Quản lý chất lượng cho vay ngắn hạn của các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 33)

1.3.5.1. Mục đích, yêu cầu quản lý

Như ta đã biết, tín dụng nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng là nghiệp vụ đem lại lợi nhuận chủ yếu cho hệ thống Ngân hàng thương mại. Do vậy mục tiêu của việc nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn là khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất cho các khoản vay ngắn hạn trong giới hạn rủi ro cho phép.

Yêu cầu:

Trong quản lý chất lượng cho vay ngắn hạn của các NHTM, ta có thể đưa ra ba yêu cầu chủ yếu sau:

- Giảm thiểu rủi ro đối với các khoản cho vay: Để phòng ngừa rủi ro, các NHTM chỉ đồng ý cấp tín dụng ngắn hạn cho khách hàng trên nguyên tắc phân tán rủi ro, dự đoán được tình hình tài chính và ý chí trả nợ của khách hàng trong tương lai.

- Đảm bảo tính lành mạnh của các khoản vay ngắn hạn: Điều này có nghĩa là không cấp tín dụng ngắn hạn giúp cho khách hàng làm giàu bất chính. Yêu cầu đảm bảo tính lành mạnh của khoản tín dụng ngắn hạn liên quan chặt chẽ tới quá trình thẩm định dự án của khách hàng và việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn tín dụng của khách hàng sau khi cấp tín dụng.

- Chiếm lĩnh được thị trường một cách hợp pháp: Thực hiện được yêu cầu này sẽ giúp ngân hàng tồn tại và phát triển. Suy cho cùng thì đây là mục đích cao nhất mà các ngân hàng đều hướng tới.

1.3.5.2. Các biện pháp quản lý chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mạithương mại thương mại

Việc quản lý chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng cho vay ngắn hạn nói riêng phải mang tính đồng bộ vì chất lượng tín dụng có được là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa những con người trong ngân hàng, giữa những ngành ngân hàng với những chủ thể kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau trên cơ sở nguồn lực hiện có.

- Phân loại cho vay ngắn hạn:

Thực hiện tốt việc phân loại cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho ngân hàng nghiên cứu việc vận dụng vốn tín dụng trong từng loại hình cho vay, là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng. Từ đó có sự quản lý phù hợp nhất để nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn.

- Tuân thủ ba nguyên tắc tín dụng ngắn hạn:

+ Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

+ Vốn vay phải đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hóa tương đương. + Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn. - Xây dựng tiêu chuẩn quản lý cho vay ngắn hạn:

Đối với ngân hàng, tiêu chuẩn quản lý tập trung vào sáu tiêu chuẩn sau: Tình hình chấp hành các điều luật và nguyên tắc cho vay ngắn hạn đã quy định; vòng quay vốn tín dụng; khả năng sẵn sàng thanh toán; mức độ phân tán rủi ro; tình hình chấp hành hạn mức tín dụng đã quy định; kết quả kinh doanh.

Đối với khách hàng, tiêu chuẩn quản lý tập trung vào năm tiêu chuẩn: Tư cách khách hàng; khả năng sản xuất kinh doanh; vốn tự có; khả năng thế chấp; lĩnh vực kinh doanh sản xuất.

- Thực hiện quy trình quản lý cho vay ngắn hạn:

Quy trình quản lý cho vay ngắn hạn là một quy trình tuần tự khép kín bắt đầu từ việc đề ra chính sách tín dụng, đến việc khái quát các quy định cụ thể về cho vay vốn,

quy định cơ cấu tổ chức nghiệp vụ tín dụng. Giai đoạn cuối cùng của quy trình tín dụng là sử dụng thông tin về khách hàng để phân tích nhận định tình hình và đưa ra quyết định tín dụng.

Trong quy trình quản lý chất lượng cho vay ngắn hạn thì giai đoạn phân tích nhận định tình hình của khách hàng là quan trọng nhất. Đây thực chất là việc phân tích thẩm định tín dụng. Nhờ việc phân tích và sử dụng hệ thống chỉ tiêu tín dụng giúp ngân hàng đánh giá đúng khách hàng, hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro tín dụng.

Nếu ngân hàng có quy trình quản lý chất lượng cho vay ngắn hạn đúng đắn thì chắc chắn mục tiêu chất lượng cho vay ngắn hạn sẽ được đảm bảo.

Việc sử dụng đồng bộ các biện pháp quản lý cho vay ngắn hạn trên sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn. Do vậy chất lượng cho vay ngắn hạn sẽ được bảo đảm. Đây chính là mục tiêu hàng đầu của các Ngân hàng thương mại hiện nay.

Tóm tắt chương I:

Chất lượng hoạt động cho vay không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn là nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng. Qua nghiên cứu các vấn đề mang tính lý thuyết, chương I của khóa luận đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản nhất về tín dụng ngân hàng, cho vay ngắn hạn và chất lượng cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, chương I đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay ngắn hạn, phương pháp chung quản lý hoạt động cho vay ngắn hạn. Tất cả những vấn đề này chính là cơ sở lý luận để khóa luận thực hiện đánh giá thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

– CHI NHÁNH CẦU GIẤY

2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu GiấyGiấy Giấy

2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Cầu Giấy gắn liền với sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là: Bank for Investment and Development of Vietnam - BIDV). Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua hơn 54 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong từng thời kỳ, khẳng định vai trò chủ lực trong lĩnh vực đầu tư phát triển.

BIDV là một trong những Ngân hàng thương mại lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam. Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, với hơn 16.000 cán bộ, nhân viên cùng mạng lưới tại 63 tỉnh/ thành phố trên toàn quốc và hiện diện thương mại tại nước ngoài, BIDV đã không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế của đất nước. Tiền thân của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy là Chi nhánh 2 trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội được thành lập vào ngày 31/10/1963. Đến năm 1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, chi nhánh được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 2 trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.

Tháng 1/1983 theo Quyết định của NHNN Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 2 giải thể, thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Từ Liêm thuộc NHNN huyện Từ Liêm. Trên thực tế, chi nhánh đã sáp nhập trở thành phòng Đầu tư Xây dựng của NHNN huyện Từ Liêm theo quyết định số 60/QĐ ban hành ngày 26/08/1982.

Ngày 20/12/1986, Chi nhánh tách khỏi NHNN huyện Từ Liêm, thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 5 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội.

Năm 1988, Chi nhánh được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Từ Liêm, là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội.

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trụ sở đóng tại số 194 Trần Quang Khải, Hà Nội và có các chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh, thành phố, đặc khu thuộc trung ương. Theo đó, chi nhánh cấp II, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Từ Liêm được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Từ Liêm.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được thành lập theo quyết định số 252/QĐ-HĐQT ngày 16/09/2004 của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là chi nhánh cấp I trên cơ sở nâng cấp chi nhánh Từ Liêm là chi nhánh cấp II. Tên giao dịch của chi nhánh là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (gọi tắt là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy ).

Chi nhánh BIDV Cầu Giấy có trụ sở đặt tại tòa tháp B thuộc tòa nhà Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy là đơn vị trực thuộc, đại diện pháp nhân của Ngân hàng BIDV Việt Nam, là chi nhánh cấp I hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh và chịu sự quản lý trực tiếp của BIDV. Chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan theo luật các tổ chức tín dụng, chế độ chính sách của Nhà nước, theo điều lệ tổ chức hoạt động của BIDV, theo quy chế hoạt động của chi nhánh và theo ủy quyền của Tổng giám đốc BIDV.

Chức năng nhiệm vụ chủ yếu:

- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn bằng VND và bằng ngoại tệ.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ cho mọi thành phần kinh tế.

- Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng.

Chi nhánh BIDV Cầu Giấy nằm trên địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao, nhiều khu đô thị mới được xây dựng, cơ sở hạ tầng đang được quy hoạch và đầu tư. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao và mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mặt khác, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang thực hiện mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính lớn, một NHTM hiện đại, năng động và có sức cạnh tranh cao. Với tư cách là chi nhánh cấp I, chi nhánh BIDV Cầu Giấy tập trung phát triển các sản phẩm ngân hàng đa dạng, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Căn cứ vào quyết định số 4558/QĐ-TCCB2 ngày 04/09/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ chính của phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trong hệ thống BIDV và quyết định 4598/QĐ- TCCB2 quy định chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng, tổ nghiệp vụ thuộc chi nhánh, sở giao dịch, chi nhánh BIDV Cầu Giấy được triển khai tái cơ cấu theo mô hình tổ chức dự án Tái cơ cấu Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam (TA2). Theo đó BIDV Cầu Giấy có cơ cấu tổ chức với đầy đủ các phòng ban của một chi nhánh cấp I, phát huy thế mạnh, mở rộng mạng lưới hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh BIDV Cầu Giấy

GIÁM ĐỐC Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài chính kế toán Phòng Dịch vụ kho quỹ Phòng Quan hệ khách hàng 1 Phòng Quan hệ khách hàng 2 Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản trị Tín dụng Tổ Điện toán

2.1.4. Tổng quan hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn có vai trò thiết yếu đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, và càng quan trọng hơn đối với Ngân hàng, một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Nguồn vốn là cơ sở của mọi kế hoạch kinh doanh, quyết định quy mô cũng như chất lượng của các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2010, được sự chỉ đạo của ban lãnh đạo BIDV và lãnh đạo chi nhánh, công tác huy động vốn của chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy từ năm 2008 – 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Tổng huy động 2.970 100 3.600 100 21,21 4.500 100 25,00

Theo đối tượng

- Tiền gửi dân cư 1.503 50,60 1.874 52,06 24,68 2.408 53,49 28,49

- Tiền gửi TCKT 1.467 49,40 1.726 47,94 17,65 2.092 46,51 21,20

Theo kỳ hạn

- Không kỳ hạn 1.420 47,83 1.847 51,28 30,07 2.508 55,74 35,78 - Kỳ hạn < 12 tháng 630 21,25 731 20,33 16,03 822 18,28 12,44 - Kỳ hạn > 12 tháng 920 30,92 1.022 28,39 11,08 1.170 25,98 14,48

Theo loại tiền

- Nội tệ 2.257 76,00 2.772 76,98 22,81 3.480 77,33 25,54

- Ngoại tệ quy đổi 713 24,00 828 23,02 16,12 1.020 22,67 23,18

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh BIDV Cầu Giấy 2008 – 2010)

Là Chi nhánh với khoảng thời gian chính thức đi vào hoạt động chưa lâu so với các Chi nhánh khác trong hệ thống, tuy nhiên Chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã rất nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng cách tăng cường tiếp thị trên các phương tiện thông

tin đại chúng, mở rộng hoạt động bằng việc mở thêm phòng giao dịch, đồng thời củng cố mối quan hệ với các khách hàng cũ.

Trong ba năm từ 2008 – 2010, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2008, trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 2.970 tỷ đồng. Đến năm 2009, vượt qua những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng, tính đến cuối năm, chi nhánh đã huy động được số vốn là 3.600 tỷ đồng, tăng 21,21% so với năm 2008, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Biểu đồ 2.1: Sự gia tăng nguồn vốn huy động của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy qua các năm

Ban đầu, với đặc điểm tỷ trọng tiền gửi thanh toán và không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và định chế tài chính cao nên nguồn vốn của chi nhánh không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ vững và tăng trưởng nền vốn. Thêm vào đó, sự cạnh tranh gay gắt từ hệ thống NHTM khác trên địa bàn làm cho công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Một số sản phẩm huy động của ngân hàng còn chưa có ưu thế nên không thu hút được khách hàng.

Với đặc điểm cơ cấu vốn như trên, Chi nhánh đã từng bước cơ cấu lại tiền gửi của các Tổ chức kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn để tăng tính ổn định, hạn chế sự phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, tạo sự chủ động về nguồn vốn của chi nhánh. Đồng thời tiếp tục khai thác, tìm kiếm khách hàng tiền gửi là các tập đoàn kinh tế lớn, các định chế tài chính với nguồn tiền gửi lớn để tăng quy mô nguồn huy động tại chi nhánh.

Năm 2010, chi nhánh tiếp tục tập trung khai thác để tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi dân cư có tính ổn định cao. Mặc dù lãi suất huy động trong năm luôn thay đổi, đặc biệt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w