Tổng quan hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 39)

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn có vai trò thiết yếu đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, và càng quan trọng hơn đối với Ngân hàng, một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Nguồn vốn là cơ sở của mọi kế hoạch kinh doanh, quyết định quy mô cũng như chất lượng của các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2010, được sự chỉ đạo của ban lãnh đạo BIDV và lãnh đạo chi nhánh, công tác huy động vốn của chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy từ năm 2008 – 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Tổng huy động 2.970 100 3.600 100 21,21 4.500 100 25,00

Theo đối tượng

- Tiền gửi dân cư 1.503 50,60 1.874 52,06 24,68 2.408 53,49 28,49

- Tiền gửi TCKT 1.467 49,40 1.726 47,94 17,65 2.092 46,51 21,20

Theo kỳ hạn

- Không kỳ hạn 1.420 47,83 1.847 51,28 30,07 2.508 55,74 35,78 - Kỳ hạn < 12 tháng 630 21,25 731 20,33 16,03 822 18,28 12,44 - Kỳ hạn > 12 tháng 920 30,92 1.022 28,39 11,08 1.170 25,98 14,48

Theo loại tiền

- Nội tệ 2.257 76,00 2.772 76,98 22,81 3.480 77,33 25,54

- Ngoại tệ quy đổi 713 24,00 828 23,02 16,12 1.020 22,67 23,18

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010)

Là Chi nhánh với khoảng thời gian chính thức đi vào hoạt động chưa lâu so với các Chi nhánh khác trong hệ thống, tuy nhiên Chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã rất nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng cách tăng cường tiếp thị trên các phương tiện thông

tin đại chúng, mở rộng hoạt động bằng việc mở thêm phòng giao dịch, đồng thời củng cố mối quan hệ với các khách hàng cũ.

Trong ba năm từ 2008 – 2010, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2008, trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 2.970 tỷ đồng. Đến năm 2009, vượt qua những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng, tính đến cuối năm, chi nhánh đã huy động được số vốn là 3.600 tỷ đồng, tăng 21,21% so với năm 2008, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Biểu đồ 2.1: Sự gia tăng nguồn vốn huy động của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy qua các năm

Ban đầu, với đặc điểm tỷ trọng tiền gửi thanh toán và không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và định chế tài chính cao nên nguồn vốn của chi nhánh không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ vững và tăng trưởng nền vốn. Thêm vào đó, sự cạnh tranh gay gắt từ hệ thống NHTM khác trên địa bàn làm cho công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Một số sản phẩm huy động của ngân hàng còn chưa có ưu thế nên không thu hút được khách hàng.

Với đặc điểm cơ cấu vốn như trên, Chi nhánh đã từng bước cơ cấu lại tiền gửi của các Tổ chức kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn để tăng tính ổn định, hạn chế sự phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, tạo sự chủ động về nguồn vốn của chi nhánh. Đồng thời tiếp tục khai thác, tìm kiếm khách hàng tiền gửi là các tập đoàn kinh tế lớn, các định chế tài chính với nguồn tiền gửi lớn để tăng quy mô nguồn huy động tại chi nhánh.

Năm 2010, chi nhánh tiếp tục tập trung khai thác để tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi dân cư có tính ổn định cao. Mặc dù lãi suất huy động trong năm luôn thay đổi, đặc biệt trong thời gian cuối năm do áp lực về tính thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng, Chi nhánh đã thực hiện nghiêm chỉnh lãi suất đồng thuận của NHNN. Tuy nhiên, trước

sức ép cạnh tranh về huy động vốn từ các NHTM khác, Chi nhánh đã đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, vì vậy nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn tăng trưởng. Tính đến cuối năm 2010, tổng số vốn huy động của chi nhánh là 4.500 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2009, hoàn thành 108,40% kế hoạch. Cơ cấu nguồn tiền gửi từng bước được cải thiện:

- Tiền gửi của Tổ chức kinh tế và các định chế tài chính đạt 2.092 tỷ đồng. Tỷ trọng loại tiền gửi này trên tổng nguồn vốn giảm từ 47,94% (năm 2009) xuống còn 46,51%.

- Tiền gửi dân cư đạt 2.408 tỷ đồng, tăng 28,49% so với đầu năm. Tỷ trọng loại tiền gửi này trên tổng nguồn vốn tăng từ 52,06% năm 2009 lên 53,49% năm 2010. Về cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền, ta thấy vốn huy động bằng VND luôn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2010 con số này là 77,33% (3.480 tỷ đồng), tăng 25,54% so với năm 2009. Huy động bằng ngoại tệ tuy tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn vì tỷ giá trên thị trường biến động khiến người dân nắm giữ ngoại tệ nhằm bán kiếm lời, thêm vào đó là lãi suất huy động bằng VND tăng khiến người dân bán ngoại tệ thu về nội tệ gửi với lãi suất cao hơn. Năm 2010, số ngoại tệ huy động được là 1.020 tỷ đồng quy đổi, chiếm 22,67% trong tổng vốn huy động, tăng 23,18% so với năm 2009.

2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn

Trong những năm qua, Chi nhánh đã thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đưa hoạt động tín dụng đi vào chiều sâu. Cụ thể, chi nhánh tiếp tục mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đi đôi với củng cố bạn hàng truyền thống và đẩy mạnh thu hút các dự án có hiệu quả, đặt nền móng cho việc mở rộng công tác cho vay được an toàn. Liên tục rà soát, đánh giá, sàng lọc, nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay, lấy mở rộng đối tượng cho vay, hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu kinh doanh của mình.

Từ 2008 – 2010, hoạt động cho vay đã góp phần lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động cho vay tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số dư Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Tổng dư nợ 1.710 100 2.160 100 26,31 2.790 100 29,16 Theo thời hạn cho vay - Ngắn hạn 1.376 80,45 1.728 80,00 25,58 1.953 70,00 13,02 - Trung và dài hạn 334 19,55 432 20,00 29,34 837 30,00 93,75 Theo thành phần kinh tế

- Ngoài quốc doanh 1.115 65,20 1.447 67,00 29,77 1.953 70,00 34,96

- Quốc doanh 595 34,80 713 33,00 19,83 837 30,00 17,39

Theo TSĐB

- Có TSĐB 949 55,26 1.283 59,38 35,19 1.814 65,00 41,38

- Không có TSĐB 761 44,74 877 40,62 15,24 976 35,00 11,28

Theo loại tiền tệ

- Nội tệ 1.385 81,00 1.922 89,00 38,77 2.539 91,00 32,10

- Ngoại tệ quy đổi 325 19,00 238 11,00 -26,80 251 9,00 5,46

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy luôn bám sát mục tiêu, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn theo định hướng công tác tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ có thể thấy: Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Dư nợ tín dụng ròng tăng trưởng nhanh và liên tục qua các năm. Năm 2009, vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế, dư nợ tín dụng đạt 2.160 tỷ đồng, tăng 26,31% so với năm 2008. Bước vào năm 2010, những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính tiền tệ đặt các ngân hàng trước những khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, BIDV vẫn hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao. Năm 2010, dư nợ tín dụng ròng đạt 2.790 tỷ đồng, tăng 29,16% so với năm trước. Trong đó đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu, tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, các chương trình mục tiêu lớn của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ngăn ngừa suy giảm; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, duy trì tăng trưởng hợp lý.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010

Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ năm 2010 là 70%, cao hơn so với 67% năm 2009. Dư nợ ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên cho thấy cơ cấu khách hàng của chi nhánh đang dịch chuyển phù hợp. Nếu trước đây Chi nhánh BIDV Cầu Giấy chủ yếu cho vay các thành phần kinh tế quốc doanh thì cùng với sự thay đổi của nền kinh tế trong những năm qua, chi nhánh đã mở rộng hoạt động tín dụng với mọi thành phần kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các DN ngoài quốc doanh, giảm tỷ trọng cho vay với các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ theo TSĐB của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010

Tỷ trọng dư nợ có TSĐB trên tổng dư nợ có xu hướng tăng lên, năm 2008 dư nợ có TSĐB chiếm 55,26% tổng dư nợ, năm 2009 là 59,38% và năm 2010 là 65%. Nguyên nhân là do cơ cấu tín dụng của chi nhánh tập trung hơn cho tín dụng ngắn hạn nên điều kiện TSĐB được yêu cầu nhiều hơn. Chi nhánh cũng hạn chế cho vay không có TSĐB vì thị trường liên tục biến động, rủi ro cao sẽ không thu hồi được nợ.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010

Năm 2009, chương trình cho vay kích cầu của Chính phủ đã khiến tín dụng bằng VND tăng trưởng rất mạnh, trong khi cho vay bằng USD dường như luôn trong tình trạng “ế hàng”, có những giai đoạn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ liên tục âm. Dư nợ tín dụng bằng VND tại chi nhánh BIDV Cầu Giấy năm 2009 đạt 1.922 tỷ đồng, tăng 38,77% so với năm 2008, trong khi dư nợ ngoại tệ giảm tới 26,80%. Năm 2010, tỷ giá USD/VND liên tục biến động, tuy nhiên Chính phủ đã kịp thời có những chính sách nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, điều này làm cho dư nợ ngoại tệ của Chi nhánh tăng nhẹ 5,46%, đạt 251 tỷ đồng (quy đổi).

2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội, trong khu kinh tế trọng điểm của thủ đô. Với sự phát triển cơ sở hạ tầng, trung tâm thương mại, các trường đại học, khu công nghiệp và cụm dân cư nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các dịch vụ kinh doanh ngân hàng.

Năm 2008 – 2010 nằm trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 của toàn hệ thống BIDV. Đối với chi nhánh, đây là giai đoạn khẳng định vị thế, thương hiệu của chi nhánh trên địa bàn phía Tây thủ đô theo định hướng và mục tiêu phát triển

được xác định từ khi mới thành lập theo công văn số 5565/CV-QLCN1 ngày 23/09/2004 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Trong 3 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, sự chỉ đạo điều hành kiên quyết, linh hoạt của Ban giám đốc chi nhánh cùng với nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã hoàn thành vượt mức các mục tiêu phát triển đã được xác định.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Số tiền Tăng trưởng

(%)

Số tiền Tăng trưởng (%) Tổng tài sản 3.618 4.320 19,40 5.450 26,15 Tổng nguồn vốn huy động 2.970 3.600 21,21 4.500 25,00 Tổng dư nợ 1.710 2.160 26,31 2.790 29,16

Chênh lệch thu chi 81 104 28,39 126 21,15

Thu dịch vụ ròng 20 36 80,00 45 25,00

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010)

Chi nhánh BIDV Cầu Giấy là đơn vị kinh doanh có lãi, kết quả kinh doanh đủ bù đắp các khoản chi phí phát sinh và trích lập quỹ khi cần thiết. Năm 2008, lợi nhuận của ngân hàng đạt 81 tỷ đồng, năm 2009 đạt 104 tỷ đồng, tăng 28,39%. Năm 2010 lợi nhuận đạt 126 tỷ đồng, tăng 21,15% so với năm 2009. Đây là những kết quả rất tốt, chứng tỏ rằng ngân hàng đã rất nhanh nhạy, linh hoạt trong việc điều hành lãi suất, thu hút nguồn vốn tăng trưởng ổn định, tận dụng được các cơ hội trong kinh doanh trước những biến động của thị trường.

Tổng tài sản tính đến 31/12/2008 đạt 3.618 tỷ đồng. Bước vào năm 2008, thị trường tài chính bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tín dụng bắt nguồn từ Mỹ, hoạt động kinh doanh có phần bị ảnh hưởng do các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh và lãi suất cao nên khó tiếp cận vốn vay. Cũng trong năm 2008, NHNN đã hạn chế tăng trưởng tín dụng ở mức 30% khiến khả năng mở rộng quy mô tín dụng giảm rõ rệt. Lãi suất cao nhưng tiềm ẩn rủi ro rất lớn, DN không có khả năng sản xuất đủ bù đắp lãi cho ngân hàng. Chính vì vậy năm 2008 tốc độ tăng của tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng của chi nhánh giảm so với các năm trước. Xuất phát từ nguyên

nhân BIDV là NHTM Nhà nước, trong năm đã tập trung cùng Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, liên tục hạ lãi suất cho vay trước tiên và trước cả lãi suất cơ bản, điều này cho thấy BIDV vẫn luôn là cánh tay phải của Chính phủ trong điều tiết kinh tế vĩ mô.

Với diễn biến có phần nới lỏng đầu năm và thắt chặt cuối năm, ngược lại năm 2008, các chính sách tiền tệ năm 2009 được cho là khá ổn định. Bức tranh u ám của nền kinh tế trong nước và thế giới cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã buộc Chính phủ ban hành một loạt biện pháp kích cầu, trong đó hoạt động cho vay nới lỏng để kích thích sản xuất tiêu dùng. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất được ban hành nhằm đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động. Tính đến cuối tháng 12/2009, tổng tài sản của chi nhánh BIDV Cầu Giấy đạt 4.320 tỷ đồng, tăng 19,40%, đặc biệt dư nợ tín dụng tăng tới 26,31%. Cùng với sự khôi phục nhanh tới bất ngờ của kinh tế Việt Nam, lợi nhuận của ngân hàng đã tăng mạnh, hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận cả năm ngay từ cuối tháng 11/2009, dù trước đó chỉ tiêu này đã được điều chỉnh tăng.

Năm 2010, diễn biến các chỉ số chủ chốt của nền kinh tế trong nước và thế giới như lạm phát, tỷ giá, giá vàng… tiếp tục có nhiều biến động tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch kinh doanh 5 năm 2006 – 2010 của toàn hệ thống, hướng tới mục tiêu cổ phần hóa, chi nhánh và toàn hệ thống đã nỗ lực phấn đấu đạt kết quả kinh doanh khả quan trước những diễn biến khó khăn từ môi trường kinh doanh. Cuối năm 2010, tổng tài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 39)