- Quan niệm coi hạnh phúc và đạo đức là những yếu tố khác nhau nhưng
2.1.1.1. Những tác động tích cực
Trong quá trình phát triển, nền kinh tế thị trường không chỉ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần hình thành môi trường kinh tế - xã hội để biến đổi tâm lý, ý thức đạo đức cũng như nhu cầu về hạnh phúc của con người theo những tiêu chí mới, những định hướng giá trị mới. Các thang giá trị, những chuẩn mực đạo đức truyền thống sẽ có những thay đổi, những điều chỉnh và được bổ sung cho phù hợp với bối cảnh mới. Những chuẩn mực đạo đức không còn phù hợp, những yếu tố trì truệ, lỗi thời sẽ dần được thay bằng những yếu tố tích cực, tiến bộ. Nhu cầu, tình cảm và quan niệm về các chuẩn mực đạo đức mới sẽ xuất hiện, phát triển và trở thành những chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Trên thực tế, nền kinh tế thị trường đã tỏ rõ những ưu thế nổi bật của nó trong đời sống xã hội. Nó là “phương thức phát triển kinh tế năng động nhất của nhân loại đã tìm ra cho đến nay” [10, tr 78], đồng thời nó cũng có khả năng tác động nhiều mặt, mạnh mẽ và sâu sắc lên sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang biến một xã hội khủng hoảng, trì trệ từng bước trở thành một xã hội phát triển năng động và sáng tạo. Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, những thang giá trị, những quan niệm, những tình cảm và nhu cầu đạo đức cũng đang có sự biến đổi theo. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mỗi cá nhân trong ứng xử, trong hoạt động của mình
phải tính toán chặt chẽ những điều kiện khách quan và hiệu quả kinh tế. Nghĩa là, những đòi hỏi đạo đức và yêu cầu hạnh phúc của mỗi người cũng khác hơn so với giai đoạn trước đây.
Nếu như trong thời chiến, “hạnh phúc là đấu tranh” theo nghĩa là đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa đế quốc. Những thế hệ người Việt Nam đã tự nguyện cầm súng đánh giặc, dù phải hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, thì ngày nay, những con người Việt Nam trong bối cảnh mới cũng đang trăn trở, đang cống hiến hết mình để xây dựng và phát triển đất nước. Nếu như trước đây, yêu nước là phải đánh đuổi bọn cướp nước, thì ngày nay, yêu nước là phải làm cho đất nước thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, nghĩa là phải làm giàu cho đất nước với tất cả tình cảm và trách nhiệm của mình. Vì vậy, việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, dưới góc độ đạo đức, được coi là cái thiện cao nhất trong giai đoạn hiện nay.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, phải đặt hạnh phúc cá nhân trong hạnh phúc xã hội cũng như vấn đề lợi ích cá nhân từng bước được quan tâm, được khuyến khích và được đảm bảo bằng pháp luật. Trong điều kiện xây dựng và phát triển đất nước, việc quan tâm đến lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế và sự đòi hỏi tiêu dùng vật chất ngày càng cao. Nói đúng hơn, trong kinh tế thị trường, lợi ích được đặt vào đúng vị trí của nó. Lợi ích, mà đặc biệt là lợi ích vật chất luôn là vấn đề nhạy cảm đối với con người. Nó có ảnh hưởng nhất định tới đời sống tình cảm, tới hành vi và lối sống, nhất là đối với người lao động sản xuất vật chất trực tiếp. Trên thực tế, nếu như những nhu cầu vật chất thường nhật, những lợi ích đầu tiên của con người không được đáp ứng thì sẽ không tạo được tiền đề của sự phát triển. Cho nên, việc nhận thức lại vai trò của nhu cầu vật chất và lợi ích kinh tế đã tạo được động lực thúc đẩy tính tích cực lao động của con người. Điều đó có nghĩa
là, lợi ích cá nhân đã được trả lại đúng vị trí của nó và tạo cơ sở để thực hiện lợi ích xã hội. Hiện nay, hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội phải gắn liền với nhau. Nên, một khi lợi ích cá nhân của người lao động được tôn trọng và bảo đảm thì hạnh phúc cá nhân và cũng như hạnh phúc chung của xã hội được nâng lên, từ đó mới tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện lợi ích chung của toàn xã hội. Bởi vì, bản thân lợi ích xã hội không phải là một cái gì trừu tượng, không phải nằm bên ngoài lợi ích cá nhân. Xét cho cùng thì lợi ích xã hội đã bao gồm trong đó lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội là nhằm hướng vào việc phục vụ cuộc sống con người, thỏa mãn những nhu vật chất và tinh thần, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Cơ chế thị trường đã giúp cho người lao động mạnh dạn hơn, tự tin hơn, họ dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận rủi ro, dám vượt lên trên tất cả những lực cản và những hạn chế của truyền thống để tự khẳng định mình. Nhiều người đã rất nhạy bén trong việc vận dụng những thành tựu mới của khoa học, công nghệ cùng với sức lực, trí tuệ và lương tâm, trách nhiệm của mình để làm giàu một cách chính đáng cho bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng.
Quá trình sản xuất và những tác động tích cực của nền kinh tế thị trường không những tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần, phát triển các nhu cầu mà còn tạo nên những phương thức thỏa mãn các nhu cầu đó ngày càng phong phú, sâu sắc, giàu cảm xúc và nâng cao tính văn hóa của bản thân trong quá trình thụ hưởng xã hội. Đó cũng là quá trình mỗi chủ thể hoạt động hoàn thiện thể chất, nâng cao năng lực hoạt động, bồi dưỡng tố chất, phát triển tài năng, mài sắc tư duy lành mạnh, làm phong phú tri thức, tinh thần, tư tưởng, cảm xúc, phát triển và làm giàu các quan hệ xã hội một cách tích cực. Kết quả đó đưa lại cho con người niềm vui, niềm tự hào, sung sướng, nâng cao ý thức phẩm giá con người, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời, gắn bó
cá nhân với cộng đồng trong tình thương yêu, quý trọng lẫn nhau, đó chính là hạnh phúc của con người.
Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” chính là lý tưởng cao đẹp mà cả dân tộc đang hướng tới. Nếu như trước đây việc làm giàu bị xã hội lên án, kể cả việc làm giàu chính đáng, thì ngày nay, mọi hoạt động lao động, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục đích đem lại hạnh phúc chính đáng cho từng cá nhân và đóng góp và sự phồn vinh và hạnh phúc cho toàn xã hội, thì không những được thừa nhận về mặt đạo đức mà còn được xã hội ủng hộ, đồng tình và tôn vinh. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đã kích thích mọi người dân ở mọi thành phần, mọi lứa tuổi một tinh thần lao động và khát khao được cống hiến. Nó đang dần được hình thành và tạo ra những tấm gương lao động không biết mệt mỏi, lao động sáng tạo với năng suất và chất lượng ngày càng cao. Tư duy đạo đức của con người và xã hội đang chuyển theo chiều hướng lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá năng lực và thước đo phẩm chất của người lao động. Xã hội đang dần hình thành một xu hướng mới, cỗ vũ cho thái độ lao động hăng say, hết mình, với tất cả tình cảm, tinh thần, trách nhiệm công dân và lương tâm mà chính mỗi con người góp phần để đem lại hạnh phúc cho toàn xã hội.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã tạo những điều kiện thuận lợi để con người tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng và phong phú. Hoạt động của con người luôn hướng vào hiệu quả công việc, hướng vào sự hình thành và phát triển cá nhân, chủ động giải quyết những nhu cầu cuộc sống của mình. Do đó, hạnh phúc không phải là cái gì có sẵn để con người có thể nhận lấy một cách thụ động mà phải do chính bản thân họ sáng tạo ra. Trong điều kiện mới, con người dễ có cơ hội bộc lộ khả năng của mình, họ trở nên năng động hơn, sáng tạo và nhạy bén hơn. Bởi
vì, nền kinh tế thị trường luôn kích thích tinh thần tự chủ, tự giác của con người. Nói chung, trong cơ chế thị trường, con người trở nên năng động hơn, nỗ lực vượt bậc hơn. Vì vậy, họ cũng có khả năng tự quyết định hành vi và tự quyết định việc thực hiện những nhu cầu đạo đức của mình. Theo đó, yếu tố trí tuệ và tri thức, trong đó có tri thức đạo đức ngày càng gia tăng và giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của con người và xã hội. Trên cơ sở đó, những giá trị đích thực, những chuẩn mực đạo đức phù hợp, từng bước được khẳng định và ngày càng có ý nghĩa trên thương trường.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có khuynh hướng khẳng định nhân cách độc lập của con người. Cho nên, con người cũng hoàn toàn có khả năng tự thể hiện và thực hiện nhu cầu đạo đức của mình do ý thức đầy đủ hơn về sự phát triển và tiến bộ, để thỏa mãn cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Chính vì thế những hoạt động của con người thỏa mãn nhu cầu đạo đức xã hội, làm cho con người đạt đến hạnh phúc cao nhất, đích thực nhất. Sự thỏa mãn những nhu cầu đạo đức chẳng những làm cho nó trở nên có tính xã hội cao mà còn bền vững và sâu sắc, nhiều khi tạo nên những động lực xã hội mạnh mẽ, thúc đẩy sự tiến bộ hướng con người phấn đấu vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Nền kinh tế thị trường còn góp phần kích thích, tạo ra động cơ hoạt động của cá nhân, khuyến khích con người hoạt động có hiệu quả và thôi thúc sự say mê sáng tạo. Vì vậy, nếu con người không quan tâm đến các chuẩn mực đạo đức, đến các giá trị đích thực thì bản thân con người và các hoạt động của họ sẽ không thể tồn tại lâu bền.
Những năm vừa qua ở nước ta, người lao động nói chung, đặc biệt là những người trẻ tuổi, đã ý thức được tầm quan trọng của tri thức, của khoa học công nghệ trong tìm kiếm việc làm và tạo dựng cơ nghiệp. Ngày nay, hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm ngày càng cao. Giá trị khoa học ngày càng tăng không chỉ trong từng sản phẩm mà còn trong tất cả mọi hoạt
động ở hầu hết mọi lĩnh vực. Trong đó, tri thức đạo đức và trình độ năng lực của con người đang trở thành sức mạnh, thành tài sản của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Năng lực khoa học và năng lực thực hiện nhu cầu đạo đức đang trở thành năng lực cạnh tranh vô cùng hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, đó là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá năng lực con người và là thước đo của sự tiến bộ xã hội. Nền kinh tế thì trường không chấp nhận sự ỷ lại, thụ động và trì trệ. Nói đúng hơn, nó làm thay đổi tận gốc lối tư duy cào bằng, “bình quân chủ nghĩa”. Thay vào đó là cách nhìn nhận, “đánh giá theo hiệu quả kinh tế, xã hội, lối tư duy thiên về cá nhân con người kinh tế, lối sống lao động có hiệu quả”. Những năm gần đây dư luận xã hội hết sức quan tâm, ngạc nhiên trước những thành quả, những sản phẩm của những nhà sáng chế bình dân. Những người nông dân hiền lành, chất phác đã từng bước vươn lên, không cam chịu đói nghèo, để tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và đem lại hạnh phúc cho xã hội. Những việc làm của họ xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và từ những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Điều đó chứng tỏ rằng, trong cơ chế thị trường, không chỉ những doanh nghiệp, tầng lớp doanh nhân mà những con người áo vải chân đất cũng đã tự tin hơn, nổ lực sáng tạo hơn vì một xã hội phát triển và tiến bộ.
Thực tế những năm vừa qua ở nước ta cho thấy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp phần to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất của xã hội, năng suất lao động không ngừng tăng lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Kinh tế thị trường còn là môi trường sàng lọc tự nhiên không những đối với con người mà còn đối với sản phẩm hàng hóa. Nó buộc con người và xã hội phải quan tâm đến tính trung thực, tôn trọng đối tác, tôn trọng khách hàng, đến hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Có nghĩa là trong quá trình sản xuất kinh doanh, con người không chỉ quan tâm đến lợi ích, hạnh phúc của
riêng mình mà cần hướng tới lợi ích và hạnh phúc cho toàn xã hội. Đó cũng chính là những chuẩn mực đạo đức mới, là những đòi hỏi mới đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Mọi sự làm dối, làm ẩu hoặc lừa lọc khách hàng sẽ bị phát hiện và lên án. Lối kinh doanh theo kiểu bất chấp các chuẩn mực đạo đức có thể thu được nguồn lợi trong thời kỳ đầu nhưng về lâu về dài sẽ bị người tiêu dùng quay lưng lại bởi đó không phải là sự lựa chọn tốt nhất. Lợi ích phải được đặt trong sự hài hòa với lợi ích chung của cả cộng động và vì sự tiến bộ của đời sống xã hội.
Hoạt động của con người chân chính dù ở thời đại nào cuối cùng cũng hướng tới chân - thiện - mỹ.
Vì vậy, ý nghĩa của cuộc sống, giá trị cao quý của cuộc sống không bao giờ chỉ dưới hạn trong hạnh phúc, lợi ích riêng tư của cá nhân mà luôn gắn với lợi ích, hạnh phúc của cá nhân với hạnh phúc lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng [20, tr 15]. Bao giờ cũng vậy ý nghĩa cuộc sống chính là những thành quả của lao động, của sự sáng tạo mà con người cống hiến cho xã hội, đóng góp phần mình vào cuộc sống chung của thời đại mình và cả những thế hệ kế tiếp. Con người chân chính, dù là dân tộc nào, hoặc ở thời đại nào, trong hoạt động của mình cũng luôn tha thiết với lợi ích chung và hạnh phúc chính đáng của mình.
Nền kinh tế thị trường luôn bao hàm trong đó sự vận động, quy luật vận động tất yếu của kinh tế. Đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Sự vận động của các quy luật đó không chỉ làm thay đổi một cách căn bản vai trò, vị thế của con người trong xã hội mà còn làm thay đổi tư duy về lao động và quan niệm mới về năng lực của con người sự thay đổi đó đang diễn ra hết sức rõ rệt trong mọi thành phần và ở mọi lĩnh vực hoạt động. Mỗi người đã nhận thức được năng lực làm chủ và biết thể hiện năng lực làm chủ hành vi của mình. Lúc đó, hành vi kinh doanh không còn đơn thuần là hành vi
kinh tế vì nó sẽ được điều tiết bởi nhu cầu, tình cảm đạo đức và các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Cho nên, trong mọi hoạt động ở hầu hết mọi lĩnh vực đang thể hiện một tinh thần tự giác, tự nguyện và tự chịu trách nhiệm. Điều đó đã có tác động tích cực đến sự biến đổi nhu cầu, tình cảm đạo đức cho đến việc quan niệm về ý nghĩa cuộc sống, về hạnh phúc; việc nhận thức về cái thiện - cái ác, về lương tâm, trách nhiệm đạo đức và việc đánh giá xã hội về