Giá bán từng sản phẩm,dịch vụ của công ty cần có sự điều chỉnh hợp lý để mang lại lợi ích cho cả công ty và khách hàng,thống nhất lợi ích để khuyến khích hợp tác dài lâu mang lại sự phát triển cho cả hai bên.
Hiện nay,cách thức định giá của công ty vẫn còn mang tính bột phát,tùy hứng vào từng thời điểm.Cách thức định giá này dễ mang đến cho khách hàng cảm giác không hài lòng về giá cả và họ luôn có những so sánh với đối thủ cạnh tranh.Công ty cần có một chính sách về giá rõ ràng và linh hoạt.Công ty có thể áp dụng mức giá của mình theo giá của đối thủ cạnh tranh để tránh sự cạnh tranh về giá giữa các sản phẩm khi mà sản phẩm của các công ty không có nhiều sự khác biệt.
Công ty cũng nên áp dụng nhiều phương án giá,mỗi sản phẩm dịch vụ có giá khác nhau,mỗi giá là một nhu cầu.Do sản phẩm của G’brand là những sản phẩm sáng tạo nên không có sự cố định trong giá bán dịch vụ tổng thể mà chỉ ở một số khâu nhất định.Giá bán cần đi đôi với chất lượng sản phẩm,dịch vụ,cần có sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra được mức giá cạnh tranh nhằm có được sự chủ động trong kinh doanh.
của thị trường.Có sự phân đoạn và lựa chọn thị trường công ty có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách cao nhất.Hiện nay thị trường của G’brand là rất lớn vì thế đòi hỏi có sự đảm bảo về chất lượng và hiệu quả.
3.3.4 Tổ chức lại phòng Marketing và đào tạo đội ngũ làm Marketing một cách tập trung và đồng bộ. trung và đồng bộ.
Hiện nay,phòng Marketing của công ty hoạt động một cách chưa có hiệu quả.Vì vậy cần phải tổ chức lại cơ cấu và hoạt động của phòng Marketing để hoạt động Marketing và truyền thông có sự tập trung và nhận thức rõ ràng.Cần có những điều chỉnh về yếu tố con người,công nghệ và chi phí cho hoạt động Marketing
+Yếu tố con người:Cần tuyển dụng thêm những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn về Marketing,có sự năng động ,sáng tạo,linh hoạt trong công việc đặc biệt là phải chịu được môi trường có áp lực cạnh tranh cao trong công ty.Công ty cần có sự đào tạo về chuyên môn cho nhân viên,mỗi nhân viêc cần hiểu được bản thân công ty về mọi mặt.
+Yếu tố công nghệ:Cần có những đảm bảo về thiết bị dành cho hoạt động marketing như máy tính nối mạng Internet,điện thoại bàn,máy photocopy,nối mạng thông tin nội bộ,có phần mềm phục vụ cho việc nghiên cứu của phòng…
+Yếu tố về chi phí cho hoạt động Marketing: Do công ty chưa có nhiều sự đầu tư,quan tâm đến phòng marketing nên chi phí cho hoạt động này chưa có sự rõ ràng.Khi xác định chi chí cho hoạt động marketing bộ phận hoat động marketing cần phải tính đến những công việc phải làm,tùy theo chiến lược marketing hiện tại mà có những chi phí khác nhau.Định ra mức chi phí phù hợp giúp cho hoạt động marketing hoạt động tốt hơn,tránh vượt mức chi phí đề ra.
+Hoạt động của phòng Marketing:
-Thường xuyên nghiên cứu thị trường để phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường công ty có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
-Theo dõi,nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về sản phẩm,chất lượng phục vụ,khách hàng,chiến lược marketing,chiến lược kinh doanh của họ.
-Hoạch định chiến lược Marketing cho công ty dựa trên những nghiên cứu về thị trường,khả năng hiện tại của công ty,cơ hội,thách thức.
3.3.5 Hoàn thiện hệ thống thông tin Marketing(MSI)
Hiện nay công ty chưa có sự đầu tư vào hoạt động này nên chiến lược Marketing của công ty chưa mang lại hiệu quả.Đây là hoạt đông rất cần thiết khi mà công ty muốn làm Marketing cho mình chũng như làm cho khách hàng.
Hệ thống thông tin marketing gồm có bốn hệ thống con đó là:Hệ thống báo cáo nội bộ,hệ thống tình bào marketing,hệ thống nghiên cứu marketing,hệ thống hỗ trợ quyết định marketing.Cần có sự hoàn thiện từ các hệ thống con để từ đó hoàn thiện hệ thống thông tin Marketing.Cần đảm bảo các công việc của từng hệ thống được hoàn thiện một cách chính xác để cuối cùng có được chiến lược Marketing phù hợp.
3.3.6 Bồi dưỡng kiến thức Marketing cho nhân viên toàn công ty
Công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông,thương hiệu nên vấn để này là rất cần thiết.Không chỉ bộ phận làm Marketing mới cần có mà toàn thể nhân viên của công ty cũng cần được bồi dưỡng để nâng cao kiến thức,tư duy về marketing.Hiện nay,công ty cũng vẫn có những buổi huấn luyện về marketing với các chuyên gia nước ngoài nhưng số lượng là không nhiều và thành phần tham gia chưa đầy đủ.Công ty cần thường xuyên tổ chức những buổi huấn luyện như vậy hơn nữa và có sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong công ty.
3.4 Các giải pháp khác
3.4.1 Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực
Hoạt động truyền thông của công ty chủ yếu là hoạt động PR và Marketing trực tiếp nên cần có sự đào tạo,bồi dưỡng nhân viên PR,nhân viên bán hàng.Hiện tai công ty vẫn đang có những biện pháp khuyến khích rất hiệu quả như các chương trình vui chơi,giải trí,du lịch,đặc biệt là hỗ trợ toàn bộ nhân viên về phí điện thoại hàng tháng(công ty tài trợ toàn bộ và toàn công ty đều sử dụng mạng vinaphone để tạo sự thuận tiện trong liên lạc)
3.4.2 Công tác quản lý
Cải thiện điều kiện làm việc.Áp dụng những phần mềm quản lý tiến bộ và hiệu quả.Hiện tại trong công ty sử dụng phần mềm Skype rất thuận tiện trong việc trao đổi thông tin qua Internet,nhưng đôi khi thông tin lại không được thông suốt.Công ty cần tăng cường sử dụng khai thác những tiện ích này hơn nữa để thông tin trong công ty được trao đổi một cách liên tục tạo điều kiện cho công việc được hiệu quả hơn.
Nhà nước cần có một sự nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật quy định cụ thể các vấn đề quảng cáo nhằm quản lý một cách chặt chẽ,hợp lý và thống nhất các điều kiện quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam.Nhưng đồng thời cũng cần tránh tình trạng các văn bản này có hiệu lực mà lại không có tính thực tế,dẫn đến những khó khăn cho các công ty quảng cáo Việt Nam.Trong khi luật Quảng cáo Việt Nam đã có quy định về điều kiện hoạt động của các công ty quảng cáo quốc tế tại thị trường Việt Nam với nhiều hạn chế nhằm mục đích bảo hộ cho ngành quảng cáo trong nước nhưng trên thực tế các công ty này vẫn hoạt động rất mạnh mẽ dưới sự “trá hình”.Hình thức mà các công ty quảng cáo quốc tế đang sử dụng phổ biến hiện nay như trực tiếp giao dịch với các phương tiện truyền thông,các cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo để xin cấp các thủ tục pháp lý cho hoạt động quảng cáo của sản phẩm dịch vụ với tư cách là một doanh nghiệp sản xuất để thực hiện các hợp đồng truyền thông.Thậm chí là thuê các cá nhân Việt Nam đứng trên danh nghĩa để ký hợp đồng với các báo đài,phương tiện truyền thông.Các công ty quảng cáo quốc tế thực hiện sản xuất các chương trình quảng cáo tại Việt Nam,xong lại mang ra nước ngoài để thực hiện phần “hậu đài” và mang trở lại Việt Nam dưới danh nghĩa của chủ quảng cáo để thuê phương tiện..Hiện tượng “lách luật’ này đã gây thất thoát doanh thu cho ngành quảng cáo Việt Nam và gây khó khắn cho các công ty quảng cáo Việt Nam trong hoạt động cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Hoàn thiện hệ thống quản lý từ Trung ương đến địa phương để đảm bảo tính nhất quán trong vai trò quản lý của nhà nước được thực hiện chặt chẽ nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên phạm vi cả nước.
Nhà nước cần nghiên cứu để có những biện pháp,chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa,dịch vụ thực hiện quảng cáo các sản phẩm của mình.Các cơ quan này cũng cần tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các doanh nghiệp,chuyên gia quảng cáo về để làm rõ vai trò và hiệu quả của hoạt động cạnh tranh bằng công cụ quảng cáo đối với các doanh nghiệp.Hiệu quả có được từ hoạt động này cụ thể sẽ là những lợi ích cụ thể cho người tiêu dùng,cho
doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế Việt Nam.Quảng cáo sẽ cung cấp thông tin về doanh nghiệp,sản phẩm,dịch vụ một cách đầy đủ hơn đến người tiêu dùng nhằm kích thích họ tiêu dùng hàng hóa trong nước.thúc đẩy các ngành kinh doanh trong nước phát triển.Trên quan điểm này,các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cầm có nghiên cứu cụ thể về mức khống chế ngân sách dành cho quảng cáo để có thể phối hợp với bộ phận tài chính thực hiện một mức khống chế ngân sách dành cho quảng cáo trong thu nhập của doanh nghiệp ở mức hợp lý hơn.
Cơ quan truyền thông của nhà nước cần có những nghiên cứu để có những điều chỉnh hợp lý đối với mức giá áp dụng cho quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3.5.2. Đối với Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam.
Hiệp hội quảng cáo Việt Nam cần nghiên cứu biện pháp và có các hoạt động cụ thể(xuất bản tài liệu,tổ chức hội nghị thường kỳ…) nhằm truyền đạt các quy định về đường lối phát triển và chính sách cho các công ty quảng cáo.Hiệp hội quảng cáo Việt Nam phải tạo ra được một môi trường đoàn kết và hợp tác tích cực để các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam có được sự tin tưởng,phối hợp,hợp tác với nhau,học hỏi,giúp đỡ nhau để phát triển thành một hiệp hội nghề nghiệp có sức mạnh và tiếng nói trong nền kinh tế.Đồng thời,hiệp hội quảng cáo phải có những chương trình hoạt động cụ thể hướng trọng tâm đến mục tiêu quảng cáo trong nước và tính hiệu quả cũng như lợi ích của các công ty quảng cáo Việt Nam.Hiệp hội quảng cáo Việt Nam phải thực sự phát huy vai trò hỗ trợ trong hoạt động xây dựng hoạt động truyền thông cho các công ty quảng cáo Việt Nam.
Hiệp hội quảng cáo Việt Nam phải thực sự trở thành một diễn đàn nghề nghiệp sôi nổi,nơi mà các tổ chức,cá nhân hoạt động kinh doanh đến giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và tìm hiểu thông tin về thị trường dịch vụ,học tập các kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã thực hiện quảng cáo,truyền thông thành công.Thông qua diễn đàn này,các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường Việt Nam sẽ hiểu rõ hơn về vai trò,sức mạnh của quảng cáo trong hoạt động cạnh tranh và hiểu rằng quảng cáo sẽ là một công cụ hiệu quả nhất cho việc tạo dựng hình ảnh của công ty trên thị trường.Hiệp hội quảng cáo Việt Nam cần phải thành lập các bộ phận chuyên môn để tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu quảng bá thương hiệu,hình ảnh của mình,giúp các doanh nghiệp này có thể hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của quảng cáo,những chiến dịch quảng cáo và những công ty quảng cáo phù hợp với mục tiêu,ngân sách của công ty.Có như vậy hiệp hội quảng cáo Việt Nam mới thật sự phát huy vai trò của hiệp hội nghề nghiệp trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ,hàng hóa ở Việt Nam tăng trưởng khả
hội nên đứng ra tổ chức các khóa đào tạo,huấn luyện về nghiệp vụ cho nhân viên chính của các công ty quảng cáo và cho những đối tượng có nhu cầu nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn cung ứng dịch vụ quảng cáo trên thị trường Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trên con đường đến với Quảng cáo,một nghề mà em rất yêu thích và cũng là một ngành khoa học còn rất mới mẻ ở Việt Nam.Em thấy mình rất may mắn và vinh dự được đào tạo tại chuyên ngành Quản trị Quảng cáo,khoa Marketing,trường đại học Kinh tế Quốc dân-trường đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo chuyên ngành Quản trị Quảng cáo.Em rất khâm phục và biết ơn sự nhiệt tình và tâm huyết với sự dạy bảo của các thầy cô trong trường nói chung và sự quan tâm sâu sắc,tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Marketing.
Bằng những kiến thức quý giá đã tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường.Hôm nay em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình dưới sự hướng dẫn,giảng dạy tận tình của thầy giáo trưởng khoa Marketing,PGS.TS Trương Đình Chiến.Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình đến thầy và toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa,Bộ môn Quảng cáo cũng như kính chúc thầy và các thầy cô luôn khỏe mạnh và công tác tốt.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên công ty cổ phần thương hiệu toàn cầu-G’brand,nơi em thực tập đã giúp đỡ em rất nhiệt tình,chỉ bảo tạo điều kiện cho em và cung cấp cho em những thông tin cần thiết để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập của mình..
4.Xây dựng và phát triển thương hiệu-Lê Xuân Tùng,NXB Lao động xã hội
5.Thương hiệu với nhà quản lý-NXB chính trị quốc gia
6.Các tài liệu của công ty cổ phần thương hiệu toàn cầu 7.Advertising-Wiliam F.Arens
8 Các trang web