Quan niệm của các nhà triết học thời kỳ Phục hưng Cận đại

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 50)

- Quan niệm coi hạnh phúc và đạo đức là những yếu tố khác nhau nhưng

1.2.3. Quan niệm của các nhà triết học thời kỳ Phục hưng Cận đại

Đây là giai đoạn xuyên suốt trong lịch sử Tây Âu từ thế kỷ XV - XVIII. Vượt qua thời kỳ Trung cổ, với vai trò thống trị của tư tưởng tôn giáo, đây là giai đoạn mà tư tưởng khoa học lên ngôi, vai trò của trí tuệ tinh thần được đề cao. Với sự phát triển từng bước và ngày càng tăng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế tư bản trong giai đoạn đầu của thời kỳ này đã đặt những viên gạch vững chắc cho sự ra đời và phát triển của giai cấp tư sản ở Tây Âu. Ngọn cờ bình đẳng, tự do được giai cấp tư sản giương cao và trở thành giai cấp tiên phong của thời kỳ Phục hưng - Cận đại.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản ngày càng khẳng định vai trò và vị thế lịch sử của mình trong tiến trình vận động, phát triển của lịch sử xã hội. Tiếng nói của giai cấp thống trị của thời kỳ này là những tư tưởng đề cao con người, đề cao trí tuệ và tinh thần tự do của giai cấp tư sản.

Có thể khẳng định rằng, chủ đề trung tâm của triết học giai đoạn này là vấn đề con người. Con người đề cao sức mạnh của chính bản thân mình chứ không phải là sức mạnh của thần thánh. Vì vậy, các quan điểm đạo đức của giai đoạn này cũng trên tinh thần đạo đức của giai cấp tư sản và vấn đề con người của triết học trong giai đoạn đó. Sức mạnh của tinh thần con người, của đạo đức con người không phải hướng về thế giới bên ngoài đặc biệt là thế giới siêu nhiên, thế giới thần linh mà hướng về thế giới chủ thể của bản thân mình. Con người tràn đầy hoài bão, khát vọng, tinh thần tự do. Con người của trí tuệ

anh minh, vượt qua vòng hào quang của đức Chúa trời, để thể hiện hào quang của một chủ thể mới - con người hiện thực của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, nhận thức đúng bản chất con người hiện thực và con người trí tuệ trở thành một giá trị đạo đức cơ bản trong giai đoạn lịch sử này. Đồng thời, tư tưởng tự do, dám chấp nhận thách thức, để vượt qua mọi trở ngại, khó khăn là khía cạnh đạo đức cao nhất của con người.

Thomas More (1478 - 1535), một nhà triết học theo trường phái chủ nghĩa cộng sản không tưởng, đã đề cao đạo đức, giá trị bình đẳng và tinh thần tự do của một xã hội tốt đẹp nhưng không bao giờ trở thành hiện thực. Ông phê phán sự bất bình đẳng trong xã hội, phê phán các tệ nạn làm tha hóa con người, đẩy người dân tới bần cùng và đói rét. Nguyên nhân là do chế độ tư hữu. Chế độ tư hữu dẫn tới bất bình đẳng và tôn thờ đồng tiền, đánh mất giá trị nhân đạo trong đời sống của con người. Vì vậy, ông mong muốn xây dựng một xã hội có quan hệ đạo đức tốt đẹp giữa người với người, dựa trên cơ sở công hữu về mọi yếu tố của cải trong xã hội. Mọi tầng lớp xã hội đều bình đẳng và tự do, không có sự phân biệt về lợi ích và địa vị xã hội giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Mọi giá trị không chỉ là yêu cầu của cuộc sống mà còn là một yêu cầu cao hơn: yêu cầu về đạo đức. Chuẩn mực đạo đức cao nhất thuộc về tầng lớp ưu tú lãnh đạo xã hội. Vì vậy, mọi tầng lớp xã hội khác nhìn vào tầng lớp lãnh đạo để xác lập hành vi đạo đức cho mình.

Thomas Hobbes (1588 - 1679) - đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy

vật Anh thế kỷ XVII. Ông bàn nhiều vấn đề nghiên cứu con người, nhất là từ góc độ xã hội và đạo đức. Ông đề cao năng lực trí tuệ trong năng lực chung của con người. Trí tuệ trở thành một giá trị đạo đức có ý nghĩa động lực thúc đẩy cuộc sống phát triển. Theo ông, con người không có khác biệt lớn, trừ nhu cầu và khát vọng riêng của mỗi cá nhân. Nhu cầu, khát vọng riêng tư của mỗi con người là tiền đề xuất phát để sinh ra điều ác, ngăn cản điều thiện. Vì

lợi ích riêng, con người sẵn sàng chà đạp lên tất cả. “Con người là một động vật độc ác và ranh ma hơn cả chó sói, gấu và rắn”. Có thể thấy cái ác cũng là bản tính của con người. Con người gây ra chiến tranh để tiêu diệt lẫn nhau, áp bức của dân tộc này đối với dân tộc khác. Vì tính vị kỷ, con người sẵn sàng chà đạp lên tất cả. Bản tính tự nhiên của con người là tính ích kỷ, vụ lợi cho mình. Xã hội thực chất là “một cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả”. Có thể thấy trong luận điểm này, ông đề cao tính tự nhiên mà xem nhẹ mặt xã hội của con người. Bản tính tự nhiên của con người là tàn ác. Vì bản tính đó mà con người phải đấu tranh sinh tồn với nhau. Khế ước xã hội ra đời nhằm mục đích điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp, thông qua vai trò của nhà nước. Do đó, nhà nước đại biểu cho lợi ích của con người một cách hợp lý nhất, dù rằng nhà nước làm hạn chế quyền tự do của mỗi người. Bù lại, tự do hạn chế sẽ được đền đáp bằng cuộc sống yên ổn mà ai cũng cần phải có trong đời sống.

Mặc dù còn mang tính tự nhiên theo trường phái của chủ nghĩa duy vật tự nhiên, nhưng trong học thuyết của mình, ông đã làm rõ thực trạng xã hội, luận giải về mối quan hệ giữa công dân với nhà nước, đề cao năng lực trí tuệ vốn là bản tính tự nhiên của con người, một giá trị đạo đức cơ bản không thể nào có được trong xã hội phong kiến trung cổ ở Châu Âu.

Jean Jacques Rosseau (1712 - 1778) là nhà triết học vĩ đại của dòng triết học khai sáng Pháp. Nghiên cứu về con người trở thành một chủ đề xuyên suốt trong tư tưởng đạo đức học của ông. Luận điểm đầu tiên của ông “con người sinh ra vốn được tư do, thế nhưng chỗ nào anh ta cũng bị gong cùm” [58, tr 52] . Bản thân đạo đức của con người là một nghịch lý. Nghịch lý giữa khát vọng ước mơ và đời sống hiện thực, giữa cái con người đáng được hưởng và phải con người phải ghánh chịu. Từ đó, ông đi tìm nguồn gốc của mọi áp bức, bất công, đối lập với đạo đức, tự do và tiến bộ. Chính trị lạc hậu

kìm hãm tự do và văn minh của con người. Sự phát triển của các quan hệ kinh tế và các hình thức sở hữu là nguồn gốc tạo nên mọi bất công của đời sống con người trong xã hội.

Ông phân chia các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, và trên cơ sở ấy, các quan hệ đạo đức tương ứng được hình thành và phát triển.

Thời kỳ ở trạng thái tự nhiên, con người còn mông muội, chưa phân chia thành đẳng cấp, giai cấp, kẻ giàu người nghèo,con người sống trong trạng thái thuần khiết. Đây là thời kỳ lâu dài, bình yên, êm đềm trong sáng và hạnh phúc của đời sống con người.

Thời kì ở trạng thái công dân, xã hội phân chia thành giai cấp, nhà nước ra đời, cùng với sự xuất hiện của ý thức sở hữu tư nhân. Đời sống đạo đức con người bị đảo lộn, không còn thuần khiết, áp bức bất công trong xã hội đẩy con người vào tội lỗi. Ông cho rằng, sở hữu tư nhân là sự tiến bộ trong đời sống kinh tế và đời sống đạo đức, nhưng ngược lại, nó cũng trở thành nỗi bất hạnh cho con người, đem đến cho con người sự phân chia giàu nghèo, bất bình đẳng giữa con người với con người. Hạnh phúc của người này trở thành nỗi bất hạnh cho người kia. Bản thân nhà nước, quyền lực thống trị xã hội, lại trở thành một lực lượng thống trị đối với người dân, bảo vệ cho các giá trị phản đạo đức.

Thời kỳ ở trạng thái cách mạng xã hội, tạo ra sự biến đổi lớn lao trong toàn bộ đời sống xã hội, như là một sự “Phủ định của phủ định” trạng thái tự nhiên ban đầu. Xã hội tương lai tràn đầy hạnh phúc. Nhân dân đồng thuận với nhau để xây dựng một xã hội tốt đẹp thông qua Khế ước xã hội. Nhà nước trở thành nhà nước lý tưởng. Xã hội cũng trở thành xã hội lý tưởng. Quan hệ đạo đức giữa con người với con người hoàn toàn tốt đẹp, xóa sạch bất công, áp bức, kẻ giàu người nghèo trong xã hội không còn. Tự do và bình đẳng vừa là mục đích, vừa là phương tiện hiện thực trong đời sống con người.

Mặc dù còn rất lâu dài, xã hội mới đạt đến trạng thái lý tưởng, nhưng quan điểm của G.G. Rútxô đem lại cho con người niềm tin và hành động về tương lai tốt đẹp của chính bản thân mình và cho toàn xã hội. quan điểm này cũng đối lập với tư tưởng tôn giáo, chỉ hướng đến hạnh phúc trên thiên đường hư ảo.

Đơni Điđrô (Denis Diderot, 1713 -1784), nhà triết học duy vật khai sáng

Pháp, đã kịch liệt phản đối quan điểm đạo đức tôn giáo, vì đạo đức tôn giáo là một sự huyễn hoặc, mê hoặc con người tin vào số mệnh và hướng đến thiên đường hư ảo, xa rời cuộc sống hiện thực. Hãy trở về với đời sống hiện thực xã hội và xây dựng thiên đường hạnh phúc ngay trên trần thế. Đạo đức con người là một giá trị hiện thực, hiện hữu trên trần gian này. Con người phải gạt bỏ tôn giáo, để xây dựng quan hệ đạo đức lý tưởng và đời sống tốt đẹp của chính mình trên mảnh đất của mình. Có thể bắt gặp sự tương đồng của hai nhà triết học này trong quan điểm nhìn nhận mang tính duy vật về đạo đức và hạnh phúc của con người trên trần thế, đối lập với tư tưởng duy tâm tôn giáo. Mặc dù còn cực đoan và phiến diện, nhưng đó là quan điểm tiến bộ, khẳng định tính hiện thực lịch sử của đời sống con người và những giá trị đạo đức của con người, phải hình thành và phát triển từ thế giới trần gian. Từ thế giới hiện thực này mà con người xây dựng đạo đức và hạnh phúc cho chính mình.

Các nhà triết học duy vật thế kỷ XVII - XVIII xuất phát từ quan điểm duy vật về hạnh phúc và đạo đức và đã lý giải rằng đạo đức không phải xuất phát từ Thượng đế hay bất cứ một cái gì khác ngoài con người, mà xuất phát từ kinh nghiệm cảm tính, từ lợi ích và lòng ham muốn hạnh phúc của con người. Tuy nhiên ở đây có hai cách tiếp cận khác nhau: chủ nghĩa vị kỷ và chủ nghĩa vị tha.

Những người theo chủ nghĩa vị kỷ về đạo đức thì cho rằng sở dĩ con người có đạo đức là do đòi hỏi của hạnh phúc và lợi ích cá nhân của họ. Lợi

ích vị kỷ cá nhân đúng đắn là cơ sở của đạo đức. Còn những người theo chủ nghĩa vị tha về đạo đức thì quan niệm ngược lại, đạo đức xuất phát từ lòng thương yêu người khác chứ không phải từ lợi ích cá nhân. Một số người khác thì kết hợp cả hai động lực cá nhân và xã hội trong việc lý giải quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức.

Henvêtiuyt (Helvétius 1715-1771) coi ấn tượng cảm tính và dục vọng

ích kỷ, sự hưởng lạc và lợi ích được hiểu một cách đúng đắn là cơ sở của mọi đạo đức. Về điểm này, C. Mác đã có nhận xét:

Nếu như người ta thu được mọi tri thức và cảm giác của mình, v.v., từ thế giới cảm tính và từ kinh nghiệm trong thế giới cảm tính thì do đó cần tổ chức thế giới xung quanh sao cho người ta nhận thức và lĩnh hội được ở đó cái gì thực sự hợp với tính người, sao cho thấy được mình là con người. Nếu như lợi ích đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cho lợi ích riêng của con người cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người [37, tr 199 - 200].

J. Bentham (Jeremy Bentham, 1784 - 1832), nhà triết học duy vật Anh,

người đóng góp rất nhiều cho lĩnh vực nghiên cứu đạo đức. Có sự tương đồng với chủ nghĩa khoái lạc, chủ nghĩa vị lợi xác định các giá trị chân - thiện - mỹ dưới hình thức lạc thú và khoái cảm của con người, nhằm mang đến những điều tốt đẹp nhất cho mọi người trong xã hội. Bentham đã giải thích triết lý vị lợi rằng: thực chất, nguyên tắc vị lợi được sử dụng để chuẩn y hoặc phủ nhận mọi hành vi, xét đến cùng, đã có ảnh hưởng tới lợi ích chung của cả cộng đồng, lợi ích mang đến hoan lạc, hạnh phúc, tiện nghi, điều kiện vật chất trong đời sống con người, nhằm xóa bỏ mọi tội ác, khổ đau, bất hạnh cho con người. Ông cho rằng tiêu chuẩn cuối cùng của hành vi đạo đức cá nhân là làm điều lợi cho xã hội theo nguyên tắc “hạnh phúc lớn nhất cho số đông người nhất”.

Với tư cách là một nhà triết gia duy vật, Bentham phủ nhận các thú vui tâm linh, đề cao thú vui hoan lạc thể xác trong đời sống vật chất và cuộc đời hưởng thụ của con người. Mục đích cuộc sống là hướng đến mưu cầu lạc thú một cách hiện thực. Từ đó, ông xác định giá trị của lạc thú với các mức độ khác nhau, biểu hiện trong bảy tiêu chuẩn để lựa chọn.

- Cường độ: mức độ tác động của lạc thú - Thời gian: thời gian diễn ra lạc thú

- Xác định hay bất định: mức độ đảm bảo mọi kinh nghiệm đặc biệt nào đó sẽ mang đến khoái cảm tong quá trình tham gia lạc thú.

- Sự gần gũi hay xa cách: mức độ gần gũi và chặt chẽ của lạc thú về mặt không gian và thời gian.

- Sự phong phú: khả năng tiếp cận với các thú vui khác

- Độ thuần thục: mức độ loại trừ các yếu tố gây khó chịu và đau đớn. - Phạm vi: Khả năng chia sẻ niềm hoan lạc với người khác.

Cách lựa chọn trên là tiêu chuẩn để khẳng định lạc thú là một trong những mục đích mà con người cần có, là tiêu chuẩn của hạnh phúc. Trong lạc thú của con người đã thể hiện quan điểm đạo đức cụ thể, hiện thực, gắn với đời sống vật chất trần thế của con người.

Giôn Xtuat Minlơ (John Stuart Mill, 1806 –1873), là nhà triết học nổi

tiếng người Anh, theo trường phái vị lợi. Theo quan điểm của Mill, khi lựa chọn lạc thú mà con người mong muốn, yếu tố kinh nghiệm của chủ thể đóng vai trò quyết định lựa chọn lạc thú đó. Xét đến cùng, nếu cần lựa chọn lạc thú, thì chất lượng của lạc thú được đánh giá thông qua kinh nghiệm sống của con người. Đó là những kinh nghiệm có tính đạo đức, nhân văn, có giá trị thanh cao, tao nhã, không phải hạ thấp phẩm giá của mình xuống hạng thú vật để chỉ thỏa mãn những lạc thú tầm thường. Không có người thông minh nào cam

tâm làm điều ngu dại, không có ai có học thức lại hài lòng với sự dốt nát, không một người có lương tri nào lại chấp nhận sự ích kỷ và đê tiện. Họ không bao giờ cam tâm hạ thấp phẩm giá của mình, cho dù được thuyết phục rằng những kẻ ngu dại, dốt nát, bần tiện, nếu có cuộc sống đầy đủ tiện nghi, thì sẽ tìm thấy hạnh phúc. Ngược lại, để có hạnh phúc thực sự, con người đòi hỏi phải có nhu cầu cao hơn, mang tính nhân văn tốt đẹp hơn, hành vi ứng xử và lối sống đạo đức phải phù hợp với quan niệm chung của mỗi người và cộng đồng xã hội thừa nhận.

Từ đó, Mill khẳng định rằng, hạnh phúc và những điều tốt đẹp của mỗi cá nhân đều có giá trị như nhau, mỗi người đều bình đẳng và phải được đối xử công bằng. Hạnh phúc của kẻ bần cùng cũng quan trọng như hạnh phúc

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w