2.2.2.1. Chỉ tiêu định tính
Chi nhánh BIDV Cầu Giấy trong những năm vừa qua đã thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tuân thủ quy trình tín dụng và thu hút một lượng lớn khách hàng. Cụ thể:
- Về việc chấp hành cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh BIDV Cầu Giấy luôn thực hiện nghiêm chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô cũng như luật pháp của Nhà nước qua Luật các Tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước.
- Về quy trình nghiệp vụ:
Chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ, phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, nắm bắt, đánh giá đúng mức độ, kịp thời các
nguy cơ rủi ro. Trong chỉ đạo điều hành cho vay, ngân hàng luôn bám sát với khả năng huy động vốn và biến động của cơ cấu nguồn vốn. Quá trình đưa ra các quyết định đầu tư luôn có sự phân tích, đánh giá tính hiệu quả để đảm bảo tỷ lệ trong giới hạn và khả năng thanh toán. Bảo đảm tuân thủ các giới hạn an toàn trong hoạt động cho vay, chấp hành tốt chỉ đạo của Nhà nước và Ngân hàng trung ương về giới hạn tín dụng được giao và tuân thủ các giới hạn về lãi suất, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo…
- Về khả năng thu hút khách hàng:
Nơi đặt trụ sở Chi nhánh là trung tâm của thành phố Hà Nội, có nhu cầu đầu tư lớn, nhiều khách hàng tiềm năng. Khi đến với Chi nhánh BIDV Cầu Giấy để giao dịch, khách hàng luôn cảm thấy yên tâm và hài lòng bởi hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, có bảng chỉ dẫn cụ thể, cách bài trí chuyên nghiệp. Thái độ và phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên tận tình, lịch thiệp, cởi mở, tạo bầu không khí thoải mái đối với khách hàng. Chi nhánh liên tục thu hút khách hàng mới bằng các chương trình khuyến mại thiết thực như tặng quà bằng tiền mặt, hiện vật, chủ động xây dựng và triển khai các chính sách chăm sóc khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn, có mối quan hệ lâu năm với Chi nhánh. Chính vì vậy Chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã tạo dựng được uy tín trên địa bàn thành phố cũng như toàn hệ thống.
Qua việc đánh giá các chỉ tiêu định tính ở trên, ta có thể thấy, chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng cho vay ngắn hạn nói riêng của chi nhánh BIDV Cầu Giấy là khá tốt. Tuy nhiên đây mới chỉ là những nhận xét mang tính chủ quan, cần bổ sung thêm số liệu và những chỉ tiêu định lượng để đánh giá kết quả toàn diện và chính xác hơn.
2.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu nguồn vốn ngắn hạn:
Để thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội, Chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã liên tục đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, kỳ hạn huy động vốn, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến gửi tiền. Lượng tiền gửi huy động theo kỳ hạn được cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.4 : Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn 2008 - 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Tổng huy động 2.970 100 3.600 100 21,21 4.500 100 25,00 - Không kỳ hạn 1.420 47,83 1.847 51,28 30,07 2.508 55,74 35,78 - Kỳ hạn < 12 tháng 630 21,25 731 20,33 16,03 822 18,28 12,44 - Kỳ hạn > 12 tháng 920 30,92 1.022 28,39 11,08 1.170 25,98 14,48
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010)
Nguồn vốn huy động ngắn hạn (không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng) liên tục tăng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn, do bối cảnh thị trường diễn biến phức tạp, lãi suất không ổn định nên tâm lý của khách hàng tiếp tục ưa thích gửi kỳ hạn ngắn. Năm 2010, tiền gửi ngắn hạn là 3.330 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 74,02% trong tổng vốn huy động, tăng 29,17% so với năm 2009, đây là nguồn vốn chủ yếu dùng cho hoạt động cho vay ngắn hạn, đảm bảo cho hoạt động cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh. Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn có xu hướng giảm, năm 2010 là 25,98%, giảm so với năm 2009 là 28,39%. Tuy nhiên, về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng thì vốn trung, dài hạn vẫn tăng qua các năm, năm 2009 tăng 11,08% so với năm 2008, năm 2010 tăng 14,48% so với năm 2009. Do nhận định nguồn tiền gửi không kỳ hạn là nguồn tiền có tính chất chi phí hoạt động thấp nhất, ít rủi ro, thời gian thu hồi vốn nhanh, phù hợp với xu thế hiện nay nên chi nhánh đã có nhiều biện pháp để đẩy mạnh nguồn tiền này.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu huy động vốn theo thời hạn năm 2010
Cũng với bảng và biểu trên ta có thể thấy nguồn tiền gửi không kỳ hạn của Chi nhánh tăng trưởng khá đều đặn và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Điều này khiến cho việc sử dụng vốn của ngân hàng có thể chủ động hơn, vì ngân hàng không bị phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu rút tiền của khách hàng. Như vậy trong những năm tới, ngân hàng nên có chính sách thu hút nguồn tiền gửi không kỳ hạn tích cực hơn, để có thể giảm chi phí sử dụng vốn xuống mức tối thiểu.
Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn và cơ cấu dư nợ:
Bảng 2.5 : Tình hình dư nợ theo kỳ hạn 2008 -2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Tổng dư nợ 1.710 100 2.160 100 26,31 2.790 100 29,16 - Ngắn hạn 1.376 80,45 1.728 80,00 25,58 1.953 70,00 13,02 - Trung và dài hạn 334 19,55 432 20,00 29,34 837 30,00 93,75
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010)
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010
Cùng với việc tăng lên về chiều rộng - sự tăng lên không ngừng của dư nợ tín dụng, cơ cấu tín dụng của chi nhánh BIDV Cầu Giấy cũng có thay đổi, cụ thể: tập trung hơn vào cho vay ngắn hạn, đáp ứng sự thiếu hụt tạm thời về vốn của doanh nghiệp. Việc tăng cường các khoản cho vay ngắn hạn giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Dư nợ ngắn hạn tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, tăng đều qua các năm về số tuyệt đối và khá ổn định: năm 2008 là 1.376 tỷ đồng, năm 2009 là 1.728 tỷ đồng và năm 2010 đạt 1.953 tỷ đồng. So sánh với nguồn vốn huy động ngắn hạn ta thấy dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh là hoàn toàn phù hợp, bởi nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Mặt khác, với bất kỳ một NHTM nào thì yếu tố quay vòng vốn nhanh là rất cần thiết, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao là rất tốt, là cơ sở để tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển.
Bên cạnh đó, ta có thể thấy tốc độ tăng của dư nợ trung dài hạn của Chi nhánh khá nhanh, đặc biệt trong năm 2010, dư nợ trung dài hạn đạt 837 tỷ đồng, tăng 93,75% so với năm 2009. Nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu thực tế trên địa bàn đang trong giai đoạn tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nên các dự án trong năm 2010 chủ yếu là trung và dài hạn.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn
Bảng 2.6: Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn tại BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng dư nợ 1.710 2.160 2.790 Tổng nguồn vốn huy động 2.970 3.600 4.500 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 57,57 60,00 62,00 Dư nợ ngắn hạn 1.376 1.728 1.953 Huy động vốn ngắn hạn 2.050 2.578 3.330 Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn (%) 67,12 67,03 58,65
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn và hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn của BIDV Cầu Giấy là rất cao. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng rất hiệu quả đồng vốn huy động được. Hiệu suất sử dụng vốn qua các năm đều xấp xỉ 60%, con số này khá tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh một phần nào đó chất lượng cho vay tại Chi nhánh. Để đánh giá một cách chính xác chất lượng cho vay và phát huy hết thế mạnh
của Chi nhánh trong thời gian tới thì chúng ta cần kết hợp chỉ tiêu này với các chỉ tiêu khác, để có thể nhận định đúng về chất lượng cho vay, từ đó đưa ra được các phương án hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng một cách thực chất.
Chỉ tiêu nợ quá hạn:
Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 -2010
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Tổng dư nợ 1.710 2.160 2.790 Tổng nợ quá hạn 2,40 100 3,68 100 53,38 6,98 100 89,95 Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%) 0,14 0,17 0,25 Dư nợ ngắn hạn 1.376 1.728 25,58 1.953 13,02 Nợ quá hạn ngắn hạn 1,68 70,05 2,02 55,13 20,76 3,08 44,15 52,12 Tỷ lệ nợ quá hạn NH/ Dư nợ NH (%) 0,12 0,11 0,15
Dư nợ trung dài hạn 334 432 29,34 837 93,75
Nợ quá hạn trung dài hạn 0,72 29,95 1,65 44,87 129,52 3,90 55,85 136,40 Tỷ lệ nợ quá hạn TDH/ Dư nợ TDH (%) 0,21 0,38 0,46
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010)
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy Chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã thành công trong việc đảm bảo an toàn đối với các khoản vay. Năm 2008 do thị trường biến động mạnh, gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên tỷ lệ nợ quá hạn tăng so với năm 2007. Cụ thể là năm 2008 tổng NQH là 2,40 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ là 0,14%, đạt được tỷ lệ này là do Chi nhánh đã bằng nhiều biện pháp tích cực tận thu nợ quá hạn, giám sát các khoản vay, trình cấp trên xét duyệt xử lý, phối hợp với các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để hoàn vốn và tiếp tục kinh doanh, vì vậy tỷ lệ NQH năm 2008 của Chi nhánh thấp hơn so với toàn hệ thống.
Bước sang năm 2009, 2010 tình hình kinh tế đã có sự hồi phục nhưng vẫn còn nhiều bất ổn. Cùng với sự tăng trưởng của tổng dư nợ, tỷ lệ NQH cũng tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung của ngành, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín
dụng của Chi nhánh. Năm 2009 tỷ lệ NQH là 0,17% và năm 2010 là 0,25%. Điều này cho thấy sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh trong việc thẩm định chất lượng và quản lý tín dụng.
Nhìn vào bảng (2.7), ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn có tỷ trọng ngày càng nhỏ và có xu hướng giảm mạnh, từ 70,05% năm 2008 xuống còn 55,13% năm 2009 và 44,15% năm 2010. Tuy tỷ trọng giảm nhanh nhưng năm 2010, nợ quá hạn ngắn hạn vẫn tăng 52,12% so với năm 2009 trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn chỉ là 13,02%. Tốc độ tăng của nợ quá hạn nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ tín dụng, điều này chứng tỏ có sự hạn chế trong công tác quản lý tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh.
Bên cạnh đó, tỷ trọng nợ quá hạn trung, dài hạn trong tổng dư nợ quá hạn lại có xu hướng tăng nhanh. Năm 2009, tỷ trọng nợ quá hạn trung, dài hạn là 44,87%, tăng 129,52% so với năm 2008. Năm 2010 tỷ lệ này là 136,40%.
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn của chi nhánh luôn được duy trì ở mức hợp lý. Năm 2008 tỷ lệ này là 0,12% và có chuyển biến tích cực, giảm xuống còn 0,11% vào năm 2009. Năm 2010, tuy tỷ lệ này tăng lên 0,15% nhưng vẫn đảm bảo an toàn, chứng tỏ chất lượng cho vay ngắn hạn được duy trì, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Bảng 2.8: Cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn của BIDV Cầu Giấy 2008 -2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Dư nợ quá hạn ngắn hạn 1,68 100 2,02 100 3,08 100
Phân loại theo thời gian
- Nợ quá hạn < 6 tháng 0,80 47,57 0,69 33,73 1,74 56,54
- Nợ quá hạn từ 6T – 12T 0,49 29,11 0,58 28,34 0,84 27,11
- Nợ quá hạn trên 12T 0,39 23,32 0,75 37,93 0,50 16,35
Phân loại theo TSĐB
- Có TSĐB 1,15 68,52 1,58 77,84 2,46 79,97
- Không có TSĐB 0,53 31,48 0,44 22,16 0,62 20,03
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn (%)
0,12 0,11 0,15
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010)
Năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn là 0,12%, nợ quá hạn dưới 6 tháng chiếm tỷ trọng cao 47,57% so với dư nợ quá hạn phát sinh từ các khoản tín dụng ngắn hạn. Nợ
có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng 68,52%, đây sẽ là nguồn thu nợ của Chi nhánh nếu khách hàng không trả được nợ.
Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 0,11%, mặc dù dư nợ cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng. Trong đó nợ quá hạn dưới 6 tháng có tỷ trọng giảm xuống còn 33,73%, chứng tỏ chất lượng cho vay ngắn hạn được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn hạn chế vì nợ quá hạn từ 6 tháng đến 12 tháng chiếm tỷ trọng cao. Công tác đảm bảo nợ vay của doanh nghiệp được thực hiện khá tốt, tỷ trọng dư nợ quá hạn ngắn hạn có tài sản đảm bảo chiếm 77,84%.
Năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn là 0,15%, tăng so với năm 2009. Trong đó nợ quá hạn dưới 6 tháng chiếm tỷ trọng rất cao là 56,54%, nợ quá hạn từ 6 đến 12 tháng là 27,11% và nợ quá hạn trên 12 tháng là 16,35%. Trong đó nợ quá hạn có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng 79,97%, một tỷ lệ rất cao, giúp giảm thiểu được rủi ro cho Chi nhánh. Nhìn chung, chỉ tiêu nợ quá hạn của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy trong những năm qua cơ bản đạt yêu cầu.
Chỉ tiêu nợ xấu:
Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu tại BIDV Cầu Giấy 2008 - 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Tổng dư nợ 1.710 2.160 2.790 Nợ xấu 19,67 100 22,03 100 27,90 100 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,15 1,02 1,00 Dư nợ ngắn hạn 1.376 1.728 25,58 1.953 13,02 Nợ xấu ngắn hạn 10,66 54,24 9,36 42,48 - 12,25 11,14 39,94 19,06 Tỷ lệ nợ xấu NH/ Dư nợ NH (%) 0,77 0,54 0,57
Dư nợ trung dài hạn 334 432 29,34 837 93,75
Nợ xấu trung dài
hạn 8,99 45,76 12,68 57,52 40,82 16,76 60,06 32,22
Tỷ lệ nợ xấu TDH/ Dư nợ TDH (%)
2,69 2,93 2,01
Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tiếp tục có sự chuyển biến tích cực và theo đúng định hướng, tỷ lệ này giảm qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu là 1%, giảm 0,02% so với năm 2009, thấp hơn tỷ lệ chung toàn ngành (2,3%).
Nợ xấu tập trung chủ yếu ở các khoản vay trung và dài hạn, năm 2009 nợ xấu trung dài hạn chiếm tỷ trọng 57,52% tổng nợ xấu, tăng 40,82% so với năm 2008. Năm 2010, tỷ trọng nợ xấu trung dài hạn là 60,06%, tăng 32,22% so với năm 2009. Có sự chuyển dịch này là do năm 2010 Chi nhánh cho vay nhiều các dự án trung, dài hạn, mở rộng địa bàn, đối tượng cho vay… dẫn đến hạn chế trong việc kiểm tra dự án, kiểm soát