Quan niệm của các nhà triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 34)

- Quan niệm coi hạnh phúc và đạo đức là những yếu tố khác nhau nhưng

1.2.2.Quan niệm của các nhà triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ

Giai đoạn trung cổ ở Châu Âu với sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện trong triết học. Tư tưởng tôn giáo, chủ nghĩa duy tâm đóng vai trò thống trị trong đời sống xã hội, văn hóa, tinh thần và đạo đức của con người. Triết học trở thành nô lệ, tôi tớ của thần học. Mục đích cao nhất của triết học (khoa học nói chung) là phục vụ tôn giáo và nhà thờ.

Lẽ đương nhiên, trong một xã hội như vậy, thì đạo đức cao nhất, sáng suốt nhất là tư tưởng đạo đức Kitô giáo. Tình yêu, đạo đức, niềm mong ước, nỗi bất hạnh, sự sáng tạo của con người, đều do ý chí của Thượng đế sắp đặt. Mọi yếu tố, kể cả đạo đức của đời sống con người, đều do ý chí của thượng đế quyết định và ban thưởng. Theo các nhà thần học Kitô giáo, con người có bản tính tội lỗi, là một tạo vật nhỏ bé, bất lực trước sức mạnh của Chúa trời. Hạnh phúc của con người tất yếu không thể tìm thấy trong thế giới trần gian mà thuộc về thế giới bên kia. Do vậy, con người trong xã hội trung cổ đã bị tha hóa, trở thành nô lệ cho thần thánh, quan niệm về hạnh phúc và đạo đức tôn giáo đối lập với đạo đức và hạnh phúc thật sự.

Ôguytxtanh (Augustine ở Hippo, 354 – 430) là nhà triết học Kitô giáo

lớn đầu tiên của thời Trung cổ. Ông chứng minh rằng cái ác trong xã hội xuất phát từ sự tự do ý chí và không vâng lời của con người. Tội ác của con người được kế thừa từ tội tổ tông. Do vậy con người đáng bị Chúa trời trừng phạt nên phải rửa tội sau khi sinh ra và phải thường ăn năn hối cải về tội lỗi của mình thì mới có được hạnh phúc ở Thiên đường.

Tômat Đacanh (Tommaso d'Aquino, 1225 - 1274), một nhà thần học, kinh viện nổi tiếng nhất ở Tây Âu thời Trung cổ. Ông khẳng định rằng, khách thể cuối cùng, chân lý tuyệt đỉnh cho mọi chân lý đó là thượng đế. Ông là một trong những người bảo vệ quan điểm coi “triết học là đầy tớ của thần học” Theo ông, không bao giờ có mâu thuẫn giữa chân lý triết học (khoa học) và niềm tin tôn giáo. Nghi ngờ về tính đúng đắn của mọi giá trị do thượng đế ban tặng và đem lại cho con người là một tội lỗi ghê gớm, không thể tha thứ và phải bị trừng phạt bằng hình thức treo cổ.

Tóm lại, Kitô giáo Trung cổ lý giải mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức theo hướng duy tâm thần bí. Hạnh phúc cuối cùng và vĩnh cửu của con người là được lên và sống ở Thiên đường. Để có được hạnh phúc đó con

người phải có đạo đức tôn giáo. Người có đạo đức theo quan niệm Kitô giáo là người có niềm tin tuyệt đối ở Thượng đế, thường xuyên ăn năn hối cải về tội lỗi nguyên thủy của mình và phải thực hiện đầy đủ tất cả những quy định của Giáo hội. Quan niệm này về sau bị các nhà triết học vô thần lên án coi như là một thứ hạnh phúc ảo tưởngđạo đức nô dịch.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 34)