1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

91 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung..

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

VŨ DUY CẢNG-TRỊNH VĨNH LONG-NGUYỄN MINH HẢO

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Trang 2

MỤC LỤC

Giới thiệu chung về tài liệu văn hóa địa phương 3 Chương I: ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Phần I: Địa lí Thanh Hóa

Bài 2 Xã hội dân cư 9

Phần II: Lịch sử địa phương Thanh Hóa

Bài 1 Thanh Hóa thời kì trước năm 1945 20 Bài 2 Thanh Hóa thời kì sau năm 1945 đến năm 1975 26 Chương II: NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

Bài 1 Kho tàng văn học dân gian Thanh Hóa 32

Bài 4 Dạy học ngữ văn địa phương cho học sinh tiểu học Thanh Hóa 55 Bài 5 Thực hành dạy học ngữ văn địa phương 58

Chương III: VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

Bài 1 Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa 61

Bài 4 Một số trò chơi dân gian ở Thanh Hóa 78 Bài 5 Dạy học văn hóa địa phương ở tiểu học 81 Bài 6 Tổ chức thực hành giáo dục văn hóa địa phương 84

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI LIỆU VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG

Trang 3

Tài liệu văn hoá địa phương tỉnh Thanh Hoá gồm 3 nội dung: Địa lí và Lịch sử; Ngữ văn và Văn hoá được chia thành 3 chương

Chương 1: Địa lí và Lịch sử địa phương

Chương 2: Ngữ văn địa phương

Chương 3: Văn hoá địa phương

Mỗi chương được chia thành các bài, mỗi bài có thời lượng từ 1 đến 2 tiết

Cấu trúc bài viết dưới dạng tài liệu bồi dưỡng giáo viên Mỗi bài viết bao gồm các mục: Mục tiêu; Thời gian thực hiện; Các phương tiện hỗ trợ; Nội dung chính Trong phần nội dung thể hiện rõ các hoạt động của học viên (chủ yếu hoạt động theo nhóm) và hoạt động của giảng viên (các thông tin phản hồi) Cuối mỗi bài đều có câu hỏi, bài tập tự đánh giá và thông tin phản hồi cho câu hỏi, bài tập đó

Mục tiêu của tài liệu: Bồi dưỡng năng lực về văn hoá địa phương cho giáo viên, cán bộ quản lí và sinh viên sư phạm tiểu học; giúp giáo viên tiểu học nắm được một cách hệ thống các thông tin về điều kiện địa lí, lịch sử, ngữ văn

và văn hoá trong tỉnh, từ đó biết lựa chọn các nội dung thích hợp để dạy lồng ghép trong các tiết học về Địa lí, Lịch sử và Ngữ văn ở tiểu học

Đối tượng sử dụng tài liệu: cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên và học sinh tiểu học

Thời lượng: tài liệu dùng để bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học, đồng thời cũng là tài liệu đọc thêm cho học sinh Thời lượng của tài liệu dùng để bồi dưỡng giáo viên gồm 30 tiết Trong đó phần lịch sử địa lí địa phương 10 tiết; ; phần ngữ văn 10 tiết; phần văn hoá địa phương 10 tiết

Cách sử dụng tài liệu:

Tài liệu viết dưới dạng tập huấn giáo viên, dùng để tập huấn cán bộ quản

lí và giáo viên tiểu học, trước hết là bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học các đơn vị tham gia Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học Giáo viên dùng tài liệu này để lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp lồng ghép trong các tiết giảng dạy về Địa lí, Lịch sử và Tiếng Việt, giáo viên cũng có thể dựa vào tài liệu này để soạn thành tiết học riêng dạy học sinh phần kiến thức địa phương quy định trong một số môn học

Trong quá trình viết tài liệu, các tác giả tham khảo và sử dụng một số số liệu, tư liệu trong cuốn Dư địa chí Thanh Hoá và trong trang Web: vi wikipedia.org

Tác giả bài viết là những cán bộ quản lí có nhiều kinh nghiệm trong quản

lí, chỉ đạo giáo dục tiểu học nhưng ít tham gia viết tài liệu nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý và chia sẻ của bạn đọc

Trang 4

BAN BIÊN TẬP

Chương I Địa lí và Lịch sử địa phương

Phần I ĐỊA LÍ THANH HOÁ Bài 1 ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

tế, văn hoá, xã hội

- Giáo dục lòng tự hào quê hương và ý chí phấn đấu xây dựng quê hương Thanh Hoá ngày càng giàu mạnh

1 Địa hình, địa mạo tỉnh Thanh Hoá

(Chiếu lên bảng bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá)

Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm 4

Quan sát bản đồ và bằng những hiểu biết, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Các phía Bắc, Nam, Đông, Tây của Thanh Hoá tiếp giáp những đâu ?

- Đường biên giới với Lào, đường biển dài khoảng bao nhiêu kilômet ?

- Kể tên các huyện miền núi, đồng bằng trung du và ven biển, những

huyện miền núi nào có biên giới với Lào ?

Trang 5

Thông tin phản hồi

Theo số liệu đo đạc của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông Phía bắc giáp

ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ

An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm

3 vùng: Miền núi - Trung du; Đồng bằng; Ven biển Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km²

 Vùng miền núi, trung du

Trang 6

Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung

Miền đồi núi Thanh Hóa bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh,

5 huyện có đường biên giới với Lào là Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên

có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc hai huyện Như Thanh và Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý

 Vùng đồng bằng

Gồm các huyện (thị, thành phố): Nông Cống, Triệu Sơn, TP Thanh Hóa, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Hà Trung, Thị xã Bỉm Sơn Vùng đồng bằng của Thanh Hóa (bao gồm cả đồng bằng ven biển) lớn nhất miền Trung và thứ ba của cả nước Đồng bằng Thanh Hoá diện tích bằng 1/2 diện tích của các đồng bằng Trung Bộ cộng lại, tức khoảng 3000 km²

Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1m

 Vùng ven biển

Bãi biển Sầm Sơn

Trang 7

Gồm các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng

các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, nam Sầm Sơn, Nghi Sơn)

2 Khí tượng, thủy văn

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2

Nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3 mùa gió:

1) Gió Bắc (còn gọi là gió bấc): Không khí lạnh từ áp cao Serbia về, qua

2) Gió Tây Nam: Từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng nên gọi là gió Lào hay gió Tây Nam

3) Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): thổi từ biển vào đem theo khí mát

từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ dưới 15%

 Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ trung bình từ 23,3 °C đến 23,6 °C, mùa hè nhiệt độ có ngày cao tuyệt đối đến 40 °C, nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5-6 °C

Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 4

Hãy nêu các hiện tượng nắng, mưa, gió, bão ở Thanh Hoá (số lượng, thời gian, loại hình)

Trang 8

3 Tài nguyên thiên nhiên

Thông tin phản hồi cho hoạt động 3

Tỉnh Thanh Hóa đa dạng nguồn tài nguyên, nhưng nhìn chung nguồn tài nguyên có trữ lượng không lớn và thường phân bố không tập trung nên rất khó cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng Trong tỉnh hiện tại mới chỉ có một

số nhà máy đang tiến hành khai thác nguồn tài nguyên, như: nhà máy xi măng Bỉm sơn, xi măng Nghi sơn, phân bón Hàm rồng, Đa số nguồn tài nguyên đang bị thất thoát do kiểm soát không chặt chẽ Theo số liệu của Sở Tài nguyên

và Môi trường Thanh Hóa năm 2004 thì nguồn tài nguyên của tỉnh như sau:

 Đá vôi làm xi măng: Trữ lượng 370 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bố ở các huyện: Quan Hóa, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bỉm Sơn, Hà Trung

 Sét làm xi măng: Trữ lượng 85 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện:

Hà Trung, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Tĩnh Gia

 Sét làm gạch ngói: Trữ lượng trên 20 triệu khối, chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở các huyện: Thạch Thành, Hà Trung, Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Quảng Xương, Tĩnh Gia

 Sét cao nhôm: Trữ lượng 5 triệu tấn, làm gạch chịu lửa và gạch ốp lát

 Cát xây dựng: Trữ lượng rất lớn, phân bố khắp tỉnh

Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm 4

Hãy nêu tên những nguồn tài nguyên thiên nhiên của Thanh Hoá mà anh, chị biết

Trang 9

 Đá ốp lát: Trữ lượng 2-3 tỉ khối, chất lượng tốt có nhiều màu sắc đẹp, độ bền cao

 Quặng sắt: Có 5 mỏ đã được thăm dò, trữ lượng 3 triệu tấn

 Quặng crom: Trữ lượng 21.898 triệu tấn (đặc biệt cả nước chỉ có ở Triệu Sơn và Ngọc Lặc của Thanh Hóa)

 Vàng sa khoáng: Tập trung ở Cẩm Thủy, Bá Thước, Thường Xuân

 Vàng gốc: Tập trung chủ yếu ở làng Nèo huyện Bá Thước

 Phốt pho rit: Trữ lượng 1 triệu tấn, chất lượng trung bình

 Secpentin: Trữ lượng 15 triệu tấn, chất lượng khá tốt

 Đô lô mit: Trữ lượng 4,7 triệu tấn, chất lượng rất tốt

sinh

 Nước ngọt: Với các sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Hoạt, sông Bưởi, sông Bạng, sông Yên, Tổng chiều dài là 881 km, với tổng diện tích lưu vực là 39.756 km² Tổng lượng nước ngọt trung bình hằng năm là 19,52 tỷ m³

 Muối biển: Nước biển Thanh Hóa có độ mặn cao 2,5-2,8% vào các tháng

từ 11 đến tháng 6 năm sau, cao nhất là vào tháng giêng 3,2-3,3% Do đó, Thanh Hoá có điều kiện phát triển công nghiệp ngành muối

Câu hỏi tự đánh giá

1) Hãy nêu những đặc điểm địa lí tự nhiên của tỉnh Thanh Hoá (địa hình, địa mạo, thời tiết, khí hậu, gió mùa)

2) Hãy nêu những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Thanh Hoá

Bài 2 XÃ HỘI DÂN CƯ

(2 tiết)

Mục tiêu

Học viên nắm được các đơn vị hành chính trong tỉnh và sự phân bố dân

cư theo dân tộc và theo các đơn vị hành chính

Từ sự phân bố dân cư đó, thấy được thế mạnh và những khó khăn của từng vùng và cũng hiểu được chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển bình đẳng của các dân tộc

Các phương tiện hỗ trợ

Trang 10

Thông tin phản hồi

Tỉnh thanh Hoá có 1 thành phố là đô thị loại II, 2 thị xã và 24 huyện, được tạm chia thành 3 vùng:

Miền núi - Trung du, gồm 11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá,

Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, trong đó có 4 huyện miền núi thấp là Như Thanh, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, 7 đơn vị còn lại là miền núi cao

Đồng bằng, gồm 10 huyện, thị, thành phố: TP Thanh Hoá, Thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, Nông Cống, Triệu Sơn, Đông Sơn, Thiệu Hoá, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân

Ven biển, gồm 6 huyện, thị xã: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Thị xã Sầm Sơn, huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia

Thanh Hóa là tỉnh có dân số lớn thứ ba của Việt Nam hiện nay Lịch sử hình thành và phát triển của xứ Thanh gắn liền với quá trình cộng cư của người Việt với người Mường và các dân tộc khác Đồng thời có một bộ phận không

nhỏ dân cư Thanh Hóa đang sinh sống tại các đô thị lớn trong nước như

Hoạt động 2 Thảo luận theo nhóm 4

- Tỉnh thanh Hoá có bao nhiêu đơn vị hành chính (huyện) kể tên

các đơn vị theo vùng: miền núi - trung du; đồng bằng; ven biển

- Thanh Hoá có bao nhiêu dân tộc cùng sinh sống, sự phân bố các dân tộc theo vùng

Trang 11

Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh cũng như tại một số nước trên thế giới

Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Thanh Hóa có 3.400.239 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Trong 10 năm từ 1999 đến 2009, quy mô dân số giảm 0,2 %, do số dân tăng tự nhiên không thể bù đắp được số người chuyển đi làm ăn, sinh sống ở các tỉnh, thành phố khác

Trong tổng dân số năm 2009, nữ giới có 1.717.067 người, dân số thành thị là 354.880 người Mật độ dân số vào loại trung bình: giảm từ 310 người/km² (năm 1999) xuống 305 người/km² (năm 2009) Tỉ số giới tính (số nam trên 100 nữ) tăng từ 95,6 % (năm 1999) lên 98,0 % (năm 2009), tương đương với mức chung của cả nước

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu có 7 dân tộc là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, HMông, Khơ Mú Người Kinh chiếm phần lớn dân số của tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp, các dân tộc khác có dân số và địa bàn sống thu hẹp hơn, như người Khơ Mú chỉ sống chủ yếu ở 2 bản Đoàn Kết - xã Tén Tằn và Suối Lách - xã Mường Chanh, huyện Mường Lát

Dân số

các dân

tộc chủ

yếu

Kinh Mường Thổ Khơ

Mú Thái HMông Dao

Ngọc Lặc,Cẩm Thủy, Thạch Thành,

Huyện Như Xuân, Như Thanh

Huyện Mường Lát

Quan

Sơn,

Bá Thước,Lang Chánh, Thường

Huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn

Các huyện: Ngọc Lặc, Cẩm Thủy

Trang 12

và việc phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội ở tỉnh Thanh Hóa

Người Kinh hay người Việt là một trong những dân tộc bản địa tại Thanh Hóa Những thành tựu khảo cổ học cho thấy vào thời đại đồng thau, lưu vực sông Mã, sông Chu đã trở thành trung tâm cư trú của người Việt cổ trên đất Thanh Hóa Họ đã biến những đầm lầy hoang, cồn bãi hoang dại ven các con sông thành những vùng đất màu mỡ và xây dựng những xóm làng đầu tiên của người Việt cổ xứ Thanh

Dân tộc Mường

Dân cư Mường ở Thanh Hóa ngày nay sinh sống chủ yếu ở vùng đồi và núi thấp, có khả năng phát triển kinh tế đồi rừng Người Mường sinh sống tập trung ở các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bá Thước

Dân tộc Mường có dân số nhiều nhất (328.744 người, số liệu năm 1999)

so với các dân tộc thiểu số khác ở trong tỉnh Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có hai nhánh: nhánh Mường Trong (theo quan niệm của đồng bào là mường gốc) xuất xứ từ Mường Ống, huyện Bá Thước ngày nay Nhánh Mường Ngoài từ tỉnh Hòa Bình chuyển vào Thạch Thành Theo các tài liệu lịch sử, người Mường cùng chung nguồn gốc với người Việt cổ

Người Mường cũng như người Thái ở nhà sàn, quần tụ lại thành chòm bản ở chân đồi hoặc gần sông suối Nghề chính của đồng bào là làm ruộng, rẫy Người Mường có nền văn hóa lâu đời, dân ca, dân vũ phong phú, đa dạng

nhưng chưa có chữ viết riêng, ngôn ngữ theo nhóm ngôn ngữ Việt – Mường Các dòng họ chủ yếu của người Mường là: Phạm, Nguyễn Đình, Trương Công, Quách, Cao, Lê Xuân, Bùi

Dân tộc Thổ

Dân tộc Thổ ở Thanh Hóa có nhiều nét gần với dân tộc Mường và dân tộc Kinh Người Thổ chỉ có một họ duy nhất là họ Lê Dân tộc Thổ cư trú chủ yếu ở huyện Như Xuân và Như Thanh Dân số năm 1999: 8.980 người Nét riêng biệt

Trang 13

của người Thổ là bộ sắc phục của phụ nữ khá độc đáo, duyên dáng Phương thức canh tác chủ yếu là cấy lúa nước

Dân tộc Khơ Mú

Dân tộc Khơ Mú sống tập trung ở 2 bản: Đoàn Kết, xã Tén Tằn và Suối Lách, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát Dân số năm 1999 là 607 người Dân tộc Khơ Mú không có chữ viết Tiếng nói theo ngôn ngữ Khơ me Nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Khơ Mú là sống hòa thuận trong chòm, trong bản Mối quan hệ dòng họ rất nghiêm ngặt Tộc trưởng có quyền quyết đoán mọi chuyện Người Khơ Mú hầu như chỉ quan hệ với bên ngoài về kinh tế, còn quan

hệ tình cảm, văn hóa khép kín trong dòng tộc Từ khi có chính sách định canh định cư, cuộc sống của đồng bào dân tộc Khơ Mú đã có nhiều thay đổi Con trai, con gái đã được đi học, giao tiếp rộng rãi và đã lấy chồng, lấy vợ người dân tộc khác

Dân tộc Thái

Lịch sử người Thái ở Thanh Hóa có quan hệ gần gũi và chặt chẽ với người Thái ở Tây Bắc và có nguồn gốc từ dòng họ Lò Khăm (tiếng Thái Đen) Các dòng họ chủ yếu của người Thái là: Hà, Phạm, Lang, Lò, Vi, Đinh Người Thái ở Thanh Hóa có 2 nhánh là: Thái Trắng (Táy Dọ) và Thái Đen (Táy Đăm) Người Thái Trắng sống tập trung ở hai huyện Thường Xuân, Như Xuân và một

số bản giáp huyện Triệu Sơn Người Thái Đen chiếm đa số, sống tập trung ở các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh Dân số 210.908 người (tính đến 1-4-1999)

Người Thái thường lập mường, lập bản theo sông, suối Tên bản thường đặt theo tên sông, tên suối, tên núi, tên đồi nơi cư trú Từ xa xưa, người Thái

đã biết dựa vào lợi thế tự nhiên của các thung lũng, bãi bồi ven sông để khai khẩn thành ruộng nước, nhiều thửa ruộng tập trung thành cánh đồng phì nhiêu

Đặc điểm của người Thái Trắng và Thái Đen về cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau ở trang phục phụ nữ Phụ nữ Thái Trắng có cạp váy ngắn, phần váy thêu hình con rồng Còn về tiếng nói chỉ khác chút ít về phát âm, cùng chung ngữ hệ Tày – Thái Người Thái có chữ viết riêng, ở nhà sàn; trước đây còn có nhiều thế hệ cùng ở chung trong một nhà, nay thì phân chia thành các gia đình theo cặp vợ chồng Người Thái ở những nơi có nguồn nước, bản làng trù phú đông vui

Dân tộc HMông

Trước năm 1992, dân tộc Mông ở Thanh Hóa chỉ có một số ít, cư trú chủ yếu ở xã Pù Nhi, huyện Mường Lát Từ năm 1992 trở lại đây, người Mông từ

Trang 14

các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Yên Bái di cư vào, dân số đã tăng lên 15.325 người (số liệu năm 1999) Dân tộc Mông có nhiều dòng họ, trong đó có 3 họ lớn là họ

Hơ, họ Thao và họ Lầu Hiện nay người Mông sống chủ yếu ở gần 20 chòm bản thuộc các xã Pù Nhi, Mường Lý, Trung Lý, Tam Chung, Quang Chiểu, huyện Mường Lát và một số chòm ở các huyện Quan Sơn và Quan Hóa

Địa bàn cư trú của người Mông đều tập trung ở vùng núi cao, rừng

nguyên sinh và đầu nguồn sông, suối Cuộc sống dựa vào phát nương làm rẫy Dân tộc Mông có tiếng nói, chữ viết riêng, có những phong tục tập quán đặc biệt để ràng buộc các thành viên trong cộng đồng

Dân tộc Dao

Dân tộc Dao ở Thanh Hóa tương truyền là từ Tuyên Quang, Phú Thọ, Quảng Ninh chuyển vào khoảng 4 đến 5 đời Dân tộc Dao ở Thanh Hóa hiện gồm 2 nhóm là Dao Tiền (tập trung chủ yếu ở huyện Mường Lát) và Dao Quần Chẹt (tập trung chủ yếu ở một số xã của huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy Tổng số dân tộc Dao là 5.077 người (số liệu năm 1999)

Người Dao dùng chữ Nho để ghi chép, khi đọc phát âm theo tiếng Dao Trình độ hiểu biết, khả năng giao tiếp khá năng động, nhạy bén so với các dân tộc thiểu số khác Dòng họ lớn nhất của dân tộc Dao là họ Triệu, ngoài ra còn

có các họ Phan, Phùng, Bàn Nhà ở của người Dao làm theo kiểu nửa sàn, nửa đất nhưng đến nay người Dao ở vùng thấp đã dựng nhà gần giống như nhà của người Kinh

Trước đây, người Dao sống du canh, du cư Nguồn sống của bà con dân tộc Dao dựa vào nương rẫy Từ cuộc vận động định canh định cư, phần lớn người Dao đã xuống núi tập trung sản xuất, vừa đa canh, vừa thâm canh Mọi chòm bản đều có trường lớp cho con em đi học Tuy sống xen ghép với các dân tộc đông người, nhưng người Dao vẫn giữ được nét riêng biệt, độc đáo của dân tộc mình về văn hóa, lễ hội và sắc phục

Dân cư phân bố theo các đơn vị hành chính

Theo kết quả các cuộc điều tra dân số, huyện Quảng Xương có số dân đông nhất tỉnh trong khi huyện miền núi Mường Lát có dân số thấp nhất So với năm 1999, dân số của các huyện đồng bằng năm 2009 nói chung giảm đi do thực hiện khá tốt kế hoạch hóa gia đình và do di cư đến các vùng khác trong nước Ngược lại dân số các huyện miền núi đều tăng lên

Dân số các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thanh Hóa

Tên Năm 1999 Năm 2009 Tên Năm 1999 Năm 2009

Trang 15

Câu hỏi tự đánh giá

Hãy nêu tên và đặc điểm sinh sống, văn hoá, phong tục của các nhóm dân tộc chủ yếu sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá./

Bài 3 ĐỊA LÍ KINH TẾ

(2 tiết)

Mục tiêu

Giúp học viên nắm được các điều kiện tự nhiên của Thanh Hoá có nhiều lợi thế cho phát triển các ngành kinh tế; thấy được bức tranh phát triển kinh tế của tỉnh và những tiềm năng chưa được khai thác, từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần phát triển kinh tế của tỉnh

Các phương tiện hỗ trợ

Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá

Máy tính và máy chiếu đa năng

Trang 16

Giới thiệu

Người ta thường nói: “Việt Nam rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”, tỉnh Thanh Hoá như một nước Việt Nam thu nhỏ, cũng có rừng, có biển, có trung du

và đồng bằng rộng lớn, những lợi thế về tự nhiên đó đã có tác động thế nào đến

sự phát triển kinh tế của tỉnh? hiện trạng sự phát triển các ngành kinh tế của tỉnh

ta như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ những vấn đề đó

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1

Thanh Hoá có đủ các dạng địa hình: từ núi tương đối cao đến đồi trung

du, đồng bằng, đồng chiêm trũng (nhiều vùng mặt đất còn thấp hơn mực nước biển), đến bãi bồi, cồn cát, ruộng vùng ven biển, các đảo ven bờ và ngoài khơi

Ðịa hình Thanh Hoá có đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả tỉnh, nhiều đồi núi cao từ 1.000 m đến 1.500 m gắn liền với vùng rừng núi thuộc khu Tây Bắc và những dãy núi thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào) Từ đây, địa hình thoải dần, kéo dài

và mở rộng về phía Ðông Nam Ðến ngang vùng trung tâm của tỉnh, chỉ còn các núi đồi cao trên dưới 500 m, từ độ cao 20 m trở xuống là đồng bằng, tiếp theo là vùng thềm lục địa rộng và nông dưới đáy vịnh Bắc Bộ

Rừng

Rừng núi Thanh Hoá chủ yếu trồng cây lâm sản

Lâm sản như tre, nứa, luồng: 183.622 ha, trữ lượng trên 1 triệu cây; rừng trồng: bạch đàn, keo (18.000 ha), thông nhựa (7.200 ha), quế, v.v Khả năng khai thác các loại lâm sản như tre, nứa, luồng là 1 triệu tấn/năm Trong thời gian tới, tiếp tục phát triển nguyên liệu tre, nứa, luồng, gỗ rừng trồng, v.v Trồng mới khoảng 125.000 ha rừng gồm: rừng nguyên liệu giấy, gỗ 110.000 ha, rừng quế 12.000 ha, cánh kiến 3.000 ha

Sông ngòi

Tổng diện tích chiều dài của 16 sông chính và nhánh là 1.072 km Sông

có độ dốc lớn biến thiên từ 5,4% đến 23,7% Ở vùng sát biển, sông có độ dốc nhỏ và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều Thanh Hoá có bốn hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Lạch Bạng Các hệ thống sông này

không những giúp giao thương đường thuỷ thuận lợi mà còn phục vụ việc tưới, tiêu cho đồng ruộng, làm các đập thuỷ điện,…

Hoạt động 1 Thảo luận theo nhóm 4

Tìm hiểu những đặc điểm về rừng, sông ngòi, biển, đồng bằng của

Thanh Hoá có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh

Những ngành nghề kinh tế chủ yếu và những khu kinh tế trọng điểm của tỉnh

Trang 17

1) Sông Mã: dài 528 km, trong đó phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam là

410 km Riêng địa phận Thanh Hoá là 242 km Các phụ lưu của sông Mã gồm

89 nhánh, trong đó có các sông, suối chủ yếu là: suối Sim, suối Quanh, suối Xia, sông Luồng, sông Lò, Hón Nủa, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Chu, sông Khao, sông Âm, sông Ðạt Ðây là hệ thống sông lớn nhất Thanh Hoá, trong phạm vi của tỉnh, lưu vực sông bao trùm tới 4/5 diện tích của toàn tỉnh 2) Sông Yên: dài 94,2 km, trong đó có 50 km chảy qua vùng rừng, núi và hơn 40 km chảy qua vùng đồng bằng Diện tích lưu vực là 1.996 km2 (đồng bằng và bán sơn địa chiếm 49,5%, diện tích ngoài đê là 107 km2, chiếm 5,3%; diện tích rừng núi là 900 km2 chiếm 45,2% ) Sông Yên có 4 nhánh chính: sông Nhơm, sông Hoàng, sông Lý, sông Thị Long

3) Sông Hoạt: kể từ nguồn đến cửa sông khoảng 55 km, chảy qua hai huyện Hà Trung và Nga Sơn Từ cầu Cừ trở lên thường gọi là sông Man Bảo, dưới cầu Cừ thường gọi là sông Hoạt

4) Sông Lạch Bạng: dài 34,5 km, trong đó có 18 km chảy trên vùng đồi núi, 16,5 km chảy qua vùng đồng bằng Diện tích lưu vực 236 km2, trong đó miền núi chiếm trên một nửa Sông chủ yếu có hướng Tây Bắc - Ðông Nam, nhưng trong vùng đồng bằng lại chạy theo hướng Tây Nam - Ðông Bắc, tạo với hướng cũ thành hình chữ V với góc độ khoảng 1200

Biển

Biển ở đây là những đặc trưng thiên nhiên đặc sắc của tỉnh Thanh Hoá, nhân tố tác động thường xuyên đến nhiều hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động xã hội

Nước ở vùng biển Thanh Hoá nóng ấm quanh năm, vào mùa đông nhiệt độ nước biển ít khi xuống dưới 200c, vào mùa hè nhiệt độ nước biển dao động ở mức 25 - 270c

Thềm lục địa, đáy biển Thanh Hoá kéo dài ra xa với địa hình tương đối bằng phẳng, ít có rãnh sâu hoặc đảo núi như vịnh Hạ Long Biển ở Thanh Hóa nông hơn so với biển của các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nam Ðịnh, Hà Nam

và Nghệ An

Tài nguyên biển và thuỷ sản: Thanh Hoá có trên 102 km bờ biển, vùng lãnh hải rộng cùng với 7 cửa lạch lớn, nhỏ, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản, cho tàu đánh cá ra vào, là những trung tâm nghề đánh bắt cá biển

và dịch vụ hậu cần Hiện nay, Thanh Hoá có 135 tàu đánh bắt xa bờ Hàng năm, khả năng khai thác trên 100.000 tấn hải sản các loại Nhiều loại đặc sản như: cá (cá chim, thu, nụ, đé, cá hồng, cá nục, cá ngừ, cá lầm, cá trích, ); tôm (tôm he, tôm hộp, tôm sắt, tôm hùm); mực (mực ống, mực nang), cua, ghẹ, sứa, ngao, sò,

ốc hương, v.v Vùng triều và vùng nước mặn gần bờ nuôi trồng thuỷ sản như: tôm sú, tôm he, cua, cá song, trai ngọc, tôm hùm, rong câu,

Đồng bằng và trung du chiểm 1/4 diện tích cả tỉnh, với 30.000 ha đất canh tác, nhiều loại nông sản chính có sản lượng lớn, chất lượng cao như gạo, ngô,

Trang 18

lạc, mía, dứa, cói, khoai lang, sắn, cây ăn quả, cao su, cà phê và những đàn gia súc, gia cầm lớn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến

Với những lợi thế nêu trên có thể khẳng định, Thanh Hoá là địa phương hội đủ các nhân tố về nhân lực và vật lực để có thể phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Tuy vậy, để Thanh Hoá trở thành nền kinh tế động lực của miền Trung, nhân dân Thanh Hoá cần phải hết sức nỗ lực và đoàn kết để có thể tận dụng tốt những lợi thế sẵn có, vượt qua khó khăn, khẳng định vị thế là một tỉnh lớn của cả nước

2 Các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh Thanh Hoá

2.1 Công nghiệp

Cũng như Việt Nam, nền công nghiệp Thanh Hóa đang phát triển Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số phát triển công nghiệp của toàn tỉnh tăng 8,2 %, đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân của cả nước là 4,6% (trong đó TP Hồ Chí Minh và Hà Nội chỉ tăng ở mức thấp

là 0,4% và 2,7%) Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công nghiệp tập trung và phân tán Một số khu công nghiệp:

 Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn

 Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện Tĩnh Gia

 Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa

 Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa

 Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân

Hiện tại Thanh Hóa đang xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn Khu kinh tế này được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 Khu kinh tế này nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có đường bộ và đường sắt quốc gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tầu có tải trọng đến 30.000 DWT cập bến Khu kinh tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đang được quy hoạch, cũng được đánh giá là trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan

2.2 Nông nghiệp

Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh có 239.843 ha đất nông nghiệp đang được sử dụng khai thác

Trang 19

 Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cả tỉnh đạt 1,408 triệu tấn

 Năm 2003, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn: nguyên liệu mía đường 30.000 ha; cà phê 4.000 ha; cao su 7.400 ha; lạc 16.000 ha; dứa 1.500 ha; sắn 7.000 ha; cói 5.000 ha

2.3 Lâm nghiệp

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất

có rừng 436.360 ha, trữ lượng khoảng 15,84 triệu m³ gỗ, hàng năm có thể khai thác 35.000-40.000 m³ (thời điểm số liệu hiện tại năm 2007) Rừng Thanh Hóa chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài Gỗ quí hiếm có lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, giổi, de, chò chỉ Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su Nhìn chung vùng rừng giàu và trung bình chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt - Lào Thanh Hóa là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha

Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: voi, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim Đặc biệt ở phía nam của tỉnh có vườn quốc gia Bến En, phía bắc có

quý, đồng thời là những điểm du lịch hấp dẫn

2.4 Ngư nghiệp

Ngư nghiệp Thanh Hóa có nhiều điều kiện phát triển

Trang 20

Thanh Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với

những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào Vì vậy Thanh Hóa có điều kiện phát triển ngư nghiệp rất tốt

2.5 Ngân hàng

Bên cạnh Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách Hiện nay, các ngân hàng đang thực hiện đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc chuyển phát nhanh, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế bảo đảm an toàn và hiệu quả

2.6 Bảo hiểm

Là tỉnh có dân số đông thứ ba cả nước, Thanh Hóa được xác định là thị trường tiềm năng ở tất cả các loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ Hiện tại trên địa bàn tỉnh có tám công ty bảo hiểm được cấp phép hoạt động bảo hiểm Các công ty bảo hiểm trên địa bàn đang không ngừng mở rộng thị trường, tạo sự cạnh tranh lành mạnh nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Câu hỏi tự đánh giá

1) Hãy nêu những đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thanh Hoá có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh

2) Hãy nêu những ngành kinh tế chủ yếu và những khu kinh tế trọng điểm của tỉnh

Trang 21

Phần II LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THANH HOÁ

Bài 1 THANH HÓA THỜI KÌ TRƯỚC NĂM 1945

(2 tiết)

Mục tiêu:

Giúp học viên nắm được:

- Thời kì Bắc thuộc và một nghìn năm phong kiến tự chủ

- Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Cách mạng Tháng Tám

Các phương tiện hỗ trợ:

- Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, đoạn trích từ các tài liệu có liên quan đến bài

học

- Máy chiếu, màn hình để trình chiếu bản đồ, sơ đồ cũng như các hình ảnh,

tư liệu và nội dung chính bài học

- Điều kiện cơ sở vật chất để các tổ thảo luận và trình bày

Giới thiệu:

Qua các di chỉ khai quật trên địa bàn Thanh Hoá, các nhà khoa học đã khẳng định con người xuất hiện trên quê hương Thanh Hoá từ rất sớm và không ngừng phát triển, hoàn thiện từ người vượn cổ đến con người thông minh ngày nay Trải qua hàng nghìn năm lịch sử (từ thời các vua Hùng đến Cách mạng Tháng Tám -1945), Thanh Hoá thực sự là một vùng “ Địa linh nhân kiệt” đóng góp nhiều nhân tài, vật lực cho công cuộc xây dựng, đấu tranh giải phóng và bảo vệ nền độc lập cho dân tộc Trong khuôn khổ bài học 2 tiết, chúng ta chỉ tìm hiểu

từ thời Bắc thuộc đến cách mạng tháng 8 năm 1945

I Thanh Hoá thời kì bắc thuộc và thực dân, phong kiến

Hoạt động 1:Hoạt động theo nhóm 5

a) Những đóng góp của mảnh đất và con người Xứ Thanh trong thời kì Bắc thuộc

b) Khái quát những nét nổi bật về Thanh Hoá trong thời kì phong kiến tự chủ

Những thông tin phản hồi:

1-Thời Bắc thuộc

Trang 22

Sau thời các Vua Hùng và An Dương Vương của nước Việt cổ (Văn Lang,

Âu Lạc) là 1.000 năm Bắc thuộc (cuối thế kỉ II - đầu thế kỉ I trước Công nguyên đến thế kỉ IX) Các vương triều Trung Hoa (Triệu, Hán, Tấn, Tề, Lương, Tùy, Đường, Hậu Lương, Nam Hán) đã lần lượt thay nhau đô hộ nước ta, đặt các vùng đất của lãnh thổ Việt Nam thành quận, huyện của chúng

Đến đầu Công nguyên, người Việt cổ đã sinh sống trên khắp bốn vùng của Thanh Hóa (vùng núi, trung du, đồng bằng, ven biển) trong bộ Cửu Chân Thời

Bắc thuộc lần lượt là các tên: Cửu Chân, Ái Châu ( xuất hiện lần đầu năm 502), Ái Châu, Cửu Chân, cuối cùng là Ái Châu

Trong đêm trường Bắc thuộc, người Thanh Hóa luôn đứng lên chống ách đô

hộ Xứ Thanh luôn là căn cứ địa của công cuộc giành độc lập, tự chủ Năm 40, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân Cửu Chân dưới sự lãnh đạo của

Đô Dương - Chu Bá, của nữ tướng Lê Thị Hoa đã vùng dậy hưởng ứng Trận chiến đầu tiên mà quân dân Cửu Chân đối đầu với quân xâm lược Tây Hán của

Mã Viện là tại cửa Thần Phù (Nga Sơn) năm 43 Tiếp theo là trận đánh của Chu

Bá năm 44

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp, Cửu Chân cũng như nước Việt bị thống trị hoàn toàn Nhưng, Xứ Thanh vẫn không phai nhạt ý chí, hành động giành chủ quyền

Năm 156, khởi nghĩa do Chu Đạt lãnh đạo đã tiến đánh lị sở Cửu Chân (đóng ở Tư Phố, Thiệu Dương, Thiệu Khánh ngày nay) giết chết thái thú nhà Hán

Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu Nghĩa quân từ Ngàn Nưa (thuộc Triệu Sơn, Như Thanh) tiến về Tư Phố, xây dựng căn cứ Bồ Điền (Hậu Lộc) chống nhau với Lục Dận - tướng nhà Đông Ngô, đang chiếm đóng Cửu Chân Hơn 30 trận chiến đấu lớn nhỏ đã xảy ra trong vòng hai tháng cho tới khi Bà Triệu hi sinh tại căn cứ Bồ Điền

Bà Triệu là người Thanh Hóa tiêu biểu nhất thời kì này và là một trong những người Việt Nam tiêu biểu nhất của mọi thời đại Chẳng thế mà bên cạnh những

câu châm ngôn - thành ngữ: “Chúng ta là nòi giống Tiên - Rồng”, “Con Lạc, cháu Hồng”, “Con cháu Bác Hồ”, còn thường nói “Con cháu Bà Trưng, Bà Triệu”

Thời Bắc thuộc, điều quan trọng không kém sự nghiệp vũ trang giành độc

lập là bên cạnh tiếp thu văn minh đô hộ vẫn giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc

Trang 23

Xứ Thanh đã góp phần không nhỏ vào công cuộc này Người Việt - Thanh Hóa vẫn sống trong nhà sàn với đồ đồng, đồ gốm Đông Sơn, các nhạc cụ cồng, chiêng, khèn tục thờ cúng tổ tiên; lối chôn cất trong mộ vò, huyệt đất quen thuộc Các ngành nghề thuở Văn Lang - Âu Lạc: làm ruộng nương, chăn nuôi, đánh cá, làm muối, đúc đồng, đục đá, dệt vải, nghề gốm cùng những trung tâm tụ cư (Tư Phố - Đông Sơn, Định Công - Yên Định, Xuân Lập - Thọ Xuân, Hoằng Quỳ, Hoằng Lý, Lạch Trường - Hoằng Hoá, Thần Phù - Nga Sơn, .) vẫn được duy trì Mạnh mẽ hơn, có người Thanh Hóa còn lặn lội sang tận kinh

đô đế quốc phương Bắc vào năm 784 để tỏ rõ ý chí, khẳng định tài năng của mình bằng khoa cử, hoạn lộ Đó là anh em Khương Công Phụ, Khương Công Phục người làng Cổ Hiểm, phường Sơn Ôi, nay là làng Tường Vân, xã Định Thành - Yên Định Hai ông đều đỗ tiến sĩ Ông anh làm đến Gián Nghị đại phu, ông em làm Bắc Bộ thị lang đời nhà Đường

2 - Một nghìn năm phong kiến độc lập tự chủ

Xứ Thanh có các tên gọi sau: Châu Ái (từ chính quyền họ Dương - 931 đến

Lý Nhân Tông - 1110) Năm 1111, Lý Nhân Tông đổi Châu Ái thành phủ

Thanh Hóa Tên Thanh Hóa có từ đây Năm 1256, Trần Thái Tông đổi thành trại Thanh Hóa, đến cuối triều Trần đổi thành lộ sau đó là trấn Tháng 4 - 1397, đổi thành trấn Thanh Đô Tháng 11 năm ấy, Trần Thuận Tông dời đô về Thanh

Hóa Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi, lập nên nhà Hồ định đô ở Tây Đô (Vĩnh Long, Vĩnh Tiến - Vĩnh Lộc)

Năm 1403, nhà Hồ đổi thành phủ Thiên Xương Sau chiến thắng quân

Minh, lập nên nhà Lê, Lê Lợi - Lê Thái Tổ chia cả nước làm 5 đạo Thanh Hóa

thuộc Hải Tây đạo (1428) Đến 1466 gọi là đạo Thừa Tuyên Thanh Hóa Các

đơn vị hành chính trực thuộc là huyện và châu Đến năm 1469, Lê Thánh Tông mới đặt thêm cấp phủ, trong phủ có huyện đối với miền xuôi và châu đối với miền núi Miền núi thường chỉ chia ra 3 đến 4 châu Xứ Thanh bấy giờ gồm 4 phủ (16 huyện, 4 châu) Năm 1802, sau khi diệt vương triều Tây Sơn, Nguyễn

Ánh (Nguyễn Thế Tổ) đổi Thanh Hóa thành Thanh Hoa, là một trong 14 trấn của Bắc Thành Năm 1831 đổi thành tỉnh

Năm 1841, Thiệu Trị lên ngôi, đổi tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị hành chính này cùng tên Thanh Hóa giữ nguyên cho đến hôm nay Tên các châu, huyện và địa giới thường thay đổi, nhưng đến đây cũng đã ổn định, trừ một số chia lại, đặt mới như: Triệu Sơn, Bỉm Sơn, Mường Lát, Quan Sơn, Sầm Sơn, TP Thanh Hóa

II- Việc thành lập Đảng cộng sản tại Thanh Hoá

Trang 24

Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 4

a) Tiền thân của tổ chức Đảng Cộng sản ở Thanh Hoá gồm có các tổ chức cách mạng nào ?

b) Sự ra đời và hoạt động các chi bộ Đảng và Đảng bộ tỉnhThanh Hoá đến trước Cách mạng Tháng Tám

Thông tin phản hồi:

Được nhà yêu nước Đinh Chương Dương tuyển chọn, dìu dắt, giới thiệu;

năm 1925 Lê Hữu Lập tham gia tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên (VNCMTN) - một tổ chức do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lãnh đạo Ông trở thành người cộng sản đầu tiên của Thanh Hoá và được cử về trực tiếp lãnh đạo tại Thanh Hoá

Tháng 4 năm 1927, tại ngôi nhà số 26 phố Hàng Than - thị xã Thanh Hoá, hội nghị thành lập tổ chức Hội VNCMTN lâm thời do Lê Hữu Lập làm bí thư và bầu ra Ban Chấp hành hội Từ đây Thanh Hoá có một tổ chức, một bộ tham mưu tiền thân của Đảng Cộng sản

Lúc này Tân Việt Cách mạng Đảng cũng ra đời và hoạt động tích cực, Lê Liên Vũ được bầu làm Bí thư

Tuy là hai tổ chức chính trị khác nhau nhưng cùng mục tiêu chính trị, có quan

hệ mật thiết với nhau Hai tổ chức này tuy hoạt động bí mật nhưng được đông đảo quần chúng đồng tình ủng hộ; là tiền đề cho sự ra đời một tổ chức cộng sản trên đất Thanh Hoá

Ngày 25-6-1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, Hội nghị thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hàm Hạ (Đông Tiến, Đông Sơn) được tiến hành Chi bộ Hàm Hạ được thành lập, đồng chí Lê Thế Long được bầu làm Bí thư Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Thanh Hoá Tháng 7-1930, chi bộ đảng ra đời ở làng Phú Lợi, huyện Thiệu Hoá và Yên Trường, huyện Thọ Xuân

Như vậy là đến tháng 7-1930, tại Thanh Hoá đã có 3 chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hội đủ điều kiện để thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá

Ngày 29-7-1930, tại làng Yên Trường, huyện Thọ Xuân, dưới dự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, Hội nghị đại biểu ba chi bộ được tổ chức Hội nghị tuyên bố thành lập Đảng bộ tỉnh, bầu Ban chấp hành Đồng chí Nguyễn Thế Long được bầu làm Bí thư, đây là sự kiện đánh dấu một bước ngoặt phong trào Cộng sản tỉnh nhà

Sau khi Đảng bộ tỉnh thành lập, phong trào cách mạng trong tỉnh dâng lên mạnh mẽ, các tổ chức hội lần lượt ra đời, nhưng thực dân Pháp ra sức đàn áp

Số đảng viên toàn tỉnh đến cuối năm 1930 chỉ còn 25 người Qua một thời gian được sự giúp đỡ của Xứ uỷ Trung kì, ngày 1-1-1931 tại làng Hồ Thượng (huyện Tĩnh Gia), Hội nghị BCH Tỉnh uỷ lâm thời được triệu tập, đồng chí Ngô Đức Mậu được cử làm Bí thư

Trang 25

Ngày 17-3-1934, Hội nghị đại biểu các cơ sở Đảng lại được triệu tập họp ở làng Thuần Hậu, lập cơ quan ấn loát và bầu Ban chấp hành Tỉnh uỷ lâm thời và

cử đồng chí Lê Chủ làm Bí thư Hội nghị đánh dấu một bước phát triển của phong trào cách mạng toàn tỉnh Nhờ có hệ thống in ấn, tuyên truyền, mặc dù phong trào bị đàn áp dã man, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt bị sa vào tay kẻ thù nhưng các cơ sở Đảng vẫn được duy trì, phong trào cách mạng của quần

chúng vẫn tiếp tục được nâng cao, tiêu biểu như: phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống phát xít (1936 - 1939); phong trào phản đế cứu quốc và tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân (1940 -

1945)

III- Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá

Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm 4

a) Trình bày diễn biến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá b) Chứng minh sự lãnh đạo kịp thời, sáng suốt và quyết tâm cao của Đảng bộ

và nhân dân tỉnh Thanh Hoá trong khởi nghĩa giành chính quyền

Thông tin phản hồi:

Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật đảo chính Pháp Trước tình hình đó, ngày

12-3- 1945, Trung ương đã ra chỉ thị: “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Đầu tháng 4-1945, bản chỉ thị đó đã truyền đến Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hoá

Nhận được chỉ thị trên, Tỉnh uỷ đã mở hội nghị triển khai kế hoạch chuẩn bị Tổng khởi nghĩa Phát triển các “Đội tuyên truyền, xung phong”, mở rộng cơ sở cách mạng, phát triển tự vệ cứu quốc, lập căn cứ chống Nhật, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền

Những chủ trương đó đã kịp thời đưa phong trào cách mạng tại Thanh Hoá

bước vào thời kì quyết định Các phong trào tiêu biểu như: phá kho thóc của

Nhật, sắm vũ khí tự vệ, hàng loạt cuộc mít tinh, biểu tình vũ trang chống Nhật, rải truyền đơn, diễn thuyết, tuần hành, thị uy, biểu dương lực lượng cách mạng… Làn sóng cách mạng khiến kẻ thù hoang mang, dao động Hàng trăm làng, tổng lí bỏ nhiệm vụ, nạp sổ sách, con dấu cho Việt Minh như ở Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Thiệu Hoá, Đông Sơn …

Thi hành quyết định của hội nghị quân sự Bắc kì, vùng đất Ngọc Trạo (Thạch Thành) trở thành một căn cứ trung tâm của chiến khu Quang Trung (chiến khu Hoà - Ninh - Thanh) Việc xây dựng chiến khu đã thúc đẩy lực lượng vũ trang phát triển Nhân dân khắp nơi quyên góp “ Quỹ khởi nghĩa” để xây dựng chiến khu đồng thời xây dựng lực lượng bảo vệ chiến khu, bảo vệ cách mạng Kẻ thù hết sức hoang mang nên tăng cường đàn áp ở một số vùng nông thôn, Hoằng Hoá là địa phương tiêu biểu chịu sự đàn áp dã man trong thời gian đó

Ngày 24-7-1945, theo lệnh của quan thầy, tri phủ Hoằng Hoá là Phạm Trọng Bảo đã đưa lính về đàn áp phong trào cách mạng ở Hoằng Trung, Hoằng Lộc Lực lượng cách mạng đã đập tan cuộc khủng bố của kẻ thù Thời cơ cách mạng

Trang 26

đã đến Các cơ sở Đảng ở Hoằng Hoá nhanh chóng tổ chức quần chúng biểu tình vũ trang, chiếm huyện lị, giành chính quyền về tay nhân dân Sự kiện này

đã mở đầu cho cao trào khởi nghĩa giành chính quyền toàn tỉnh trong Cách mạng Tháng Tám

Ngày 13-8-1945, Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị mở rộng tại làng Mao Xá (Thiệu Toán - Thiệu Hoá) bàn những chủ trương, biện pháp sẵn sàng phát động nhân dân giành chính quyền

Ngày 15-8-1945, Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện Hội nghị Tỉnh uỷ đã quyết định thành lập ngay Uỷ ban Khởi nghĩa cấp tỉnh do đồng chí

Lê Tất Đắc làm Chủ tịch và cử cán bộ chủ chốt về lãnh đạo ở các địa phương Đêm 18 rạng ngày 19-8-1945, lệnh khởi nghĩa của Uỷ ban Khởi nghĩa tỉnh được phát ra Nhân dân toàn tỉnh nhất tề đứng lên lật đổ chính quyền thực dân, phát xít giành độc lập

Ngày 19-8-1945, lực lượng khởi nghĩa giành được chính quyền ở các huyện: Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Quảng Xương, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Đông Sơn, Thọ Xuân và Thiệu Hoá

Ngày 20-8-1945, các huyện: Tĩnh Gia, Cẩm Thuỷ giành chính quyền thắng lợi Chiều ngày 20-8-1945, tại thị xã Thanh Hoá, Phát xít Nhật và bè lũ phản động đã phải đầu hàng, chính quyền về tay nhân dân

Ngày 21-8-1945, cuộc khởi nghĩa ở Nông Cống thành công

Như vây là chỉ sau ba ngày phát lệnh Tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 đến 1945), thị xã Thanh Hoá cùng các huyện đồng bằng và hai huyện miền núi (Cẩm Thuỷ, Thạch Thành) đã khởi nghĩa thắng lợi

Ngày 23-8-1945, hàng nghìn quần chúng nhân dân các huyện lân cận thị xã kéo về trung tâm thị xã Thanh Hoá chào mừng chính quyền cách mạng - chính quyền dân chủ nhân dân đầu tiên Từ đây nhân dân Thanh Hoá thoát khỏi ách

nô lệ bọn thực dân, phát xít và xoá bỏ nhà nước phong kiến; sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù, xây dựng cuộc sống mới./

Câu hỏi và bài tập đánh giá:

1- Nêu những đóng góp to lớn của Thanh Hoá trong nghìn năm Bắc thuộc, trong các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của nhà nước phong kiến Việt Nam

và phong trào Cần Vương

2- Trình bày diễn biến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cách mạng Tháng Tám tại Thanh Hoá

Bài 2 THANH HÓA THỜI KÌ SAU NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975

(2 tiết)

Trang 27

- Máy chiếu, màn hình để trình chiếu bản đồ, sơ đồ cũng như các hình ảnh,

tư liệu và nội dung chính bài học

- Điều kiện cơ sở vật chất để các tổ thảo luận và trình bày

Giới thiệu:

Cách mạng Tháng Tám thành công, cả nước lại bước vào cuộc trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, nhưng đất nước vẫn bị tạm chia làm hai miền, Miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH và làm hậu phương lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước Trong giai đoạn này, Thanh Hoá luôn luôn là hậu phương lớn cung cấp sức người sức của cho hai cuộc chiến tranh chống Pháp - chống Mĩ, đồng thời là địa phương kiên cường dũng cảm lập nên những chiến công hiển hách trong hai cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ

I - Bảo vệ chủ quyền cách mạng, xây dựng hậu phương, góp phần xứng

đáng vào cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm 4

a) Tình hình Thanh Hoá sau Cách mạng Tháng Tám - những khó khăn và quyết tâm khắc phục

b) Những đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến

chống Pháp

Thông tin phản hồi:

1- Tình hình kinh tế, xã hội sau khi giành chính quyền

1.1- Những khó khăn ban đầu

Sau khi cách mạng thành công, chính quyền về tay nhân dân, mọi người đều

hồ hởi, phấn khởi, nhưng Thanh Hoá cũng nằm trong những khó khăn chung của cả nước, đó là:

- Nền tài chính khánh kiệt, nạn đói chưa được khắc phục, sản xuất sa sút nghiêm trọng

Trang 28

- Chính quyền non trẻ phải đối đầu với một tình hình chính trị vô cùng phức tạp Cách mạng thành công nhưng thực tế chính quyền cách mạng mới làm chủ được một số huyện đồng bằng, ven biển và hai huyện Thạch Thành, Cẩm Thuỷ

ỏ miền núi, còn các huyện khác ở miền núi vẫn do các tri châu nắm giữ Ở thị xã Thanh Hoá, quân Tưởng vẫn chiếm đóng nội thành, rải quân chặn các ngả đường vào thị xã Chúng còn can thiệp vào công việc nội bộ của ta

Ở miền núi chúng tìm cách chia rẽ nội bộ, thủ tiêu cán bộ

Ở đồng bằng, bọn Quốc dân đảng đầu sỏ lập “Đệ lục chiến khu”

Ở thị xã Thanh Hoá, bọn Việt Quốc, Việt Cách ra sức tuyên truyền chống đối cách mạng

Tất cả đều nhằm mục đích xoá bỏ thành quả Cách mạng Tháng Tám

1.2 - Bảo vệ và xây dựng chế độ mới

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức, đoàn thể cứu quốc được phát triển mạnh mẽ Kịp thời giải tán bộ máy chính quyền cũ ở các huyện còn lại của miền núi Thành lập một số cơ quan chuyên môn như: Toà án, Y tế, Thông tin, Giáo dục, Giao thông… để tăng cường quản lí nhà nước, xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ Sau khi bầu cử Quốc hội khoá I (6-1-1946), Thanh Hoá đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp

Đảng và chính quyền các cấp đã kịp thời trấn áp các thế lực phản động Bọn Việt Quốc, Việt Cách đã tan rã Ngày 29-4-1946, quân Tưởng đã phải rút khỏi Thanh Hoá Từ đây, quân đội Tưởng và bọn phản động tan rã, chính quyền cách mạng được giữ vững

Các phong trào cách mạng nhằm khắc phục những khó khăn được tăng cường như: chống giặc đói, giặc dốt, chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, khắc phục tình trạng tài chính cạn kiệt…; các phong trào này đã phát triển nhanh nên sớm khắc phục được các khó khăn ban đầu

Cùng với việc củng cố chính quyền cách mạng, khôi phục phát triển kinh văn hoá-xã hội, Thanh Hoá đã tích cực xây dựng lực lượng vũ trang sẵn sàng chống giặc ngoại xâm

2 - Thanh Hoá trở thành “tỉnh kiểu mẫu”, hậu phương vững chắc góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1947-1954) Mặc dù là “vùng tự do” nhưng Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá nhận rõ vai

trò và vị trí chiến lược của địa phương mình, đã khẩn trương đẩy mạnh sự nghiệp “kiến quốc”, chuẩn bị nhân tài, vật lực cho cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược cùng cả nước

Hai tháng sau khi kêu gọi “ Toàn quốc kháng chiến”, ngày 20-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vào thăm Thanh Hoá- đây là một sự kiện trọng đại và rất đáng tự hào của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá Trong buổi làm việc với các lãnh đạo chủ chốt tại Rừng Thông, các buổi tiếp xúc với nhân dân và thư gửi đồng bào các dân tộc miền núi, Bác đã giao nhiệm vụ cho Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá “phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu… phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu”

Trang 29

Thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ Tịch, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh quyết tâm “xây dựng Thanh Hoá thành hậu phương vững mạnh để kịp thời cung cấp sức người, sức của cho chiến trường, đồng thời tổ chức chiến đấu tốt để bảo vệ hậu phương trong mọi tình huống”

Với vị trí là nơi địa đầu của “vùng tự do”, Thanh Hoá đón nhận nhân dân ở các vùng có chiến sự ác liệt về sơ tán, là nơi rèn cán, chỉnh quân của các tỉnh phía Bắc

Ngay từ những ngày đầu, Thanh Hoá đã tập trung xây dựng các lực lượng quân sự vững mạnh Đến cuối năm 1947, Thanh Hoá đã có một trung đoàn chủ lực cơ động và 7 đại đội du kích tập trung Chỉ riêng năm 1949, tỉnh Thanh Hoá

đã huy động được hơn 80.000 thanh niên tòng quân, nhập ngũ

Khi chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, cả Thanh Hoá đã dồn sức người, sức của chi viện cho chiến dịch Thanh Hoá đã huy động 102.254 dân công dài hạn, 76.670 dân công ngắn hạn Tổng số dân công phục vụ chiến dịch 178.924 lượt người với 27 227 000 ngày công cùng với 10 000 xe đạp thồ, 1 300 thuyền nan, thuyền vận tải, 47 ngựa thồ, 31 xe ô tô, vận chuyển 10.000 tấn gạo và hàng chục tấn vũ khí Thanh Hoá đã cung cấp cho chiến dịch 4.361 tấn gạo, 1.300 con bò, 2.000 con lợn, 250.000 quả trứng, 450 tấn cá khô, 20.000 lọ nước mắm, 150 tấn đậu các loại… và hàng trăm tấn rau xanh

Thanh Hoá đã góp phần không nhỏ vào chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, cùng cả nước hoàn thành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xứng đáng với niềm tin của cả nước Hồ Chủ tịch đã nói: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hoá cũng có một phần vinh dự tới đó”

II- Thanh Hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc,

góp phần cùng cả nước đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc

Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

( 1955 - 1975) Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 4

a) Tình hình Thanh Hoá trong giai đoạn hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá sau kháng chiến chống Pháp

b) Thanh Hoá trong xây dựng hậu phương, góp phần cùng cả nước hoàn

thành sự nghiệp thống nhất đất nước (1965 - 1975)

Thông tin phản hồi:

1 - Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, khôi phục kinh

tế, phát triển văn hoá, cải tạo xã hội chủ nghĩa

Cũng như toàn miền Bắc, nhiệm vụ đặt ra cho đảng bộ và nhân dân Thanh

Hoá giai đoạn này là: Hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân

Trang 30

dân, khắc phục hậu quả của chiến tranh, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, hết lòng chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh Mĩ

Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng nhưng tại một số vùng như Tam Chung, Quang Chiểu (Mường Lát), thực dân Pháp vẫn cho máy bay tiếp tế vũ khí, lương thực và lén lút chỉ đạo bọn tàn quân phỉ chống đối cách mạng Một số vùng Thiên chúa giáo tập trung như Ba Làng (Tĩnh Gia), Điền Hộ (Nga Sơn)… chúng còn gài lại gián điệp, cấu kết với bọn phản động, xuyên tạc đường lối cách mạng của Đảng, Nhà nước và cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam Lực lượng quân sự và an ninh Thanh Hoá đã nhanh chóng trấn áp bọn phản loạn, bọn phản động đầu sỏ, khiến kế hoạch của chúng bị thất bại hoàn toàn

Nạn đói do lũ lụt năm 1954, đã làm 3 000 người dân Thanh Hoá chết đói, 20 vạn người đói Bằng những quyết tâm và giải pháp sáng tạo, Thanh Hoá đã sớm giải quyết được khó khăn

Bên cạnh giải quyết khó khăn, công cuộc cải cách ruộng đất cũng được tiến hành, với khẩu hiệu “người cày có ruộng” Trưng thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo Tuy trong quá trình chỉ đạo còn gặp một số sai lầm nhưng đã kịp thời sửa chữa Nông dân dần dần vào làm ăn tập thể bằng hình thức tổ đổi công Các công trình trọng điểm và ngành nghề sản xuất được khôi phục và xây dựng

Công tác văn hoá, giáo dục, y tế… đã đựợc đẩy mạnh, nhất là phong trào Bình dân học vụ, diệt giặc dốt, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, người dân được “ăn no, mặc ấm”

Sau Đại hội Đại biểu lần thứ III của Đảng Lạo động Việt Nam (từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960) - Đại hội được coi là đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc

và đấu tranh thống nhất nước nhà; dưới ánh sáng của đại hội, Thanh Hoá đã triển khai phong trào thi đua lao động XHCN trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, văn hoá xã hội, trong kinh tế quốc doanh, tập thể và cá nhân Tiêu biểu như HTX nông nghiệp Yên Trường (Yên Định), HTX cơ khí Thành Công, HTX Đông Phương Hồng (Thọ Xuân), HTX Khoan Hồng (Hậu Lộc), Nông trường Sao Vàng (Thọ Xuân), phong trào đi khai hoang miền núi được phát động và có nhiều hiệu quả …

Ngày 5-8-1964, đế quốc Mĩ đã đem bom bắn phá Lạch Trường, đảo Mê Ngay từ trận đầu, quân và dân Thanh Hoá đã bắn rơi 2 máy bay và làm bị thương 2 chiếc khác Đây là thắng lợi hết sức quan trọng, tạo niềm tin cho nhân dân trong tỉnh vững vàng bước vào một thử thách mới Phong trào vừa sản xuất vừa chiến đấu, “Ba sẵn sàng” đối với thanh niên, “Ba đảm đang” đối với phụ nữ được các địa phương trong tỉnh thi đua sôi nổi Một lần nữa, Thanh Hoá lại khẳng định là hậu phương vững mạnh của cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

2 - Xây dựng và bảo vệ hậu phương, góp phần cùng cả nước hoàn thành

sự nghiệp thống nhất đất nước (1965 - 1975)

Năm 1968, Đế quốc Mĩ tiến hành mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân vào miền Bắc Sự nghiệp xây dựng CNXH ở Thanh Hoá và

Trang 31

toàn miền Bắc chuyển từ thời bình sang thời chiến Nhiệm vụ đặt ra là: vừa sản xuất, xây dựng vừa chiến đấu bảo vệ hậu phương, đồng thời ra sức chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam, làm tròn nghĩa vụ quốc tế với cách mạng Lào, Căm-pu-chia, và ổn định đời sống nhân dân

Trước tình hình đó, Quân uỷ Trung ương và Thanh Hoá đã xác định “trọng điểm Thanh Hoá là Hàm Rồng, bảo vệ được cầu Hàm Rồng là bảo vệ được giao thông thông suốt” vì đây là điểm đầu mối giao thông cực kì quan trọng từ Bắc vào Nam, là nơi tập trung đầu não của tỉnh và thị xã, là trung tâm chính trị, kinh

tế, văn hoá của Thanh Hoá Vì vậy đã tập trung một lực lượng hùng hậu để bảo

vệ bằng được cầu Hàm Rồng

Trưa ngày 3-4-1965, giặc Mĩ đã huy động 109 lần tốp máy bay đánh phá Hàm Rồng Bất chấp bom đạn của kẻ thù, quân dân Thanh Hoá đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi 17 máy bay và bắt sống nhiều phi công Mĩ Cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững soi bóng trên dòng sông Mã

Ngày 4-4-1965, nhiều tốp máy bay Mĩ lại lao vào đánh phá Thanh Hoá- chủ yếu vẫn là Hàm Rồng Đến 17 giờ cùng ngày, 37 máy bay Mĩ đã tan xác, nhiều giặc lái bị bắt, cầu Hàm Rồng vẫn trụ vững

Trong ngày 3 và ngày 4-4-1965, giặc Mĩ đã huy động 450 lượt máy bay, ném

627 bom phá, 58 bom nổ chậm và bắn hàng trăm quả tên lửa, rốc-két… xuống các trọng điểm ở Thanh Hoá, nhiều nhất là Hàm Rồng Song qua hai ngày đêm chiến đấu ác liệt, quân và dân Thanh Hoá đã bắn rơi 54 máy bay, tạo nên một kì tích vẻ vang trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ Nhiều tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng mãi chói sáng trong lịch sử nước nhà và quê hương Thanh Hoá

Trong điều kiện vừa sản xuất vừa chiến đấu và đầy khó khăn nhưng trên mặt trận kinh tế, văn hoá, giáo dục và xã hội - đặc biệt là công tác giao thông vận tải, vẫn được duy trì, ổn định và phát triển trên khắp mọi miền của tỉnh

Ngày 1-11-1968, Tổng thống Mĩ - Giôn-xơn đã phải ngồi vào đàm phán với Việt Nam và tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc

Ngày 26-12-1971, giặc Mĩ quay lại bắn phá Thanh Hoá Chúng đã huy động

13 máy bay đánh vào khu vực Hàm Rồng

Ngày 15-4-1972, giặc Mỹ dùng “pháo đài bay”- B52, đánh phá ác liệt vào Hàm Rồng, Sao Vàng; quân dân Thanh Hoá đã hạ một B52 và 3 máy bay phản lực Mĩ Cùng ngày, tàu chiến Mĩ đã pháo kích vào Hàm Rồng, đảo Mê, đảo Nẹ Chúng còn thả thuỷ lôi xuống các cửa lạch và cả bom laze xuống khu vực Hàm Rồng và nhiều địa phương khác

Trong cuộc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ, trên địa bàn Thanh Hoá, kẻ địch đã huy động 9 102 lượt máy bay bắn phá 1 932 trận vào

762 mục tiêu và dùng 1 971 tàu chiến bắn phá hàng trăm trận vào đất liền Quân dân Thanh Hoá đã bắn rơi 92 máy bay (trong đó có 3 máy bay B52) Thắng lợi của quân dân Thanh Hoá cùng cả nước đã buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam

Trang 32

11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc cuộc chiến tranh với đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975), trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, Mĩ đã huy động: 40 056 lần tốp máy bay (trong đó có nhiều tốp B52), đánh phá 12 073 trận, vào 3 396 địa điểm với 20 vạn tấn bom đạn và sử dụng 6 229 lượt tàu chiến (là khu trục hạm và tuần dương hạm) đánh phá 433 mục tiêu với 39 809 quả đại bác, giết hại 5 645 người dân và làm bị thương

8137 người Bình quân mỗi người dân Thanh Hoá phải gánh chịu 220 kg bom đạn Bom đạn Mĩ đã san bằng 14 bệnh viện, 114 bệnh xá, 135 trường học… Với trách nhiệm của hậu phương đối với tiền tuyến lớn, Thanh Hoá đã chi viện cho miền Nam ruột thịt: thời kì 1954-1964 có 31 229 thanh niên lên đường nhập ngũ, thời kì 1965-1975 có 195 853 người, bằng 10,15% dân số Thanh Hoá; 500 cán bộ chiến sĩ con em Thanh Hoá đã vào chia lửa cùng tỉnh Quảng Nam kết nghĩa Trong cuộc chiến tranh đó đã có 32 000 chiến sĩ bị thương, 57

000 chiến sĩ đã hi sinh tại chiến trường Sau chiến tranh, hàng vạn chiến sĩ bị

ảnh hưởng của chất độc màu da cam, để lại di chứng đến các đời con, cháu (số liệu trích từ Lịch sử tỉnh Đảng bộ 1975-2005 tr 18, 19)

Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, quân dân Thanh Hoá đã đánh

9 983 trận, bắn rơi 376 máy bay, bắt sống 36 giặc lái Mĩ, bắn cháy 57 tàu chiến

và biệt kích, giữ vững vùng trời, vùng biển của quê hương

Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, Thanh Hoá đã có 12 đơn vị và 55 cá nhân được nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, 784 “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”

Thanh Hoá xứng đáng là hậu phương lớn cho tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, làm nhiệm vụ quốc tế cho nước bạn Lào và Căm-pu-chia./

Câu hỏi và bài tập đánh giá:

1- Thanh Hoá có vị trí quan trọng như thế nào trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ

2- Nêu những thành tích nổi bật, những đóng góp to lớn của Thanh Hoá và địa phương đồng chí công tác trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ 3- Nêu những tấm gương tiêu biểu, những chiến công hiển hách của một số

cá nhân và của các địa phương trên quê hương Thanh Hoá trong thời kì chống Pháp và chống Mĩ

Chương II NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

Trang 33

Bài 1 Kho tàng văn học dân gian Thanh Hóa

(2 tiết)

Mục tiêu:

Giúp học viên nắm được:

- Các thể loại văn học dân gian được lưu hành trên quê hương Thanh Hoá

- Những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật

Xin giới thiệu một số thể loại chính sau đây

I/ TRUYỆN DÂN GIAN

Hoạt động 1 : Hoạt động theo nhóm 3

a) Tìm hiểu các thể loại truyện dân gian ở Thanh Hoá

c) Kể tên một số truyện dân gian Thanh Hoá

b) Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của các thể loại truyện dân gian Thanh Hoá

Thông tin phản hồi:

1 Truyện dân gian Thanh Hóa cũng như nhiều tỉnh thành khác có loại truyện

suy nguyên gốc tích Đó là những truyện nhằm trả lời câu hỏi tại sao Tại sao

lại hình thành núi sông này, đồng ruộng kia, xóm làng nọ Gần như dân tộc nào, địa phương nào cũng có những câu chuyện về tên suối, tên khe, tên đất, tên

làng Người Mường ở Thanh Hóa (và Hòa Bình) có sử thi Đẻ đất đẻ nước, dài

tới 8000 câu, được kể vần vè hết đêm này qua đêm khác để giải thích sự ra đời

của trời, đất, người và muôn loài Hay trên đỉnh núi cao Cẩm Quý - Cẩm Thủy

có giếng Ái Nàng (giếng Chàng - Nàng) mà sự tích của nó là một câu chuyện

tình Dân tộc Thái có Sự tích rượu cần

Các câu chuyện dân gian gắn liền với mảnh đất Thanh Hoá đã thể hiện ý chí tự lập, lao động sáng tạo, niềm tin vào chính bản thân mình, sự thuỷ chung,

giàu lòng thương yêu, những tình yêu hết sức lãng mạn Chuyện ‘Sự tích quả

Trang 34

dưa hấu” kể về người con nuôi Vua Hùng khiến người đọc người nghe không

chỉ nghĩ về sự tích ra đời của một loại quả quý mà còn hiểu thêm mảnh đất Nga

Sơn, về những con người lao động nơi đây “Thần Độc Cước” uy phong lẫm

liệt, sẵn sàng xẻ thân mình chống giặc ngoại xâm Chàng Từ Thức với những môí tình lãng mạn, từ chối chốn thần tiên trở về với cuộc sống bên động Thần Phù Hình ảnh Nàng Vọng Phu hoá đá sừng sững trên núi Nhồi (Đông Sơn), tay

bế con vòi vọi hướng về phía biển Đông, trông chồng hàng vạn năm nay vẫn

như muốn nhắc nhở với mọi người một điều gì đó Truyện Phương Hoa kể về

một người phụ nữ thuỷ chung son sắt hiếm có Chỉ vì một lời hẹn ước, Phương Hoa đã vượt lên mọi thử thách, vững vàng gìn giữ tình yêu, thay đổi, cải tạo hoàn cảnh, minh oan cho chồng, cho gia đình chồng, bảo vệ hạnh phúc của mình, làm tròn trách nhiệm người vợ thuỷ chung, người con hiếu thảo

2 Thanh Hóa có một hệ thống truyền thuyết xung quanh những người anh hùng

văn hóa, lịch sử và những sự kiện lịch sử lớn lao Bà Triệu, Lê Phụng Hiểu, Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn, phong trào Cần Vương, những vị tổ ngành nghề đều được tỏa sáng dưới ánh hào quang huyền thoại dân gian

Chuyện Ông Bưng ở Trì Trọng - Hoằng Quỳ - Hoằng Hóa mà tổ hợp trong

đó là hình tượng người anh hùng thần thoại, dũng sĩ dân gian, anh hùng lịch sử, anh hùng văn hóa

Hệ thống truyền thuyết Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn với gần 100 truyện, bao gồm truyền thuyết, cổ tích, giai thoại Ví dụ như sự tích Hồ Gươm, chuyện

về chiếc gươm thần, sự tích núi Dầu, hòn đá Liễu Thăng, cánh đồng Mẫu Hậu, chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu

Hệ thống truyền thuyết về phong trào Cần Vương với những vị lãnh tụ anh hùng, liệt sĩ: Tống Duy Tân, Cầm Bá Thước, Hoàng Bật Đạt mãi mãi sống cùng thời gian và lòng người

Hình ảnh những người anh hùng Xứ Thanh trong truyền thuyết đó là những con người xuất thân từ cộng đồng với tất cả ân oán phân minh, nghĩa tình trọn vẹn, là mẫu hình của người anh hùng nhân dân

3 Thanh Hóa còn là kho tàng truyện thơ, truyện vè Có những loại vừa là truyện kể, vừa là truyện thơ như: Phương Hoa, Từ Thức Rồi truyện vè lịch sử:

vè Ông Ninh, truyện vè ngụ ngôn như: Hẻo (diều hâu), Cưỡng (sáo đá) tranh

tụng Miền núi có cả một kho tàng truyện thơ của các dân tộc ít người Đẻ đất

đẻ nước (Mường) kể về cuộc sinh nở vũ trụ; Chương Han, Khăm Panh (Thái)

ca ngợi anh hùng bộ tộc; Nàng Nga - Hai Mối (Mường), Út Lót - Hồ Liêu,

Khua Lù- Nàng Ủa, Ú Thềm - Xi Thuần (Thái) là những bản tình ca; Tiếng hát làm dâu (H.Mông) là lời than thở

Trang 35

4 Trên thế giới nhiều đất nước, dân tộc có Truyện Trạng Trong hệ thống này, Thanh Hóa đóng góp 3 nhân vật nổi tiếng là Xiển Ngộ (còn gọi là Xiển Bột),

Cả Triệu và Trạng Quỳnh Song, nổi bật nhất là Trạng Quỳnh Trạng Quỳnh

quê gốc Hoằng Bột (Hoằng Lộc - Hoằng Hóa), sống vào thời Lê - Trịnh rối ren

Từ quê hương ra chốn kinh thành, vào cung vua, phủ chúa, bằng tài trí và tinh thần tiến công, Trạng Quỳnh đã đem cả một xã hội phong kiến mạt kì ra làm trò cười cho thiên hạ Chuyện đả phá từ những thói hư ngoài dân gian đến tật xấu

chốn lầu son, lại đầy tinh thần tự tôn dân tộc Nhân vật cười tài trí này chế diễu

thói muốn làm “ông nọ bà kia”, mắng vua, chọc chúa, đùa thánh thần, chửi quan lại nịnh bợ, đục khoét, làm vua Tàu kinh hồn, sứ Tàu khiếp vía và đến chết vẫn còn chiến thắng thế lực, quyền uy nhất nước

II/ VĂN VẦN DÂN GIAN

Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 4

a) Văn vần dân gian Thanh Hoá đã làm sáng tỏ các đặc điểm của Xứ Thanh

b) Chất trí tuệ của con người Xứ Thanh qua các thể loại: Tục ngữ, thành ngữ - phương ngôn , câu đố

c) Hãy giới thiệu một số thể loại dân ca Thanh Hoá; vài nét tiêu biểu về nội dung và hình thức nghệ thuật

Thông tin phản hồi:

1 Văn vần dân gian Thanh Hóa đã làm sáng tỏ sản phẩm, diện mạo đặc sắc địa phương

Chúng ta có thể liệt kê rất nhiều dẫn chứng, ví như:

ở Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc

Dưới con mắt người dân lao động, hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí họ đẹp đẽ, trìu mến biết bao:

- Vũng Mầu, Thọ Vực quanh co

Thủ Sơn lại có cánh gò giữa sông

- Nhất cao là núi Đan Nê

Trang 36

Nhất đông chợ Bản, nhất vui chợ Chùa

2 Cuộc sống, con người Xứ Thanh qua ca dao

Hiện lên trong những lời tâm tình bình dị là cuộc sống hiền hòa, khoáng đạt với cái mộc mạc đã ngấm vào hồn cốt:

Muốn ăn cơm trắng cá thèn Thì về Đa Bút đi rèn với anh

Một ngày ba bữa cơm canh Tối về quạt mát cho anh ngồi rèn

Một cuộc sống lao động chăm chỉ, một tình cảm, một nền nếp chỉ có thể có được ở đất ngàn năm văn hiến:

Nửa đêm thức giấc trông trời

Ngôi sao Bắc Đẩu đã dời sang đông

Bước vào buồng học gọi chồng Trở ra cất gánh làm đồng kẻo trưa

Với những người con gái, con trai:

Trai mĩ miều bút nghiên đèn sách Gái thanh tân chợ búa cửi canh Trai thời nhất bảng đề danh Gái thời dệt vải vừa lanh vừa tài

Có những câu ca dao rất dồi dào thi tứ, đẫm chất trữ tình:

- Một trăm ngọn núi non Bồng

Gió tuôn đường gió mây lồng đường mây

- Ra về em những nhớ mong

Hai hàng nước mắt đẫm sông Cầu Chày

Ca dao tỏ tình của Thanh Hoá cũng giàu chất lãng mạn, những cách tỏ

tình rất thông minh dí dỏm:

Hỡi o yếm trắng kia là

Lại đây gánh nước tưới cà cho anh

Bao giờ cà tốt cà xanh

Thì o yếm trắng lấy anh cũng vừa

Từ sau Cách mạng tháng Tám (1945), ca dao Thanh Hoá hướng tới những nội dung hiện thực rộng lớn mà toàn xã hội cùng quan tâm- đó là cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, cuộc sống xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,

ca ngợi những con người biết sống đẹp, biết hy sinh vì nghĩa lớn vì mọi người, phê phán bọn thực dân, đế quốc, bọn bán nước hại dân Nói tới cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, hình ảnh người dân công Thanh Hoá như một nét điển hình, một nét riêng, cùng với những đóng góp to lớn của người dân Xứ

Trang 37

Thanh Hình ảnh chiếc xe thồ, đôi bồ dân công gánh gạo, những chiếc thuyền nan gắn liền với những câu ca dao, câu hò, điệu ví:

- Đùng đình gió dục mây vần Phố Lào, Dốc Mướp xa gần quản chi

Cánh bằng tiện gió vừa khi

Trai anh hùng xe đạp, gái nữ nhi đôi bồ

- Chiều qua đậu bến Kênh Than

Đêm nay thuyền đã vượt ngang Đền Cờn

Bom dội cản đường,

Đạn dội cản đường,

Tóc em đầm lạnh hơi sương

Thuyền em vẫn hướng tiền phương lướt chèo

3 Tục ngữ, thành ngữ - phương ngôn, câu đố Xứ Thanh

Đây là những thể loại văn học dân gian, có cùng phương thức thể hiện là nói có vần, nội dung là làm nổi bật lòng tự hào về quê hương, con người Thanh Hoá và rất giàu chất trí tuệ

Đó là những miền đất đẹp giàu với những nghề truyền thống của quê hương Xứ Thanh:

- Nghệ Yên Thành, Thanh Nông Cống

- Trống Đồng Cổ, gỗ Phong Ý.

Những con người kiệt xuất:

- Văn như Phương Hoa, võ như Triệu Ẩ u

Những con người có vẻ đẹp khác thường:

- Mặt mũi Thái Khăng, miệng răng Thái khiết

Những công trình văn hoá nổi tiếng:

- Đình huyện Tống, trống huyện Nga, nhà huyện Hậu

Tục ngữ, câu đố, phương ngôn Thanh Hoá thường có lối diễn đạt thô

phác, bộc trực, thể hiện cách cảm, cách nghĩ của con người Xứ Thanh

- Cà làng Hạc ăn gãy răng, khoai làng Lăng ăn tắc cổ

- Cá mè sông Mực chấm nước mắm Do Xuyên,

chết xuống âm phủ còn muốn trở viền (về) mút xương

Không chỉ có người Kinh mới có những câu tục ngữ, thành ngữ, phương ngôn mà kho tàng tục ngữ, thành ngữ, phương ngôn của các dân tộc thiểu số ở miền núi như: Thái, Mường, H Mông… cũng vô cùng phong phú

Sau đây là một số câu tục ngữ, thành ngữ, phương ngữ của người Thái (không ghi chữ và âm của người Thái) Họ đã đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ hàng ngàn năm nay

Trang 38

Nói về giá trị của việc trồng lúa nước: Nương bao la không bằng ruộng nhà một thửa

Khuyên con người chăm chỉ làm ăn: Lúa dưới nước, cá dưới nước, khéo làm có ăn, siêng nằm chết đói

Nói về giá trị của rừng và hãy bảo vệ lấy nó: Sống rừng nuôi, chết rừng chôn

Khuyên con người phải biết chăm lo học hành: Bố mẹ dạy không bằng thầy giáo dạy; thầy giáo dạy không bằng mình tự suy

4 Những bài hát dân gian mang đậm chất văn học

Ngoài ca dao dùng để đọc, ngâm, còn có dân ca - những bài hát dân gian

Thanh Hoá như: Hò sông Mã, Hát Ghẹo, Hát Ru, Hát Ca công - cửa đình - ca

trù Những bài hát dân gian cấu thành bởi ba loại nghệ thuật: nghệ thuật ngôn từ

(văn học), âm nhạc, diễn xướng

Xét riêng phần nghệ thuật ngôn từ, xin giới thiệu khái quát một số thể loại

- Hò sông Mã mang phong vị đặc biệt của quê hương và con người Xứ

Thanh

Xướng: a) Hò dời bến; b) Hò đò xuôi; c) Hò chống sào (hò đò ngược); d)

Hò đẩy thuyền (mắc cạn); e) Hò cập bến

Xô: Dô tá, dô tà, dô khoan dô huầy, ế dô khoan là dô khoan, dô huầy, huầy

dô đệm theo từng câu hò, tương ứng với các động tác, tình thế con thuyền

- Hát Ghẹo còn gọi là Hát Đúm, Hát Trống quân liên vận - loại hát đối đáp

nam nữ được mở vào những dịp nông nhàn, những giờ khắc thảnh thơi Có khi vừa làm nghề, vừa hát Làn điệu là những làn điệu dân ca quen thuộc Thể thức

theo nghi thức giao tiếp: dạo, thăm, mừng, xe kết, thề, tiễn Cách thức: đố, đối Mục đích: giao duyên Nội dung: gắn với quê hương, tình cảm

Ví dụ: - Bấy lâu còn lạ chưa quen

Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ ?

- Hồ còn leo lẻo nước trong

Bấy lâu chỉ dốc một lòng đợi em

Đất Tĩnh Gia có Hát Ru con, gần gũi với Hát Giặm Nghệ Tĩnh nhưng

những câu 4 chữ, thường mở, kết bằng một câu lục bát, lối kể ngâm nga Trong

khi Hát Giặm 5 chữ, đối tượng biểu diễn là mọi người nói chung Gần Hát Nói miền Bắc (câu lục bát mở đầu như Mưỡu của Hát Nói), nhưng khác về thể điệu (điệu ru, giọng địa phương) Lại khác Hát Ru thông thường ở chỗ thành bài riêng biệt (trong khi Ru chỉ là điệu, còn bài có thể lấy ca dao hoặc thơ lục bát) Nội dung lời ca Hát Ru Tĩnh Gia đậm tình cảm gia đình

Trang 39

Các dân tộc thiểu số cũng có các loại dân ca đặc trưng Xường của người Mường, Khặp (khắp) có nghĩa là hát của người Thái Xin giới thiệu một thể loại tiêu biểu đó là Khặp Có Khặp sông nước (vùng sông Mã, sông Chu); Khặp tình

tự, Khặp sinh hoạt cộng đồng, Khặp nghi lễ, sinh hoạt gia đình Bài Khặp có sẵn, cũng có bài ứng tác, đối đáp, giao duyên Đa số câu của bài Khặp có 5 chữ

hoặc 7 chữ và rất chú trọng chuyển thanh Có thể đơn ca, tốp ca Âm vực có loại cao, loại trầm, có loại có tiếng đệm Có nhạc cụ (cồng, chiêng, khèn, pi pè (khèn bè), pi khúi (sáo dọc) đệm theo

Trong những bài ca Xứ Thanh còn có loại Ca vè Đây là loại hình của

những bài ca dài, theo thể vè, kể về phong cảnh, sản vật, ngành nghề, lịch sử Ví

dụ như ca vè nhật trình đường bộ, đường biển; từ những câu vè theo bước chân

con người, những vùng đất quê hương hiện ra Có loại ca vè mang tính thời sự,

gắn với sự kiện cụ thể từ đời sống sinh hoạt, chính trị, xã hội; bộc lộ thái độ yêu ghét, khát vọng dân chủ, công bằng của nhân dân Nhiều bài đã kích thói tham lam, độc ác của bọn địa chủ, tay sai, thói đĩ bợm, trăng hoa, ức hiếp của bọn hào

Văn học dân gian là mạch nguồn của văn học và nghệ thuật, được truyền

từ đời này cho đến đời khác và sống mãi với thời gian Văn học dân gian Xứ Thanh mộc mạc và chân tình như cuộc sống và con người Xứ Thanh; đa dạng, phong phú và nhiều sắc màu của miền quê Xứ Thanh địa linh, nhân kiệt

Tổ chức các hoạt động dạy học:

- Các nhóm thảo luận, trao đổi và trình bày kết quả nội dung được giao Các nhóm khác bổ sung

- Giảng viên nhận xét, giới thiệu các thông tin phản hồi và giải đáp

Câu hỏi và bài tập đánh giá:

1 Văn học dân gian Thanh Hóa có những thể loại chủ yếu nào? Khái quát

về nội dung và nghệ thuật các thể loại

2 Sưu tầm một số tác phẩm văn học dân gian ở địa phương bạn đang công

tác Bình giá một tác phẩm mà bạn tâm đắc nhất

Bài 2 Văn học viết Thanh Hóa

(2 tiết)

Trang 40

Mục tiêu:

Giúp học viên nắm được:

- Những nét cơ bản của văn học viết Thanh Hoá qua các thời kì, một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của các thể loại qua các thời kì

- Các tác phẩm, tác giả và hoàn cảnh ra đời của một số tác phẩm (hay đoạn trích) được đưa vào chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học

I Văn học viết Thanh Hoá thời trung đại

Hoạt động 1 : Hoạt động theo nhóm 3

a) Giới thiệu các tác giả cùng tác phẩm tiêu biểu là người Xứ Thanh trong thời kì phong kiến độc lập tự chủ

b) Giới thiệu các tác giả cùng tác phẩm tiêu biểu là người Xứ Thanh trong thời kì trung đại nửa sau thế kỉ XIX

c) Giới thiệu các tác giả cùng tác phẩm tiêu biểu là người các vùng quê khác viết về Xứ Thanh trong thời kì trung đại

Thông tin phản hồi:

Cũng như văn học viết của nước ta, văn học viết trung đại Thanh Hoá gồm hai dòng: chữ Hán và chữ Nôm Đó là các tác giả Thanh Hoá và các tác giả ngoài tỉnh viết về Thanh Hoá Nhìn về văn học viết Thanh Hoá giai đoạn này ta

thấy mấy vấn đề nổi bật sau đây

1 Trong thời kì phong kiến - độc lập tự chủ (thế kỉ X đến nửa đầu thế

kỉ XIX)

Thời kì này chưa tạo nên được diện mạo riêng của văn học viết Thanh Hoá nhưng cũng đã có một số tác giả tiêu biểu trong nền văn học viết của nước nhà

là người Thanh Hoá, như:

- Ngô Chân Lưu, tức là Khuông Việt đại sư (933 - 1011) người Hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc nay thuộc huyện Tĩnh Gia Tác phẩm của ông còn lại là

Vương lang quy (Chàng Vương trở về), được xem là tác phẩm văn viết mở đầu

trong thời phong kiến nước nhà

Ngày đăng: 29/02/2016, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w