Những ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 68)

- Quan niệm coi hạnh phúc và đạo đức là những yếu tố khác nhau nhưng

2.1.1.2.Những ảnh hưởng tiêu cực

Chúng ta đang chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của toàn cảnh kinh tế thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa. Quá trình đó đã và đang tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, những thành tựu do nền kinh tế mang lại quá rõ ràng. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường không phải là liều thuốc vạn năng. Bên cạnh những tác dộng tích cực, bản thân nó đang đặt ra vô vàn những thách thức gay gắt cho các giá trị tinh thần truyền thống của các dân tộc, những quan niệm hạnh phúc mà họ dẫm đạp lên để đạt tới. Đặc biệt, trong đời sống đạo đức, nhất là ý thức đạo đức đang có những biến đổi rõ riệt theo chiều hướng xấu đi, thậm chí có thể nói là những biến đổi tiêu cực.

Nền kinh tế thị trường đã đem lại cho con người nguồn của cải vật chất to lớn nhưng nó cũng đưa tất cả các nguồn mà xã hội có thể lợi dụng vào cái bản tính lớn của sự chuyển động kinh tế. Điều đó càng góp phần làm cho thị

trường trở thành thước đo để đánh giá mọi thứ. Chính vì thế mà nền kinh tế thị trường đang trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy con người chạy theo lối sống thực dụng, coi lợi nhuận là trên hết. Nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận đang có nguy cơ chi phối các mối quan hệ giữa người với người. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, theo C.Mác, việc thu được lợi nhuận tối đa bằng mọi cách, bất chấp pháp luật, bất chấp đạo lý là mục đích cao nhất của các nhà tư bản. Vì vậy, quan hệ giữa người với người là kiểu quan hệ “tiền trao cháo múc”, không tình, không nghĩa.

Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống các giá trị nói chung, các chuẩn mực đạo đức nói riêng, luôn vận động và diễn biến phức tạp thậm chí còn cả những mâu thuẫn, những xung đột khá gay gắt không chỉ trong nhu cầu, tình cảm mà cả những chuẩn mực đạo đức. Bởi vì, các giá trị đạo đức không bao giờ là nhất thành bất biến mà nó luôn tác động bởi đời sống kinh tế. Khi đời sống kinh tế - xã hội có những chuyển biến dồn dập thì đời sống đạo đức không thể không biến đổi theo. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường hoạt động theo quy luật giá trị và mục tiêu lợi nhuận đã hình thành môi trường kinh tế - xã hội cho việc biến đổi tâm lý và ý thức đạo đức. Mặt khác, nền kinh tế thị trường với sức chi phối của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và sự phân hóa trong phát triển nên rất dễ dẫn đến sự tàn nhẫn, sự vô sỉ trong tính toán. Tác động của quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh có thể làm cho sự phát triển của một số người phải trả giá bằng việc hi sinh sự phát triển của một số người khác. Nhiều khi sự độc lập của cá nhân phải trả giá bằng sự phụ thuộc của con người và vật, thậm chí phụ thuộc vào mối quan hệ hàng - tiền và chịu sự chế ức của nó. Trên thương trường, tính quy luật của cạnh tranh là “cá lớn nuốt cá bé” nên cũng dễ dàng dẫn đến loại bỏ hoặc coi thường những nhu cầu và những chuẩn mực đạo đức. Để thu được lợi nhuận, để thắng thế trong cạnh tranh, con người có thể không từ bỏ một thủ đoạn nào. Trong trường hợp cần thiết, người ta có thể làm

tổn hại hoặc xâm phạm lợi ích của người khác. Đã có không ít những trường hợp vì lợi nhuận mà người ta đã hảm hại đối tác của mình hoặc bất chập tính mạng của người tiêu dùng, rồi tình trạng lừa đảo, chiếm dụng vốn, thậm chí còn áp dụng cả “luật rừng” trong sản xuất kinh doanh.

Trên thực tế, nền kinh tế thị trường luôn có sức quyến rũ mạnh mẽ đối với không ít người. Nó dễ dàng thúc đẩy con người tiến hành các hoạt động bằng những cách thức phản luân lý, vi phạm các chuẩn mực đạo đức nhằm làm giàu bất chính. Nói cách khác, thị trường rất dễ làm cho con người nảy sinh và nuôi dưỡng tư tưởng làm giàu bằng mọi giá. Ngoài ra, thị trường còn có khuynh hướng làm cho con người coi giá trị trường là giá trị chân chính duy nhất, dùng để đo giá trị của bản thân và của người khác. Nền kinh tế thị trường cũng có khuynh hướng mở rộng các nguyên tắc trao đổi thị trường ra tất cả các lĩnh vực đời sống, kể cả đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng. Vì vậy, nó có khuynh hướng biến mọi giá trị trong toàn bộ hoạt động sống của con người thành hàng hóa, nghĩa là có thể đặt giá mua, giá bán, từ đó phá vỡ nền tảng luân lý của xã hội dẫn đến phá hoại môi trường xã hội - môi trường vốn có vai trò khuyến khích, thúc đẩy con người hình thành, phát triển nhu cầu, tình cảm và sự tuân thủ các chuẩn mực đạo đức.

Đối với Việt Nam, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường đồng thời với quá trình đổi mới đất nước. Nó không những là yêu cầu khách quan mà còn là đời hỏi bắt buộc để nước ta tường bước hội nhập vào đời sống kinh tế quốc tế. Bởi, trong thời đại ngày nay không một quốc gia dân tộc nào có thể tự mình phát triển trong trạng thái kép kín và biệt lập. Những năm đầu xây dựng và phát triển kinh tế thị trường thì quan hệ thị trường cũng đã thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống. Những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình toàn cầu hóa đối với đời sống xã hội ngày càng rõ nét hơn. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến nguy cơ làm suy yếu

các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, đồng thời nó cũng làm gia tăng và khó kiểm soát các loại tệ nạn xã hội đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Chính vì thế, ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc gìn giữ và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như xây dựng hệ giá trị đạo đức mới đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Do không am hiểu vấn đề bản chất của hạnh phúc và mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức nên nhiều người đã suy nghĩ một cách phiến diện rằng đạo đức là hy sinh hạnh phúc của cá nhân vì hạnh phúc của người khác; còn hạnh phúc của cá nhân thì không liên quan gì đến vấn đề đạo đức cả. Vì thế, nhiều người đã đặt ra mục tiêu “vật chất là mục đích của cuộc sống”, thậm chí còn chà đạp lên các quy phạm đạo đức để đạt được hạnh phúc cá nhân. Chính điều đó đã làm cho họ ngày càng trượt dốc về phẩm chất đạo đức. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếu không lành mạnh, coi thường những giá trị truyền thống của dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, đồng chí, đồng nghiệp… Đây chính là hậu quả của lối sống cá nhân, ích kỷ mà đi liền với nó là “lối sống hưởng lạc, suy đồi, sự lười biếng, phi lao động, buông thả, tham lam làm giàu bất chính với những đồng tiền nhơ bẩn, tội lỗi” [40, tr 123].

Hiện nay, một bộ phận không nhỏ đặc biệt trong đó có lớp người trẻ tuổi, thờ ơ với lý tưởng chính trị, xã hội, họ chỉ hướng vào những lợi ích cá nhân thực dụng. Có không ít người coi sự giàu sang là một trong những giá trị mang lại hạnh phúc và có ý nghĩa cuộc sống. Tâm lý tôn thờ đồng tiền sùng bái vật chất ngày càng biểu hiện rõ riệt. Thị trường ngày càng có sức quyển rũ ngày càng mạnh mẽ đối với con người, nó dễ thúc đẩy con người đi đến hành động

vô cảm, vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức và cả chuẩn mực pháp lý. Thị trường cũng là môi trường thuận lợi cho sự nảy sinh và nuôi dưỡng tư tưởng làm giàu bằng mọi giá. Cho nên, những năm vừa qua chúng ta bắt gặp rất nhiều hiện tượng đáng báo động về nguy cơ đổ vỡ các giá trị tinh thần, giá trị truyền thống trước thế lực của đồng tiền, của lợi nhuận. Không ít những trường hợp khi tham gia thị trường đã vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, coi thường đạo lý, thậm chỉ vi phạm pháp luật làm đảo lộn các chuẩn mực, các giá trị đạo đức. Vì đồng tiền mà một bộ phận cán bộ, đảng viên đã phai nhạt lý tưởng, không còn ý chí phấn đấu, sống ích kỷ, vụ lợi, quên đi trách nhiệm đối với xã hội, suy thoái về đạo đức, quan liêu, tham nhũng, hối lộ. Họ lợi dụng chức quyền và dựa vào sơ hở trong chính sách của nhà nước để làm giàu bất chính, thậm chỉ móc nối với cả bọn tội phạm để làm ăn phi pháp.

Kinh tế thị trường là do con người có tư tưởng đề cao giá trị vật chất, tôn thờ đồng tiền. Điều đó đã góp phần kéo theo lối sống thực dụng, lối sống hưởng thụ. Biểu hiện đó ngày càng rõ trong quan niệm sống và lối sống của hầu như tất cả các tầng lớp, các đối tượng khác nhau, từ những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đến cán bộ công chức Nhà nước và cả những người thuộc thế hệ trẻ đang lớn lên. Kinh tế thị trường cũng làm cho con người dễ có tâm lý đề cao một chiều các giá trị vật chất, các phương tiện vật chất trong hưởng thụ và tiêu dùng. Cho nên, nhiều người khi tìm cách vun vén cái lợi cho riêng mình đã vô tình hoặc cố tình lãng quên lợi ích của người khác. Tệ hại hơn, nhiều khi vì cái lợi của cá nhân mà người ta đan tâm vùi dập, dẫm đạp lên lợi ích của người khác một cách trắng trợn, thậm chí coi thường tính mạng của người khác. Tình trạng gian lận thương mại, sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất và bảo quản thực phẩm, tàng trữ hàng cấm, truyền bá các sản phẩm văn hóa đồi trụy, bạo lực, đầu độc tâm hồn trẻ thơ...đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Có thể nói rằng, lối sống

hưởng lạc, chủ nghĩa cá nhân thực dụng đã đẩy nhiều người đến chỗ phạm tội. Nghĩa là, cái xấu, cái ác đang lan tràn rất nhanh trong đời sống, từ thành thị đến nông thôn, từ địa bàn đông dân cư đến những vùng xa xôi, hẻo lánh.

Trong nền kinh tế thị trường, không những quan hệ giữa người với người bị đồng tiền chi phối mà cả quan hệ trong gia đình cũng bị tác động bởi sức mạnh của đồng tiền. Thậm chí quan hệ thị trường và lợi nhuận đã len lỏi vào cả trong các mối quan hệ máu mủ, ruột rà. Chỉ vì đồng tiền mà con người xử sự với nhau bất chấp cả tình nghĩa, đạo lý. Vì sự cám dỗ của đồng tiền mà người ta sẵn sàng để cho người thân của mình bán rẻ nhân phẩm, bán rẻ lương tâm, tiếp tay cho các tệ nạn xã hội. Vì đồng tiền mà con cái hành hung cha mẹ, anh em từ bỏ nhau, vợ chồng, cha con phải sống cảnh chia lìa, phải ly tán...làm cho các quan hệ trong gia đình bị đảo lộn. Chúng ta đã chứng kiến không ít những tình huống éo le, đau xót, nhiều bi kịch diễn ra trong môi trường gia đình. Vì tài sản, vì đất đai, nhà cửa mà con cái đã không ngần ngại đẩy cha mẹ vào tình cảnh cô đơn, bất hạnh. Đau xót hơn chỉ vì một chút lợi lộc mà những thành viên trong gia đình đã đan tâm sát hại nhau như những kẻ bất nhân, bất nghĩa. Chính sự rối loạn trong quan hệ gia đình đã làm cho cái bất lương, cái ác phát triển.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với sự thiếu quan tâm trong giáo dục và tự giáo dục đạo đức và quan niệm về hạnh phúc nên đã dần bào mòn những nhu cầu, những tình cảm tự nhiên trong gia đình. Tình cảm, trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình đang có xu hướng xáo trộn bất thường. Nhiều cuộc hôn nhân được sắp đặt vì mục đích tiền bạc, quyền lợi hoặc địa vị có tính toán. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đã bị đồng tiền chi phối đến mức đáng sợ. Điều đáng buồn là, nhiều gia đình đã quá lạm dụng và ỷ lại vì nhiều tiền. Họ dùng tiền và các dịch vụ xã hội để thay cho sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Sợi dây tình cảm, mối ràng buộc thiêng liêng, trách nhiệm, nghĩa vụ, giữa các

thành viên từ đó trở nên lỏng lẻo dần. Con người cảm thấy cô đơn, hẫng hụt ngay từ chính trong ngôi nhà của mình. Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại vì nó sẽ hủy hoại chính cái môi trường tốt nhất trong việc hình thành và nuôi dưỡng những tình cảm đạo đức tốt đẹp ở mỗi con người.

Biểu hiện rõ nhất và cũng là tồi tệ nhất của chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ gia đình là ở chỗ, để nhằm mục đích có tiền, không ít người đã sẵn sàng thực hiện hành vi lừa gạt, cho thuê hoặc bán vợ, bán con của mình. Thêm vào đó là nạn cờ bạc từ những kẻ đam mê vật chất dựa vào sự lừa lọc, sát phạt nhau dẫn đến bao cảnh tan cửa, nát nhà. Tệ nghiện ngập, rượu chè cũng làm cho nhiều gia đình đi đến đỗ vỡ. Khi gia đình không còn là mái ấm, không còn là chỗ dựa đáng tin cậy thì trẻ con trở nên hoan mang, hụt hẫng, mất phương hướng. Điều đó đã góp phần lý giải cho một thực trạng đang diễn ra là, số trẻ vị thành niên phạm pháp diễn ra ngày càng gia tăng với một tỉ lệ rất cao thường rơi vào những trường hợp gia đình không êm ấm.

Không những quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, trong gia đình chịu sự tác động của đồng tiền mà cả những nơi tôn nghiêm như đình, chùa, miếu mạo, các di tích lịch sử cũng bị quấy nhiễu bởi sức mạnh của đồng tiền. Nhiều người đã vì đồng tiền, vì lợi nhuận mà không ngần ngại “buôn thần, bán thánh”, lừa đảo, bịp bợm với cả đời sống tâm linh. Đã có không ít những trường hợp đáng tiếc xảy ra, thậm chí nhiều khi dẫn đến cả cái chết thương tâm cho những người vô tội vì nhẹ dạ, cả tin.

Đồng tiền cũng đã làm đảo lộn các mối quan hệ trong lĩnh vực giáo dục, y tế. Tình trạng thương mại hóa trong các lĩnh vực hoạt động này đã làm vấn đục hình ảnh nhà trường và các mối quan hệ thầy trò, hình ảnh bệnh viện và các mối quan hệ giữa bệnh nhân với thầy thuốc... Những mảng tối này đang từng ngày từng giờ gặm nhấm và bào mòn những tình cảm tốt đẹp, đến các

chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của những người vốn được xã hội tôn vinh.

Sự biến đổi tiêu cực của ý thức đạo đức mà chúng ta đang chứng kiến là thực trạng không bình thường. Tình trạng trượt dốc, suy thoái đạo đức đang trở thành một trong những vấn đề lớn của xã hội, đòi hỏi phải có sự nhìn nhận nghiêm túc, phải có sự đầu tư nghiên cứu và khảo sát công phu. Trên cơ sở đánh giá dung thục trạng, tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản, sâu xa, để từ đó có hướng giải quyết nhằm khắc phục, ngăn chặng hoặc hạn chế sự suy thoái đến mức có thể.

Hiện nay, trong cơ chế thị trường, chúng ta đang bắt gặp rất nhiều hiện tượng đáng báo động về nguy cơ đổ vỡ các giá trị tinh thần, giá trị truyền

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 68)