nhận biết hơn so với ẩn dụ, hoán dụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN