Vận dụng các quan điểm triết học trước Mác trong việc giáo dục quan

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay (Trang 70 - 76)

- Quan niệm coi hạnh phúc và đạo đức là những yếu tố khác nhau nhưng

2.2.Vận dụng các quan điểm triết học trước Mác trong việc giáo dục quan

quan niệm về hạnh phúc gắn liền với giá trị đạo đức ở nước ta hiện nay

Ngoài các quan điểm duy tâm, tôn giáo, phần lớn các quan điểm triết học trước Mác về hạnh phúc và đạo đức và mối quan hệ giữa chúng có một giá trị rất lớn và có thể vận dụng kết hợp với chân lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng của các vĩ nhân trong lịch sử nhân loại trong

việc giáo dục quan niệm về hạnh phúc gắn liền với đạo đức ở nước ta hiện nay.

Một là, cách tiếp cận toàn diện về hạnh phúc, mối quan hệ xâm nhập lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau giữa hạnh phúc và đạo đức của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng quan niệm về hạnh phúc và cuộc sống hạnh phúc ở nước ta hiện nay. “Eudaemonia” trong tiếng Hy Lạp thường được dịch là “hạnh phúc”, nhưng cũng có thể là “sung túc”, “thịnh vượng” cả vật chất lẫn tinh thần.

Theo các nhà triết học Hy Lạp, người hạnh phúc trước hết phải là người “thông thái”. Thông thái (có tri thức sâu rộng) là một yếu tố của hạnh phúc và cũng là yếu tố hàng đầu của đức hạnh. Đức hạnh cũng là một yếu tố của hạnh phúc, vì người thiếu đức hạnh là một con người què quặt, không thể được coi là một người sung túc, thịnh vượng một cách toàn diện được. Cách tiếp cận hợp lý này cần phải được vận dụng trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay.

Những hạn chế trong quan niệm của chủ nghĩa khoái lạc thô thiển và chủ nghĩa khổ hạnh cùng với sự phê phán của các nhà triết học trước Mác là một tài liệu quý giá cho việc giáo dục quan niệm về hạnh phúc hiện nay. Chủ nghĩa khoái lạc thô thiển của Arixtippôt là ví dụ điển hình cho một quan niệm sai lầm về mưu cầu hạnh phúc ở lạc thú vật chất. Quan điểm của Đêmôcrit, Xôcrat, Arixtôt kết hợp với quan điểm của Khổng Tử ở phương Đông về mối quan hệ giữa sự giàu sang về vật chất với cuộc sống hạnh phúc và đạo đức là một quan niệm đúng đắn cần phải được giáo dục cho thế hệ trẻ.

Tất nhiên, theo quan điểm duy vật, hạnh phúc của cá nhân không thể đứng ngoài những khoái cảm do việc thỏa mãn những nhu cầu cuộc sống hàng ngày đem lại. Vấn đề là cần phải phân biệt những khoái cảm trước mắt với hạnh phúc lâu dài, những khoái cảm có tính chất ảo tưởng, ảo giác với

hạnh phúc chân chính của con người. Những khoái cảm từ men rượu, thuốc lắc, ma túy, sex… chỉ đem lại sự chán chường, tuyệt vọng, đau khổ về sau. Việc làm giàu bằng con đường bất chính cũng không đem lại hạnh phúc thật sự. Khổng Tử đã từng nói: “Giàu và sang là điều ai cũng muốn. Nhưng để được giàu sang mà chẳng phải đạo, thì người quân tử không chọn lấy". Anhxtanh cũng khinh ghét lối sống chạy theo đồng tiền và nhu cầu vật chất tầm thường. Ông nói: “Tiền bạc chỉ kích thích sự ích kỷ và không tránh khỏi dẫn đến sự bất lương". “Ba điều trong số những cố gắng của con người: của cải, sự thành đạt bề ngoài, sự xa hoa đối với tôi luôn luôn là đáng khinh bỉ”. [1, tr 17].

Hạnh phúc cá nhân có quan hệ mật thiết với hạnh phúc xã hội. Một người càng đem lại hạnh phúc cho số đông người thì hạnh phúc cá nhân của anh ta càng lớn. Phát hiện này của các nhà triết học Anh là G. Bentham và J.S. Mill, Hạnh phúc của cá nhân càng lớn khi cá nhân đem lại càng nhiều hạnh phúc cho xã hội. Chân lý này không phải chỉ có Mác là người rất tâm đắc trong luận văn về chọn nghề mà cũng là lý tưởng của các nhà khoa học chân chính.

Albert Einstein nói: Cái làm nên giá trị của một con người trong cộng đồng phụ thuộc trước hết vào việc những tình cảm, suy nghĩ và hành động của anh ta giúp ích được bao nhiêu cho sự tồn tại của người khác. Tùy theo thái độ của anh ta trong mối quan hệ này mà chúng ta đánh giá anh ta thuộc loại tốt hay xấu [1, tr. 23].

Đạo đức học Mác - Lênin kế thừa tất cả những quan điểm tốt đẹp nhất của các nhà triết học trước đó, đồng thời nâng lên một tầm cao mới, đạt tới sự phát triển cao nhất các luận điểm của các quan niệm trên. Hạnh phúc chân chính của cá nhân là “tự giác thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ đạo đức xã hội”. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, quan niệm mácxít cho rằng: lợi ích của xã hội sẽ

không thể là mục đích hiện thực, nếu nó không bao hàm lợi ích của các thành viên trong xã hội. Vì thế, cá nhân phải có trách nhiệm đối với xã hội và xã hội cần chăm lo cho mỗi cá nhân, đó là quan điểm đạo đức tiến bộ.

Đạo đức học Mác - Lênin quan niệm, nguồn gốc của hạnh phúc là do quá trình hoạt động thực tiễn của con người tạo nên. Đó chính là lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, do các hoạt động nghiên cứu khoa học tạo ra những giá trị mới về vật chất cũng như tinh thần để đáp ứng nhu cầu con người. Chỉ trên cơ sở những hoạt động đó, loài người mới dần dần bước qua được kỷ nguyên của tất yếu và bước vào vương quốc của tự do, xã hội mới phát triển từ thấp đến cao. Khi xã hội càng văn minh thì con người càng sống hạnh phúc. Mặt khác, khi con người càng tích cực hoạt động sáng tạo thì cảm giác về hạnh phúc càng được nâng cao. Cảm giác hạnh phúc phát sinh khi con người sáng tạo ra những giá trị mới, đem lại lợi ích cho xã hội. Những đóng góp về mặt trí tuệ, những sản phẩm do con người tạo ra càng lớn, thì cảm giác hạnh phúc càng dồi dào. Con người càng trưởng thành thì sự cống hiến càng lớn mạnh và không ngừng phát triển.

Quan niệm của đạo đức học Mác - Lênin về hạnh phúc là đúng đắn nhất, vì nó chứa đựng lý tưởng tốt đẹp, thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của con người đối với người khác và xã hội. Hạnh phúc theo nghĩa rộng, là sự đánh giá chung nhất đời sống của con người, là sự tổng hợp những yếu tố xã hội và con người có tính lịch sử và xã hội. Hạnh phúc đích thực là con người sống và hoạt động để tạo ra nhiều quả cải vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu cao nhất của xã hội. Như vậy, hạnh phúc không phải chỉ có cái con người cảm nhận được, đằng sau cái đó chính là sự đánh giá, thừa nhận của xã hội. Đó chính là giá trị đạo đức cao đẹp mà con người cần hướng tới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cần hơn nữa, phải hiểu rõ và vận dụng tốt vào trong

đời sống thực tiễn của mọi tầng lớp về quan niệm hạnh phúc cũng như các giá trị đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Như vậy, đạo đức học Mác - Lênin quan niệm hạnh phúc cá nhân nằm trong hạnh phúc của xã hội. Con người chỉ hạnh phúc khi làm tròn nghĩa vụ đối với xã hội. Điều này đối lập với những quan niệm sai lầm của giai cấp thống trị, coi hạnh phúc như một thứ của riêng, không liên quan gì đến xã hội. Hay quan niệm của những kẻ duy lợi, chỉ tôn thờ sự giàu có, kẻ vụ lợi ích kỷ suốt đời chạy theo chủ nghĩa cá nhân, là những kẻ nghèo nàn và hạn chế về mặt quan hệ xã hội. Họ sẽ không có hạnh phúc vì không hiểu đầy đủ giá trị hạnh phúc. Thực tế còn cho thấy, con người tách khỏi xã hội sẽ không có hạnh phúc. Xã hội chính là chiếc nôi nuôi dưỡng quá trình sinh thành và phát triển của cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân bảo vệ và sáng tạo cuộc sống hạnh phúc. Sự thành đạt của cá nhân không tách khỏi điều kiện xã hội. Chính Hồ Chí Minh đã nói: “Có cá nhân anh hùng vì có tập thể anh hùng, có tập thể anh hùng vì có cá nhân anh hùng” [14, tr 190].

Trách nhiệm của xã hội đối với cá nhân trong việc tạo dựng hạnh phúc cho con người là rất lớn. Chỉ có trên cơ sở môi trường xã hội lành mạnh, tốt đẹp, trong đó có sự quan tâm, chăm sóc của xã hội thì con người mới có điều kiện thuận lợi để hoạt động sáng tạo. Do đó, một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng ta là thủ tiêu hoàn toàn mọi sự áp bức bóc lột, mọi sự bất công trong xã hội, tiến tới xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong điều kiện của xã hội phát triển hiện nay, hơn lúc nào hết, cần thiết phải học tập, phải rèn luyện, phải lao động sáng tạo để cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp cách mạng của Tổ quốc và nhân dân. Trước hết, đòi hỏi mỗi người phải giác ngộ cao về nghĩa vụ đạo đức. Bởi vì, để thực hiện được hạnh phúc chung thì sự giác ngộ cao của đạo đức cũng cần thiết như sự dồi dào về của

cải vật chất. Nội dung cơ bản của sự giác ngộ cao về đạo đức là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng bàn nhiều nhất về vấn đề đạo đức. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho mỗi người, mỗi tập thể và cho toàn thể dân tộc ta. Người đã kết hợp những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng, tinh hoa đạo đức nhân loại nói chung, đồng thời trên cơ sở thực tiễn của cách mạng Việt Nam, cùng với nhãn quan thiên tài của mình, Người đã đưa ra quan điểm và xây dựng trong thực tiễn một nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Trong hệ thống tư tưởng đạo đức của Người, tư tưởng về đạo đức cách mạng và giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên giữ một vị trí đặc biệt quan trọng.

Hoạt động thực tiễn không chỉ là cội nguồn hạnh phúc, nó còn tạo ra những sản phẩm có giá trị cho nhu cầu cuộc sống con người, làm biến đổi bộ mặt của thế giới khách quan. Cùng với sự biến đổi và phát triển nhu cầu của con người, càng làm nảy sinh những nhu cầu mới. Cứ thế, những nhu cầu mới lại kích thích tính tích cực hoạt động của con người vươn tới sự nghiệp đổi mới đầy sáng tạo. Chính vì thế mà con người không thể thụ động để chờ đón hạnh phúc và cũng không được thỏa mãn hoặc dừng lại khi nhu cầu được đáp ứng. Muốn có hạnh phúc, con người phải không ngừng lao động, học tập và sáng tạo, xây dựng xã hội tốt đẹp cho thế hệ hôm nay va mai sau.

Học tập, tu dưỡng đạo đức thường xuyên là cơ sở để hoàn thiện mỗi cá nhân, vì đạo đức của mỗi người không phải tự nhiên xuất hiện, mà do mỗi người tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn và tiếp thu sự giáo dục, quản lý của tổ chức, tập thể, cộng đồng, gia đình và xã hội. Vì vậy, để giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp, đòi hỏi mỗi người phải thường

xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện, tự hoàn thiện chính bản thân mình. Mọi sự buông thả, thiếu tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng, xa rời sự quản lý giáo dục của tập thể, cộng đồng, đoàn thể và gia đình là con đường dẫn tới hư hỏng, tự đánh mất chính bản thân mình.

Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, hãy không ngừng giáo dục những quan điểm tốt đẹp của nhân loại, của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan niệm hạnh phúc và giá trị đạo đức để luôn bảo vệ nền văn hóa truyền thống và theo kịp xu thế tiên tiến của thời đại, đặc biệt là trong xu thế hiện nay của thời đại.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay (Trang 70 - 76)