1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở)

14 2,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 223,06 KB

Nội dung

một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường (mầm non, tiểu học, trung họ...

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG

(MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ)”

Trang 2

1.Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật trong nhà trường (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở)

2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục

3.Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1.Tình trạng giải pháp đã biết:

Những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ giáo viên và học sinh được ngành giáo dục và các trường học quan tâm, nhất là từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” Tuy nhiên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường thường chỉ được thực hiện chủ yếu thông qua chương trình các môn học có liên quan trực tiếp đến pháp luật, như môn Đạo đức (tiểu học), Giáo dục công dân (trung học cơ sở); công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường còn nhiều bất cập Cụ thể là:

- Cán bộ quản lý, giáo viên ở một số trường chưa nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường Một số cán bộ, giáo viên và học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ hiểu biết về kiến thức pháp luật;

- Đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân ở các trường chưa đảm bảo về số lượng, chưa được bồi dưỡng kịp thời kiến thức về pháp luật liên quan đến chương trình giáo dục của cấp học nên chưa đáp ứng được yêu cầu theo sự phát triển; các trường chưa phân công cán bộ, giáo viên phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;

Trang 3

- Nội dung giáo dục pháp luật chưa được giáo viên lựa chọn cho phù hợp với từng giai đoạn học tập (khối lớp học), chưa đảm bảo được tính hệ thống Phương pháp giảng dạy của một số giáo viên còn nặng tính lý thuyết, chưa quan tâm đến việc tạo tình huống

để học sinh chọn cách ứng xử, thực hành phù hợp với lứa tuổi;

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học chưa được thực hiện

thường xuyên, đồng bộ, hình thức chậm đổi mới và chưa linh hoạt nên chưa thu hút được nhiều đối tượng học sinh, hiệu quả thấp;

- Nguồn tài liệu, phương tiện phục vụ cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật ít được

bổ sung, còn thiếu so với nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên và học sinh; chưa có giải pháp huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Từ những khó khăn, hạn chế trên nên hiệu quả, chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường chưa ngang tầm với yêu cầu trong giai đoạn mới Những biểu hiện

vi phạm pháp luật, những hành vi đạo đức thiếu tính chuẩn mực vẫn còn xảy ra

3.2.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

- Mục đích của giải pháp:

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, góp phần ổn định môi trường giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu Đề án

“Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”

Trang 4

- Nội dung giải pháp:

Các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường:

Một là, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật trong nhà trường cho đội ngũ cán bộ, giáo viên

* Cách Thực hiện:

Tổ chức tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết năm học của ngành, của chuyên môn; các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn; các buổi tập huấn, hội nghị chuyên đề do ngành tổ chức và thực hiện tốt cuộc vận

động “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” Từ đó, giúp cho đội ngũ cán bộ

quản lý, giáo viên thấy được việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, vào chương trình học tập, sinh hoạt, vui chơi, giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh ngay từ giai đoạn đầu sẽ có tác động lớn trong việc định hướng, phát triển nhân cách, góp phần điều chỉnh hành vi, nâng cao nhận thức, hình thành trong các em hành vi, thói quen tự giác xử

sự đúng pháp luật, và có ý thức tuân thủ pháp luật

Hai là, phân công cán bộ, giáo viên phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp

luật và mở rộng lực lượng tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

* Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trước đây chỉ được thực hiện qua giáo viên dạy môn Đạo đức (tiểu học) và Giáo dục công dân (trung học cơ sở), chưa có

sự phối hợp, hỗ trợ của các giáo viên bộ môn khác với một ý thức tích cực, tự giác; các

Trang 5

trường chưa có phân công cán bộ, giáo viên phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

* Cách Thực hiện:

Ngoài đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, Đạo đức, tùy điều kiện thực

tế của đơn vị và đặc điểm của cấp học, mỗi trường phân công một (mầm non) hoặc hai (tiểu học, trung học cơ sở) cán bộ, giáo viên phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường và kết hợp với đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp

để thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh; coi việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh là của tất cả mọi cán bộ, giáo viên trong nhà trường, mọi người

đều có trách nhiệm thực hiện

Ba là, tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng cho đội

ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

* Việc tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trước đây thường chỉ được thực hiện lồng ghép qua các đợt bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, chưa tạo điều kiện để giáo viên được cập nhật kiến thức mới và học tập kinh nghiệm lẫn nhau

* Cách thực hiện:

- Kết hợp với Phòng Tư pháp tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật liên quan đến

Trang 6

chương trình giáo dục cho đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở bằng hình thức giới thiệu các luật, các văn bản pháp luật mới có liên quan;

- Tăng cường công tác quản lý, nắm bắt tình hình và diễn biến tư tưởng của đội ngũ nhà giáo qua nhiều kênh thông tin (nghiên cứu các văn bản báo cáo định kỳ của các

trường, theo dõi, kiểm tra, nắm bắt dư luận ) để có sự chấn chỉnh kịp thời;

- Cung cấp tài liệu về nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường và giới thiệu nguồn tư liệu có liên quan đến nội dung giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên trên Website của Phòng Giáo dục và Đào tạo (chuyên mục Thông tin pháp luật);

- Tổ chức hội nghị chuyên đề về kiến thức pháp luật trong cán bộ giáo viên nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nắm vững kiến thức pháp luật, có cơ sở để xây dựng

kế hoạch giảng dạy, tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh

Bốn là, lựa chọn nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với khả

năng nhận thức của từng cấp học theo hướng học đi đôi với hành, kết hợp lý luận và thực tiễn; tích hợp, lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý trong môn học Đạo đức, Giáo dục công dân và một số môn học khác; bảo đảm sự liên thông về kiến thức giữa các lớp học, cấp học

* Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trước đây nhiều giáo viên chỉ thực hiện theo hình thức cung cấp lý thuyết suông đã được trình bày trong sách giáo khoa hoặc sách hướng dẫn, chưa quan tâm nhiều đến yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh, chưa tạo ra tình huống để học sinh xử lý Đặc biệt là nhiều giáo viên dạy các môn học khác ít quan tâm đến việc lồng ghép nội dung giáo dục, hoặc có lồng ghép chỉ mang

Trang 7

tính qua loa, hình chức “cho có”, chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa đặt ra mục tiêu rõ ràng; nội dung giáo dục nhiều lúc bị trùng lặp giữa các lớp học, môn học

* Cách thực hiện:

- Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Đạo đức, Giáo dục công dân theo hướng cung cấp kiến thức, rèn kỹ năng thực hiện các quyền cơ bản và gắn với cuộc sống hàng ngày của học sinh, đưa ra những tình huống cụ thể để học sinh xử lý Đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật của học sinh;

- Nội dung giáo dục tập trung vào việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về pháp luật, vai trò và tác động của pháp luật trong đời sống xã hội, đảm bảo tính phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh để các em có thể tiếp cận một cách tự

nhiên, hứng thú; đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính liên tục, nhất quán trong nội dung và thống nhất giữa những giá trị đạo đức và giá trị pháp luật; đảm bảo sự kết hợp giữa yêu cầu nâng cao nhận thức với hình thành thái độ, giữa lý luận với thực tiễn, giữa học và hành trong giáo dục pháp luật Để đảm bảo nội dung giáo dục pháp luật có tính hệ thống, liên thông, không trùng lặp giữa các khối lớp, trong kỳ họp chuyên môn hàng tháng các trường thống nhất đề ra nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng khối lớp;

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai thường xuyên, sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng thời điểm, đối tượng và từng địa bàn (không giới thiệu nội dung các luật một cách chung chung) Trong quá trình giáo dục và giảng dạy, giáo viên lựa chọn những hình thức tổ chức, những phương pháp nhằm giúp học sinh có

kỹ năng ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và các quy tắc trong xã hội (Trong

Trang 8

giảng dạy - giáo dục, giáo viên không đọc văn bản mà đưa ra những tình huống cụ thể để học sinh suy nghĩ chọn cách ứng xử hoặc đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá Từ đó, giáo viên đối chiếu với nội dung cần phổ biến, giáo dục và giải thích để học sinh hiểu sát hơn)

Năm là, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật; kết hợp giảng dạy pháp luật trong chương trình chính khoá với việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khoá

* Trước đây, những bài giảng về pháp luật, đạo đức thường được thực hiện một cách khô khan, khép kín một chiều trong nhà trường nên chưa mang lại tác dụng xây dựng đạo đức, nhân cách, ý thức pháp luật cho học sinh

* Cách thực hiện:

Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm bổ sung kiến thức cho các bài học chính khoá, cập nhật các kiến thức pháp luật mới, tạo niềm tin, tình cảm pháp luật cho học sinh Các hoạt động ngoài giờ lên lớp cần đa dạng, sinh động, phù hợp với từng đối tượng và được tổ chức thường xuyên Có thể kết hợp với việc tổ chức kỷ niệm các ngày lịch sử, dịp lễ, tết; thực hiện lồng ghép qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động

“Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học

và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tổ chức tuyên truyền pháp luật bằng những hình thức hấp dẫn để các em tham gia như: thi đua giải quyết các tình huống pháp luật, trình bày tiểu phẩm về pháp luật, hội thi thể hiện

sự hiểu biết về pháp luật, tổ chức xem các phiên tòa giả định, các đoạn video clip, băng hình có nội dung liên quan đến pháp luật phù hợp với học sinh của từng cấp học

Trang 9

Ví dụ:

1 Tổ chức các hoạt động nhân ngày 08 tháng 3: Họp mặt, sinh hoạt truyền thống, Hội thi nấu ăn… lồng ghép tuyên truyền, phổ biến Luật Bình đẳng giới

2 Tổ chức họp mặt, sinh hoạt truyền thống nhân Ngày nhà giáo Việt Nam – 20 tháng 11 lồng ghép phổ biến Luật Giáo dục, Quy định về Đạo đức nhà giáo

3 Tổ chức các hoạt động nhân ngày Môi trường -> giáo dục Luật Môi trường; Tháng An toàn vệ sinh thực phẩm -> giáo dục Luật An toàn thực phẩm; Tháng An toàn giao thông - > Luật Giao thông; Ngày Gia đình Việt Nam -> Luật phòng, chống bạo lực gia đình

4 Tổ chức Hội thi Chỉ huy Đội giỏi kết hợp tìm hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Hội thi vẽ tranh -> giáo dục Luật Bảo vệ môi trường

5 Tổ chức giao lưu học sinh giỏi -> lồng ghép giáo dục các luật đã học, đã được phổ biến trong chương trình của cấp học

Sáu là, tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin của

nhà trường

* Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trước đây thường chỉ thực hiện thông qua nội dung các bài học chính khóa của từng cấp học và kết hợp trong một vài hoạt động ngoài giờ lên lớp, chưa có tính thường xuyên nên hiệu quả, tác dụng chưa sâu

* Cách thực hiện:

Trang 10

- Phổ biến có hệ thống, thường xuyên các văn bản pháp luật cơ bản, quan trọng, các văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan trực tiếp và phù hợp với từng đối tượng thông qua chương trình phát thanh măng non, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật, báo, tạp chí, giới thiệu sách, các tranh ảnh, báo tường, ở góc truyền thông, bảng thông tin của đơn vị, chuyên mục Thông tin pháp luật của ngành;

- Sử dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn việc khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử; khuyến khích các đơn vị có trang Website xây dựng chuyên mục Thông tin pháp luật để giới thiệu các văn bản pháp luật mới, các nội dung pháp luật có tính trọng tâm, trọng điểm theo yêu cầu của ngành và của trường

Bảy là, phối hợp tốt với các ngành chức năng, với gia đình và cộng đồng trong

công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

* Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trước đây chủ yếu chỉ được thực hiện qua các bài học trên lớp do giáo viên dạy môn Đạo đức (tiểu học), Giáo dục công dân (trung học cơ sở) thực hiện theo nội dung của bài học, nhà trường chưa thật

sự chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, hoặc khi có vấn đề mới mời tham gia

hỗ trợ xử lý nên chưa có sức lan tỏa rộng

* Cách thực hiện:

- Chủ động trong việc phối hợp với ngành chức năng và các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện và địa phương (Tư pháp, Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Huyện Đoàn ) trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ giáo viên và học sinh, nhất là việc bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ

Trang 11

tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tổ chức các buổi phổ biến, giáo dục pháp luật, hội thi tìm hiểu về pháp luật;

- Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của chính quyền địa phương, lực lượng chức năng, các đoàn thể và gia đình trong việc giáo dục cũng như phát hiện ngăn chặn kịp thời

những biểu hiện, hành vi vi phạm pháp luật trong học sinh, xử lý kịp thời và nghiêm minh các vụ việc để tăng tính răn đe

Để thực hiện vấn đề này, Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường phải xây dựng kế hoạch phối hợp và ký kết liên tịch với các ngành có liên quan Khi tham gia sinh hoạt Tổ Nhân dân tự quản, cán bộ, giáo viên cần tuyên truyền cha mẹ học sinh việc giáo dục, uốn nắn những biểu hiện sai trái của học sinh để có sự phối hợp tốt

Tám là, xây dựng và khai thác tốt tủ sách pháp luật, bổ sung thiết bị phục vụ giảng

dạy môn Giáo dục công dân, Đạo đức và hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật

* Tủ sách pháp luật đã được hình thành ở các trường phổ thông từ khá lâu nhưng chưa được khai thác tốt và ít được bổ sung, nguồn tư liệu chưa đáp ứng đủ theo nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên và học sinh

* Cách thực hiện:

- Nâng cao chất lượng quản lý và khai thác tốt tủ sách pháp luật, thường xuyên vận động cán bộ, giáo viên, học sinh đọc, tìm hiểu, bổ sung các tài liệu, sách, báo pháp lý của

tủ sách pháp luật; cập nhập, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu pháp luật theo chuyên đề, các đề cương tuyên truyền pháp luật, các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phổ thông; tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập các kiến thức pháp luật,

Ngày đăng: 21/02/2015, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w