Nhóm giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 85)

- Quan niệm coi hạnh phúc và đạo đức là những yếu tố khác nhau nhưng

2.3.2.1.Nhóm giải pháp về kinh tế

Đạo đức học Mác - Lênin quan niệm, nguồn gốc của hạnh phúc là do quá trình hoạt động thực tiễn của con người tạo nên. Đó chính là lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, các hoạt động xã hội, các hoạt động nghiên cứu khoa học tạo ra những giá trị mới về vật chất cũng như tinh thần để đáp ứng nhu cầu của con người. Chỉ trên cơ sở những hoạt động đó, loài người mới dần dần bước vào vương quốc của tự do, xã hội mới phát triển từ thấp đến cao. Những đóng góp về trí tuệ, những sản phẩm do con người tạo ra càng lớn, thì cảm giác hạnh phúc càng dồi dào. Con người càng trưởng thành thì sự cống

hiến ngày càng lớn mạnh và không ngừng phát triển.

Xây dựng và phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay, trước hết cần phải có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội” [12, tr 99]. Bên cạnh đó cần phải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Chính vì vậy, cần phải tích cực trong việc xóa bỏ cơ chế cũ, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và thiết lập một thị trường thật sự lành mạnh trên cơ sở tôn trọng khách hàng và tuân thủ luật pháp. Ngoài ra, trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải xuất phát từ tinh thần, trách nhiệm công dân và lương tâm của con người. Trong mọi hoạt động phải trung thực, trọng chữ “tín”; phải quan tâm đến việc bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực; phải chú ý đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hóa để đảm bảo sự phát triển bền vững, nhằm xây dựng một xã hội theo tiêu chí của tiến bộ và nhân đạo.

Quan điểm của Đảng ta là phát triển kinh tế không phải là mục đích tự thân mà vì mục đích phát triển xã hội, vì sự tiến bộ của con người. Cho nên, “tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển” [15, tr 77]. Bởi vì, trong quá trình phát triển kinh tế, nếu chúng ta không kịp thời giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, nếu chúng ta không chú trọng bồi dưỡng tình cảm đạo đức, coi nhẹ việc phát triển nguồn nhân lực, nếu chúng ta khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, coi thường tài nguyên văn hóa thì đất nước chúng ta sẽ bị tụt hậu xa so với các nước và không có gì để phát triển cả.

Trong quá trình phát triển kinh tế, cần phải hoàn chỉnh các loại thị trường như: thì trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động sản... Vì nền kinh tế thị trường nước ta là một nền

kinh tế thị trường phát triển chưa đầy đủ. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là đời sống tinh thần. Cho nên, việc xây dựng đồng bộ và hoàn thiện các loại thị trường là nhằm tạo cơ sở kinh tế cho sự phát triển của ý thức đạo đức.

Tóm lại, các giải pháp kinh tế nhằm đem lại sự phát triển và thịnh vượng về kinh tế để đảm bảo cuộc sống hạnh phúc cho cá nhân và xã hội. Đồng thời, giải pháp kinh tế cũng tạo ra những quan hệ kinh tế tốt đẹp, trong đó lợi ích kinh tế của cá nhân và lợi ích xã hội phù hợp với nhau, là cơ sở hình thành sự thống nhất giữa hạnh phúc với đạo đức. Nâng cao vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước nhằm đảm bảo sự hài hòa trong các quan hệ kinh tế, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực, không cho chúng phát triển.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 85)