Sự cần thiết phải đổi mới và tăng cường giáo dục quan niệm về

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay (Trang 68 - 70)

- Quan niệm coi hạnh phúc và đạo đức là những yếu tố khác nhau nhưng

2.1.2. Sự cần thiết phải đổi mới và tăng cường giáo dục quan niệm về

hạnh phúc và giá trị đạo đức ở nước ta hiện nay

Sự phát triển của toàn cầu hóa đã và đang có những ảnh hướng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hướng đến các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm và lối sống của con người ở tất cả các quốc gia dân tộc. Trong bối cảnh mà những diễn biến ngày càng nhanh, đa dạng, đa chiều và vô cùng phức tạp, việc nhìn nhận và đánh giá vấn đề đạo đức với quan niệm về hạnh phúc là vấn đề hoàn toàn không đơn giản nhưng lại hết sức quan trọng và cần thiết. Đối với nước ta việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, một mặt nhằm để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, mặt khác là phải đảm bảo sự tiến bộ và công bằng, đảm bảo sự phát triển cả đời sống vật chất và tinh thần, sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội. Cho nên, càng cần hơn bao giờ hết cần phải thấy được ý nghĩa của vấn đề giáo dục đạo đức, trong đó có quan niệm hạnh phúc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Có thể nói rằng, từ rất lâu, con người luôn mong muốn và luôn hướng đến cái chân - thiện - mỹ. Điều đó được coi như là trụ cột tinh thần trong đời sống của con người và xã hội. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, con người lại càng phải hướng tới hệ giá trị tinh thần này và coi đó như là “nhân tố chủ đạo chi phối toàn bộ mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống của mỗi một con người, mỗi cá nhân trong xã hội”. Trên thực tế, mỗi con người khi hoạt động đều nhằm mục đích hướng tới hạnh phúc nhưng không phải tất cả đều vì hạnh phúc, lợi ích cho cá nhân mà chà đạp lên lợi ích chính đáng của người khác hoặc bất chấp các quy phạm, các chuẩn mực đạo đức để đạt đến nhu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Vì vậy, phải luôn biết điều chỉnh những hoạt động của mình trong khuôn khổ của chuẩn mực pháp lý, chuẩn

mực đạo đức và biết kết hợp một cách khéo léo giữa cái lợi, cái thiện và cái đẹp để đem lại hạnh phúc cho cá nhân và hạnh phúc cho xã hội. Nó trở thành yêu cầu đối với mỗi cá nhân trong việc thức tỉnh lương tâm, và trách nhiệm đạo đức trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động.

Trong khi đặt phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, Đảng ta đã khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người, vai trò nền tảng tinh thần và động lực phát triển của văn hóa, đạo đức. Giáo dục đạo đức là một trong những biện pháp đảm bảo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, sự ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững của đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Công cuộc đổi mới đất nước đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, cần phải phát huy mạnh mẽ nội lực, giải phóng mọi tiềm năng cho sự phát triển. Phát huy mạnh mẽ những chuẩn mực đạo đức mới như: năng động, sáng tạo, quyết tâm không chịu đói nghèo, đưa đất nước tiến lên cùng thời đại... là động lực tinh thần to lớn để đẩy mạnh công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay.

Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo cho nhân dân ta những điều kiện và nguồn lực mới để phát triển, đồng thời đòi hỏi chúng ta phải biết giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, hình thành bổ sung thêm những giá trị mới, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa.

Trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, đặc biệt trong tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống nghiêm trọng như hiện nay, cán bộ, đảng viên của Đảng muốn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, lãnh đạo được quần chúng, nhất thiết phải học tập, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành những tấm gương sáng về đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự

cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Học tập, tu dưỡng đạo đức thường xuyên là cơ sở để hoàn thiện mỗi cá nhân, vì đạo đức của mỗi người không phải tự nhiên xuất hiện, mà do mỗi người tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn và tiếp thu sự giáo dục, quản lý của tổ chức, tập thể, cộng đồng, gia đình và xã hội. Vì vậy, để giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp, đòi hỏi mỗi người phải thường xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện, tự hoàn thiện chính bản thân mình. Mọi sự buông thả, thiếu tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng, xa rời sự quản lý giáo dục của tập thể, cộng đồng, đoàn thể và gia đình là con đường dẫn tới hư hỏng, tự đánh mất chính bản thân mình.

Vì vậy quan niệm về hạnh phúc và giá trị đạo đức được nảy sinh và hình thành ngay trong đời sống thực tiễn của con người. Nó trở thành nhu cầu và là điều kiện không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Cho nên nhu cầu đạo đức cũng giống như những nhu cầu tinh thần khác của con người. Trong cuộc sống và hoạt động sống, con người cần hướng đến điều thiện.

Nhà đạo đức học Bandzeladze đã từng nhấn mạnh: Con người là một sinh thể biết xúc động và khoa học dù phát triển đến đâu đi nữa, con người vẫn không bị tư tưởng lạnh lung và kỹ thuật vô hồn cầm tù. Tư tưởng và cảm xúc, chân lý và cái đẹp mãi mãi sẽ đi với nhau, tay trong tay soi đường và mở lối cho cái thiện như là giá trị cao nhất [2, tr 197].

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w