Những con ngời là nạn nhân của hoàn cảnh

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh (Trang 33 - 37)

Lịch sử dân tộc Việt Nam suốt bốn nghìn năm qua là lịch sử đấu tranh chống xâm lợc để bảo vệ nền độc lập tự chủ, và cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nớc cũng chải là một trong những cuộc chiến đau thơng mà dân tộc ta phải gánh chịu. "Nỗi buồn chiến tranh" vì vậy đâu phải chỉ tồn tại trong những thế hệ trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh mà cả những thế hệ trớc và sau đó cũng mang một nỗi buồn sâu lắng. Nỗi buồn của họ là hệ quả của những hoàn cảnh riêng t nhng cũng là nỗi buồn ngàn đời di truyền qua các thế hệ. Trong Nỗi buồn chiến tranh, điều đó càng đợc chứng minh một cách thuyết phục. Những nhân vật trong tác phẩm dù đợc miêu tả trực tiếp, hay chỉ xuất hiện thoáng qua cũng để lại cho ta những ấn tợng sâu sắc, và rất nhiều ám ảnh. Bởi vì họ là hiện thân của "cái rì rầm của cuộc sống đời thờng" giản dị nhng bền bỉ, sâu chắc.

Trong tác phẩm thì Cố Dụ, cha- mẹ- dợng Kiên, mẹ Phơng là những hình ảnh cuối cùng buồn bã của một thế hệ đã qua. Họ mang sự sống của một thời đã tàn lụi, lãng mạn nhng rất đỗi hào hùng. Cố Dụ, ngời thợ cạo vĩ đại của đất Hà thành, là ngời cuối cùng trớc chiến tranh còn sống lại đến thời bình. Cố hành nghề tóc tai từ khi ngời đàn ông Hà Nội còn nặng trĩu sau ót cái búi tóc cổ lỗ của tổ tiên, Cố tự hào rằng : "Dới bàn tay của ta, một vạn ba lợt cái đầu

và bộ mặt đã đợc mĩ hoá, từ xù xì, thô lậu đến đẹp đẽ, thơm tho nh tảng đá đ- ợc điêu khắc thành con ngời". Cố phản chiếu vào thời đại mới cái ánh hào

quang của Hà Nội xa cũ cổ kính, văn hiến. Những lời cuối cùng của cố trớc khi qua đời khi giọng nói đã mất âm sắc vẫn không giấu nổi niềm tự hào đầy

lãng mạn về thế hệ đã qua, về thời đại của riêng Cố: "Ngọc hoàng lẫn Diêm v-

ơng nhất định không cho ta rốn nốt ba năm cho tròn một thế kỉ của riêng ta... Những chuyện đời hay nhất ta còn cha kể..." Sự ra đi của Cố Dụ là sự ra đi của

Hà Nội xa cũ, của thời "nay chỉ còn vang bóng".

Khác với Cố Dụ, cha và dợng Kiên không có đợc sự lạc quan trong cuộc sống của họ, bởi họ là những ngời nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm với thời cuộc. Dợng Kiên là “một nhà thơ tiền chiến” đã ẩn danh. ở ông có một trí tuệ sâu sắc với một tâm hồn lãng mạn và nhịêt thành theo lối chủ nghĩa tình cảm thời xa, mơ mộng, ngọt ngào và giàu nhạy cảm. Ông có quan niệm riêng khá mới mẻ về lí tởng, lẽ sống của một trang nam nhi: "Nghĩa vụ của một ngời trớc

trời đất là sống chứ không phải hi sinh nó, là nếm trải sự đời một cách ngành ngọn chứ không phải là chối bỏ." Bằng kinh nghiệm của cuộc đời, ông hiểu đ-

ợc ý chí, hoài bão của tuổi trẻ sẵn sàng xả thân vì nghĩa, tử vì đạo. Ông khuyên Kiên: "Mong con hãy cảnh giác với tất cả sự thúc giục con ngời lấy

cái chết để chứng tỏ điều gì đấy (...) Cuộc đời con còn rất dài với bao nhiêu hạnh phúc và lạc thú phải hởng của con kia có ai sống hộ con bây giờ...". Ông

dự cảm đợc một thời đại đang cận kề, rất đỗi hào hùng nhng cũng đầy nguy hiểm với tuổi trẻ muốn chứng tỏ lí tởng cao cả bằng cái chết. Ông hát tiễn đa Kiên lên đờng, tiễn đa cả một thế hệ sắp quăng mình vào chiến trận một bài hát của Văn Cao bằng một giọng trầm. Bài hát chầm chậm, buồn buồn gợi nhớ những ngời thân yêu đã khuất dự cảm những ngày mai bất bất hạnh song lại khuyên con ngời đừng nên vô vọng, đừng mãi sầu thơng vì nh thế chẳng ích gì mà hãy sống...

Cha của Kiên-một hoạ sĩ thời mĩ thuật Đông Dơng đã từng bị báo chí phê phán là "khuynh hữu", "hạn chế lập trờng, quan điểm". Ông hầu nh rút lui khỏi giới hội hoạ và bị lãng quên. Càng về cuối đời, ông càng trở nên xa lạ với mọi ngời, với đứa con trai... Thế giới của ông không tồn tại trong thế giới thực mà tồn tại trong những bức tranh màu sắc úa vàng, dị thờng. Những ngời bạn của ông là những ngời trong tranh rời rợi buồn, thân thể, mặt mày dài thợt, cộng với cái vẻ câm lặng biến thành những cái bóng. "Đó là những ngời đàn

ông, đàn bà, ngời già, trẻ con, nối nhau thành một dòng những hình nhân héo vàng, sống vu vơ giã những miền không có thật của cuộc đời mỗi ngày thêm lạc bớc rời ra khỏi cõi dơng không ngoái nhìn lại. Và chính cha của Kiên là ngời sau cùng nhập vào dòng những hình nhân bi thảm ấy" [7;140].

Ông hầu nh chỉ thân thiết với Phơng, tình cảm này vợt lên trên tâm sự, giới hạn của tuổi tác. Đó không phải là tình cha con, bác cháu, cũng không phải là tình cảm của những ngời bạn vong niên, nó mập mờ, chạng vạng nh ánh chiều vô hình mà nặng trĩu nh thể đồng ám thị. Tình cảm của ông và Ph-

ơng là tình cảm của ngời nghệ sĩ trân trọng vẻ đep trong sáng, thuần khiết nh- ng rất đỗi mong manh, một vẻ đẹp lạc thời và lạc loài trớc thời đại đang tới.

Cha-mẹ-dợng của Kiên, mẹ của Phơng chẳng thể nào vợt qua cái bóng của thời đại cũ. Họ lìa đời khi thời đại mới đang mấp mé, và mang theo tiên cảm về thời đại sắp đến. Trớc lúc từ giã cõi đời, cha Kiên đã làm một cuộc hành quyết linh hồn của mình cũng nh biết bao linh hồn đang náu trong những bức tranh. Ông nhờ Phơng nhóm lửa và tự tay mình đốt từng bức tranh một. Đó là một thứ nghi lễ "cuồng tín, dấy loạn, man rợ", một cuộc tự hành xác, một cuộc sám hối quyết liệt nhng rầu rĩ, im lìm, nửa lén lút. Trong không khí ma quái, kì ảo, huyền bí nh nghi lễ tà giáo ấy, cái đẹp "bừng sáng tuyệt vọng". Và trong ánh lửa là sắc diện của con ngòi tử vì đạo: đau đớn, say cuồng, tột cùng hạnh phúc-một thứ hạnh phúc lộn ngợc. Các linh hồn đi vào cái chết để đợc phóng sinh trong h vô. Hành động cuồng loạn của cha Kiên là sự lạc loài cao độ của linh hồn trớc cái bóng của thời đại mới, đang hình thành. "Thời đại

mới rồi sẽ huy hoàng, tráng lệ, không còn những bất hạnh lớn lao nữa... nhng buồn thì khôn nguôi... nỗi buồn truyền kiếp". Đó là cái buồn trớc sự tàn phá

của chiến tranh đối với cái đẹp, cái giá đau đớn của một cuộc chiến.

Nh vậy trớc khi chiến tranh đến với Kiên, và thế hệ của anh thì "nỗi buồn

chiến tranh" cùng nỗi ám ảnh về sự huỷ diệt đã tồn tại trong tâm hồn thế hệ tr-

ớc đó. Số phận của họ là số phận của thời đại một đi không trở lại. Nỗi buồn của họ để lại cho con cháu, xét đến cùng cũng là nỗi buồn của cha ông ta.

Bao nhiêu năm trời đã trôi qua sau khi chiến tranh kết thúc, nỗi buồn không theo đó mà vơi đi. Nỗi buồn đợc di truyền, đợc chắt chiu lắng sâu qua mạch nguồn cuộc sống, ám vào trong từng thân phận, ẩn sau đáy mắt con ng- ời. Đằng sau mất mát, hi sinh của cá nhân ngời lính kéo theo sự sụp đổ, tan vỡ của bao gia đình, có biết bao ngời mẹ mất con, ngời vợ mất chồng, ngời con mất bố, anh chị em mất nhau đang âm thầm, chịu đựng và tồn tại, "nỗi buồn

chiến tranh" in dấu trên mỗi thân phận xót xa chẳng bao giờ nguôi.

Gia đình mẹ Lành ở đồi Mơ có ba ngời con hi sinh, hai con trai, một con rể. Ngời mẹ nuôi quân ấy cũng đã tiễn bao ngời con ở xứ Bắc "đi B" chẳng bao giờ trở lại, trừ Kiên. Hoà bình vừa đến, mẹ nhận cùng ngày hai giấy báo tử của hai con trai "Mẹ nh bị xô ngã, mẹ thiếp đi, bằn bặt suốt ba ngày kaông

một lần hồi tỉnh. Mẹ mất đi không nói một lời". Đồi Mơ ngày nào chỉ còn Lan,

sống âm thầm chờ đợi, một mình mong ngóng một cái gì đang đến. Nỗi buồn cô đơn trống trải ngời thân cứ lồ lộ trong đôi mắt to ngơ ngác. Đáng ra chị cũng có một ngời chồng để yêu thơng, một ngời con để chăm sóc. Nhng chiến tranh đã cớp đi niềm hạnh phúc giản đơn ấy của chị. Chị gặp và sống bên anh nửa tháng, nào đã kịp cới xin thì anh đã phải đi lính. Đi đợc nửa năm thì anh

hi sinh. Thằng cu Việt mồ côi cha từ trong bụng mẹ. Có lẽ vì thế mà nó cũng chẳng muốn sống. Nó cũng bỏ chị mà đi khi mới chào đời đợc hai ngày.

Không phải riêng gia đình mẹ Lành, mà còn biết bao gia đình khác cũng tan nát cùng sự ra đi của ngời lính. Đó là gia đình của Vĩnh, một đồng đội của Kiên. Vĩnh hi sinh để lại bà mẹ mù loà, một em gái gầy nhom, ốm yếu trong căn nhà nghèo nàn, xơ xác, chằng đụp giữa xóm rác toàn những ngời ăn mày đói khổ. Ngời mẹ mù loà không thể khóc cho con trai. Mẹ chỉ có thể dò dẫm, run rẩy sờ những kỉ niệm sót lại của con trai. Mẹ mất ngay trong năm ấy. Em gái cũng bỏ đi trở thành ả cà phê xanh, một con hồ li nổi tiếng ở ven hồ Thuyền Quang và Bẩy Mẫu. Xóm rác cũng chẳng còn, chỉ còn bãi rác.

Ngời chết đã chết cả rồi, còn ngời sống vẫn phải tiếp tục sống. Dòng sông cuộc đời cứ chảy với nhiều thác ghềnh và ngoắt ngoéo. Lũ trẻ con sinh ra, lớn lên, và trởng thành, ngòi lớn già đi, từng năm hao dần từng tuổi. Cuộc đời các thế hệ tựa hồ những đợt sóng. Bảo Ninh không đi sâu miêu tả cuộc sống của ngòi dân thờng, nhng qua những mảnh đời bị chiến tranh gián tiếp làm xơ xác, ta thấy đợc "nỗi buồn chiến tranh" bao trùm không gian, thời gian, len lỏi vào mọi ngóc ngách trong sâu thẳm hồn ngời và mọi chi tiết tầm thờng của cuộc sống. Cuộc sống hiện đại vốn chẳng giản đơn, đầy rẫy những eó le. "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", chỉ riêng khúc quanh dòng sông cuộc đời nơi Kiên ở cũng chứa đựng bao thân phận, bao mảnh đời trắc trở. Đó là gia đình ông Huynh có ba con tử trận. Gia đình ông Tánh lục đục, đay nghiến nhau vì miếng cơm khiến ông - một đại uý quân nhu - toan tự tử bằng dây thừng. Bà cụ Sen-mẹ hai liệt sĩ- bị vợ chồng cháu họ lập mu cớp nhà rồi đẩy vào nhà điên Trâu Quỳ... Biết bao mảnh đời cứ thoáng hiện nhng nhói lên trong lòng ngời bao nỗi ám ảnh. Nhng có lẽ ám ảnh nhất trong lòng ngời đọc là hình ảnh của ngời thanh niên Bảo, đại diện cho thế hệ mới, trẻ trung. Bảo làm đợc những việc động trời: Giết ngời, bị tù chung thân... nhng đợc thả do cải tạo tốt... Con đờng zêrô dài dặc tạo cho Bảo dáng vẻ chay tịnh của một đời chân tu. Chỉ một thời gian ngắn sau khi ra tù này đã làm cho bà con dân phố phải ngạc nhiên trớc tâm tính dịu hiền, tấm lòng chân thực trong sáng, ngây thơ và khắc khổ hiện lên ở từng cử chỉ, từng lời ăn, tiếng nói. "Chỉ có điều

nom Bảo quá buồn. Đôi mắt buồn. Nụ cời hiền hậu cũng buồn khôn xiết, buồn đến nỗi khi bắt gặp nụ cời ấy, ai nấy không khỏi thấy lòng mình se lại".

Nh vậy, qua một lớp ngời thoáng hiện ttong tác phẩm, mỗi ngời có một hoàn cảnh éo le riêng, nhng đều mang trong mình một nỗi buồn sâu thẳm mà nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến cuộc chiến tranh vừa đi qua. Càng những thế hệ sau, nỗi buồn càng mênh mông mơ hồ nh nhận thức của họ về chiến tranh nhng mãi mãi chẳng bao giờ chấm dứt. Qua đó chúng ta

càng thấm thía hơn những số phận nhỏ bé của con ngời trớc thế lực huỷ diệt bạo tàn của chiến tranh. Tiếng nói tố cáo chiến tranh vì vậy mà có sức nặng ghê gớm.

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w