tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp trung học cơ sở môn ngữ văn

57 2.2K 1
tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp trung học cơ sở môn ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp trung học cơ sở môn ngữ văn tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận...

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM  TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN NGỮ VĂN (Lưu hành nội bộ) GIA LAI, THÁNG 06 NĂM 2014 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM  TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HÈ 2014 MÔN: NGỮ VĂN THCS Chuyên đề I: Đổi mới kiểm tra đánh giá và cách ra đề môn Ngữ văn cấp THCS theo hướng đọc hiểu. Chuyên đề II: Giải đáp và hướng dẫn về giảng dạy phần Ngữ văn địa phương cấp THCS. GIA LAI – HÈ 2014 LỜI GIỚI THIỆU Việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá được Bộ Giáo dục và Đào tạo(GDĐT) triển khai rộng rãi ở các trường trung học từ năm học 2002-2003 nhưng nhìn chung kết quả vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học. Tại công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 8 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2013-2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội”. Nhằm góp phần hỗ trợ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cấp THCS phát triển năng lực để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới của giáo dục, Sở GDĐT Gia Lai tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp THCS môn Ngữ văn để phục vụ cho đợt bồi dưỡng thường xuyên hè năm 2014. Tài liệu biên soạn gồm hai chuyên đề: 1 Chuyên đề 1: Đổi mới kiểm tra, đánh giá và cách ra đề mô n Ngữ văn cấp THCS theo hướng đọc-hiểu (20 tiết). Chuyên đề 2: Giải đáp và hướng dẫn giảng dạy phần Ngữ văn địa phương cấp THCS (10 tiết). Tài liệu có tham khảo các nguồn tư liệu liên quan đến đổi mới PPDH và đổi mới KTĐG của các tác giả trong nước và các n guồn thông tin quản lý của Bộ GDĐT và các tác phẩm của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn tài liệu không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất m ong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và các giáo viên để nhóm biên soạn hoàn thiện tài liệu sau đợt bồi dưỡng. Trân trọng. Nhóm biên soạn 2 PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. MỤC TIÊU Sau đợt bồi dưỡng, giáo viên sẽ đạt được: 1. Về kiến thức - Nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học hiện nay; - Hệ thống hóa những nội dung cơ bản, hiện hành về kiểm tra, đánh giá; cách thức đổi mới kiểm tra đánh giá của môn học Ngữ văn cấp THCS; - Bổ sung kiến thức về Văn học Gia Lai (qua tài liệu, qua trực tiếp giao lưu với một số nhà văn nhà thơ tiêu biểu của Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai). Về kĩ năng - Tổng hợp và vận dụng các kiến thức về đổi mới kiểm tra, đánh giá để xác định mục tiêu đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với môn Ngữ văn cho từng bài, từng chủ đề, nhóm chủ đề của m ôn Ngữ văn cấp THCS; - Củng cố việc ra đề kiểm tra môn Ngữ văn theo yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá; bước đầu biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo định hướng năng lực. - Giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình giảng dạy phần Ngữ văn địa phương. Về thái độ - Có ý thức đổi mới dạy học và kiểm t ra, đánh giá; - Thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đối với môn Ngữ văn. II. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1. Giới thiệu về đổi mới kiểm t ra, đánh giá trong dạy học nói chung và đổi mới kiểm tra, đánh giá môn học Ngữ văn nói riêng. 3 2. Hướng dẫn đổi mới cách ra đề m ôn Ngữ văn cấp THCS và đổi mới cách đánh giá bài làm của học sinh. 3. Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn thực hiện phần Ngữ văn địa phương. 4. Thống nhất trong chỉ đạo và trong hướng dẫn thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn. III. PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG - Giáo viên nghiên cứu và làm chủ tài liệu. - Phát huy tính chủ động sáng tạo của giáo viên trong đợt bồi dưỡng. - Tăng cường tính t hực hành trong đợt tập huấn. Chú ý đến việc tổ chức các hoạt động của giáo viên, báo cáo viên nói ít, tạo điều kiện cho tất cả giáo viên đều được suy nghĩ nhiều, hoạt động nhiều. - Tạo điều kiện cho giáo viên trực tiếp giao lưu với một số nhà văn nhà thơ tiêu biểu của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học và kiểm t ra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn cấp THCS - Bộ GD&ĐT, tháng 7/2010. 2. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Ngữ văn cấp THCS – Bộ GD&ĐT, năm 2011. 3. Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế- tài liệu tập huấn giáo vi ên trường THPT chuyên - Bộ GD&ĐT, năm 2010. 4. Sổ tay PISA - Bộ GD&ĐT, năm 2011. 5. Bộ câu hỏi môn Ngữ văn cấp THCS – Nguyễn Thúy Hồng và nhóm tác giả, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2012. 6. PISA và các dạng câu hỏi – PISA Việt Nam, Bộ GD&ĐT, năm 2012. 7. Tài liệu tập huấn về kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo định 4 hướng phát triển năng lực học sinh t rong trường THCS vùng khó nhăn nhất, môn Ngữ văn - Bộ GD&ĐT, năm 2014. 8. Bài giảng quản lí hoạt động dạy học và giáo dục – PGS TS Nguyễn Sĩ Thư 9. Đề khảo sát môn Ngữ văn của PISA. 10. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THCS - Bộ GD&ĐT, năm 2014. 11.Văn học Gia Lai (1945 - 2010) - Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, Nhà Xuất bản Đà Nẵng, 2012. 5 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG BỒI DƯỠNG Chuyên đề 1: ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GI Á VÀ CÁCH RA ĐỀ MÔN NGỮ VĂN THEO HƯỚNG ĐỌC HIỂU I. GIỚI THIỆU VỀ ĐÁNH GIÁ 1. Sơ lược về kiểm tra, đánh giá Khái niệm “Kiểm tra đánh giá” ở đây được hiểu là kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kết quả mà học sinh đạt được trong quá trình dạy học là cơ sở qua n trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động dạy học. Kết quả học tập được thể hiện ở mức độ mà người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định hay ở mức độ mà người học đạt được trong tương quan chung với những người cùng học khác. Dù hiểu theo nghĩa nào thì đánh giá kết quả học tập cũng phản ánh kết quả học sinh đạt được sau một giai đoạn học tập. Như vậy, đánh giá kết quả học tập của học sinh là đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra cho học sinh sau một giai đoạn học tập, các mục ti êu này thể hiện ở từng môn học cụ thể. Đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ nắm được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra. Kiểm tra là quá trình giáo viên thu thập thông ti n về kết quả học tập của học sinh. Các thông tin này giúp cho giáo viên kiểm soát được quá trình dạy học, phân loại và giúp đỡ học sinh. Những thông tin thu thập được so sánh với tiêu chuẩn nhất định. Đánh giá kết quả học tập bao gồm quá trình thu thập thông tin, quá trình xử lí thông tin về trì nh độ, khả năng thực hiện mục tiêu đã xác định của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho nhà trường và cho bản thân học sinh để giúp họ học tập tiến bộ hơn. Kết quả của việc đánh giá được thể hiện chủ yếu bằng điểm số theo thang điểm đã được quy định, ngoài ra 6 việc đánh giá còn thể hiện bằng lời nhận xét của giáo viên. Kiểm t ra và đánh giá là hai quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau. Kiểm tra là để đánh giá, đánh giá dựa trên cơ sở của thông tin do hoạt động kiểm tra cung cấp. Đánh giá là xác định mức độ đạt được của quá trình dạy học so với mục tiêu dạy học. Kiểm tra là phương tiện và hình thức đánh giá nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập của học sinh (H S) thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức, kĩ năng (KT, KN). Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm t ra, đánh giá kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của HS. Kiểm tra, đánh giá có hai chức năng cơ bản: - Chức năng xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học: so sánh kết quả quá trình dạy học mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương, chủ đề, chủ điểm, mô đun, lớp học, cấp học) Chuẩn KT-KN của CT giáo dục . Thực hiện chức năng này, kiểm tra đánh giá đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng. - Chức năng tư vấn, thúc đẩy, điều khiển: + Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự đánh giá để tối ưu hoá PP học tập. Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết. + Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi ; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH. 7 + Giúp HS biết được khả năng học tập của m ình so với yêu cầu của CT ; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh PP học tập ; phát triển kĩ năng tự đánh giá. + Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục. Như vậy, đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định. Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu đó, đồng thời cũng lại mở đầu cho một chu trình giáo dục tiếp theo. Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này. Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây 1. Tính khách quan, chính xác Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra, không phụ thuộc vào ý m uốn chủ quan của người đánh giá. 2. Tính toàn diện Kiểm tra đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích đề ra. 3. Tính hệ thống Kiểm tra, đánh giá tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để đánh giá một cách toàn diện. 4. Tính công khai và tính phát triển Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra động lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá m ong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt chưa tốt. 5. Tính công bằng 8 [...]... nghĩa văn bản; 20 Các đề thi và đáp án môn Ngữ văn thời gian qua thường chú trọng các yêu cầu về nội dung, nghệ thuật của văn bản nên để đáp ứng các yêu cầu của đề thi, giáo viên cũng tập trung cung cấp kiến thức cho học sinh Năng lực “hiểu văn bản” của học sinh thường phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức của giáo viên giảng dạy Hầu hết giáo viên tập trung hướng đến cung cấp kiến thức cho các em học sinh... và học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, đây là những nơi đang xảy ra chuyện bắt nạt bạn bè Cuộc khảo sát đầu tiên về sự việc này do Bộ tiến hành từ học sinh lớp bốn trở lên Theo cuộc khảo sát, có 22% học sinh tiểu học cho biết các em bị bạn bè bắt nạt, trong khi học sinh trung học cơ sở là 13% và học sinh trung học phổ thông là 4% Mặt khác, có 26% học sinh tiểu học cho biết các... trong khi tỷ lệ giảm dần ở học sinh trung học cơ sở là 20% và 6% ở cấp trung học phổ thông Trong số những người trả lời, có 39% đến 65% cho biết mình đã từng bị bạn bè bắt nạt Cuộc khảo sát cho thấy có 37% phụ huynh học sinh tiểu học bị bắt nạt có biết về con em mình là đối tượng bị bắt nạt Con số 34% là phụ huynh học sinh trung học cơ sở và 18% phụ huynh học sinh trung học phổ thông Trong số phụ huynh... hành của Bộ GDĐT - Công văn số 5842/BGDĐT- VP ngày 1/9/2011 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Ngữ văn, cấp THCS và cấp THPT (gọi tắt là nội dung giảm tải) - Công văn số 872/SGDĐT- GDTrH ngày 30/9/20112011 của Sở GDĐT Gia Lai về việc Điều chỉnh nội dung dạy học môn Ngữ văn, cấp THCS và cấp THPT - Công văn số 1336/QĐ-SGDĐT- GDTrH ngày 30/9/20112011 của Sở GDĐT Gia Lai về việc... được giáo viên thông tin về việc này Chỉ có 3% đến 4% phụ huynh biết con mình bị bắt nạt là theo cuộc điều tra Ngoài ra, cuộc điều tra còn phát hiện có 42% giáo viên tiểu học không biết chính học sinh của mình là đối tượng bắt nạt; tỉ lệ giáo viên trung học cơ sở là 29% và trung học phổ thông là 29% Khi được hỏi về lý do đằng sau chuyện bắt 24 nạt, có khoảng 85% giáo viên cho biết là do thiếu giáo. .. thể loại văn bản; + Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng - Để làm tốt phần thi viết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết vận dụng những kĩ năng viết đã học để tạo lập văn bản về một đề tài xã hội hoặc/và tác phẩm, trích đoạn văn học nào đó theo hướng mở và tích hợp trong môn và liên môn, tập trung vào một số khía cạnh như: + Tri thức về văn bản viết (kiểu loại văn bản,... chất lượng học tập môn Ngữ văn đối với bậc trung học được thể hiện rõ nhất tại Công văn số 1933 /BGDĐT-GDTrH ngày 15/4/2014 của Bộ GDĐT về việc “Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đối với môn Ngữ văn , Bộ GDĐT đã khẳng định: (1) Việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng... chuyên môn và nhất là GV Ngữ văn về vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của khâu kiểm tra, đánh giá trong dạy học - Những hướng dẫn kịp thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong giai đoạn hiện nay - Thành tựu của khoa học giáo dục về vấn đề kiểm tra, đánh giá trên thế giới và trong nước nói chung, trong bộ môn Ngữ văn nói riêng Các công trình đề tài khoa học; các tài. .. dụng vào thực tiễn học tập và đời sống) - Về viết nghị luận văn học, năm 2014 vẫn sử dụng ngữ liệu là tác phẩm hoặc trích đoạn nêu trong chương trình và sách giáo khoa nhưng cần đổi mới cách hỏi, cách nêu vấn đề nhằm khắc phục hiện tượng học tủ, học thuộc văn mẫu, sao chép nguyên tài liệu Bài viết của học sinh được đánh giá dựa vào chuẩn kĩ năng viết nói chung và chuẩn kĩ năng viết kiểu văn bản nói riêng... như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học - Vận dụng (ở cấp độ thấp): Học sinh có thể hiểu được các khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa - Vận dụng (ở cấp độ cao): Học sinh . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM  TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN NGỮ VĂN (Lưu hành nội bộ) . giáo dục và giáo viên cấp THCS phát triển năng lực để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới của giáo dục, Sở GDĐT Gia Lai tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp THCS môn Ngữ. mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn. III. PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG - Giáo viên nghiên cứu và làm chủ tài liệu. - Phát huy tính chủ động sáng tạo của giáo viên trong đợt bồi dưỡng. - Tăng cường

Ngày đăng: 31/08/2014, 10:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

    • II. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

    • 4.1. Khái niệm đánh giá năng lực

    • bia NGU VAN.pdf

      • 0B

      • TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

      • 1B---(((---

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan