Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các khoản vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 73)

Hoạt động ngân hàng là hoạt động gắn bó hữu cơ với hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Các ngành kinh tế muốn phát triển, mở rộng quy mô đều phải bổ sung nguồn vốn bằng cách vay vốn ngân hàng. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng. Vì vậy, các NHTM nói chung, Chi nhánh BIDV Cầu Giấy nói riêng khi cho các doanh nghiệp vay vốn cần phải giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của các doanh nghiệp.

Mặt khác, việc giám sát quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro đạo đức. Thông qua việc giám sát, ngân hàng kiểm soát được hành vi của người vay vốn, đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng hiệu quả, mục đích. Nếu việc giám sát không được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, nhiều khả năng khách hàng sẽ sử dụng tiền vay vào mục đích khác, dẫn đến rủi ro lớn cho ngân hàng.

Việc kiểm tra, giám sát phải được thực hiện xuyên suốt quy trình cho vay đối với khách hàng:

- Kiểm tra trước khi cho vay:

Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các khoản vay và mẫu chữ ký của những người có liên quan. Ngày, tháng số liệu giấy tờ, các loại văn bản đã khớp đúng hay chưa, cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo có liên quan thực hiện quy trình cho vay có đúng quy định không, có thiếu sót gì không.

- Kiểm tra trong khi cho vay:

Kiểm tra khi phát hành tiền vay, chuyển tiền thanh toán cho đối tác của khách hàng vay có đúng và phù hợp với mục đích xin vay hay không, có đủ căn cứ pháp lý hợp lệ không. Việc lưu hồ sơ vay vốn và các văn bản giấy tờ bổ sung khác trong quá trình theo dõi thu nợ cho đến khi thu hết nợ phải được thực hiện nghiêm túc và chuyển lưu giữ hồ sơ theo quy định.

- Kiểm tra sau khi cho vay và thu hồi nợ:

Sau khi cấp vốn vay cho khách hàng, việc ngân hàng kiểm tra, theo dõi chặt chẽ với khách hàng vay vốn sẽ làm giảm ý muốn sử dụng vốn sai mục đích của khách hàng. Khi món vay được ký duyệt giải ngân, cán bộ tín dụng cần định kỳ xuống cơ sở kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nếu trong giai đoạn thực thi của dự án gặp khó khăn, không theo đúng kế hoạch có thể gây rủi ro cho ngân hàng, cán bộ tín dụng phải cùng với chủ dự án tìm cách giải quyết, yêu cầu điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phải có biện pháp thu nợ về. Bên cạnh việc kiểm tra quá trình sử

dụng tiền vay, cán bộ tín dụng cũng đặc biệt phải lưu ý tới tài sản thế chấp của khách hàng, đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, nếu giá trị tài sản thế chấp bị giảm so với giá ban đầu thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp hoặc giảm dư nợ tương ứng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 73)