Nhóm giải pháp về chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay (Trang 92 - 104)

- Quan niệm coi hạnh phúc và đạo đức là những yếu tố khác nhau nhưng

2.3.2.3. Nhóm giải pháp về chính sách xã hội

Trên cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động; tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân. Hoàn thiện pháp luật về dạy nghề; ban hành chính sách ưu dãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng... nhằm khuyết khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng dạy và học, gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế, đẩy mạnh và chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức xuất khẩu lao động.

Kiên quyết khắc phục những bất hợp lý về tiền lương, tiền công, trợ cấp xã hội phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước; gắn cải cách tiền lương với sắp xếp, kiện toàn nâng cao chất lượng, nâng cao chất lượng đội ngữ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị. Gắn tiền lương của người lao động với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc; hạn chế tai nạn lao động; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xứ lý nghiêm các vi phạm pháp luật lao động, đưa việc thi hành pháp luật lao động vào nề nếp; xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa, tiến bộ [16, tr 228].

Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tốn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống. tăng tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm. Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế dịch vụ công thiết yếu.

Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xóa đói, giám nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xóa đói, giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo.

Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công với cách mạng. Cần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình , bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em [16, tr 229].

Vì vậy, trách nhiệm của xã hội hiện nay đối với mỗi người trong việc tạo dựng hạnh phúc là rất lớn. Chỉ có trên cơ sở của môi trường xã hội lành mạnh, tốt đẹp, trong đó có sự quan tâm, chăm sóc của xã hội thì con người mới có điều kiện thuận lợi để hoạt động sáng tạo. Do đó, một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng ta là thủ tiêu hoàn toàn mọi sự áp bức bóc lột, mọi sự bất công trong xã hội, tiến tới xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Kết luận chương 2

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và thử thách mới đối với chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Sự thay đổi đó cũng đang diễn ra trong đời sống tình cảm, tâm lý, nhân cách của cá nhân và của cả cộng đồng. Nó cũng đã nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực như lối sống thực dụng, đề cao

chủ nghĩa cá nhân, tôn thờ đồng tiền... Chính vì vậy, việc tìm hiểu các quan niệm về hạnh phúc và đạo đức là cần thiết, từ đó có sự kế thừa để nêu ra những định hướng và giải pháp trong việc giáo dục quan niệm về hạnh phúc và đạo đức ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta, phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, cũng như quan niệm về hạnh phúc để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện cuộc vận động là mỗi người chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nổ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo gương Bác Hồ vĩ đại.

KẾT LUẬN

Vấn đề hạnh phúc và mối quan hệ của hạnh phúc với đạo đức là một trong những vấn đề trung tâm, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống

con người và được mọi người, mọi cộng đồng xã hội, mọi thời đại quan tâm. Điều đó đã được chứng minh trong lịch sử triết học, mà trong luận văn này, tác giả đã thể hiện.

Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển của triết học phản ánh một nội dung trong quan niệm khác nhau về hạnh phúc và đạo đức. Trong luận văn này, đã nêu ra nội dung cụ thể các giai đoạn phát triển của lịch sử triết học gắn với nội dung có ý nghĩa bản chất phong phú, đa dạng khác nhau về hạnh phúc. Những giá trị đạo đức và hạnh phúc đó in dấu ấn lịch sử của thời đại đã sản sinh ra nó, luôn vận động và phát triển theo xu thế tiến bộ. Việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức thông qua các giai đoạn lịch sử triết học, có ý nghĩa sâu sắc trong việc hệ thống hóa các tư tưởng của nhân loại để giáo dục, cũng như định hướng cho chúng ta có cách nhìn biện chứng hơn về việc mưu cầu hạnh phúc hợp với quy luật đạo đức.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, đạo đức và hạnh phúc là hai yếu tố có tính độc lập tương đối, trong mối quan hệ vừa thống nhất, vừa khác biệt. Thống nhất vì mục đích cao nhất của đạo đức là mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và xã hội. Tất cả mọi con đường dẫn đến hạnh phúc đều phải thông qua đạo đức. Mọi con đường trái với đạo đức rốt cục đều không thể đem lại hạnh phúc chân chính và lâu bền. Mặt khác, hạnh phúc được coi là một khái niệm nằm trong đạo đức học và được nghiên cứu trong phạm vi đạo đức học. Sự khác biệt giữa hạnh phúc và đạo đức thể hiện ở chỗ nội hàm của hai khái niệm này không đồng nhất với nhau. Tuy sự khác biệt giữa chúng không phải là vấn đề cơ bản nhưng lại là nguyên nhân của sự chệch hướng trong việc xã hội đề ra chuẩn mực đạo đức cho cá nhân và việc cá nhân mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình.

Nghiên cứu về vấn đề đạo đức và hạnh phúc chính là một chủ đề có ý nghĩa cấp thiết, có tính thời sự nổi bật trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì, nhận

thức các giá trị bản chất của đạo đức không chỉ là nhận thức, mà còn cao hơn, hướng đến hoạt động thực tiễn để xây dựng con người ngày càng hoàn thiện, theo xu thế tiến bộ phù hợp với đặc điểm thời đại và mỗi dân tộc khác nhau trong tiến trình phát triển.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức trong lịch sử triết học trước Mác chúng ta phát hiện nhiều tư tưởng và lập luận có giá trị, như quan niệm con người hạnh phúc là một con người phát triển toàn diện, trong đó đặc biệt là sự thông thái (tri thức sâu rộng) và những phẩm hạnh cao đẹp. Không chỉ hạnh phúc là một yếu tố của đạo đức, mà ngược lại, đạo đức là con đường tất yếu dẫn đến hạnh phúc. Sự phê phán của các nhà triết học đối với các quan điểm sai trái như chủ nghĩa khoái lạc thô thiển, chủ nghĩa khổ hạnh, phê phán sự chạy theo đồng tiền và mục đích làm giàu một cách bất chính có một ý nghĩa giáo dục rất lớn.

Trong điều kiện nước ta và thế giới hiện nay, nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều thành tựu to lớn, nó đã tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Tuy nhiên cùng với những thành tựu đó thì nó cũng bộc lộ không ít những mặt trái, nó đã làm tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần, tàn phá các giá trị đạo đức, đặc biệt là những chuẩn mực đạo đức truyền thống. Nên việc tìm hiểu các quan niệm trên còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục cũng như định hướng về quan niệm hạnh phúc cũng như những thang giá trị về đạo đức. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam, tất yếu phải xây dựng những giá trị đạo đức tốt đẹp, nhằm phát triển toàn diện con người, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội về mục tiêu và hạnh phúc của con người, để định hướng xây dựng các giá trị đạo đức tốt đẹp, kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại. Suy đến cùng, xây dựng và phát triển

các giá trị đạo đức tốt đẹp là một tất yếu lịch sử, nhằm mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam, vì hạnh phúc và tự do của con người.

Để phát triển con người một cách toàn diện trong điều kiện mới hiện nay, cần phải kết hợp hài hòa trong việc giáo dục cả trong gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó cần có những định hướng về quan niệm hạnh phúc, đức và tài, lẽ sống, lý tưởng sống cũng như có những giải pháp thích hợp để xây dựng đạo đức mới như: giải pháp về kinh tế, về giáo dục, về chính sách xã hội...nhằm bước đầu góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và phát triển đạo đức con người Việt Nam giai đoạn hiện nay, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Bá Anh, Nguyễn Vũ Hảo, Trần Tiễn Cao (dịch, 2007), Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, NXB Tri thức, Hà Nội.

2. G. Bandzeladze (1985), Đạo đức học, tập 1, Nxb Giáo dục Hà Nội 3. Hoàng Chí Bảo (1998), Đổi mới ở Việt Nam, một số vấn đề triết học về con người và xã hội. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10

4. Hoàng Chí Bảo (1998), Sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Trần Bạt (2005), Văn hóa và con người, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức - Nhân văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội

7. Thích Minh Châu, Đạo đức Phật Giáo Và Hạnh Phúc Con Người, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2002

8. Nguyễn Trọng Chuẩn (2005), Đạo đức học Cantơ và ý nghĩa hiện thời của nó, Tạp chí triết học số 6, Tr 40 - 43

9. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) (2002),

Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (2003),

Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

11. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Lương Đình Hải (2004), Mấy vấn đề về phẩm chất của cán bộ đảng viên trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí triết học.

13. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Kant. NXB Văn hóa thông tin.

14. Vũ Trọng Dung (chủ biên), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội - Khoa Triết học (2005), Giáo trình Đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Tấn Hùng, Các quan điểm khác nhau trong lịch sử triết học về mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta hiện nay , Tạp chí Triết học, số 9, 9-2007

18. Đỗ Huy (2002), Cơ chế, chuẩn mực đạo đức xã hội và những hành vi đạo đức cá nhân. Tạp chí triết học.

19. Trịnh Duy Huy (2006), Đạo đức mới - Đạo đức cách mạng từ các cách tiếp cận khác nhau. Tạp chí triết học.

20. Nguyễn Sinh Huy (1995), Một số biểu hiện xung đột giá trị trong lĩnh vực đạo đức của đời sống xã hội. Tạp chí triết học, số 1.

21. Đoàn Đức Hiếu (2003), Sự phát triển cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Thế Kiệt (1996), Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay. Tạp chí triết học.

23. Vũ Thị Thu Lan (2006), Vấn đề giá trị đạo đức trong đạo đức học Cantơ. Tạp chí triết học số 5 (108), tr.40 - 45.

24. Nguyễn Ngọc Long (2000), Giáo trình đạo đức học. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

25. Nguyễn Ngọc Long (1987), Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức trong việc đổi mới tư duy. Tạp chí Nghiên cứu Lý luận.

26. Trường Lưu (1998), Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội. Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.

27. Hồ Chí Minh (1993), Về đạo đức, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh, (1995), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Hồ Chí Minh, (1995), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Hồ Chí Minh, (1996), Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên) (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay. Nxb Chí trị Quốc gia Hà Nội.

32. Nguyễn Chí Mỳ, Nguyễn Thế Kiệt (1998), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong xã hội ta hiện nay và việc nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ. Tạp chí Cộng sản, số 15.

33. V.A.Xukhomlinxky (1985), Hạnh phúc và bất hạnh. Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

34. Trần Hậu Kiêm - Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35. Nguyễn Hữu Vui, (2006), Giáo trình Lịch sử Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. Nguyễn Văn Phúc (1997), Đạo đức học Mác-Lênin. Bài giảng dung cho nghiên cứu sinh và cao học ngành triết học, Hà Nội.

37. C.Mác và Ăngghen, (1995), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38. C.Mác và Ăngghen, (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

39. C.Mác và Ăngghen, (1995), Toàn tập, tập 21, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40. Nguyễn Duy Qúy (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41. Thích Viên Trí, Đạo Đức và Hạnh Phúc, http://www.quangduc.com/tamly/31hanhphuc.html

42. William S. Sahakan & Mabel. Sahakan, Đạo đức học và triết lý nhân

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w