Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 63)

Những tồn tại, hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Có thể kể đến:

Nguyên nhân từ phía chi nhánh:

- Công tác thẩm định giá trị tài sản đảm bảo và thẩm định khách hàng chưa tốt gây phát sinh các khoản nợ khó đòi, việc thu hồi và xử lý bằng tài sản đảm bảo còn chậm chạp, gây nhiều khó khăn.

- Tình trạng thiếu thông tin xảy ra do năng lực của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Một số cán bộ chưa có kinh nghiệm thực tế nên việc tiếp nhận, phân tích thông tin chưa chuẩn xác. Hoặc do việc thu thập thông tin khó khăn dẫn đến tình trạng thông tin không đầy đủ, cán bộ tín dụng không nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên rủi ro gặp phải là rất lớn.

- Ngân hàng đã chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo góp phần nâng cao chất lượng cán bộ nhưng một bộ phận cán bộ chưa phát huy hết năng lực, nhiều lúc còn thụ động trong công việc.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa tốt. Còn có những khoản vay xấu không được phát hiện kịp thời, để rơi vào tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi. Cho vay là một hoạt động có nhiều rủi ro. Công tác kiểm tra, kiểm soát là rất quan trọng đối với hoạt động này. Thực hiện tốt công tác này không chỉ giúp sớm nhận ra các sai sót và xử lý kịp thời, hạn chế bớt tổn thất cho cả Ngân hàng và khách hàng mà còn có ý nghĩa dự báo, ngăn ngừa tổn thất, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Công tác dự báo còn hạn chế, cộng với sự điều hành của cấp trên nhiều khi còn lúng túng nên phản ứng của ngân hàng trong nhiều thời điểm còn chậm.

Nguyên nhân từ phía khách hàng:

- Do hạn chế về vốn: Để tiến hành bất kỳ hoạt động gì thì việc đầu tiên là cần phải có vốn. Tuy nhiên vốn tài trợ cho các dự án đầu tư lại chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Mặt khác khách hàng của Chi nhánh phần lớn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn yếu, khi thua lỗ không có Nhà nước bảo hộ nên vốn còn phụ thuộc lớn vào ngân hàng, mà khả năng quản lý vốn lại chưa tốt nên rất dễ dẫn tới rủi ro.

- Năng lực quản lý còn nhiều hạn chế: Phần lớn các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được đào tạo về quản lý kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của người lãnh đạo. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường thiếu chủ động và sáng tạo. Với những doanh nghiệp mà năng lực quản lý vốn, quản lý nhân sự… không tốt thì rất dễ bị loại bỏ. Và nếu ngân hàng không thẩm định một cách kỹ càng thì rủi ro cho ngân hàng là điều không thể tránh khỏi.

- Việc thực hiện công tác hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp còn thiếu nghiêm túc, các số liệu trong báo cáo tài chính chưa chính xác và không đáng tin cậy đã gây khó khăn cho công tác thẩm định của ngân hàng.

- Hạn chế trong khả năng lập dự án kinh doanh có hiệu quả, có tính thuyết phục với ngân hàng. Do chưa có kinh nghiệm trong việc lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh và trình độ, năng lực còn yếu kém nên các dự án, phương án do doanh nghiệp lập thường không đầy đủ, rõ ràng và thiếu tính chính xác về các yếu tố cấu thành chi phí, thị trường, tiêu thụ sản phẩm… Vì vậy làm mất nhiều thời gian để bổ sung, phê

duyệt dự án, gây ảnh hưởng đến công tác thẩm định, kiểm tra và đưa ra quyết định của ngân hàng.

- Một vài doanh nghiệp trước đây hoạt động tốt, nhưng thời gian gần đây có xu hướng giảm, do vậy quan hệ tín dụng bị hạn chế, nhất là trong quan hệ tín dụng ngắn hạn.

- Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng: Thái độ trả nợ của khách hàng đôi khi là không tích cực. Có nhiều doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng song không tích cực trong việc trả nợ, có thái độ chần chừ không trung thực trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây cản trở và thiệt hại đối với hoạt động của ngân hàng.

Những nguyên nhân khách quan khác:

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng: Hiện nay có rất nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần mới thành lập và Ngân hàng 100% vốn nước ngoài có tiềm lực về vốn và năng lực quản lý xuất hiện tại Việt Nam, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ nhằm lôi kéo thu hút khách hàng.

- Môi trường pháp lý không thuận lợi: Hệ thống văn bản pháp lý chưa chặt chẽ và đồng bộ, nhiều khi còn quá chồng chéo và mâu thuẫn khiến cho việc thực hiện rất khó khăn. Môi trường pháp luật tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn tạo khe hở cho khách hàng, dẫn đến việc thu nợ gặp nhiều khó khăn.

Chế độ kiểm toán, thống kê của Việt Nam chưa hoàn thiện. Hiện nay các chỉ số trung bình ngành vẫn chưa được các cơ quan thống kê cung cấp, gây khó khăn cho công tác xếp hạng tín dụng, đánh giá vị thế hay khả năng phát triển của doanh nghiệp so với toàn ngành trong quá trình thẩm định khách hàng. Những quy định về chế độ kiểm toán bắt buộc, hệ thống chuẩn mực kế toán, báo cáo tài chính… còn thiếu nhất quán, gây trở ngại về mặt pháp lý cho hoạt động nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng.

- Môi trường thông tin, trong đó tính minh bạch, chính xác, rõ ràng của các thông tin và độ tin cậy của nguồn thông tin còn rất nhiều hạn chế. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin không cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được. Việt Nam chưa xây dựng được một cơ chế công khai thông tin hiệu quả, dẫn đến tính chính xác, minh bạch của các thông tin doanh nghiệp chưa cao. Thị trường chứng khoán – nơi cung cấp tin tức có chất lượng rất quan trọng đối với Ngân hàng lại chưa thực sự phát triển, các công ty niêm yết chưa nhiều khiến Ngân hàng thiếu hụt một nguồn thông tin quan trọng.

- Môi trường kinh tế biến động khó lường: Năm 2008 diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, diễn biến của cuộc khủng hoảng rất khó lường, ảnh hưởng rất lớn đến các khoản tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung, của chi nhánh BIDV Cầu Giấy nói riêng. Năm 2009, 2010 diễn biến thị trường cũng không mấy sáng sủa, lạm phát,

chỉ số CPI, giá xăng dầu, giá điện, hàng hóa, dịch vụ tăng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Tóm tắt chương II:

Dựa trên cơ sở lý luận, nội dung chương II đã khái quát tình hình hoạt động, kinh doanh của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy trong thời gian qua, chủ yếu tập trung đi sâu phân tích thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn, thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng. Đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay ngắn hạn, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, phân tích rõ nguyên nhân, làm căn cứ, cơ sở để khóa luận xác định các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn, được đề cập tại chương III.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

– CHI NHÁNH CẦU GIẤY

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w