BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên Đề tài : “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc thi
Trang 1BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên Đề tài : “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đặc thù nhằm
nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”
Chủ nhiệm đề tài: CN Hoàng Kỳ
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp Quảng Trị
Trang 2Thuộc chương trình đề tài độc lập cấp tỉnh 2014
Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Kỳ
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp Quảng Trị
Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị Hợp đồng số: 53/QĐ-SKHCN ký ngày 18 tháng 4
Trang 3II TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1 Phân công nhiệm vụ
TT Nội dung nhiệm vụ Đơn vị thực hiện Người chủ trì
1 Phụ trách chung Sở Tư pháp CN.Phan Văn Phong
2 Chủ nhiệm Đề tài Sở Tư pháp CN.Hoàng Kỳ
3 Thư ký Đề tài Sở Tư pháp CN Dương Thị Thu Hà
Trang 42 Sản phẩm đã hoàn thành
1 Thuyết minh đề tài đã được phê duyệt 01 bản
2 Chuyên đề 1: Cơ sở lý luận 01 bản
3 Chuyên đề 2: Thực trạng công tác phổ biến
giáo dục pháp luật trên điạ bàn huyện Hướng
Hoá, Đakrông
01 bản
4 Chuyên đề 3: Hệ thống các giải pháp đặc thù
nhằm tăng cường hiệu quả của công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để pháp
luật đi vào đời sống xã hội đồng bào dân tộc
thiểu số
01 bản
Trang 52 Sản phẩm đã hoàn thành (TT)
5 Chuyên đề 4: Sổ tay pháp luật 01 bản
6 Báo cáo khoa học tổng kết Đề tài 01 bản
Trang 6III TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất
chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân để đưa các quy định của
pháp luật đi vào cuộc sống xã hội, giáo dục ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa cho nhân dân nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng xã hội trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Trang 7Luật phổ biến, giáo dục pháp luật được ban
hành khẳng định tiếp cận thông tin pháp luật là một trong những quyền cơ bản của công dân , Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật
Trang 8Mặc dù đã được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước, sự tham gia nhiệt tình của các tổ chức, đoàn thể trong xã hội, nhưng công tác
tuyên truyền, PBGDPLvẫn chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, thể hiện ở một số điểm sau:
Trang 9
- Trình độ dân trí, nhận thức pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn thấp và không đồng đều Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu
số vẫn chưa nhận thức được vai trò của pháp luật trong cuộc sống
Trang 10
- Nhận thức về công tác phổ biến
pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu
số của các cơ quan quản lý nhà nước, của cán bộ làm công tác này chưa cao; vị trí, vai trò của công tác này còn chưa được chú trọng đúng mức
Trang 11- Nội dung pháp luật để phổ biến chưa được chọn lọc, chưa sát thực, phù hợp với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, chưa có trọng tâm, trọng điểm
- Hình thức phổ biến pháp luật chưa phù hợp với trình độ
dân trí, nhận thức và điều kiện sống của người dân là đồng bào dân tộc thiểu số Các hình thức, biện pháp
tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa được đổi mới, nâng cao, thiếu sáng tạo với từng địa bàn, điều kiện kinh tế xã hội
Trang 12- Đội ngũ làm công tác phổ biến pháp luật còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về về chất lượng, hạn chế về nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến giáo dục
pháp luật, thường kiêm nhiệm, một bộ phận không nhỏ vẫn chưa thực sự toàn tâm với công việc Kinh
phí bố trí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chế độ đãi ngộ dành cho đội ngũ làm công tác phổ biến pháp luật còn thấp
Trang 13Nhiều cơ quan, đơn vị chưa có bộ máy hoặc
cán bộ chuyên trách làm công tác này nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là việc thiếu cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật là người dân tộc, biết tiếng dân tộc
Trang 14-Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn nói chung và đồng
bào dân tộc thiểu số nói riêng.Chưa có sự huy động tham gia, đóng góp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác này
Trang 15- Cơ chế phối hợp giữa cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị đặc biệt là ở xã, phường, thị trấn trong việc phổ biến pháp luật chưa cụ thể, hiệu quả Vai trò của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của địa phương chưa được phát huy đầy đủ
Trang 16Đối với tỉnh Quảng Trị, vùng đồng bào dân tộc thiểu
sinh sống chủ yếu ở phía Tây của tỉnh, tập trung ở 2 huyện Hướng Hoá, Đakrông và một số xã miền núi thuộc các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ Toàn tỉnh có 47 xã, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là người dân tộc Vân kiều và dân tộc Pacô với số lượng nhân khẩu tính đến ngày 01/01/2014 có 75.217 khẩu, trong đó người Vân kiều có: 65.439 khẩu, người Pacô có 9.778 khẩu, chiếm 45% dân số toàn vùng
Trang 17Đến nay, theo thống kê của Sở Tư pháp có khoảng
226/287 cặp nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng có yếu tố nước ngoài nhưng chưa đăng ký kết hôn tại 18 xã biên giới của hai huyện Hướng Hoá, Đakrông Bên cạnh đó, có khoảng 185 người không quốc tịch sống ở các xã biên giới của tỉnh Quảng trị
Trang 18Tình trạng không đăng ký kết hôn, không đăng ký khai sinh, tảo hôn, tham gia các tổ chức trái pháp luật vẫn diễn ra Những tồn tại đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống chưa đạt được mục đích đề ra.
Trang 19Người dân vì những lý do nào đó
không tiếp cận được với pháp luật, người đưa chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân chưa có biện pháp, phương thức, hình thức phù hợp
Trang 20Nhiều ngành, nhiều cấp đã tổ chức nghiên cứu để tìm ra các hình thức, biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác PBGDPL nhưng đến nay vẫn chưa có một
nghiên cứu nào trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Trị
Trang 21Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề xuất Đề
tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đặc
thù nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”
Trang 22IV MỤC TIÊU
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
trong việc tuyên truyền, PBGD cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Q Trị, đề xuất các giải pháp tuyên truyền, phổ biến PL phù hợp, khả
thi cho những người làm công tác PBGD PL trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu qủa công tác phổ biến giáo dục pháp luật;
IV MỤC TIÊU
Trang 23nâng cao hiểu biết PL, ý thức tôn trọng và chấp
hành PL của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn; nâng cao ý thức, lối sống và làm việc
theo Hiến pháp và PL của người dân, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các quan hệ PL; xóa đói, giảm nghèo; phát triển KT kết hợp với bảo vệ môi trường
Trang 24tác này trong thời gian đến
VI ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành khảo sát cán bộ, nhân dân huyện Đakrông, Hướng hóa
Trang 25VII PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Để thực hiện, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát thực tế bằng: phiếu khảo sát, trao đổi, phỏng vấn …cụ thể, chúng tôi đã thực hiện:
+ Khảo sát tình hình công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn được chọn (dành cho cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ trợ giúp pháp lý lưu động, thẩm phán) Tổng
số phiếu: 100 phiếu/100 người được điều tra, khảo sát ;
Trang 26+ Điều tra, khảo sát tình hình chấp hành pháp luật và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân (dành cho
200/200 phiếu người dân là già làng, trưởng bản, hoà giải viên ở cơ sở)
Cách thức thực hiện: Thông qua các cuộc tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người dân ở huyện Hướng Hóa, Đakrông
Trang 27- Sau khi hoạt động điều tra, khảo sát được tiến hành xong, Lãnh đạo Sở tiến hành ký kết hợp đồng thuê khoán nhập thông tin xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel
Trang 28Quá trình viết các chuyên đề của Đề tài, trên cơ
sở báo cáo xử lý kết quả khảo sát, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn lọc, nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các chính sách, pháp luật và tài liệu tham khảo; Kế thừa kinh nghiệm, nghiên cứu đã
có về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để hoàn chỉnh các chuyên đề của đề tài
Trang 29Sau khi các chuyên đề được biên soạn,
chúng tôi sử dụng phương pháp lấy ý kiến của các chuyên gia vào dự thảo các chuyên
đề, chúng tôi đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến vào các nội dung của Đề tài và hoàn chỉnh báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài
Trang 30Để tiếp tục lấy những ý kiến tham gia có chất lượng vào
dự thảo Báo cáo tổng kết Đề tài, Lãnh đạo Sở cùng với
các thành viên tham gia tổ Đề tài đã tiến hành đánh giá nội
bộ, theo đó đã mời các chuyên gia đánh giá vào nội dung của Đề tài Cụ thể như: Ông Võ Công Hoan – Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, nguyên là Giám đốc Sở Tư pháp; ông Bùi Quang Sinh - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư; Bà Đào Thị Bình – Thạc sĩ Truyền thông, Phó trưởng phòng PBGDPL
Trang 31Các ý kiến tham gia đã cụ thể hóa các giải pháp của Đề tài, bổ sung vào các kiến nghị nhằm làm sáng tỏ hơn vấn đề được nghiên cứu, làm cơ sở
cho việc tổ chức thực hiện tốt hơn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và đối với
Trang 32VIII KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chúng tôi nhận thấy có những vấn đề như sau:
1 Những tồn tại, hạn chế:
Thứ nhất, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức
liên quan còn thiếu tính đồng bộ và chưa thật sự chặt chẽ; các thành viên Hội đồng phối hợp đều hoạt động kiêm nhiệm, đa số là lãnh đạo của địa phương, nên việc dành thời gian đầu tư
VIII KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 33cho hoạt động này chưa nhiều, chưa phát huy được hết vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên trong thực hiện nhiệm vụ
chung của Hội đồng phối hợp cấp huyện, hầu như chỉ do cơ quan thường trực Hội đồng là PhòngTư pháp chủ động triển khai thực hiện; ở một số địa phương, đơn vị, cấp uỷ, chính quyền chưa thật sự quan tâm
và đầu tư đúng mức cho công tác này
Trang 34Thứ hai, với đặc thù địa bàn miền núi, vùng sâu,
vùng xa, đường sá đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác trên một địa bàn rộng,
trình độ dân trí còn thấp, đặc biệt một số nơi đồng bào còn chưa biết đọc, biết viết tiếng phổ thông Bên cạnh đó, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện đi lại, trang thiết bị
và nguồn lực phục vụ cho công tác PBGDPL ở địa phương, nhất là cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ;
Trang 35đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật hầu hết đều kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế và chưa đồng đều, chế độ đãi ngộ lại quá thấp, nên chưa thực sự tâm huyết trong thực hiện nhiệm vụ, chưa thực sự phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong việc làm đầu mối để chuyển tải pháp luật đến với người dân
Trang 36Thứ ba, hoạt động PBGDPL có lúc vẫn còn mang
tính hình thức, nặng về phong trào; việc phổ biến hiện nay mới chỉ tập trung vào các Luật và Pháp lệnh, chưa thực sự
chú trọng vào các văn bản hướng dẫn thi hành; có hình thức phổ biến giáo dục pháp luật hay nhưng chưa được triển khai nhiều trên thực tế như tổ chức các phiên toà xét
xử lưu động kết hợp với PBGDPL cho nhân dân;
Trang 37các hình thức PBGDPL hiện đại chưa được sử dụng triệt để, đặc biệt là việc ứng dụng một cách có hiệu quả công nghệ thông tin vào hoạt động PBGDPL;
hình thức tuyên truyền tuy đa dạng, nhưng quá trình
tổ chức triển khai chưa đồng bộ, chưa được thường xuyên và rộng khắp, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trang 39Thứ hai, công tác phối hợp, kết nối giữa các ngành, các
cấp, đoàn thể chưa thực sự nhuần nhuyễn Một số đơn vị
tuy đã ký kết các kế hoạch phối hợp song việc triển khai chưa thường xuyên, chặt chẽ, thiếu sự ràng buộc giữa các
ngành trong sự ký kết Hoặc thực hiện Kế hoạch liên tịch nhưng kế hoạch này còn nặng tính hình thức, chưa chủ động, quan tâm đến việc tổ chức chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan hữu quan để triển khai
Trang 40Thứ ba, văn bản pháp luật ban hành ngày
một nhiều trong lúc đó đội ngũ cán bộ bán chuyên trách làm công tác PBGDPL (báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên…) ở nhiều nơi còn thiếu về số lượng,
trình độ chuyên môn còn hạn chế và chưa đồng đều, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số.
Trang 41Thứ tư, trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền, hội nhập kinh tế quốc
tế, việc tuyên truyền PBGDPL cho các đối tượng được thụ hưởng đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số là một
nhu cầu rất lớn và có tính thời sự cao nhưng thời gian qua hoạt động này chưa
thực sự phát huy được hiệu quả
Trang 42Thứ năm, kinh phí, cơ sở vật chất,
phương tiện làm việc dành cho công
tác PBGDPL nhìn chung còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác này
Trang 433 Bài học kinh nghiệm:
Một là, thực tế cho thấy ở đâu có sự quan tâm chỉ đạo
đúng mức của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương
thì ở đó mọi công tác đều đạt được kết quả tốt Do vậy đòi hỏi phải có sự thống nhất trong công tác lãnh đạo của các
tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, nêu cao vai trò của cán bộ đảng viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể, tính
sáng tạo, tính tiên phong của Đảng, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, tạo khí thế cho phong trào quần chúng, cán
bộ và nhân dân trong tìm hiểu pháp luật
Trang 44Hai là, phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành
viên Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp Ngành Tư
pháp - cơ quan thường trực của Hội đồng phải chủ động phối hợp với các ngành là thành viên như: Hội Nông dân, Hội Liên Hiệp phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh
Trang 45vận dụng những hình thức, phương pháp thích hợp để
PBGDPL đến người dân Chọn điểm làm tốt để phát triển, nhân ra diện rộng trong đó chú trọng khâu bồi dưỡng, đào tạo tập huấn kiến thức pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên nhất
là cán bộ dân tộc thiểu số ở cơ sở nhằm từng bước nâng cao kỹ năng cho các chủ thể này