Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay. Trong bất cứ thời đại nào vấn đề hạnh phúc luôn chiếm vị trí trung tâm trong đời sống xã hội. Tất cả các tôn giáo đều có mục đích cuối cùng là mưu cầu hạnh phúc cho con người ở “Thiên đường” hay “Niết bàn” cực lạc. Các quan điểm thế tục thì mưu cầu hạnh phúc cho con người ở thế giới hiện thực. Quyền mưu cầu hạnh phúc được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ, trong Tuyên ngôn nhân quyền của Cách mạng Pháp. Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là mục đích của chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất cứ thời đại nào vấn đề hạnh phúc luôn chiếm vị trí trung tâmtrong đời sống xã hội Tất cả các tôn giáo đều có mục đích cuối cùng là mưucầu hạnh phúc cho con người ở “Thiên đường” hay “Niết bàn” cực lạc Cácquan điểm thế tục thì mưu cầu hạnh phúc cho con người ở thế giới hiện thực.Quyền mưu cầu hạnh phúc được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ,trong Tuyên ngôn nhân quyền của Cách mạng Pháp Độc lập, Tự do, Hạnhphúc là mục đích của chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, như Hồ Chí Minh
đã từng nói, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độclập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [28, tr 56] Như vậy đủ thấy hạnh phúc là mục
đích cao nhất của con người Tuy nhiên, thế nào là hạnh phúc thì trong lịch sử
triết học phương Đông vấn đề này ít được bàn đến Trái lại, trong lịch sử triếthọc phương Tây, các tác giả từ thời cổ đại đến cận đại đều ít nhiều đều bànđến phạm trù “hạnh phúc” và chỉ ra mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức.Đối với các nhà triết học phương Tây, đạo đức luôn luôn đi liền với hạnhphúc, hạnh phúc là một phạm trù của Đạo đức học Theo Arixtôt (Aristotle),mục đích trực tiếp của con người không phải là cái hay, cái đẹp mà chính làhạnh phúc Hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ các đức tính của mộtcon người Hạnh phúc đồng nghĩa với đạo đức
Quan niệm về hạnh phúc của con người có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong đời sống tinh thần nói chung và đời sống đạo đức nói riêng Nó là mộttrong những nền tảng giúp con người xây dựng những lý tưởng, mục tiêu, thái
độ sống Nó cũng là hạt nhân, là thước đo, định hướng để con người thiết lậpcác khái niệm thiện, ác, phẩm giá và hàng loạt các khái niệm nhân bản khác
Trang 2Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc gìn giữ vàphát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như xây dựng hệ giá trị đạođức mới đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết Quan niệmnhân nghĩa của Nho giáo cho rằng hành vi đạo đức (việc nghĩa) đòi hỏi phải
hy sinh lợi ích cá nhân vì hạnh phúc của người khác; “nghĩa” và “lợi” hoàntoàn đối lập, không thể dung hợp được với nhau đã từng được coi là chân lýtuyệt đối trong hàng nghìn năm lịch sử Quan niệm này nếu không được đổimới thì không còn phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay Ngượclại, cũng có tình trạng một số không ít người đã chà đạp lên các quy phạm đạođức truyền thống để đạt được hạnh phúc cá nhân Do không am hiểu vấn đềbản chất của hạnh phúc và mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức nên nhiều
người đã suy nghĩ một cách phiến diện rằng đạo đức là hy sinh hạnh phúc của
cá nhân vì hạnh phúc của người khác; còn hạnh phúc của cá nhân thì khôngliên quan gì đến vấn đề đạo đức cả Vì thế, nhiều người đã đặt ra mục tiêu
“vật chất là mục đích của cuộc sống”, thậm chí còn chà đạp lên các quy phạmđạo đức để đạt được hạnh phúc cá nhân Chính điều đó đã làm cho họ ngàycàng trượt dốc về phẩm chất đạo đức Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội
đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếukhông lành mạnh, coi thường những giá trị truyền thống của dân tộc, chạytheo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹtục Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩagia đình, đồng chí, đồng nghiệp…
Các nhà triết học phương Tây từ thời cổ đại đã nghiên cứu sâu sắc vấn
đề mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và đạo đức xã hội Đạo đức khôngnhững không mâu thuẫn với hạnh phúc cá nhân, mà còn là một trong nhữngyếu tố để cá nhân đạt đến hạnh phúc cao nhất Do vậy, chúng ta cần phảinghiên cứu vấn đề này để bổ sung cho triết lý phương Đông về đạo đức Làm
Trang 3rõ mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong lịch sử triết học phươngTây trước Mác không chỉ có mục đích hệ thống được những quan niệm tronglịch sử, mà nó còn có ý nghĩa sâu sắc đối với việc giáo dục về đạo đức, vì đểgiáo dục chuẩn mực và hành vi đạo đức, quan niệm đúng đắn về hạnh phúc cánhân thì trước hết có một vấn đề quan trọng cần phải được làm rõ, đó là: Tạisao phải có đạo đức? Đạo đức có liên quan gì đến hạnh phúc? Đây không chỉ
là vấn đề chính trị, đạo đức, mà còn là vấn đề triết học, nó đã đặt ra từ thời cổđại và được tranh luận trong suốt lịch sử phát triển của triết học Tìm hiểu vấn
đề này là việc làm cần thiết để có được quan niệm đúng đắn và hệ thống, bởi
lẽ, đây là vấn đề có ý nghĩa lớn trong việc xác định lẽ sống cho mỗi người,nhất là đối với việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay
Với mục đích làm rõ một cách có hệ thống mối quan hệ giữa hạnh phúc
và đạo đức, góp phần định hướng về giá trị đạo đức cho bản thân mình và cho
xã hội nên tôi chọn đề tài Luận văn của mình “Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương Tây trước Mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay”.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề đạo đức và quan niệm về hạnh phúc là một trong những vấn đềđược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là vấn đề đạo đức trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Có thể nói rằng, cùng với sự chuyểnđổi cơ chế kinh tế, chúng ta đã và đang phải đối diện với một loạt biến đổidiễn ra trong lĩnh vực đạo đức Vì vậy, từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổimới, vấn đề đạo đức được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khácnhau, nhưng dưới tính chất là những chủ đề nghiên cứu riêng biệt, các phạmtrù riêng lẽ, chưa trở thành hệ thống lý luận về vấn đề trên
Trang 4Nghiên cứu Phạm trù hạnh phúc và phạm trù đạo đức có một số côngtrình, tác phẩm tiêu biểu như:
Đạo đức học, tập 1, 2, của G Bandzeladze, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1985;
Đạo đức học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên
nghiệp, Hà Nội 1991; Giáo trình Đạo đức học của Khoa Triết học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, (2000), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Cơ chế, chuẩn mực đạo đức xã hội và những hành vi đạo đức cá nhân của Đỗ Huy, Tạp chí triết học 2002; Đạo đức mới - Đạo đức cách mạng từ các cách tiếp cận khác nhau của Trịnh Duy Huy, Tạp chí Triết học, 2006 ; Một số biểu hiện sung đột giá trị trong lĩnh vực đạo đức của đời sống xã hội của Nguyễn Sinh Huy, Tạp chí triết học, 1995; Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay, của Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tạp chí triết học, số 2 năm 2007; Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay, của Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí triết học, 1996; Vấn đề giá trị đạo đức trong đạo đức học Cantơ của Vũ Thị Thu Lan, Tạp chí triết học, số 5 năm 2006; Đạo đức học - Giáo trình cho các trường Đại học của Hà Nhật Thăng, Hà Nội, 1997; Bảo vệ giá trị truyền thống dân tộc của
Nguyễn Tài Thư, Tạp chí Cộng sản, số 6 năm 1994
Về vấn đề đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo quản lý có các công
trình nghiên cứu tiêu biểu như: Đạo đức một bộ phận cán bộ quản lý nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp - Trần Văn Phòng, Tạp chí Thông tin lý luận số 6, năm 1995; Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay - Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lý hiện nay - Nguyễn Thế Kiệt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001; Tác động của kinh thế thị trường đến đạo đức của người cán bộ lãnh đạo quản lý - Vũ Trọng
Trang 5Dung, Tạp chí triết học số 5, năm 2004; Đạo đức cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay, thực trạng và giải pháp - Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên), Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2005
Tuy nhiên, trong các tác phẩm trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu đa phầnchỉ dừng lại ở các phạm trù đạo đức và hạnh phúc chứ không đi sâu vàonghiên cứu mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đứcmột cách có hệ thống.Nghiên cứu mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức trong những nămgần đây đã được một số nhà nghiên cứu Phật học quan tâm, như: tác phẩm
“Đạo đức Phật Giáo Và Hạnh Phúc Con Người” của Hòa thượng Thích Minh Châu, Nhà Xuất Bản Tôn giáo Hà Nội, 2002; Bài “Đạo đức và hạnh phúc” của Hòa Thượng Thích Viên Trí (phatgiaodaichung.com)
Tuy nhiên trong các tác phẩm nói trên, mối quan hệ giữa hạnh phúc vàđạo đức mới chỉ được nghiên cứu ở khía cạnh tôn giáo
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành tựu đã đạt được của nhữngngười đi trước, Luận văn tiếp tục tìm hiểu, làm rõ vấn đề này, góp phần vàoviệc giáo dục, định hướng đạo đức cho người Việt Nam hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích của luận văn
Nghiên cứu các quan niệm trong lịch sử triết học phương Tây trướcMác về mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức để từ đó làm rõ tính tất yếu,nêu ra những định hướng và đề ra những giải pháp nhằm góp phần vào việcgiáo dục quan niệm về hạnh phúc phù hợp với giá trị đạo đức trong điều kiệnkinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
3.2 Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn
tập trung vào thực hiện các nhiệm sau:
Trang 61) Làm rõ các khái niệm “đạo đức”, “hạnh phúc” Phân tích các quanniệm của các nhà triết học phương Tây trước Mác về hạnh phúc và mối quan
hệ giữa hạnh phúc với đạo đức để chứng minh rằng đạo đức là con đường tấtyếu để đi đến hạnh phúc
2) Kế thừa có phê phán những nội dung về mối quan hệ giữa hạnh phúcvới đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây trước Mác dưới ánh sáng củatriết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nêu ra những định hướng vàgiải pháp trong việc giáo dục quan niệm về hạnh phúc phù hợp với giá trị đạođức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện cho việc nghiên cứu của luận văn, người thực hiện dựa trên
cơ sở lý luận của triết học Mác - Lênin và đường lối xây dựng phát triển conngười Việt Nam của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cơ sở xem xét,đánh giá để rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luậncủa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Vận dụng cácnguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật Bên cạnh đó,trong quá trình thực hiện luận văn, người thực hiện còn sử dụng một sốphương pháp khác như: phương pháp lịch sử - logic, phương pháp phân tích
và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh - đốichiếu để nghiên cứu
5 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Vì đây là một vấn đề có phạm vi rộng nên trong khuôn khổ của một luậnvăn mang tính chuyên ngành, người thực hiện chỉ giới hạn đối tượng nghiêncứu của đề tài nằm trong lịch sử triết học trước Mác, từ triết học Hy Lạp - La
Mã cổ đại đến triết học Cổ diển Đức Từ đó làm rõ một số quan niệm về mốiquan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây và nội
Trang 7dung cơ bản của vấn đề trên đối với giáo dục quan niệm về hạnh phúc phùhợp với đạo đức ở Việt Nam hiện nay.
Để chứng minh quan điểm của triết học phương Tây về mối quan hệgiữa hạnh phúc với đạo đức là có tính tất yếu và phổ biến, Luận văn có sosánh với quan điểm phương Đông (ví dụ, với quan điểm của Khổng Tử) Đểđánh giá và bổ sung, hoàn thiện các quan điểm phương Tây về hạnh phúc vàđạo đức, Luận văn đứng trên quan điểm thế giới quan và phương pháp luậncủa chủ nghĩa Mác-Lênin Tuy nhiên, trọng tâm của Luận văn là triết họcphương Tây trước Mác, các trích dẫn khác chỉ là để so sánh, đối chiếu hoặclàm cơ sở để phân tích, đánh giá mà thôi
Luận văn không bàn đến vấn đề giáo dục đạo đức và hạnh phúc nóichung vì đây là một vấn đề rất rộng Luận văn chỉ vận dụng quan điểm triếthọc phương Tây trước Mác để định hướng việc giáo dục quan niệm về hạnhphúc phù hợp với đạo đức, khắc phục những quan niệm sai trái nảy sinh vàphát triển trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay là mưu cầu hạnh phúc cánhân bằng bất cứ giá nào, bất chấp giá trị đạo đức
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Đề tài đã góp phần hệ thống hóa lý luận về mối quan hệ giữa hạnh phúc
và đạo đức ttrong lịch sử triết học phương Tây trước Mác cũng như nhữngquan niệm cơ bản về đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây trước Mác
Từ vấn đề lý luận trong lịch sử triết học, luận văn đã rút ra những vấn đề
có ý nghĩa giáo dục định hướng trong xây dựng và phát triển con người ViệtNam hiện nay
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu tư tưởngtriết học trước Mác về hạnh phúc và đạo đức, là một bộ phận rất quan trọngtrong Lịch sử triết học Nghiên cứu và nắm vững mối quan hệ này sẽ gópphần làm tăng thêm tính thuyết phục cho việc giảng dạy về đạo đức
Trang 87 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có nội dung chính gồm 2 chương (5 tiết)
Trang 9NỘI DUNG
Chương 1 QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA HẠNH PHÚC VỚI ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC
Trước khi đi sâu nghiên cứu các quan điểm cụ thể của các nhà triết họcphương Tây trước Mác về hạnh phúc và mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạođức, chúng ta cần làm rõ khái niệm “đạo đức”, khái niệm “hạnh phúc” và mốiquan hệ giữa hai khái niệm này trong triết học nói chung cũng như trong đạođức học nói riêng
1.1 Khái niệm về đạo đức, hạnh phúc và mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức
1.1.1 Khái niệm đạo đức
Thuật ngữ “đạo đức” trong ngôn ngữ phương Tây (thí dụ, ethics hay morality trong tiếng Anh) xuất phát từ “ethos” trong tiếng Hy lạp và “mores”
trong tiếng Latinh đều có nghĩa là “tập tục” Gắn với sự ra đời của Triết học
(philosophia) là sự hình thành Đạo đức học (tiếng Hy Lạp: ethikos, tiếng latin: ethicus hay ethica) với tư cách là lý luận về đạo đức ra đời từ thời Hy
Lạp cổ đại, khoảng thế kỷ thứ VIII (TrCN)
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm,nguyên tắc, chuẩn mực của một giai cấp, dân tộc có tác dụng điều chỉnh hành
vi cá nhân phù hợp với lợi ích tập thể, xã hội nhằm đảm bảo sự tồn tại củacộng đồng xã hội
Ý nghĩa triết học của thuật ngữ đạo đức nó bao quát một phạm vi rộnglớn, là mối quan hệ giữa con người với con người, là cung cách ứng xử của
Trang 10con người trong đời sống xã hội, là đạo làm người trong đời sống Mối quan
hệ giữa con người với con người, từ góc độ đạo đức, được đồng nghĩa với cái thiện Thiện là hành vi tốt đẹp của con người đưa lại lợi ích cho người khác và
cho toàn xã hội Nếu làm trái với quan hệ đạo đức tốt đẹp, tức là đối lập với
cái thiện, sẽ là cái ác Nhận thức đúng thế giới khách quan, thể hiện lý tính
cao cả trong nhận thức, tư duy để hoạt động thực tiễn có hiệu quả, thúc đẩy sựphát triển của lịch sử, xã hội, đó là đạo đức Ngược lại, nếu nhận thức sai lầm,phi khoa học, hạ thấp lý trí anh minh của con người, kéo lùi sự phát triển củalịch sử, đó là vô đạo đức Hành vi tốt đẹp đem lại niềm vui và sự bình yên chocon người là có đạo đức Hành vi gây ra hiệu quả xấu cho con người, đem đếncho con người cái ác và sự khổ đau, là đối lập với đạo đức
Đạo đức không chỉ là ý thức mà còn là quan hệ xã hội, hành vi, lối sốngcủa con người trong xã hội Trung tâm của đạo đức là “cái thiện” (cái tốt), đốilập với cái thiện là “cái ác” (cái xấu) Phạm trù “cái thiện” được cụ thể hóatrong một số khái niệm khác như “lương tâm”, “danh dự”, “công bằng”,
“nghĩa vụ”, “hạnh phúc”, v.v Người sống có lương tâm, có nghĩa vụ đối vớigia đình và xã hội, đối xử công bằng với mọi người là người “thiện” Trái lại,người không có lương tâm, không biết trọng danh dự, không có ý thức nghĩa
vụ, không công chính là người ác, người xấu Người thiện là người luôn luôntìm cách đem lại hạnh phúc cho người khác Người ác thì luôn luôn tìm cáchchà đạp lên hạnh phúc của người khác
Tuy nhiên, thế nào là thiện, ác, danh dự, nghĩa vụ, lương tâm, hạnhphúc, ngoài yếu tố khách quan, còn phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quannữa Do vậy, đạo đức ngoài tính khách quan, còn mang tính chất lịch sử, giaicấp, dân tộc
Tính lịch sử của đạo đức thể hiện ở chỗ: trong các học thuyết về đạo đức,
có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định
Trang 11nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đốivới sự phát triển xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp Mỗi giai cấp đều
có đạo đức riêng, phản ánh những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trígiai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế mà trong đó, người ta tiếnhành sản xuất và trao đổi
Tuy nhiên, thông qua tính lịch sử và tính giai cấp của đạo đức, người tatìm thấy những giá trị đạo đức tương đối bền vững có tính phổ biến cho mộtdân tộc, thậm chí cho cả nhân loại trong mọi thời kỳ lịch sử
Giá trị đạo đức bao gồm những quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực đạođức phù hợp với quy luật khách quan của tồn tại xã hội, có ý nghĩa thiết thựcđối với sự tồn tại, phát triển và hạnh phúc của cộng đồng xã hội, được toànthể cộng đồng đánh giá, chấp nhận và tự giác tuân theo
Giá trị đạo đức cũng không phải là những cái vĩnh viễn, bất di bất dịch,tuy nhiên nó có tính lâu dài hơn so với những quan niệm đạo đức thôngthường
Vì vậy, đạo đức là biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong xãhội, thể hiện từ ý thức đạo đức tới hành vi đạo đức Theo nghĩa hẹp, đạo đứcthể hiện mặt hành vi, thái độ, cách ứng xử, từ nhận thức tới hành động củacon người Theo nghĩa rộng, đạo đức bao hàm cả những yếu tố thuộc về quan
hệ xã hội, nền tảng kinh tế, hoàn cảnh, điều kiện lịch sử để dẫn tới sự chi phốinhận thức và hành động của con người trong đời sống xã hội
Từ góc độ mối quan hệ cá nhân và xã hội, đạo đức vừa thể hiện tính phổbiến của quan hệ xã hội, có ý nghĩa định hướng, dẫn dắt và làm chuẩn mựccho nhận thức và hành động cá nhân; lại vừa thể hiện tính cụ thể, riêng biệt,xuất phát bởi cá nhân sống trong hoàn cảnh, điều kiện nhất định Có thể nói,quan hệ đạo đức của con người trong đời sống xã hội là sự thể hiện mối quan
Trang 12hệ hài hòa, thống nhất giữa yếu tố cá nhân và yếu tố xã hội, vừa thống nhất,vừa đối lập, vừa khẳng định, vừa phủ định Điều đó làm cho quan hệ đạo đức
đa dạng, phức tạp và không thể nhận thức đầy đủ nếu bằng góc độ nhận thứccủa tư duy siêu hình, mà phải bằng tư duy biện chứng thì mới nhận thức đúngđắn quan hệ đạo đức
Từ thực tiễn đạo đức, dẫn tới sự ra đời của lý luận về đạo đức, với tưcách là sự phản ánh hiện thực khách quan các quan hệ đạo đức trong xã hộiloài người
Một quan niệm khác thì coi:
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người trongmọi lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời là một hệ thống những giá trị,nguyên tắc, chuẩn mực biểu thị sự quan tâm tự nguyện tự giác của con ngườivới con người, con người với xã hội [36, tr 2]
- Chức năng của đạo đức:
Vấn đề đặt ra: đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, cónhững chức năng, vai trò gì trong đời sống con người? Có thể khẳng định cácchức năng cơ bản của đạo đức sau đây:
Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng nhất của đạo đức Thông
qua ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức, những giá trị đạo đức tốt đẹp sẽđược truyền bá, học tập, trở thành biểu tượng mang ý nghĩa giáo dục cao đẹp.Bản thân giá trị đạo đức (trong hành vi và ý thức) vừa tự giáo dục chủ thể,vừa hướng đến khách thể (con người, xã hội) để giáo dục Vì vậy, giá trị đạođức từ góc độ bản chất, là giá trị giáo dục đạo đức tốt đẹp cho con ngườitrong đời sống xã hội
Đạo đức cũng thể hiện chức năng điều chỉnh hành vi Muốn cho sự phát
triển của xã hội và con người trong xã hội đó đúng hướng và ngày càng tốtđẹp, tất yếu phải có hệ thống các nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực để điều
Trang 13chỉnh hành vi con người Thông qua các quan hệ trung gian, trực tiếp hoặcgián tiếp như pháp luật, văn học, nghệ thuật, truyền thống, tôn giáo mà đạođức chuyển hóa thành các yêu cầu chuẩn mực để định hướng hành vi Phươngthức điều chỉnh hành vi của đạo đức không phải bằng sự áp đặt, bắt buộc, màbằng ý thức tự giác của chủ thể để điều chỉnh hành vi đạo đức.
Chức năng định hướng giá trị của đạo đức xuất phát từ chức năng giáo dục
và chức năng điều chỉnh hành vi Định hướng giá trị trên cơ sở lựa chọn các giátrị đạo đức phù hợp để tự giác nhận thức và hành động đúng Định hướng giá trịphải trên cơ sở giá trị học, nghĩa là phải xác định được nội hàm của hệ thốngphạm trù, khái niệm các giá trị đạo đức như thiện, ác, đúng, sai, cao thượng, thấphèn, lương tâm, vô lương tâm, hạnh phúc, bất hạnh để từ đó lựa chọn giá trị tối
ưu nhất trong các thang bậc giá trị Định hướng giá trị bao hàm 2 quá trình: nhậnthức đúng và hành động đúng Chỉ nhận thức đúng mà không hành động hoặchành động không đúng thì yếu tố định hướng giá trị không có kết quả
Chức năng nhận thức, dù không phải là đặc trưng cơ bản nhất của giá trị
đạo đức, nhưng cũng không thể xem nhẹ chức năng này Chức năng nhậnthức biểu hiện ở chủ thể nhận thức đó nắm bắt tính quy luật của các quan hệđạo đức như thế nào? Phân biệt được yếu tố giá trị và phản giá trị, xác lậpđược mối quan hệ nhận thức giữa chân lý và sai lầm, thấy được vai trò, tácđộng của các quan hệ đạo đức đối với con người Có thể nói, nhận thức quyluật của đạo đức trong đời sống xã hội là yêu cầu có ý nghĩa quyết định củachức năng nhận thức
Các chức năng trên có mối quan hệ thống nhất, không tách rời Trong
đó, chức năng giáo dục là mục đích, các chức năng khác có vai trò là điềukiện, phương pháp, cách thức để chủ thể đạo đức có thể xác lập các yếu tốhiện thực và phù hợp, có kết quả cho quá trình giáo dục đạo đức con người
- Mối quan hệ giữa đạo đức với các hình thái ý thức xã hội khác.
Trang 14Mối quan hệ giữa đạo đức với chính trị
Đạo đức với chính trị, cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, khôngphải tách rời nhau, mà có mối liên hệ với nhau Lịch sử xuất hiện của đạo đứcsớm hơn chính trị Khi con người xuất hiện và dựa vào nhau để tồn tại, đạođức cũng bắt đầu hình thành Nhưng chính trị xuất hiện muộn hơn, phải đếnlúc xã hội phân chia giai cấp thì chính trị mới ra đời Đạo đức và chính trị đều
bị quyết định bởi quan hệ kinh tế trong xã hội Nếu đạo đức có những giá trịmang tính phổ biến, mặc dù vẫn bị chi phối bởi quan hệ giai cấp, như lòngnhân ái, chủ nghĩa nhân đạo, những giá trị như bình đẳng, tự do thì chính trị
là biểu hiện tập trung nhất của quan hệ lợi ích giai cấp trong xã hội Một nềnchính trị tiến bộ sẽ chứa đựng các giá trị đạo đức tốt đẹp, và ngược lại, nềnchính trị bị tha hóa bởi giai cấp thống trị đối lập với lợi ích của quần chúngnhân dân thì sẽ chứa đựng giá trị phản đạo đức Chính trị là điều kiện để hìnhthành và phát triển các giá trị đạo đức trong mối quan hệ tương ứng với nhau
Sự phát triển của lịch sử xã hội tất yếu sẽ dẫn tới một giai đoạn tương lai màchính trị và quan hệ giai cấp không còn tồn tại, nhưng đạo đức con ngườitrong đời sống xã hội thì vẫn tồn tại vĩnh viễn Cho nên, đạo đức là phạm trùmang tính vĩnh viễn, còn chính trị là phạm trù mang tính lịch sử
Mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật
Giữa đạo đức và pháp luật cũng có mối liện hệ với nhau Đạo đức xuấthiện cùng với sự xuất hiện của con người, còn pháp luật chỉ ra đời khi xã hội
đã phân chia giai cấp
Mặc dù đều có vai trò và chức năng điều chỉnh hành vi con người vàgiáo dục con người, nhưng phương thức điều chỉnh giữa đạo đức và pháp luậtkhác nhau căn bản Đạo đức điều chỉnh hành vi, giáo dục con người thôngqua sự tự nhận thức về ý thức đạo đức và hành vi đạo đức để tự điều chỉnhquan hệ cá nhân với xã hội Đồng thời, thông qua dư luận xã hội để tự điều
Trang 15chỉnh Do vậy, tính tự giác, yếu tố nhân văn để điều chỉnh hành vi đạo đức làmột đặc trưng nổi bật của đạo đức Đối với pháp luật, thông qua bộ máycưỡng chế của Nhà nước và các văn bản pháp luật, để bắt con người thực hiệncác nghĩa vụ của công dân trong xã hội Phương pháp điều chỉnh đó bắt buộctất cả mọi người phải thực thi pháp luật, dù pháp luật đó đúng hay sai, phùhợp hay không phù hợp với lợi ích của mình Đạo đức điều chỉnh hành vi conngười từ tối thiểu đến tối đa, còn pháp luật điều chỉnh hành vi tối thiểu, đúngnhư yêu cầu của pháp luật Trong mối quan hệ tương ứng, hệ thống pháp luậttiến bộ sẽ là điều kiện để hình thành và phát triển các quan hệ đạo đức tốt đẹp.Ngược lại, hệ thống pháp luật đi ngược lại lợi ích con người cũng là yếu tốlàm cho các giá trị đạo đức tốt đẹp bị tha hóa, không có điều kiện để tồn tại vàphát triển.
Mối quan hệ giữa đạo đức và tôn giáo
Đạo đức và tôn giáo đều có nguồn gốc hình thành từ trong đời sống xãhội, từ sự ước mong thoát khỏi đời sống khổ đau, vì một cuộc sống tương laitốt đẹp Hướng tới hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong đời sống con người
là ước mơ chung, mong muốn chung để con người ngày càng tự do, đều thểhiện trong lý thuyết đạo đức và tôn giáo
Ngược lại, dù là những mong muốn tốt đẹp, nhưng tôn giáo hướng tớihạnh phúc siêu thoát ở thế giới thiên đường Hạnh phúc thật sự của đời ngườichỉ có thể đạt được giá trị tuyệt đối ở thế giới vĩnh hằng, Niết bàn của phậtgiáo, thiên đường của Kitô giáo Con đường và phương pháp để đạt đượchạnh phúc phải thông qua sự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thuần túy (khônghoạt động thực tiễn, không đấu tranh giai cấp ), nghĩa là bằng sự tu dưỡngrèn luyện trong tâm tưởng, trong ý thức để đạt đến giá trị đạo đức tôn giáo.Cho nên, phương pháp rèn luyện của tôn giáo mang tính chất duy tâm, siêuhình Rõ ràng, rất khó để chuyển hóa từ ước mơ đến hiện thực trong lý thuyết
Trang 16đạo đức của tôn giáo Vì vậy, dù có những yếu tố giống nhau như mục đíchcủa cuộc sống, khuyên con người làm điều thiện, tránh điều ác, nhưng đạođức với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, và tôn giáo là một hình thái ýthức xã hội siêu thoát, là khác nhau về bản chất.
1.1.2 Khái niệm “hạnh phúc” và mối quan hệ giữa khái niệm hạnh phúc với khái niệm đạo đức
Lịch sử đạo đức học quan niệm về hạnh phúc với nhiều nội dung đadạng, phong phú khác nhau Có quan niệm cho rằng “hạnh phúc là sự thỏamãn nhu cầu vật chất như ăn, mặc, ở, đi lại, tiện nghi sinh hoạt của conngười” Có quan niệm nhấn mạnh “hạnh phúc là sự thỏa mãn nhu cầu vật chất
và tinh thần của con người” Cũng có quan niệm phủ nhận hạnh phúc trên trầnthế, trong thế giới hiện thực, con người không thể có hạnh phúc mà chỉ có khổđau Hạnh phúc thực sự của con người “chỉ đạt được khi về với thế giới vĩnh
hằng” [24, tr 106 - 107]
Hạnh phúc là mục đích cao nhất và suy cho cùng của con người Tất cảcác trường phái triết học, các hệ tư tưởng chính trị đều thống nhất với nhau ởđiểm này Các tôn giáo cũng đều có mục đích mưu cầu hạnh phúc, mặc dùmang tính chất ảo tưởng Hòa thượng Thích Minh Châu trong bài “Đạo đức
và hạnh phúc của con người” đã trích lời Đức Phật và khẳng định: “Này các
tỷ - kheo, xưa cũng như nay Ta chỉ nói nên sự khổ và diệt khổ” [7, tr 140]…Những lời tuyên bố trên của đức Phật nêu rõ hoài bão tha thiết của Ngài làcứu khổ độ sanh, diệt khổ ưu, đem lại hỷ lạc cho tất cả loài hữu tình Và nhưvậy chúng ta có thể định nghĩa, đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lạihạnh phúc và an lạc cho mọi loài chúng sinh, đặc biệt là loài người chúng ta.[39]
Tuy nhiên, ở các trường phái triết học, chính trị tôn giáo có sự khácnhau rất sâu sắc về thế nào là hạnh phúc và con đường mưu cầu hạnh phúc
Trang 17Do đó, không có một định nghĩa thống nhất cho khái niệm hạnh phúc Tuynhiên, thông qua việc nghiên cứu những quan niệm khác nhau về hạnh phúc,chúng ta có thể rút ra một số đặc trưng chung:
- Hạnh phúc là một trạng thái thỏa mái trong tâm lý và tư tưởng của cá nhân, do được thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần và do không bị chi phối bở sự lo âu, sợ hãi, phiền muộn, hối hận, đau khổ.
- Hạnh phúc có tính khách quan ở sự thỏa mãn những nhu cầu vật chất
và tinh thần nhất định, thí dụ một người nghèo đói, bệnh tật, thất bại trongtình yêu, hôn nhân thì không thể có hạnh phúc được
- Tuy nhiên, hạnh phúc cũng có mặt chủ quan, thể hiện ở sự cảm nhận
chủ quan của mỗi người Có người mặc dù sống trong sự đầy đủ nhưng vẫncảm thấy bất hạnh và đi tìm sự giải thoát bằng cách tự tử hoặc sự quên lãng
trong ma túy Yếu tố chủ quan nhiều khi giữ vai trò quyết định cuối cùng
trong việc cảm nhận hạnh phúc Do nhận thức và cảm nhận không đúng nên ở
nhiều người, hạnh phúc hay bất hạnh mà họ cảm nhận được chỉ là ảo tưởng,
không có tính thực tại Ví dụ, những khoái cảm vật chất như ăn uống, tìnhdục, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con xinh, v.v., mà người đời thường cho là
những yếu tố của hạnh phúc thì đối với Phật giáo chỉ là những cái ảo, cái giả.
Trái lại đối với Phật giáo, hạnh phúc chân chính chỉ có ở Niết bàn cực lạc, cái
mà đối với người vô thần thì không có tính thực tại vì không có gì làm bằngchứng cả về sự tồn tại của nó
Như vậy, sự khác nhau trong quan niệm về hạnh phúc thường thể hiện ởquan niệm về vai trò của các yếu tố vật chất và tinh thần trong hạnh phúc.Những người theo chủ nghĩa khoái lạc thô thiển đi tìm hạnh phúc ở sự thỏamãn những nhu cầu xác thịt như ăn uống, tình dục Những người theo chủnghĩa khổ hạnh thì coi khinh những nhu cầu đó Những người theo chủ nghĩa
vị kỷ cho rằng hạnh phúc là sự thỏa mãn những nhu cầu cá nhân Trái lại
Trang 18những người theo chủ nghĩa vị tha đi tìm hạnh phúc trong quan hệ với ngườikhác, với cộng đồng Những tín đồ tôn giáo đi tìm hạnh phúc ở kiếp sau, thếgiới bên kia Những người vô thần mưu cầu hạnh phúc trong cuộc sống thựctại.
Về con đường và phương tiện mưu cầu hạnh phúc cũng thể hiện sự đốilập giữa các quan điểm Có người coi sự giàu có, tiền bạc là phương tiệnquyết định nên họ tìm cách kiếm tiền bằng bất cứ giá nào Những người khácmưu cầu hạnh phúc bằng con đường tu luyện được giải thoát khỏi những ràngbuộc vật chất đó
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, hạnh phúc của con người trước hếtcũng phải là hạnh phúc của những cá nhân con người đang sống Mọi quanniệm, tiêu chuẩn về hạnh phúc do xã hội đặt ra nếu không phù hợp với nhucầu hạnh phúc của cá nhân thì mãi mãi chỉ là những lý tưởng thuần túy Tuynhiên, hạnh phúc cá nhân không thể tách rời hạnh phúc của cộng đồng; bởi vì,
“Chỉ có trong đời sống cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để
có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trongcộng đồng mới có thể có tự do cá nhân” [38, tr 108]
Hạnh phúc của cá nhân không chỉ thể hiện ở việc thỏa mãn nhu cầu, đạt
được mục đích, mà là một quá trình con người không ngừng phấn đấu, từ chỗ
đặt ra mục đích, vạch kế hoạch, tìm kiếm phương tiện, đến việc phấn đấu thựchiện và đạt được những mục đích đó Khi con người thỏa mãn được một nhucầu, đạt được một mục đích nào đó thì cảm thấy hạnh phúc, tuy nhiên nếudừng lại ở đó, khoái cảm hạnh phúc cũng sẽ dần dần mất đi ý nghĩa của nó.Hơn nữa, con người cảm thấy hạnh phúc ngay trong quá trình thực hiện chứkhông phải đợi đến khi đã đạt được mục đích đó Điều bất hạnh nhất đối vớicon người là thiếu mục đích, thiếu lý tưởng, không có gì để phấn đấu trong
Trang 19cuộc sống Điều này giải thích tại sao nhiều thanh niên nam nữ xuất thân từgia đình giàu có nhưng chán sống
Trong triết học nói chung và triết học Mác-Lênin nói riêng, hạnh phúc là
một phạm trù triết học Hạnh phúc là mục đích cao nhất mà xã hội loài người hướng tới Hạnh phúc với tư cách là một phạm trù triết học thì được hiểu theo nghĩa rộng nhất, được thực hiện bằng nhiều con đường, phương tiện, như
kinh tế, chính trị, đạo đức Kinh tế chính trị học Mác-Lênin vạch ra tính chấtbóc lột, bất công trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự tha hóa, bấthạnh của người lao động trong phương thức sản xuất đó để rồi định hướngcho việc xây dựng một phương thức sản xuất mới nhằm đạt đến hạnh phúctoàn diện cho con người
Trong lĩnh vực chính trị, mục đích cao nhất của con người cộng sản là sựphát triển tự do, toàn diện và hạnh phúc của mọi cá nhân trong một cộng đồng
xã hội giàu mạnh, văn minh, hài hòa Độc lập, tự do, hạnh phúc những là mụctiêu của cách mạng trong thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn và được Chủtịch Hồ Chí Minh áp dụng vào cách mạng Việt Nam
Nhưng, như Hồ Chí Minh đã vạch ra, hạnh phúc mới là mục đích cao nhất và cuối cùng Giành độc lập dân tộc để nhân dân được tự do, nhân
dân được tự do là để nhân dân được hạnh phúc Nếu một nước có độc lập màdân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì cả[28, tr 54].
Hạnh phúc ngoài lĩnh vực kinh tế và chính trị còn được thể hiện tronglĩnh vực đạo đức Trong đạo đức học Mác-Lênin, hạnh phúc được coi là một
phạm trù cơ bản, ngoài phạm trù trung tâm là thiện – ác và bên cạnh các
phạm trù cơ bản khác như lương tâm, nghĩa vụ, vinh dự Hạnh phúc có một
vị trí quan trọng trong đạo đức, vì hạnh phúc là mục đích của đạo đức Vì sao
Trang 20chúng ta phải sống có đạo đức? Đây là một câu hỏi mà nếu không được trả lờimột cách thỏa đáng thì việc giáo dục đạo đức sẽ không có tác dụng
Trong một giáo trình triết học ở Mỹ, GS TS T.Z Lavine viết:
Có phải đôi khi bạn hỏi, tại sao tôi phải có đạo đức? Bạn có nhậnthấy rằng trong số những người mà bạn biết thì những người đúng đắn vàlương thiện phải gánh chịu đủ loại đau khổ, phải sống cuộc đời thất bại vàtuyệt vọng; còn những kẻ ích kỷ, lừa đảo thì thường phát đạt và hạnh phúc?Vậy thì tại sao lại không sống cuộc đời của kẻ ăn chơi trong đó cái tốt nhất làlạc thú, cuộc đời chìm ngập trong khoái lạc, trong ăn uống, tình dục, thuốcphiện, ngủ và tất cả những kích thích của cơ thể Tuy nhiên nếu cuộc sốngkhoái lạc không thể biện minh như là điều tốt nhất, vậy thì cái gì là điều tốtnhất đáng phải sống, đáng phải tranh đấu? [45, p.2]
Các tôn giáo đều nêu rõ: đạo là con đường để đạt được sự giải thoát và
hạnh phúc ở kiếp sau, thế giới bên kia Thí dụ, “Bát chính đạo” của Phật giáo.Kitô giáo, Hồi giáo đều cho rằng sống đạo đức là một yếu tố để được lênThiên đường Các quan điểm triết học thì có cách giải thích phức tạp hơn,chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ trong tiết sau
Như vậy, xét ở góc độ triết học, hạnh phúc và đạo đức không trùng nhau
Hạnh phúc không phải là bộ phận nằm hoàn toàn trong đạo đức, vì nó còn có
yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, văn minh… nữa Khi người ta nói rằng hạnhphúc là một phạm trù của đạo đức học thì người ta đứng ở góc độ đạo đức học
để xem xét, chứ không phải ở góc độ triết học Trong triết học, có nhiều quanđiểm coi hạnh phúc là mục đích cao nhất; đạo đức là một yếu tố của hạnhphúc, là một con đường để đạt đến hạnh phúc Như vậy có thể nói hạnh phúc
và đạo đức là hai khái niệm giao nhau chứ không phải là hai khái niệm bao hàm nhau Đạo đức và hạnh phúc có một phần chung với nhau là điều không
Trang 21có gì nghi ngờ Nhưng các phần còn lại có quan hệ khắng khít với nhau nhưthế nào là vấn đề phức tạp cần phải được xem xét kỹ.
Trong đạo đức học, hạnh phúc thể hiện mục đích của đạo đức Phạm trùhạnh phúc có vai trò định hướng lý tưởng, mục đích của cuộc sống, xác lậpcác mối quan hệ để chủ thể hành động thực tiễn, nhằm thực hiện hạnh phúccon người Đồng thời, phạm trù hạnh phúc cũng có vai trò điều chỉnh nộidung và phương thức hoạt động thực tiễn để xây dựng, thực hiện các phạm trùkhác Thông qua phạm trù hạnh phúc để biểu hiện các nội dung phạm trùnghĩa vụ, lương tâm, trách nhiệm, danh dự, thiện và ác
Phạm trù hạnh phúc, theo quy luật của sự phản ánh mối quan hệ giữachủ thể và khách thể trong lý luận nhận thức, là kết quả của sự khái quát hóa,trừu tượng hóa đời sống hiện thực xã hội Nó không phải là sản phẩm của trítưởng tượng chủ quan trong tư duy, ý thức con người, không có mối liên hệtới đời sống thực tại, thế giới quan Vì vậy, phạm trù hạnh phúc có tính kháchquan, vì nó phản ánh thế giới khách quan, mặc dù được trừu tượng hóa vàkhái quát hóa từ tư duy chủ quan, nhưng không phải vì tư duy chủ quan màkhông phản ánh đúng quy luật khách quan của đời sống xã hội
Hạnh phúc cũng biểu hiện mối liên hệ giữa tính phổ biến và tính cá biệt,giữa cái chung và cái riêng Nó vừa là phạm trù định hướng giá trị chung chocác phạm trù khác, vừa là phạm trù thể hiện tính phong phú, đa dạng, vớinhiều quan niệm khác nhau, và thực tiễn đạo đức của phạm trù hạnh phúccũng rất khác nhau Tuy nhiên, không phải vì tính đa dạng, phong phú đó màphạm trù hạnh phúc không có tính phổ biến, thể hiện giá trị có ý nghĩa kháiquát, bao trùm Dù lịch sử luôn luôn vận động, biến đổi, trải qua các giai đoạnkhác nhau, với những tiền đề kinh tế - xã hội khác nhau, các quan hệ về chínhtrị, văn hóa khác nhau, nhưng những giá trị căn bản nhất của hạnh phúc vẫn
Trang 22được kế thừa, phát triển và trở thành định hướng giá trị chung cho nhân loại,cho các dân tộc trên thế giới.
Phạm trù hạnh phúc cũng như phạm trù đạo đức khác, chịu sự chi phốicủa các mối quan hệ trong đời sống xã hội như quan hệ giai cấp, quan hệ dântộc, các yếu tố về chính trị và pháp luật Trong xã hội có giai cấp, hạnh phúcbao giờ cũng mang tính giai cấp, luôn chịu sự tác động của các nhân tố nhưđường lối chính trị, hệ thống pháp luật của các giai cấp khác nhau trong xãhội, nhất là hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị
Do đó, quan niệm về hạnh phúc mang tính tương đối, cả trong nhận thức
và thực tiễn hạnh phúc Tùy thuộc vào mỗi cá nhân, mỗi giai cấp, mỗi dân tộctrong những hoàn cảnh và điều kiện kinh tế - xã hội mang tính lịch sử cụ thể
để xác lập nội dung của hạnh phúc phù hợp
Tóm lại, hạnh phúc được xét ở hai phương diện Với tư cách là mộtphạm trù triết học, hạnh phúc có quan hệ thống nhất và khác nhau với phạmtrù đạo đức Với tư cách là một phạm trù của đạo đức học, hạnh phúc đóngvai trò là phạm trù cơ bản, là mục đích của đạo đức, chi phối các phạm trùkhác của đạo đức, như thiện, ác, vinh dự, nghĩa vụ, lương tâm Đồng thời,phạm trù hạnh phúc cùng phạm trù đạo đức đều có tính nhân loại, tính dân tộc
và tính giai cấp, tính phổ biến và tính lịch sử cụ thể, tính tuyệt đối và tínhtương đối
1.2 Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây trước Mác
1.2.1 Trong triết học Hy Lạp cổ đại
Trong triết học Hy Lạp cổ đại có hai khuynh hướng khác nhau về mối
quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức: Một là, khuynh hướng cực đoan gồm có
chủ nghĩa khổ hạnh và chủ nghĩa khoái lạc Chủ nghĩa khổ hạnh hiểu hạnhphúc một cách đơn giản, đồng nhất hạnh phúc với đạo đức, chỉ cần có đạo
Trang 23đức là có hạnh phúc Ngược lại, chủ nghĩa khoái lạc lại đồng nhất hạnh phúcvới khoái lạc, coi khoái cảm vật chất là hạnh phúc và đồng thời là cái thiện
cao nhất Hai là, quan điểm coi đạo đức và hạnh phúc có quan hệ đan xen lẫn nhau, tiếp cận vấn đề đạo đức một cách phức tạp hơn, để đạt đến hạnh phúc
có thể có nhiều yếu tố khác với đạo đức, nhưng không được trái với đạo đức,tất cả đều phải thông qua đạo đức mới đạt được hạnh phúc
- Quan niệm của chủ nghĩa khổ hạnh
Chủ nghĩa khổ hạnh ở Hy Lạp cổ đại có đặc điểm là đồng nhất hạnhphúc với đạo đức, chỉ cần có đạo đức là đủ để có hạnh phúc Đó là lối sống
của những người theo trường phái Xinich (Cynics) do Antixtenet
(Antisthenes, khoảng 445-365 TCN), một môn đồ của Xôcrat (Socrates) sáng
lập và được Điôgien ở Xinôp (Diogenes of Sinope, khoảng 404-323 TCN)
phát triển
Theo Điôgien, những người chạy theo lối sống văn hóa, văn minh đều
không có đạo đức, do đó mới có truyền thuyết rằng Điôgien thường cầm đèn
đi giữa ban ngày để tìm một người lương thiện [46]
Theo phái này lối sống đạo đức là sống một cách tự nhiên, coi khinh và
từ bỏ tất cả những thành quả của văn minh, văn hóa, sống một cách cuộc
sống lang thang, rách rưới, bẩn thỉu như súc vật Vì vậy, những người theophái này được gọi là “chó”, trong tiếng Việt Tên của trường phái này đượcdịch là trường phái “Khuyển nho” Đây là một quan niệm cực đoan về mốiquan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức, nó ra đời trong giai đoạn đầu của xã hộivăn minh, coi cuộc sống nguyên thủy là đạo đức nhất, cuộc sống văn minh làtrái với đạo đức Ở phương Đông cũng có quan điểm tương tự như vậy ở pháiĐạo gia
Những nguyên tắc căn bản triết học Cynic có thể tóm tắt như sau:
Trang 24 Mục đích của cuộc đời là hạnh phúc, đó là sống trong sự hòa hợp với
Tự nhiên
Hạnh phúc phụ thuộc vào khả năng tự mãn nguyện và làm chủ tinhthần
Sự tự mãn nguyện chỉ có thể có được bằng cuộc sống có đạo đức
Con đường đi đến đạo đức là giải phóng cá nhân khỏi mọi ảnh hưởng,như sự giàu có, danh vọng hay quyền lực, vì những thứ này không có giá trịtrong Tự nhiên
Đau khổ bị gây ra bởi những sự phán xét sai lầm về những giá trị, tạo
ra những tình cảm tiêu cực và tính cách xấu xa [47]
Quan niệm này về sau không còn được chấp nhận hoàn toàn nhưng lại
được cải biên để có nhiều yếu tố hợp lý hơn trong chủ nghĩa khắc kỷ
- Quan niệm của chủ nghĩa khoái lạc
Phái Xirenait (Cyrenaics) do Arixtippôt (Aristippus, khoảng 430-350 TCN), một môn đồ của Xôcrat sáng lập, là một thứ chủ nghĩa khoái lạc tầm thường, vị kỷ, đưa ra một học thuyết theo đó sự thỏa mãn những dục vọng
trực tiếp của cá nhân, không cần quan tâm đến người khác, được coi là mục
đích tối cao Sự khoái cảm xác thịt theo phái này còn đáng giá hơn những
niềm vui trí tuệ hư ảo và phức tạp
Arixtippôt cho rằng khoái lạc là động lực căn bản của cuộc sống và khoái lạc luôn luôn là tốt bất kể nguồn gốc nào Arixtippôt phủ nhận khả
năng có sự khác nhau về chất giữa các loại khoái lạc Ông khẳng định rằng
khoái lạc cảm tính là mãnh liệt hơn khoái lạc tinh thần hay khoái lạc tình cảm nên chúng là tốt nhất Vì vậy khoái lạc vật chất cao hơn tất cả các loại
khoái lạc khác Chỉ có khoái lạc vật chất mới làm cho cuộc sống hứng thú,
năng động, đáng sống Không chỉ thế, những khoái lạc thực tế hiện tại là hấp
Trang 25dẫn hơn những khoái lạc tiềm năng, là những khoái lạc có thể hoặc không thể
diễn ra trong tương lai [48]
Chủ nghĩa khoái lạc phái Xirenait có điểm hợp lý ở sự thừa nhận vai tròcủa khoái cảm trong hạnh phúc, nhưng sai lầm cơ bản của nó là tuyệt đối hóakhoái cảm vật chất, không thấy vai trò của khoái cảm tinh thần Khi cá nhâncon người chạy theo những khoái cảm xác thịt tầm thường thì sẽ hành độngtrái với đạo đức và không thể có được hạnh phúc toàn diện, lâu dài được Vìthế chủ nghĩa khoái lạc phái Xirenait bị lên án và về sau được cải biên theohướng hợp với đạo đức hơn
- Quan niệm coi hạnh phúc và đạo đức là những yếu tố khác nhau nhưng có quan hệ khăng khít với nhau.
Đêmôcrit (Democritus, 460 - 370 TCN), nhà triết học duy vật chất phác,
đại biểu cho chủ nghĩa duy vật với học thuyết nguyên tử nổi tiếng, là ngườirất quan tâm đến vấn đề đạo đức con người trong xã hội Số phận mỗi conngười, quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội là đốitượng nghiên cứu của đạo đức học Ông là người bảo vệ chế độ dân chủ chủ
nô, đề cao tự do cho con người Người sống có tự do tất yếu sẽ có đạo đức.Hạnh phúc là sự thanh thản của lương tâm con người Ông cho rằng: “Hạnhphúc là trạng thái khi con người không có những đau khổ dằn vặt, mà phảiđược yên tĩnh và thanh thản trong tâm hồn” [14, tr 183] Sự lành mạnh trong
đời sống tinh thần, sống ôn hòa, đúng mực, không gây hại cho người khácchính là người có đạo đức Nghèo đói mà tự do sẽ hạnh phúc hơn giàu có màsống trong nô lệ
Không chỉ đề cao tự do, Đêmôcrit còn khẳng định vai trò của trí tuệ đốivới đời sống và hạnh phúc Ông cho rằng: “Con người cần phải có trí tuệ, vìtrí tuệ là cần thiết cho hạnh phúc Trí tuệ có khả năng chế ngự được những nỗi
Trang 26đau đã và đang đến với con người” Trí tuệ con người, nhận thức thông thái,năng lực tinh thần là tiêu chuẩn của hạnh phúc Quan điểm của ông thể hiện
sự nhận thức tiến bộ về giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội
Đêmôcrit nói: Cách sống tốt nhất của một con người là làm thếnào để được vui vẻ càng nhiều càng tốt và đau khổ càng ít càng tốt Điều nàychỉ có thể xảy ra nếu một người không đi tìm những khoái lạc của mình ở
những thứ tạm bợ Người có đầu óc đúng đắn là người không buồn phiền về những cái mà anh ta không có, nhưng lại biết hưởng thụ những cái mà anh ta đang có Người hạnh phúc là người sống với những phương tiện vừa phải, bất
hạnh khi sống với những tài sản kếch xù [49]
Xôcrat (Socrates, 469-399 TCN)), người thầy của Platon, là một trong
những nhà triết học đòi hỏi phải quan tâm nhiều hơn đến con người và đạođức Ông đã nêu lên luận điểm nổi tiếng: “Con người, hãy nhận thức chínhmình” Trước khi nhận thức thế giới tự nhiên, con người hãy tự nhận thứcchính bản thân mình
Tiêu chuẩn cao nhất của đạo đức, theo Socrates, đó là tri thức Tri thứccon người là nền tảng của đạo đức Nên ông cho rằng: “Cái thiện duy nhất là trithức; cái ác duy nhất đó là sự dốt nát” [51] Nhận thức đúng đem lại cái thiện,nhận thức sai lầm đem lại cái ác Con người cũng có trí tuệ, càng nhận thứcđúng hành vi của mình thì sẽ đạt được giá trị đạo đức trong suy nghĩ, lời nói vàhành động một cách đúng đắn và tốt đẹp
Mặt khác, theo quan niệm của Socrates, đức hạnh của con người chính làhạnh phúc Ông nhấn mạnh vai trò của đức hạnh trong hạnh phúc Điều nàyhoàn toàn có lý, bởi khi con người hành động có đạo đức, điều đó có ý nghĩa
là mang lại hạnh phúc cho bản thân mình và cho người khác Socrates khẳng
định, đối với bất cứ người nào, điều tốt đẹp cao nhất là hạnh phúc Bất cứ
hành động nào mà một người chọn làm đều có động cơ là lòng mong muốn
Trang 27hạnh phúc, vì anh ta chọn làm cái điều anh ta nghĩ rằng sẽ đem lại hạnh phúclớn nhất cho anh ta Do đó, anh ta càng có hiểu biết thì anh ta càng có khảnăng suy nghĩ tìm ra sự lựa chọn đúng đắn và có khả năng chọn được nhữnghành động thực sự đem lại hạnh phúc cho anh ta [50].
Tôi nói với các bạn rằng đức hạnh không do tiền bạc đem lại, nhưng nhờ
có đức hạnh mà người ta làm ra tiền bạc và mọi điều tốt đẹp khác của conngười, công cũng như tư Đó là lời dạy của tôi, và nếu đó là một học thuyếtlàm đồi bại giới trẻ, thì tôi là một con người độc ác [51]
Trong Hồi ký của Xenophon, Socrates nói về sự tự kiềm chế, kỷ luật tự giác với người bạn là Euthydemus Socrates lập luận rằng sự tự kiềm chế, chứ không phải là sự buông thả và sự yếu đuối về ý chí – sẽ dẫn đến khoái lạc
Ông khẳng định, việc thiếu khả năng tự kiềm chế sẽ ngăn chặnkhông cho chúng ta có được những biểu hiện tốt nhất của khoái lạc trong ănuống, nghỉ ngơi, tình dục Không có tự kiềm chế chúng ta không có hy vọnghọc được cách điều tiết chính mình và cuộc sống của mình [48]
Platôn (Plato, 427 - 347 TCN), là nhà triết học duy tâm khách quan kiệt
xuất của Hy Lạp cổ đại Xuất phát từ học thuyết cho rằng ý niệm là bảnnguyên của thế giới, Platôn xem ý niệm là cội nguồn của đạo đức Ý niệm vềphúc lợi của con người là hạt nhân bao trùm của mọi loại ý niệm Ý niệm làcái bản thể tuyệt đối, vì vậy ý niệm đạo đức cao hơn thế giới hiện thực củacác quan hệ đạo đức, và quyết định các quan hệ đạo đức hiện thực đó
Trên cơ sở sự tồn tại của linh hồn bất tử, ông chia linh hồn con ngườithành ba dạng: Linh hồn lý tính, linh hồn ý chí và linh hồn cảm tính Tươngứng với các loại linh hồn là các thứ bậc về đạo đức: Lý tính biểu hiện trongđức tính các nhà thông thái, ý chí biểu hiện đức tính can đảm, lòng dũng cảm,cảm tính là cơ sở cho đức tính thận trọng Trạng thái cao nhất của đạo đức thể
Trang 28hiện trong nhà nước lý tưởng, nhà nước cộng hòa là đem lại trật tự công bằngcho mọi người trong xã hội
Lý luận về hạnh phúc của Platôn cũng được diễn tả trong tập đối thoại
lớn nhất của ông có tên“Chính thể cộng hòa” Hạnh phúc dưới hình thức thuần khiết và lý tưởng của nó là một trạng thái hoàn toàn yên bình, vui vẻ và mãn nguyện nhờ có được một linh hồn hài hòa và cân đối Platôn cho rằng đạo đức là nguyên nhân tất yếu của hạnh phúc Người hạnh phúc theo Platôn
là người đứng đắn Người hạnh phúc nhất là người không có bất kỳ điều xấu
xa nào ở trong tâm hồn Chính vì thế người thiếu đạo đức sẽ có động cơ sống đạo đức để có hạnh phúc Platôn không chỉ gắn hạnh phúc với đạo đức, mà còn gắn hạnh phúc với tri thức Đối với Platôn, đức hạnh là tri thức, và sống
có đức hạnh là bản chất của cuộc sống hạnh phúc
Arixtôt (Aristotle, 384 - 322 TCN), với tư cách là bộ óc bách khoa của
triết học Hy Lạp cổ đại, đã nêu lên những vấn đề rất phong phú của đạo đức.Quan niệm của ông đồng nhất cuộc sống tốt đẹp với hạnh phúc Theo ông
“Mục đích trực tiếp của con người không phải là cái hay, cái đẹp mà chính làhạnh phúc Hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ các đức tính của mộtcon người Hạnh phúc đồng nghĩa với đạo đức” Nó là sự phát triển hoàntoàn năng lực và nhân cách của con người, là sự chuyển hóa từ tiềm năngnhân cách tới đời sống hiện thực Mục đích chính đáng nhất của con người làphát triển năng lực của mình một cách toàn diện, là quá trình tự hoàn thiệnnhân cách của mình Cuộc đời con người có nhiều mục đích, nhưng theo
Arixtôt, mục đích cao nhất chính là hạnh phúc Mọi mục tiêu khác chỉ là
phương tiện để con người đạt đến hạnh phúc Tiền bạc, quyền lực, danh vọngđều chỉ là phương tiện cụ thể để mỗi cá nhân trong xã hội tìm kiếm mục đíchhạnh phúc của mình Nếu không nhận thấy mục đích đó, con người sẽ khôngbao giờ cảm nhận được hạnh phúc Theo đuổi mục đích hạnh phúc và hiện
Trang 29thực hóa nó trong đời sống con người là hạnh phúc mà ai cũng mong muốn.Những giá trị được nhận thức như khoa học, triết học, nghệ thuật, tôn giáo lànguồn hạnh phúc tối thượng nhờ sự chiêm nghiệm của tư duy.
Thuyết điều độ (trung dung) của Arixtôt dựa trên quan niệm về sự thôngthái là biết chọn điểm giữa hai cực, giữa quá nhiều và quá thiếu Đạo đức nằm
ở điểm giữa và thói hư tật xấu nằm ở sự thái quá hoặc ở sự quá thiếu Người cóđức hạnh là giữ mối quan hệ hài hòa một cách thường xuyên, biểu hiện trongmười hai phạm trù đạo đức hài hòa đó là: Can đảm, đôn hậu, rộng lượng, đứngđắn, tao nhã, cầu tiến, dịu dàng, trung thực, khôi hài, quảng giao, khoan hòa,rạch ròi Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, người nô lệ không bao giờ có đạo đức.Đạo đức thật sự chỉ dành cho những người tự do
Trong quan niệm của Arixtôt, cái thiện cao nhất mà tất cả đều hướng tới
là “hạnh phúc” (eudaemonia trong tiếng Hy Lạp thường được dịch là “hạnhphúc”, nhưng cũng có thể là “sung túc”, “thịnh vượng”)
Arixtôt khẳng định rằng hạnh phúc không thể tìm thấy chỉ trong khoáilạc; khoái lạc không phải là mục đích của cuộc sống, vì “hạnh phúc sẽ là phi
lý nếu cứu cánh của nó là lạc thú” Ông nói, một cuộc sống dành tất cả chokhoái lạc là “một cuộc sống chỉ thích hợp với loài gia súc” “Những ngườitầm thường quan niệm (cái thiện) là khoái lạc, và do đó chấp nhận một cuộcsống đi tìm lạc thú” Theo Arixtôt, một cuộc sống dành tất cả choviệc làm giàu cũng là một cuộc sống hạn chế
Ông nói: Cuộc sống chạy theo đồng tiền theo mộtnghĩa nào đó một cuộc sống miễn cưỡng, và rõ ràng là sự giàusang không phải là điều tốt đẹp mà chúng ta đi tìm, bởi vì nóđược dùng một phần như là phương tiện để đạt đến một điềukhác.Ông cũng bác bỏ điều cho rằng danh vọng và thành đạt
có thể dẫn đến hạnh phúc [48]
Trang 30- Trong thời kỳ Hy Lạp hóa, các học thuyết về đạo đức và hạnh phúc
nhấn mạnh khía cạnh cá nhân nhiều hơn, trong đó đáng chú ý là học thuyết về
hạnh phúc và đạo đức của trường phái Khắc kỷ và trường phái Êpicua.
+ Trường phái Khắc kỷ do Dênôn ở Xiti (Zeno of Citium, khoảng 334–
262 TCN) sáng lập, được nhà triết học Hy Lạp Epictetuyt (Epictetus, khoảng55-135) và Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius (121-180) phát triển Phái Khắc
kỷ cho rằng vũ trụ được điều khiển bằng lý trí (logos), bằng luật lệ tuyệt đối.Người có lý trí là người hành động theo quy luật tự nhiên “Hãy sống phù hợpvới tự nhiên” là câu châm ngôn của phái Xtôit
Đặc điểm của các nhà triết học Hy Lạp hóa nói chung là cho rằng có một mối liên hệ chặt chẽ giữa đạo đức và hạnh phúc Với phái Khắc kỷ, mối liên
hệ này là có tính tất yếu: con người đức hạnh là con người hạnh phúc Điều
này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì người Hy Lạp hiểu hạnh phúc là
một trạng thái tối ưu hay “thịnh vượng” của con người Vì hạnh phúc là sống một cuộc sống hoàn toàn có lý trí, cho nên con người có đạo đức mới
đạt được điều kiện tối ưu cho một động vật có lý trí
Để đạt hạnh phúc, phái Khắc kỷ chủ trương sống có đạo đức, có lý trí,dửng dưng trước tất cả mọi ham muốn vật chất Bằng cách chế ngự được hammuốn và xúc cảm, những người Khắc kỷ tin rằng có thể loại trừ được nhữngtác động từ thế giới bên ngoài và tìm thấy sự yên bình bên trong tâm hồn
Quan điểm của phái này tuy có nhược điểm là làm cho con người tin vào số mệnh nên sống thụ động, nhưng cũng có khía cạnh hợp lý của nó là động viên
con người sống một cuộc sống đạm bạc, chấp nhận và chịu đựng hoàn cảnhkhó khăn, thiếu thốn để có thể tìm thấy hạnh phúc trong những điều kiện nhưvậy
Trang 31Đức hạnh đầu tiên và là cái gốc của tất cả những đức hạnh khác là sự thông thái Từ cái đức hạnh gốc này phát sinh ra bốn đức hạnh cơ bản: sự sáng suốt tinh thần (phronêsis), lòng dũng cảm (andreia), tính công bằng (dikaiosunê) và khả năng tự kiềm chế hay điều độ (sophrosunê) Vì mọi đức
hạnh đều có chung một cái gốc, cho nên những người có được sự thông thái
sẽ có được tất cả những đức hạnh, còn những người thiếu nó thì sẽ thiếu tất
cả Tương ứng với bốn đức hạnh cơ bản này là bốn tật xấu căn bản: sự ngu dại (aphrosunê), sự hèn nhát (deilia), tính bất công (adikia) and tính phóng đãng (akolasia).
+ Đạo đức học trường phái Êpicua (do Epicurus sáng lập) do dựa trên
chủ nghĩa khoái lạc lý tính, nhấn mạnh sự lẫn tránh đau khổ, trong đó có đau
khổ do lo sợ sự trừng phạt của thần thánh và lo sợ cái chết Tuy nhiên, chủnghĩa khoái lạc Êpicua khắc phục được tính thô thiển của chủ nghĩa khoái lạcArixtippot vì nó nhấn mạnh khía cạnh lý tính Êpicua nói:
Khi chúng tôi nói rằng khoái lạc là cứu cánh và mục đích, chúngtôi không muốn nói về những khoái lạc của kẻ trác táng hay khoái lạc nhục
dục Về khoái lạc, chúng tôi muốn nói đến sự không có những đau đớn trong cơ thể và phiền muộn trong tâm hồn Đó không phải là những chầu
nhậu nhẹt và những cuộc chè chén say sưa lien tục, không phải là sự thoả mãndâm dục, sự hưởng thụ món cá và những món cao lương mỹ vị trên bàn tiệc
sang trọng … mà nó là lý trí tỉnh táo tìm kiếm cơ sở cho mỗi sự lựa chọn và
sự lẩn tránh … [54]
Êpicua lập luận để chứng minh mối liên hệ giữa đạo đức, hạnh phúc và
sự thông thái Lối sống đạo đức không thể thiếu sự thông thái và sự vui vẻ(hạnh phúc), ngược lại sống hạnh phúc thì không thể thiếu sự thông thái vàđạo đức
Trang 32Ông viết: Trong tất cả, cái khởi đầu và cái thiện lớn nhất là sự thông thái Do vậy, sự thông thái là cái cao quý hơn cả triết học; từ đó sinh ra
tất cả những đức hạnh khác vì nó dạy cho chúng ta biết rằng không thể sốngvui vẻ nếu không sống một cách thông thái, danh dự và công chính Ngượclại, cũng không thể sống thông thái, danh dự và công chính nếu không sốngmột cách vui vẻ Bởi vì, những đức hạnh này đã phát triển thành một trongcuộc sống vui vẻ, và cuộc sống vui vẻ là không thể tách rời những đức hạnh
đó [54]
Một trong những đặc điểm đáng ngạc nhiên của tư tưởng Êpicua là nhấnmạnh tình bạn là thiết yếu cho hạnh phúc Êpicua kiên định rằng tình bạn làquý giá bởi vì đó là một trong những phương tiện để đạt được khoái cảm Bạn
bè có khả năng đem lại cho nhau sự an toàn lớn nhất, trái lại cuộc sống không
có bạn bè thì cô quạnh và đầy nguy hiểm rình rập Để có tình bạn, ông nói,cần phải tin tưởng bạn bè, và phải đối xử với bạn bè như đối xử với chínhmình Cộng đồng của trường phái Epicurus có thể coi như là tượng trưng chonhững lý tưởng này
Ông nói: Trong tất cả những thứ mà sự thông thái đem lại cho hạnhphúc trọn vẹn, điều lớn nhất là phải có tình bạn Chúng ta nên đi tìm nhữngngười cùng ăn, cùng uống với mình trước khi đi tìm món ăn đồ uống; ăn uống
mà không có bạn bè là cuộc sống của một con sư tử hay con sói [55]
1.2.2 Quan niệm của các nhà triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ
Giai đoạn trung cổ ở Châu Âu với sự thống trị của chủ nghĩa kinh việntrong triết học Tư tưởng tôn giáo, chủ nghĩa duy tâm đóng vai trò thống trịtrong đời sống xã hội, văn hóa, tinh thần và đạo đức của con người Triết họctrở thành nô lệ, tôi tớ của thần học Mục đích cao nhất của triết học (khoa họcnói chung) là phục vụ tôn giáo và nhà thờ
Trang 33Lẽ đương nhiên, trong một xã hội như vậy, thì đạo đức cao nhất, sángsuốt nhất là tư tưởng đạo đức Kitô giáo Tình yêu, đạo đức, niềm mong ước,nỗi bất hạnh, sự sáng tạo của con người, đều do ý chí của Thượng đế sắp đặt.Mọi yếu tố, kể cả đạo đức của đời sống con người, đều do ý chí của thượng đếquyết định và ban thưởng Theo các nhà thần học Kitô giáo, con người có bảntính tội lỗi, là một tạo vật nhỏ bé, bất lực trước sức mạnh của Chúa trời Hạnhphúc của con người tất yếu không thể tìm thấy trong thế giới trần gian màthuộc về thế giới bên kia Do vậy, con người trong xã hội trung cổ đã bị thahóa, trở thành nô lệ cho thần thánh, quan niệm về hạnh phúc và đạo đức tôngiáo đối lập với đạo đức và hạnh phúc thật sự
Ôguytxtanh (Augustine ở Hippo, 354 – 430) là nhà triết học Kitô giáo
lớn đầu tiên của thời Trung cổ Ông chứng minh rằng cái ác trong xã hội xuấtphát từ sự tự do ý chí và không vâng lời của con người Tội ác của con ngườiđược kế thừa từ tội tổ tông Do vậy con người đáng bị Chúa trời trừng phạtnên phải rửa tội sau khi sinh ra và phải thường ăn năn hối cải về tội lỗi củamình thì mới có được hạnh phúc ở Thiên đường
Tômat Đacanh (Tommaso d'Aquino, 1225 - 1274), một nhà thần học,
kinh viện nổi tiếng nhất ở Tây Âu thời Trung cổ Ông khẳng định rằng, kháchthể cuối cùng, chân lý tuyệt đỉnh cho mọi chân lý đó là thượng đế Ông là mộttrong những người bảo vệ quan điểm coi “triết học là đầy tớ của thần học”Theo ông, không bao giờ có mâu thuẫn giữa chân lý triết học (khoa học) vàniềm tin tôn giáo Nghi ngờ về tính đúng đắn của mọi giá trị do thượng đế bantặng và đem lại cho con người là một tội lỗi ghê gớm, không thể tha thứ vàphải bị trừng phạt bằng hình thức treo cổ
Tóm lại, Kitô giáo Trung cổ lý giải mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạođức theo hướng duy tâm thần bí Hạnh phúc cuối cùng và vĩnh cửu của conngười là được lên và sống ở Thiên đường Để có được hạnh phúc đó con
Trang 34người phải có đạo đức tôn giáo Người có đạo đức theo quan niệm Kitô giáo
là người có niềm tin tuyệt đối ở Thượng đế, thường xuyên ăn năn hối cải vềtội lỗi nguyên thủy của mình và phải thực hiện đầy đủ tất cả những quy địnhcủa Giáo hội Quan niệm này về sau bị các nhà triết học vô thần lên án coi
như là một thứ hạnh phúc ảo tưởng và đạo đức nô dịch.
1.2.3 Quan niệm của các nhà triết học thời kỳ Phục hưng - Cận đại
Đây là giai đoạn xuyên suốt trong lịch sử Tây Âu từ thế kỷ XV - XVIII.Vượt qua thời kỳ Trung cổ, với vai trò thống trị của tư tưởng tôn giáo, đây làgiai đoạn mà tư tưởng khoa học lên ngôi, vai trò của trí tuệ tinh thần được đềcao Với sự phát triển từng bước và ngày càng tăng của phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế tư bản trong giai đoạn đầu của thời kỳ này đãđặt những viên gạch vững chắc cho sự ra đời và phát triển của giai cấp tư sản
ở Tây Âu Ngọn cờ bình đẳng, tự do được giai cấp tư sản giương cao và trởthành giai cấp tiên phong của thời kỳ Phục hưng - Cận đại
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sảnngày càng khẳng định vai trò và vị thế lịch sử của mình trong tiến trình vậnđộng, phát triển của lịch sử xã hội Tiếng nói của giai cấp thống trị của thời kỳnày là những tư tưởng đề cao con người, đề cao trí tuệ và tinh thần tự do củagiai cấp tư sản
Có thể khẳng định rằng, chủ đề trung tâm của triết học giai đoạn này làvấn đề con người Con người đề cao sức mạnh của chính bản thân mình chứkhông phải là sức mạnh của thần thánh Vì vậy, các quan điểm đạo đức củagiai đoạn này cũng trên tinh thần đạo đức của giai cấp tư sản và vấn đề conngười của triết học trong giai đoạn đó Sức mạnh của tinh thần con người, củađạo đức con người không phải hướng về thế giới bên ngoài đặc biệt là thế giớisiêu nhiên, thế giới thần linh mà hướng về thế giới chủ thể của bản thân mình.Con người tràn đầy hoài bão, khát vọng, tinh thần tự do Con người của trí tuệ
Trang 35anh minh, vượt qua vòng hào quang của đức Chúa trời, để thể hiện hào quangcủa một chủ thể mới - con người hiện thực của phương thức sản xuất tư bảnchủ nghĩa Vì vậy, nhận thức đúng bản chất con người hiện thực và con ngườitrí tuệ trở thành một giá trị đạo đức cơ bản trong giai đoạn lịch sử này Đồngthời, tư tưởng tự do, dám chấp nhận thách thức, để vượt qua mọi trở ngại, khókhăn là khía cạnh đạo đức cao nhất của con người.
Thomas More (1478 - 1535), một nhà triết học theo trường phái chủ
nghĩa cộng sản không tưởng, đã đề cao đạo đức, giá trị bình đẳng và tinh thần
tự do của một xã hội tốt đẹp nhưng không bao giờ trở thành hiện thực Ôngphê phán sự bất bình đẳng trong xã hội, phê phán các tệ nạn làm tha hóa conngười, đẩy người dân tới bần cùng và đói rét Nguyên nhân là do chế độ tưhữu Chế độ tư hữu dẫn tới bất bình đẳng và tôn thờ đồng tiền, đánh mất giátrị nhân đạo trong đời sống của con người Vì vậy, ông mong muốn xây dựngmột xã hội có quan hệ đạo đức tốt đẹp giữa người với người, dựa trên cơ sởcông hữu về mọi yếu tố của cải trong xã hội Mọi tầng lớp xã hội đều bìnhđẳng và tự do, không có sự phân biệt về lợi ích và địa vị xã hội giữa lao độngtrí óc và lao động chân tay Mọi giá trị không chỉ là yêu cầu của cuộc sống màcòn là một yêu cầu cao hơn: yêu cầu về đạo đức Chuẩn mực đạo đức cao nhấtthuộc về tầng lớp ưu tú lãnh đạo xã hội Vì vậy, mọi tầng lớp xã hội khác nhìnvào tầng lớp lãnh đạo để xác lập hành vi đạo đức cho mình
Thomas Hobbes (1588 - 1679) - đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy
vật Anh thế kỷ XVII Ông bàn nhiều vấn đề nghiên cứu con người, nhất là từgóc độ xã hội và đạo đức Ông đề cao năng lực trí tuệ trong năng lực chungcủa con người Trí tuệ trở thành một giá trị đạo đức có ý nghĩa động lực thúcđẩy cuộc sống phát triển Theo ông, con người không có khác biệt lớn, trừnhu cầu và khát vọng riêng của mỗi cá nhân Nhu cầu, khát vọng riêng tư củamỗi con người là tiền đề xuất phát để sinh ra điều ác, ngăn cản điều thiện Vì
Trang 36lợi ích riêng, con người sẵn sàng chà đạp lên tất cả “Con người là một độngvật độc ác và ranh ma hơn cả chó sói, gấu và rắn” Có thể thấy cái ác cũng làbản tính của con người Con người gây ra chiến tranh để tiêu diệt lẫn nhau, ápbức của dân tộc này đối với dân tộc khác Vì tính vị kỷ, con người sẵn sàngchà đạp lên tất cả Bản tính tự nhiên của con người là tính ích kỷ, vụ lợi chomình Xã hội thực chất là “một cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả”.
Có thể thấy trong luận điểm này, ông đề cao tính tự nhiên mà xem nhẹ mặt xãhội của con người Bản tính tự nhiên của con người là tàn ác Vì bản tính đó
mà con người phải đấu tranh sinh tồn với nhau Khế ước xã hội ra đời nhằm
mục đích điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp, thông qua vai tròcủa nhà nước Do đó, nhà nước đại biểu cho lợi ích của con người một cáchhợp lý nhất, dù rằng nhà nước làm hạn chế quyền tự do của mỗi người Bù lại,
tự do hạn chế sẽ được đền đáp bằng cuộc sống yên ổn mà ai cũng cần phải cótrong đời sống
Mặc dù còn mang tính tự nhiên theo trường phái của chủ nghĩa duy vật
tự nhiên, nhưng trong học thuyết của mình, ông đã làm rõ thực trạng xã hội,luận giải về mối quan hệ giữa công dân với nhà nước, đề cao năng lực trí tuệvốn là bản tính tự nhiên của con người, một giá trị đạo đức cơ bản không thểnào có được trong xã hội phong kiến trung cổ ở Châu Âu
Jean Jacques Rosseau (1712 - 1778) là nhà triết học vĩ đại của dòng triết
học khai sáng Pháp Nghiên cứu về con người trở thành một chủ đề xuyênsuốt trong tư tưởng đạo đức học của ông Luận điểm đầu tiên của ông “conngười sinh ra vốn được tư do, thế nhưng chỗ nào anh ta cũng bị gong cùm”[58, tr 52] Bản thân đạo đức của con người là một nghịch lý Nghịch lý giữakhát vọng ước mơ và đời sống hiện thực, giữa cái con người đáng đượchưởng và phải con người phải ghánh chịu Từ đó, ông đi tìm nguồn gốc củamọi áp bức, bất công, đối lập với đạo đức, tự do và tiến bộ Chính trị lạc hậu
Trang 37kìm hãm tự do và văn minh của con người Sự phát triển của các quan hệ kinh
tế và các hình thức sở hữu là nguồn gốc tạo nên mọi bất công của đời sốngcon người trong xã hội
Ông phân chia các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, và trên cơ sở
ấy, các quan hệ đạo đức tương ứng được hình thành và phát triển
Thời kỳ ở trạng thái tự nhiên, con người còn mông muội, chưa phân chiathành đẳng cấp, giai cấp, kẻ giàu người nghèo,con người sống trong trạng tháithuần khiết Đây là thời kỳ lâu dài, bình yên, êm đềm trong sáng và hạnh phúccủa đời sống con người
Thời kì ở trạng thái công dân, xã hội phân chia thành giai cấp, nhà nước
ra đời, cùng với sự xuất hiện của ý thức sở hữu tư nhân Đời sống đạo đức conngười bị đảo lộn, không còn thuần khiết, áp bức bất công trong xã hội đẩy conngười vào tội lỗi Ông cho rằng, sở hữu tư nhân là sự tiến bộ trong đời sốngkinh tế và đời sống đạo đức, nhưng ngược lại, nó cũng trở thành nỗi bất hạnhcho con người, đem đến cho con người sự phân chia giàu nghèo, bất bìnhđẳng giữa con người với con người Hạnh phúc của người này trở thành nỗibất hạnh cho người kia Bản thân nhà nước, quyền lực thống trị xã hội, lại trởthành một lực lượng thống trị đối với người dân, bảo vệ cho các giá trị phảnđạo đức
Thời kỳ ở trạng thái cách mạng xã hội, tạo ra sự biến đổi lớn lao trongtoàn bộ đời sống xã hội, như là một sự “Phủ định của phủ định” trạng thái tựnhiên ban đầu Xã hội tương lai tràn đầy hạnh phúc Nhân dân đồng thuận với
nhau để xây dựng một xã hội tốt đẹp thông qua Khế ước xã hội Nhà nước trở
thành nhà nước lý tưởng Xã hội cũng trở thành xã hội lý tưởng Quan hệ đạođức giữa con người với con người hoàn toàn tốt đẹp, xóa sạch bất công, ápbức, kẻ giàu người nghèo trong xã hội không còn Tự do và bình đẳng vừa làmục đích, vừa là phương tiện hiện thực trong đời sống con người
Trang 38Mặc dù còn rất lâu dài, xã hội mới đạt đến trạng thái lý tưởng, nhưngquan điểm của G.G Rútxô đem lại cho con người niềm tin và hành động vềtương lai tốt đẹp của chính bản thân mình và cho toàn xã hội quan điểm nàycũng đối lập với tư tưởng tôn giáo, chỉ hướng đến hạnh phúc trên thiên đường
hư ảo
Đơni Điđrô (Denis Diderot, 1713 -1784), nhà triết học duy vật khai sáng
Pháp, đã kịch liệt phản đối quan điểm đạo đức tôn giáo, vì đạo đức tôn giáo làmột sự huyễn hoặc, mê hoặc con người tin vào số mệnh và hướng đến thiênđường hư ảo, xa rời cuộc sống hiện thực Hãy trở về với đời sống hiện thực xãhội và xây dựng thiên đường hạnh phúc ngay trên trần thế Đạo đức conngười là một giá trị hiện thực, hiện hữu trên trần gian này Con người phải gạt
bỏ tôn giáo, để xây dựng quan hệ đạo đức lý tưởng và đời sống tốt đẹp củachính mình trên mảnh đất của mình Có thể bắt gặp sự tương đồng của hai nhàtriết học này trong quan điểm nhìn nhận mang tính duy vật về đạo đức vàhạnh phúc của con người trên trần thế, đối lập với tư tưởng duy tâm tôn giáo.Mặc dù còn cực đoan và phiến diện, nhưng đó là quan điểm tiến bộ, khẳngđịnh tính hiện thực lịch sử của đời sống con người và những giá trị đạo đứccủa con người, phải hình thành và phát triển từ thế giới trần gian Từ thế giớihiện thực này mà con người xây dựng đạo đức và hạnh phúc cho chính mình.Các nhà triết học duy vật thế kỷ XVII - XVIII xuất phát từ quan điểmduy vật về hạnh phúc và đạo đức và đã lý giải rằng đạo đức không phải xuấtphát từ Thượng đế hay bất cứ một cái gì khác ngoài con người, mà xuất phát
từ kinh nghiệm cảm tính, từ lợi ích và lòng ham muốn hạnh phúc của con
người Tuy nhiên ở đây có hai cách tiếp cận khác nhau: chủ nghĩa vị kỷ và chủ nghĩa vị tha
Những người theo chủ nghĩa vị kỷ về đạo đức thì cho rằng sở dĩ con
người có đạo đức là do đòi hỏi của hạnh phúc và lợi ích cá nhân của họ Lợi
Trang 39ích vị kỷ cá nhân đúng đắn là cơ sở của đạo đức Còn những người theo chủnghĩa vị tha về đạo đức thì quan niệm ngược lại, đạo đức xuất phát từ lòngthương yêu người khác chứ không phải từ lợi ích cá nhân Một số người khácthì kết hợp cả hai động lực cá nhân và xã hội trong việc lý giải quan hệ giữahạnh phúc và đạo đức.
Henvêtiuyt (Helvétius 1715-1771) coi ấn tượng cảm tính và dục vọng
ích kỷ, sự hưởng lạc và lợi ích được hiểu một cách đúng đắn là cơ sở của mọiđạo đức Về điểm này, C Mác đã có nhận xét:
Nếu như người ta thu được mọi tri thức và cảm giác của mình,v.v., từ thế giới cảm tính và từ kinh nghiệm trong thế giới cảm tính thì do đócần tổ chức thế giới xung quanh sao cho người ta nhận thức và lĩnh hội được
ở đó cái gì thực sự hợp với tính người, sao cho thấy được mình là con người.Nếu như lợi ích đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần rasức làm cho lợi ích riêng của con người cá biệt phù hợp với lợi ích của toànthể loài người [37, tr 199 - 200]
J Bentham (Jeremy Bentham, 1784 - 1832), nhà triết học duy vật Anh,
người đóng góp rất nhiều cho lĩnh vực nghiên cứu đạo đức Có sự tương đồngvới chủ nghĩa khoái lạc, chủ nghĩa vị lợi xác định các giá trị chân - thiện - mỹdưới hình thức lạc thú và khoái cảm của con người, nhằm mang đến nhữngđiều tốt đẹp nhất cho mọi người trong xã hội Bentham đã giải thích triết lý vịlợi rằng: thực chất, nguyên tắc vị lợi được sử dụng để chuẩn y hoặc phủ nhậnmọi hành vi, xét đến cùng, đã có ảnh hưởng tới lợi ích chung của cả cộngđồng, lợi ích mang đến hoan lạc, hạnh phúc, tiện nghi, điều kiện vật chấttrong đời sống con người, nhằm xóa bỏ mọi tội ác, khổ đau, bất hạnh cho conngười Ông cho rằng tiêu chuẩn cuối cùng của hành vi đạo đức cá nhân là làmđiều lợi cho xã hội theo nguyên tắc “hạnh phúc lớn nhất cho số đông ngườinhất”
Trang 40Với tư cách là một nhà triết gia duy vật, Bentham phủ nhận các thú vuitâm linh, đề cao thú vui hoan lạc thể xác trong đời sống vật chất và cuộc đờihưởng thụ của con người Mục đích cuộc sống là hướng đến mưu cầu lạc thúmột cách hiện thực Từ đó, ông xác định giá trị của lạc thú với các mức độkhác nhau, biểu hiện trong bảy tiêu chuẩn để lựa chọn.
- Cường độ: mức độ tác động của lạc thú
- Thời gian: thời gian diễn ra lạc thú
- Xác định hay bất định: mức độ đảm bảo mọi kinh nghiệm đặc biệt nào
đó sẽ mang đến khoái cảm tong quá trình tham gia lạc thú
- Sự gần gũi hay xa cách: mức độ gần gũi và chặt chẽ của lạc thú về mặtkhông gian và thời gian
- Sự phong phú: khả năng tiếp cận với các thú vui khác
- Độ thuần thục: mức độ loại trừ các yếu tố gây khó chịu và đau đớn
- Phạm vi: Khả năng chia sẻ niềm hoan lạc với người khác
Cách lựa chọn trên là tiêu chuẩn để khẳng định lạc thú là một trongnhững mục đích mà con người cần có, là tiêu chuẩn của hạnh phúc Trong lạcthú của con người đã thể hiện quan điểm đạo đức cụ thể, hiện thực, gắn vớiđời sống vật chất trần thế của con người
Giôn Xtuat Minlơ (John Stuart Mill, 1806 –1873), là nhà triết học nổi
tiếng người Anh, theo trường phái vị lợi Theo quan điểm của Mill, khi lựachọn lạc thú mà con người mong muốn, yếu tố kinh nghiệm của chủ thể đóngvai trò quyết định lựa chọn lạc thú đó Xét đến cùng, nếu cần lựa chọn lạc thú,thì chất lượng của lạc thú được đánh giá thông qua kinh nghiệm sống của conngười Đó là những kinh nghiệm có tính đạo đức, nhân văn, có giá trị thanhcao, tao nhã, không phải hạ thấp phẩm giá của mình xuống hạng thú vật đểchỉ thỏa mãn những lạc thú tầm thường Không có người thông minh nào cam