TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Trung Quốc là một trung tâm văn minh lớn của nhân loại và cũng là cái nôi đầu tiên của lịch sử loài người. Trung Quốc có nền triết học từ rất sớm và đạt đến trình độ cao, góp vào dòng chảy chung của lịch sử tư tưởng nhân loại, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-
-TƯ -TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN TRIẾT HỌC
Giáo viên hướng dẫn:
ThS Lê Bình Phương Luân
Sinh viên thực hiện:
Võ Huệ Minh
Huế, tháng 5 năm 2014
Trang 2Lời Cảm Ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô giáo trong Khoa Lý luận Chính trị - Trường Đại học Khoa học Huế đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt những năm học vừa qua.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo ThS Lê Bình Phương Luân - người đã tận tình hướng dân và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2014 Sinh viên: Võ Huệ Minh
Trang 3MỤC LỤC
Trang
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của khóa luận 5
6 Kết cấu của khóa luận 5
B NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ 6
1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử 6
1.1.1 Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội 6
1.1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử 10
1.2 Nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử 12
1.2.1 Mục đích giáo dục 12
1.2.2 Đối tượng giáo dục 17
1.2.3 Nội dung giáo dục 20
1.2.4 Phương pháp giáo dục 29
1.3 Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử 34
CHƯƠNG 2 Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 40
2.1 Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với nền giáo dục Việt Nam trong lịch sử 40 2.1.1 Vài nét sơ lược về quá trình du nhập và phát triển Nho học ở Việt Nam 40
2.1.2 Việc học tập và thi cử theo Nho giáo trong thời kỳ phong kiến ở nước ta .44
2.2 Ý nghĩa tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay 51
2.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục 51
2.2.2 Mục tiêu giáo dục con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH 57
2.2.3 Chú trọng giáo dục đạo đức 62
2.2.4 Ý nghĩa phương pháp giáo dục của Khổng Tử đối với phương pháp giáo dục hiện nay 64
C KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trung Quốc là một trung tâm văn minh lớn của nhân loại và cũng là cái nôiđầu tiên của lịch sử loài người Trung Quốc có nền triết học từ rất sớm và đạt đếntrình độ cao, góp vào dòng chảy chung của lịch sử tư tưởng nhân loại, với nhiềuphát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học Trung Quốc còn lànơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minhChâu Á cũng như toàn thế giới Trong số các học thuyết triết học lớn đó phải kểđến trường phái triết học Nho giáo do Khổng Tử sáng lập Nét đặc thù của triếthọc Trung Quốc thời kỳ này là tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có xu hướng đisâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội Tư tưởnggiáo dục của Khổng Tử không chỉ có ảnh hưởng đối với Trung Quốc mà còn cácnước khu vực, trong đó có Việt Nam
Ngay sau khi cách mạng tháng 8-1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ký ngay sắc lệnh thành lập “Bình dân học vụ”, kêu gọi mọi người dân tham
gia học tập để xóa nạn mù chữ Người xác định trong ba thứ giặc, giặc đói, giặcngoại xâm thì giặc dốt là nguy hiểm nhất, nếu không tiêu diệt được giặc dốt thìnguy cơ mất nước ngày càng cao
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Muốn xây dựng thành công
CNXH phải có con người XHCN” [25; 310], đó là những con người có tri thức và
tầm hiểu biết cao, có lòng nhiệt huyết, sức sáng tạo lớn Văn kiện Đại hội Đảng lần
thứ X viết: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH, HĐH đất nước” [7; 94-95] Nó
được xem là động lực của sự phát triển xã hội Muốn vậy, phải đào tạo ra những
con người có tri thức, có trình độ, năng lực, có tài đức, vừa “hồng”, vừa
“chuyên”, đảm đương trách nhiệm, gánh vác công việc của đất nước trong thời
kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế Do đó, đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạotrong điều kiện đất nước bước vào thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế có vị trí
vô cùng quan trọng
Trang 6Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta có nhiều thay đổi lớn lao,thu được nhiều thành tựu mới: đời sống nhân dân nâng cao có nhiều cải thiện, nềnkinh tế phát triển nhanh, đói nghèo cơ bản được đẩy lùi… bên cạnh những thànhtựu đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực, thì ngành giáo dục cũng đã gặt hái đượcnhững thành quả đáng khích lệ Nhưng trong thời kỳ hội nhập mở cửa, thì nhữngmặt trái của cơ chế thị trường đang ngày càng tác động vào đời sống nhân dân, đặcbiệt là thế hệ trẻ Các giá trị truyền thống đang có nguy cơ mất dần, sự xuống cấp
về đạo đức, lối sống, thoái hóa biến chất của một số cán bộ, đảng viên, các tệ nạntham nhũng, lãng phí, quan liêu… ngày càng có xu hướng tăng
Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đang ra sức giáo dục thế giớiquan, nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tăngcường giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc cho quần chúng nhân dân, nhất
là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, nhằm mục tiêu xây dựngnước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưađất nước phát triển nhanh, mạnh, bền vững, sánh vai các cường quốc năm châunhư Bác Hồ hằng mong mỏi…
Xác định được tầm quan trọng của giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã tíchcực đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, kế thừa phát triển những tư tưởnggiáo dục tiến bộ của nhân loại, trong đó có tư tưởng giáo dục của Khổng Tử -một nhà giáo dục lớn của Trung Quốc cổ đại và của cả nhân loại
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mặc dù có lúc bị lãng quên, không đượccoi trọng ngay tại đất nước, quê hương Khổng Tử, nhưng do giá trị xuyên thời đạicủa tư tưởng giáo dục tiến bộ, mà tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đã đến với mọiquốc gia, dân tộc, nhất là các nước phương Đông như: Hàn Quốc, Nhật Bản,Singapo, Việt Nam… Những giá trị tiến bộ, tích cực trong tư tưởng giáo dục củaKhổng Tử được nhân loại kế thừa, phát triển trong những điều kiện mới
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đẩy mạnh “đối mới căn bản và
giáo dục toàn diện” Vì vậy, nghiên cứu những quan điểm giáo dục của Khổng
Tử là vấn đề hết sức cần thiết, mặc dù một số nội dung không còn phù hợp vớiđiều kiện nước ta hiện nay nhưng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nhiều
ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn
Trang 7Với những nhận định bước đầu đó, tôi chọn đề tài: “Tư tưởng giáo dục
của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Khổng Tử - nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà chính trị lỗi lạc của TrungQuốc cổ đại, được tôn vinh là Vạn thế sư biểu Là người sáng lập ra Nho giáo,một trong những trường phái triết học lớn của Trung Quốc Từ xưa cho đến nayrất nhiều tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu về ông cũng như tư tưởng của ông,trong đó có tư tưởng giáo dục
Có thể nêu lên một số tác phẩm tiêu biểu sau:
- “Khổng Tử” của Lý Tường Hải, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002.
- “Luận ngữ” của Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn học, Hà Nội, 1995.
- “Nho giáo họ Khổng” của Nguyễn Hiến Lê, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1992.
- “Khổng Phu Tử và Luận ngữ” của Phạm Văn Khoái, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nôi, 2004
- “Nho giáo” của Trần Trọng Kim, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001.
- “Bàn về đạo Nho” của Nguyễn Khắc Viện, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1993.
- “Nho học ở Việt Nam - giáo dục và thi cử” của Nguyễn Thế Long, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 1995
- “Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người” của TS Nguyễn Thị
Nga - TS Hồ Trọng Hoài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003
- “Quan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con
người” của TS Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
Ngoài ra, còn nhiều bài viết đăng tải trên các tạp chí Triết học, giáo dục lýluận như :
- Về ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam, Tạp chí triết học, số 3, Lê NgọcAnh, 1999
- Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục và đào tạo con người, Tạp chí Triếthọc, số 3, Doãn Chính (6 – 2000)
- Góp phần tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Khổng Tử trong “Luận ngữ”,Giáo dục lý luận, số 7, Cung Thị Ngọc (2005)…
Trang 8Các tác phẩm trên phần nào đã thể hiện rõ tư tưởng giáo dục của Khổng Tử,
đó là một người hết lòng vì sự nghiệp, có tâm huyết với nghề nghiệp, là mộtngười đã đóng góp to lớn cho nền giáo dục của nhân loại Như vậy, hiện đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử Tuy nhiên, việctrình bày tư tưởng giáo dục của Khổng Tử một cách hệ thống thì vẫn còn rấtkhiêm tốn Những nghiên cứu này cũng chỉ xem xét tư tưởng giáo dục củaKhổng Tử như một bộ phận cấu thành trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo và
là giai đoạn trong sự phát triển hàng ngàn năm của giáo dục Nho giáo, do đó,không có điều kiện đi vào nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc Và còn rất ítnhững nghiên cứu chuyên sâu về đề tài tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và ýnghĩa của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nhằm làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của
Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích nêu trên, khóa luận tập trung làm rõ những vấn đề sau:+ Những tiền đề của sự hình thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
+ Những nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
+ Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
+ Ý nghĩa của tư tưởng giáo dục Khổng Tử đối với sự nghiệp giáo dục ởViệt Nam hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp chung là phép biện chứng duy vật mác xít
+ Đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích và tổng hợp,logic và lịch sử, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn…
Trang 95 Đóng góp của khóa luận
- Góp phần hệ thống hóa, làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng giáodục của Khổng Tử; ý nghĩa của nó đối với công tác giáo dục ở Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay
- Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Triết học và những aiquan tâm đến lĩnh vực này
6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóaluận gồm có 2 chương, 5 tiết
Chương 1 Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
Chương 2 Ý nghĩa tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đối với sự nghiệp giáodục ở Việt Nam hiện nay
Trang 10B NỘI DUNG CHƯƠNG 1
TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ
1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
1.1.1 Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội
Như chúng ta đã biết, sự xuất hiện của mỗi học thuyết, tư tưởng không phảimột cách ngẫu nhiên hay từ hư vô, mà luôn có cơ sở khách quan của nó Mộttrong những cơ sở khách quan quan trọng mà từ đó mỗi học thuyết, tư tưởng rađời, tồn tại và phát triển là những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội C.Mác từng
viết: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời
đại mình, của dân tộc mình,…” [19;156].
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng giáo dục của Khổng Tử cũngkhông phải là một ngoại lệ, nằm ngoài quy luật trên Do đó, muốn nghiên cứutìm hiểu tư tưởng Khổng Tử thì chúng ta phải tìm hiểu điều kiện kinh tế, xã hội,chính trị của thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, thời đại mà tư tưởng Khổng Tử nóichung cũng như tư tưởng giáo dục của Khổng Tử nói riêng nảy sinh, hình thành
và phát triển
Khổng Tử sống trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc (770 - 221 tr.CN).Đây là thời kỳ mà xã hội Trung Quốc đang có những chuyển biến hết sức cănbản và lớn lao Chế độ chiếm hữu nô lệ theo kiểu phương Đông mà đỉnh cao là
chế độ “tông pháp” nhà Chu đang suy tàn, chế độ phong kiến sơ kỳ đanh hình
thành Trong xã hội Trung Quốc thời kỳ này diễn ra những biến đổi hết sức sâusắc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, tạo điều kiện cho sự giải phóng tưtưởng của con người thoát khỏi thế giới quan mang tính chất thần bí, ảnh hưởngsâu sắc đến sự phát triển của tư tưởng triết học
Về mặt kinh tế, thời Xuân Thu nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời
đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt Sự ra đời của đồ sắt đã tạo ra một cuộc cách
Trang 11mạng trong công cụ sản xuất Nó thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triểnnhanh chóng trên nhiều lĩnh vực Trong đó nông nghiệp là một ngành kinh tế cótruyền thống lâu đời và giữ vai trò hết sức quan trọng ở Trung Quốc Với sự xuấthiện của đồ sắt, đã đem lại cho người Trung Quốc những tiến bộ mới trong cảitiến công cụ sản xuất và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp… Vào thời kỳ này, hệthống thủy lợi đã trải rộng khắp khu vực Trường Giang; diện tích canh tác được
mở rộng; kỹ thuật trồng trọt được cải tiến đã giảm được đáng kể sức sản xuấttrong nông nghiệp và năng suất lao động tăng Ruộng đất do nông nô mở hoangbiến thành ruộng đất tư ngày một nhiều Bọn quý tộc có quyền thế cũng chiếmdần ruộng đất của công xã làm ruộng tư Chế độ sở hữu tư nhân về rượng đất trên
cơ sở đó hình thành
Đồ sắt ra đời không chỉ thúc đẩy nền nông nghiệp Trung Quốc phát triển
mà còn thúc đẩy nền thủ công nghiệp phát triển Đồ sắt được sử dụng phổ biếnlàm cho sự phân công lao động trong sản xuất thủ công nghiệp đạt tới trình độcao hơn, chuyên nghiệp hơn, thúc đẩy một loạt các ngành nghề thủ công nghiệpphát triển, như nghề luyện sắt, nghề rèn, nghề đúc, nghề mộc, nghề làm gốm…
Sự phát triển đa dạng của nhiều ngành nghề thủ công nghiệp đã có ý nghĩa tíchcực trong việc giải phóng sức lao động, góp phần phá vỡ nền kinh tế thuần nông.Cùng với sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệpngày càng phát triển hơn trước, hoạt động giao lưu buôn bán diễn ra sôi động và
sự xuất hiện nhiều đô thị trở thành trung tâm thương mại.Tiền tệ đã xuất hiện Donhờ buôn bán mà giàu có, trong xã hội hình thành một lớp thương nhân ngàycàng có thế lực như Huyền Cao nước Trịnh, Tử Cống… Tầng lớp này thường kếtgiao với các bậc chư hầu, công khanh đại phu, tìm cách leo lên giành quyền lựcvới tầng lớp quý tộc cũ, gây nhiều ảnh hưởng đối với chính trị đương thời
Về chính trị - xã hội, những biến đổi về mặt kinh tế tất yếu đẫn đến những
biến đổi về mặt chính trị trong thời Xuân Thu Nếu như trong thời Tây Chu chế
độ tông pháp, “phong hầu, kiến địa” vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý
nghĩa về mặt chính trị, ràng buộc về huyết thống, có tác dụng tích cực làm chonhà Chu giữ được sự hưng thịnh trong một thời gian dài, thì đến thời Xuân Thu,chế độ tông pháp nhà Chu không còn được tôn trọng, các quan hệ kinh tế, chính
Trang 12trị, quân sự giữa thiên tử và các nước chư hầu trở nên lỏng lẻo, huyết thống ngàycàng xa, trật tự lễ nghĩa nhà Chu không còn được duy trì như trước Nhiều nướcchư hầu mượn tiếng khôi phục lại địa vị tông chủ của nhà Chu đã đưa ra khẩu
hiệu “tôn vương bài di”, nhưng thực chất là mưu cầu lợi ích cá nhân, mở rộng
thế lực và đất đai, thôn tính các nước nhỏ, trang giành địa vị bá chủ thiên hạ đãđua nhau xuất binh đánh nhau suốt mấy trăm năm Thời Xuân Thu có khoảng
242 năm nhưng đã xảy ra tới 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ Đầu thời Tây Chu cóhàng ngàn nước, đến cuối thời Xuân Thu chỉ còn hơn một trăm nước Trong đó
có những hùng mạnh nhất thời bấy giờ thay nhau làm bá chủ thiên hạ như nước
Tề, Tấn, Sở, Tống, Ngô, Việt, Tần Để tập trung tất cả tài lực và vật lực cho các
cuộc chiến tranh, các quốc gia này đều thi hành chính sách “bá đạo” dựa trên sức mạnh và ra sức bóc lột nhân dân và các nước khác Chính sách “bá đạo” đã
làm cho đời sống nhân dân hết sức khổ cực Người dân phải tham gia vào quânđội thực hiện các cuộc chinh phạt của các tập đoàn quý tộc, đồng thời phải chịusưu cao thuế nặng, phu phen, lao dịch nặng nề Thiên tai thường xuyên xảy ra,nạn cướp bóc lại hoành hành khắp nơi Đồng ruộng bỏ hoang, cuộc sống nhândân trăm bề khốn khổ
Cùng với các cuộc thôn tính lẫn nhau của các quốc gia thì ngay bên trongmỗi quốc gia cũng nổ ra không ít các cuộc tranh giành quyền lực và đất đai giữaquý tộc với nhau Điển hình là nước Tấn, năm 403 tr.CN có ba dòng họ lớn là Hàn,Ngụy, Triệu đã nổi lên phế bỏ vua Tấn, dựng lên ba nước Hàn, Ngụy, Triệu
Hậu quả của những cuộc tranh giành, thôn tính, chinh phạt lẫn nhau của tầnglớp quý tộc đã dẫn tới sự diệt vong của hàng loạt các nước chư hầu nhỏ, đạo đức
xã hội bị suy đồi, các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, mâu thuẫn giai cấp trong xãhội trở nên sâu sắc, kể cả mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và nhân dân cũng nhưgiữa giai cấp thống trị với nhau, làm cho xã hội ngày càng thêm rối loạn Lễ nghĩanhà Chu bị phá hoại, đặc biệt những nghi lễ chặt chẽ, tôn nghiêm trước đây đãtừng góp phần bảo vệ và làm hưng thịnh chế độ tông pháp nhà Chu, thì đến naycũng bị xem thường Hậu quả tất yếu là một vài nơi đã nổi lên các cuộc khởi nghĩanông dân và nô lệ Đẩy mâu thuẫn xã hội thời Xuân Thu lên đến đỉnh cao, đưa chế
độ chiếm hữu nô lệ Trung Quốc đi nhanh đến suy tàn và cáo chung
Trang 13Như vậy, kết quả của những biến động kinh tế đã dẫn đến sự biến đổi sâusắc trong kết cấu giai tầng của xã hội Nhiều tầng lớp mới xuất hiện và mâuthuẫn giai cấp trong xã hội ngày càng diễn ra gay gắt Có thể tóm tắt mấy mâuthuẫn chính nổi lên trong thời kỳ này là:
- Mâu thuẫn giữa tầng lớp mới nổi lên có tư hữu tài sản, có địa vị kinh tếtrong xã hội (Hiển tộc) mà không được tham gia chính quyền với giai cấp quý tộcthị tộc cũ của nhà Chu đang nắm chính quyền
- Mâu thuẫn giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương nhân với giaicấp quý tộc thị tộc Chu
- Mâu thuẫn nông dân công xã thuộc các tộc bị nhà Chu nô dịch với nhàChu và tầng lớp mới lên đang ra sức bóc lột, tận dụng hết sức lao động của họ
Đó là những mâu thuẫn của thời kỳ lịch sử đang đòi hỏi giải thể chế độ nô
lệ thị tộc, tiến nhập vào xã hội phong kiến; đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độgia trưởng (còn gọi là Tông pháp), xây dựng nhà nước của giai cấp quốc dân, giảiphóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển
Chính trong thời đại lịch sử đầy biến động của thời kỳ Xuân Thu - ChiếnQuốc đã đặt ra cho các nhà tư tưởng những câu hỏi lớn về mặt triết học, chính trị,luân lý đạo đức, pháp luật, quân sự,… đòi hỏi các nhà tư tưởng phải có nhữngtìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra những câu trả lời, đưa ra những giải pháp giảiquyết những vấn đề thực tiễn xã hội lúc bấy giờ Trong nước xuất hiện nhữngtrung tâm (như Tắc Hạ của nước Tề), những tụ điểm (như nhà Mạnh Thường
Quân) mà ở đó “kẻ xử sĩ bàn ngang” hay “bàn việc nước” Nhìn chung họ đều
đứng trên lập trường của giai cấp mình, tầng lớp mình mà phê phán (để cải tổ hay
để lật đổ) trật tự xã hội cũ, xây dựng (trong tư tưởng) xã hội tương lai và tranh
luận, phê phán, đả kích lẫn nhau Lịch sử gọi là thời kỳ “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng) [31; 24-27] Vì vậy,
trong thời kỳ này đã xuất hiện hàng loạt các nhà tư tưởng lớn và học thuyết lớn
Chính thời kỳ “Bách gia tranh minh” đó hình thành nên trường phái triết học lớn
trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc và trường phái triết học Nho gia do Khổng Tử
là người sáng lập là một trong những trường phái triết học lớn thời kỳ này
Trang 14Trường phái triết học đã có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ thời đó mà cả một thời
kỳ lịch sử lâu dài sau này
Trang 151.1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử
Khổng Tử (551 - 479 tr.CN) tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ra ở tại ẤpTrâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông,Trung Quốc) Khổng Tử sinh ra trong một gia đình nghèo, ông tổ ba đời làKhổng Phòng Thúc, nguyên là người nước Tống, dòng dõi quý tộc bị sa sút, saudời sang nước Lỗ Cha của Khổng Tử là Thúc Lương Ngột làm quan võ tại ấpTrâu Đến lúc gần già, thân phụ ông mới lấy bà Nhan thị - Nhan Trưng Tại vàsinh ra Khổng Tử
Khi Khổng Tử ra đời thì thân phụ đã 70 tuổi, năm 3 tuổi ông mồ côi cha.Sau khi chồng mất, dù gia cảnh nghèo khổ bần hàn, nhưng bà Nhan thị vẫn quyếtchí nuôi con ăn học Do gia cảnh bần hàn ông làm nhiều nghề như: quản lí giasúc, kho tàng lương thực, tham gia nhưng nghi thức tế tự, tang ma… Ông từng
nói: “ta lúc nhỏ nghèo hèn làm không ít việc bỉ lậu” [9; 14] Ngay từ nhỏ Khổng
Tử nổi tiếng là người siêng năng, học giỏi, lúc 15 tuổi trở đi ông quyết chí học
tập “Ngô Thập hữu ngũ nhi chí ư học” [15; 39].
Năm 19 tuổi Khổng Tử lập gia đình với bà Khiên thị sinh ra được mộtngười con trai đặt tên là Khổng Lý, tự Bá Ngư và một người con gái Sau đó năm
20 tuổi Khổng Tử làm chức Uỷ lại coi việc đong lường thóc ở kho (được khen là
“liệu lượng bình, cối kê đương”), năm 21 tuổi làm Tư chức lại coi việc chăn nuôi
gia súc phục vụ việc cúng tế (cũng được khen là “ngưu dương tráng thuật”).
Theo sách Thông khảo, thì năm 22 tuổi bắt đầu dạy học, sau đó ông tiếp tục họcnhạc và học dạo Lúc này Khổng Tử còn trẻ tuổi nhưng đã nổi tiếng là tài giỏi,
cho nên Lễ Hầu sắp chết mà còn dặn lại con rằng:“Khổng Khâu là dòng giỏi quý
tộc Họ Khổng bị phiêu bạt ở nước Tống vì loạn lạc đã bỏ sang nước Lỗ Tổ tiên Ngài là ngành trưởng vua nước Tống, nhưng nhường ngôi cho vua Li cho nên gia thế Khổng có tiếng là nhún nhường Người ta thường bảo rằng các bậc hiền triết hay xuất hiện ở các gia đình quý phái tuy rằng không tất nhiên ở địa vị quyền quý Vậy mà, Khổng Khâu còn trẻ đã ham khoa sứ học Y sẽ trở nên một nhà hiền triết sau này Cho nên ta khuyên các con sau này khi ta mất rồi, con nên theo Y mà học tập” [29; 208] Quả nhiên sau này, cả ba anh em Nam Cung
Quát và Hà Kỵ đều nhập môn họ Khổng để học lễ
Trang 16Năm 53 tuổi, Khổng Tử được vua Lỗ mời ra làm Trung đô tế (quan coi ấpTrung đô) Thời gian này chính sự của ông được rất nhiều nơi sử dụng làm pháp
độ Chẳng bao lâu ông được phong làm Đại Tư Khấu, rồi Nhiếp tướng bộ coiviệc in, ấn định luật lệ, phép tắc trong nước Trong bốn năm nhận chức, Khổng
Tử đã thẳng tay trừng trị loạn quan, nịnh quan trong triều, đem lại cho nước Lỗ
cảnh “ban đêm ngủ không phải đóng cửa, ban ngày ra đường không ai nhặt của
rơi, luân thường đạo lý được coi trọng” Song vua nước Lỗ đam mê tửu sắc, đàn
hát, ca múa, xa hoa, bỏ bê việc triều chính, ông can ngăn không được mới xin từchức Từ đó, ông đi chu du các nước chư hầu như: Tề, Vệ, Tần, Sở, Tống Đến
68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, ở nhà dạy học và làm sách để truyền đạo chomuôn đời
Cuộc đời Khổng Tử là những bước thăng trầm, vất vả, dù cho ông là ngườiuyên thâm, tài cao đức rộng, muốn mang đạo của mình ra giúp đời, nhưng khôngmột ông vua nào nhìn thấy để trọng dụng một con người đầy tài năng đức độ này
cả Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, Khổng Tử đã tổng kết lại cuộc đời
của mình như sau: “Ta 15 tuổi để chí vào việc học đạo; 30 tuổi biết tự lập tức
khắc kỷ phục lễ cư theo điều lễ mà làm; 40 tuổi không nghi hoặc nữa, tức có trí đức nên hiểu rõ ba đức: nhân, lễ, nghĩa; năm 50 tuổi biết mệnh trời, biết được việc nào sức người làm được, việc nào sức người không làm được; 60 tuổi đã biết theo mệnh trời; 70 tuổi theo lòng muốn của mình mà không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý, không phải suy nghĩ gắng sức mà hành động tự nhiên hợp đạo lý” [16; 39].
Sau 14 năm lang thang, phiêu bạt qua nhiều nước tìm bậc minh quân nhưng
không thành giống như “con chó lạc mất chủ” [10; 15] như cách nói của ông Khổng Tử lại quay về tiếp tục sự nghiệp“trồng người” Tuy có mấy lần ông ra
-làm quan nhưng dạy học vẫn là sự nghiệp lớn mà Khổng Tử theo suốt cuộc đời.Với tấm lòng tâm huyết của người thầy, Khổng Tử lấy giáo dục làm tối trọng đại
Ông đã hết lòng vì học trò, luôn mang tư tưởng “dạy không biết chán, học không
biết mỏi”, nên Khổng Tử đã đào tạo nên một lớp thế hệ học trò xuất sắc, trong đó
nổi bật có 72 người hiền tài Học trò của ông nhiều thành phần, nhiều người đến
từ nơi rất xa, “có đủ con nhà quý tộc, trung lưu, bình dân, có người làm quan Tể,
Trang 17quan đại phu ở các nước, Tử Cống làm tướng quốc nước Vệ và có đi sứ ở nhiều nước” [12; 390] Qua sự giáo dục dạy dỗ của Khổng Tử học trò không chỉ thông
thạo kinh sử mà còn về đạo đức, ông dạy cách sống cũng như cách làm người,những điều tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại thực sự cần thiết đối vớimỗi người trong cách làm người Vì thế nên học trò ông rất kính trọng ông, Nhan
Uyên khen: “Đạo thầy ta càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng
thấy cứng, mới thấy ở trước mặt bỗng hiện ở sau lưng…” [16; 158]
Về tác phẩm, Ông có san định lại các Kinh (Lục Kinh: Thi, Thư, Lễ, Nhạc,Dịch, Xuân Thu) Có người còn cho rằng kinh Xuân Thu là kinh do chính tayông viết Sách Luận Ngữ, tác phẩm chứa đựng những tư tưởng cơ bản của Khổng
Tử, là do những môn đệ chép lại những lời ông dạy
Từ cuốn sách này chúng ta có thể thấy nhiều tư tưởng sâu sắc trong đó có tư
tưởng giáo dục Có thể khẳng định “Luận ngữ” là một tác phẩm chứa nhiều quan
điểm giáo dục trên tất cả các phương diện: mục đích, đối tượng, nội dung,phương pháp Là tác phẩm chứa nhiều tư tưởng có giá trị góp phần quan trọngvào sự nghiệp giáo dục, đào tạo của chúng ta hiện nay
1.2 Nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
1.2.1 Mục đích giáo dục
Xã hội Trung Quốc thời Khổng Tử là thời kỳ nhà Chu suy vong đến cực độ.Các cuộc chiến tranh liên tiếp xảy ra, không chỉ là các cuộc giao tranh giữa cácchư hầu mà còn có những cuộc giao tranh giữa chư hầu và thiên tử, luân thường,đạo lý bị đảo lộn, kỷ cương phép nước không nghiêm Xã hội loạn lạc như vậytheo Khổng Tử là vô đạo, là lễ, nhạc hư hỏng Trong bối cảnh đời suy đạo hỏng,mọi người phải học để hành đạo giúp đời Học để giúp vua, giúp quốc gia
Nên mục đích giáo dục của Khổng Tử không đơn thuần chỉ là đào tạo ra
những người “lý tưởng”, biết đạo, hiểu đạo, mà còn cao hơn nữa ông muốn là
Trang 18đào tạo ra người có đủ năng lực để tham gia gánh vác công việc quốc gia, bình
ổn xã hội
Từ mục đích đó, Khổng Tử tập trung vào việc đào tạo người quân tử Nếugiáo dục được Khổng Tử xem là phương tiện chính góp phần cải biến xã hội từloạn thành trị, thì người quân tử là nhân tố cốt lõi, là động lực dẫn dắt xã hội đếnthịnh trị Chính vì vậy, ông dành tâm huyết của mình cho việc đào tạo người
quân tử Trần Trọng Kim cho rằng: “Đã nói rằng đạo của Khổng Tử là đạo
người quân tử cốt dạy người ta cho thành người có đức hạnh hoàn toàn và có nhân phẩm tôn quý, cho nên bao nhiêu những sự dạy dỗ, học tập của Khổng giáo đều chứa cả vào sự gây thành người quân tử” [13; 99]
Nhằm mục đích trên, Khổng Tử luôn hướng học trò vào mục đích làmngười cai trị Khổng Tử cho rằng: mục đích của học giả đời xưa là học để có trithức, để sửa mình, còn mục đích của học giả đời nay là học để có địa vị và danh
phận trong xã hội, tức là học để làm quan, để dẫn dắt xã hội tới thịnh trị: “Người
đời xưa vì mình mà học đạo; người đời nay vì người mà học đạo” (Cổ chi học giả vị kỷ; kim chi học giả vị nhơn) [15; 226-227] Tư tưởng “Học dĩ ứng dụng”,
tức là học để ứng dụng có ích cho quốc gia xã hội, luôn là mục đích cao nhất củangười học Nếu học mà không ứng dụng được, không thể đưa tài học để giúpnước thì việc học đó chẳng há vô ích, học phải có mục đích rõ ràng ứng dụngtrong cuộc sống Học để phân định phải trái, thực hư, điều gì thấy còn nghi ngờ,
Trang 19còn khuyết thì đừng nói; điều gì thấy ít kinh nghiệm, còn khuyết đã thì khôngnên làm; cẩn thận trong lời nói, trong việc làm thì ít lỗi, ít ăn năn Học phải có gì
ích dụng nếu không thì cũng chẳng để làm gì Khổng Tử dạy rằng: “Đọc ba
trăm thiên Kinh Thi, giao cho việc chính trị mà làm không nên, sai đi sứ bốn phương mà không biết ứng đối như vậy học nhiều để làm gì ?” [16; 214].
Nếu người học chỉ có khư khư ôm lấy cái đạo học ấy mà không đem ra ứngdụng thực hành thì sao có thể gọi là thực học được Vì vậy, học đạo để hành đạo
là yêu cầu thiết thân đối với người giáo dục
Tư tưởng học để làm chính sự, làm quan để biến xã hội từ “loạn thành trị”
của Khổng Tử được các học trò rất thấm nhuần Tử Lộ, một học trò của ông cho
rằng: “người có học, có tài đức mà không ra làm quan là không hợp đạo nghĩa.
Người quân tử ra làm quan là để thi hành cái nghĩa lớn trung quân ái quốc mà thôi, chứ không phải mưu cầu phú quý” [15; 291] Tử Hạ, một học trò khác của
Khổng Tử, cho rằng: “học ra làm quan là một quá trình học đạo và hành đạo bổ
sung cho nhau Người đã làm quan thì cũng cần phải học thêm, còn người học thì nên làm quan” [15; 301].
Tuy nhiên, để truyền bá một cách rộng rãi tư tưởng nhân nghĩa của mình,mục đích của Khổng Tử không chỉ là giáo dục cho người quân tử, mà đồng thờiông cũng giáo dục cho cả bậc thứ dân Một mặt, ông muốn kén chọn nhữngngười có đủ đức, đủ tài trong nhân dân tham gia vào công việc chính trị quốc gia
Trang 20để ổn định trật tự xã hội, nhưng quan trọng hơn, Khổng Tử còn nhằm giáo dụccho dân chúng đạo lý tam cương, ngũ thường, nhân, lễ, hiếu, nghĩa, với mụcđích để họ hiểu được đạo lý, sống đúng với đạo lý, khuyên họ nên biết an phậnthủ thường, nên sống đúng với cái danh của mình, chịu sự cai trị của tầng lớptrên, phục tùng mênh lệnh của nhà cầm quyền, tất cả cũng nhằm duy trì trật tự,
kỷ cương và sự ổn định của xã hội phong kiến Ông nói: “Người quân tử ở ngôi
trên nhờ học đạo mà thương dân mến chúng; kẻ tiểu nhân ở bậc dưới nhờ học đạo mà biết tuân lệnh nhà cầm quyền” (Quân tử học đạo tắc ái nhân Tiểu nhân học đạo tắc dị sử dã) [15; 270-271]
Với Khổng Tử, dạy học trước hết là để biết, để hiểu đạo lý ở đời, để tự sửamình thành người có nhân cách, phẩm chất và để làm người quân tử mọi ngườihiểu được đạo, hiểu được đạo mới biết cách thao thư để có cái phẩm giá đạo đứchơn người thường Cái đích của Khổng Tử là dạy người ta thành người nhânnghĩa, trung chính, tức dạy người quân tử Song có dạy mà không học thì dẫu sựdạy hay thế nào cũng mặc lòng, cũng không sao thành công được Vậy nên Khổng
Tử lấy sự học là một điều rất trọng yếu Như cổ nhân từng nói: “Học là cốt học
đạo của thánh hiền để hiểu nghĩa lý, biết phải trái mà sửa mình để cho thành người có đức hạnh, chứ không chỉ vì lấy biết nghề kiếm ăn” [13; 125] Như vậy,
cuộc đời của con người quan trọng nhất là phải học, học để biết đạo lý làm người
và nâng cao trí thức cho mình, mang tài trí của mình ra giúp đời, cứu người
Trang 21Cuộc đời của Khổng Tử là một tấm gương ham học cầu tiến Thể hiện rõ rệtmột phẩm cách tinh thần cứng cỏi, truy cầu không mệt mỏi, Khổng Tử đã nhiều
lần nhấn mạnh rằng: “không phải ta sinh ra đã có am hiểu tri thức, chẳng qua là
ta đam mê các tri thức văn hóa của bậc thánh hiền cổ xưa nên cố gắng tầm học”
[16; 129] Khổng Tử là người có chí hướng cao xa, mong muốn được đem sựhiểu biết của mình ra giúp dân cứu nước, nhưng chí nguyện không thành công,đành quay về dạy học truyền bá tư tưởng thông qua học trò của mình, với hi vọnghọc trò lĩnh hội và thực hiện được phần nào tư tưởng của ông
Theo Khổng Tử, học để “Tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ” và đây
cũng chính là con đường đi của người quân tử Và trong đó tu thân là nhiệm vụquan trọng nhất của mỗi người Người quân tử muốn trở thành người có ích cho
xã hội, xây dựng một xã hội tốt đẹp, hòa đồng, thì trước hết phải tu thân Ở đời tuthân là quan trọng nhất, không tự tu thân thì không thể giúp đời được không làm
tròn bổn phận của mình với thiên hạ được“Những vị vua, những vị thánh thửa
xưa muốn cho đức của mình tỏa sáng, trước hết phải lo sửa trị nước mình; muốn sửa, trị nước mình trước hết phải lo sửa mình; muốn sửa trị nhà mình trước hết phải tu tập lấy mình bằng cách thấu suốt đạo trời đất để giữ cho lòng ngay thẳng” [3; 80]
Việc tu thân không chỉ của người quân tử, mà là việc của tất cả mọi người.Đây chính là mục đích sâu xa trong mục đích giáo dục, để xây dựng một xã hội trật
Trang 22tự, một đất nước thanh bình của Khổng Tử Vì vậy trong quá trình dạy học, ông luônkhuyên học trò rèn luyện được như người quân tử với những phẩm chất sau:
1 Khi nhìn phải nhìn cho minh bạch, nhìn đúng vấn đề
2 Khi nghe phải nghe cho rõ ràng, nghe lời người trung thành
3 Nói về hình thức sắc mặt phải ôn hòa
4 Nói năng phải trung thực
5 Tướng mạo phải trang nghiêm
6 Làm việc trọng sự kính nể
7 Điều gì còn nghi hoặc thì phải xem xét, phải hỏi han cho rõ ngọn nguồncủa sự việc hay vấn đề
8 Khi tức giận phải nhớ đến hậu họa
9 Khi thấy lợi phải nghĩ đến điều nghĩa [28; 599]
Đó là mục đích giáo dục của Khổng Tử, mong muốn của ông là đào tạođược nên những con người có phẩm chất tốt đẹp như vậy, để xây dựng một xã
hội lý tưởng từ “vô đạo” thành “hữu đạo”, đó là một xã hội được xây dựng trên nền tảng “đức trị” nặng đức mà nhẹ hình.
Quan điểm giáo dục của Khổng Tử dựa trên cơ sở học thuyết về đạo nhân,
nên ông chủ trương giáo dục với mục đích là “Tiên học lễ, hậu học văn”, trước
hết là phải giáo dục ý thức, sau đó mới giáo dục tri thức, nên ông thường khuyên
học trò “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất sắc để cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân
Trang 23nhân, hành hữu dư lực tắc dĩ học văn”- Con em ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà thành thật, yêu khắp mọi người mà gần gũi với người nhân đức, làm được như vậy rồi
mà còn dư sức sẽ học văn hóa” [16; 28].
Mục đích giáo dục của Khổng Tử, là để làm người và giáo dục lòng nhân vìnhân là nội dung quan trọng trong tư tưởng Khổng Tử Là phẩm chất bao trùmmọi đức tính khác của con người Khi người quân tử đã có được nhân đạt đượcđạo, thì phải hành đạo giúp đời cứu người, phải được thực hành ứng dụng, sửdụng những gì mình đã học để tham gia xây dựng quốc gia xã tắc đấy chính làmục đích cao nhất của việc học, chứ đâu phải lấy sự học ra làm quan sang màhưởng bổng lộc
Mục đích giáo dục của vị thánh sư này còn là thông qua việc giáo dục sẽgiúp học trò tìm thấy chân lí trong cuộc sống, và ông cũng mong sao học trò sẽtìm thấy được chân lý cuộc đời qua mỗi bài học Khổng Tử hết sức phản đối cáihọc cầu danh lợi, tranh đấu vì quyền lợi mà chú trọng vào mục đích tìm chân lýtrong giáo dục Chân lý ở đây tức là đạo lý, cho nên Khổng Tử định nghĩa cho
giáo dục là: “Tu đạo chi vị giáo - tu sửa đạo lý gọi là giáo dục “Đạo của Khổng
Tử, lấy hai chữ chí thiện làm cực điểm, chí thiện tức là nhân Từ đầu chí cuối chỉ
có một mối, chỉ lấy theo thiên lý làm gốc, dùng hiếu đễ, lễ nhạc mà khiến người
ta tiến đến bậc nhân” [13; 103], để trở thành bậc nhân, bậc thánh con người phải
Trang 24hiểu đạo lý ở đời Khổng Tử cho là cái đạo ấy có cái vui, cái thú và ông đã cực tả
lòng hâm mộ nhiệt thành đạo lý trong sự học ở câu nói: “Triêu văn đạo tịch tử
khả hỹ” - Buổi sáng được nghe mà hiểu đạo, buổi tối chết cũng thỏa [16; 76].
Tóm lại, mục đích giáo dục của Khổng Tử là nhằm đào tạo ra cho xã hội
con người có đủ “đức”- “tài”, đem tài trí và sức lực của mình ra giúp đời, dám
xả thân vì nghĩa lớn, vì sự bình yên cho xã hội, cho thiên hạ Con người mà tàiđức song toàn Khổng Tử hướng đến là bậc quân tử có nhân cách cao thượng, tâmđịa rất thánh hiền sống vì điều nghĩa Như vậy, xuất phát từ việc coi giáo dục làmột phương tiện chính trị hữu hiệu nhất nhằm ổn định trật tự xã hội, mục đíchcủa nền giáo dục Khổng Tử không thể không gắn liền và góp phần thực hiệnnhững mục tiêu chính trị Có thể nói, trước yêu cầu của xã hội, Khổng Tử đã
“chính trị hóa” giáo dục một cách sâu sắc, trong đó, mục đích giáo dục con
người và mục đích phục hưng xã hội là thống nhất, không tách rời nhau Nhữngmục đích này đã chi phối đến việc lựa chọn đối tượng giáo dục của Khổng Tử
1.2.2 Đối tượng giáo dục
Xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu là xã hội loạn lạc, đời sống nhân dânlầm than cơ cực, chiến tranh liên miên giữa các nước chư hầu, xuất hiện thêmnhiều giai cấp tầng lớp mới trong xã hội Trước xu thế biến đổi của thời đại,nhưng Khổng Tử đã có những khuyng hướng tiến bộ trong chủ trương giáo hóa
con người đó là “Hữu giáo vô loại” [16; 298], có nghĩa là mọi người trong xã
hội đều có quyền được học, được giáo dục, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo,
Trang 25chủng tộc, thiện ác, sang hèn, thông minh hay đần độn và được giáo dục là quyềnlợi của tất cả mọi người Khi được giáo dục con người trở về với tính thiện, sẽhiểu được đạo, hành đạo và đạt đạo Đây là tư tưởng có tính đột phá trong một xãhội còn nhiều quan điểm bảo thủ, phải đặt tư tưởng Khổng Tử vào thời điểm lịch
sử lúc bấy giờ chỉ có tầng lớp thống trị có đặc quyền ấy mới thấy hết tính cách
mạng trong tư tưởng của ông, “Hữu giáo vô loại” như phát đại bác nã vào cái
thành trì giáo dục đẳng cấp nặng nề tồn tại từ lâu ở Trung Quốc cổ đại
Khổng Tử còn đặt ra nền giáo dục toàn dân Trước đây chỉ có con em quanlại quý tộc, vua chúa mới được cắp sách tới trường Trường học là của Nhà nướcchỉ tính trên đầu ngón tay Giờ thì công việc học tập dành cho tất cả mọi đẳngcấp trong xã hội Đây là đóng góp to lớn của Khổng Tử cho nền giáo dục nhânloại, mà ngày nay chúng ta đang học tập và làm theo
Bên cạch đó, Khổng Tử cũng là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại thời
kỳ cổ đại mở trường tư với quy mô lớn Trường học của Khổng Tử luôn mở rộngcửa đón tất cả mọi người vào học, đối tượng giáo dục rộng lớn bất kể người nào,chỉ cần có lòng ham muốn học hỏi, tìm hiểu tri thức, học đạo làm người là ông
nhận Với quan niệm “hữu giáo vô loại”, Khổng Tử đã có đông đủ học trò theo
học Học trò của ông đủ các lứa tuổi, tầng lớp, hạng người, bởi ai đến xin học
ông đều nhận dạy Khổng Tử nói: “Ai dưng lễ xin học thì từ một bó nem trở lên
ta chưa từng chê là ít không dạy” [16; 123] Theo Khổng Tử, người ham học hỏi
Trang 26thì dù nghèo khó đến đâu thì ông vẫn tận tình dạy bảo tuần tự dẫn dắt từng bước
để người học tiến đến chỗ hiểu biết, kể cả những người kém cỏi, năng lực nhận
thức yếu ông vẫn nhận làm học trò và chỉ dạy chu đáo Ông nói: “Nếu có kẻ thô
bỉ đến hỏi ta, dầu là kẻ tối tăm mờ mịt tới đâu, ta cũng đem hai bề từ đầu chí đuôi mà dẫn giải cho thật tường tận mới nghe” [15; 134-135].
Thậm chí Khổng Tử còn sẵn sàng dạy cho cả những người ác nghịch, khó
dạy nhưng biết hối cải, có ý thức tự giác vươn lên Ông nói: “Người ta có lòng
tinh khiết mà đến với mình, thì mình vì lòng tinh khiết ấy mà thâu nhận người, chớ mình không bảo lãnh những việc đã qua của người Lại nữa, ngày nay người
ta đến với mình thì mình thâu nhận, chớ mình chẳng bảo đảm người khi người thôi ra Chỉ có thế thôi, cần gì phải nghiêm khắc thái quá? - Nhơn khiết kỷ dĩ tấn, dữ kỳ khiết dã, bất bảo kỳ vãng dã; dữ kỳ tấn dã, bất dữ kỳ thối dã Dã hà thậm” [15; 112-113].
Với tư tưởng “hữu giáo vô loại”, học trò của Khổng Tử đến từ nhiều tầng
lớp khác nhau trong xã hội Trong số các học trò của ông, vừa có con em quý tộcnhư Tử Du, Tử Tiên, Nam Cung Kinh Thúc ; lại có cả bình dân gia cảnh bầnhàn, xuất thân hèn kém như Nhan Hồi, Mẫn Tử Khiêm, Nhiễm Cầu, NhiễmUng ; vừa có những người buôn bán như Tử Cống, Tử Trương ; vừa có con nhàlao động như Tăng Sâm; vừa có người trước đây là hạng bất thiện như Nhan Trác
Du, hay “cuồng phong” như Sầm Trương, Mục Bì
Trang 27Xét trong bối cảnh lịch sử thời bấy giờ, xã hội mà con người đặc biệt làngười nô lệ chỉ được xem là công cụ biết nói thì những tư tưởng tiến bộ có tínhnhân văn, là giá trị lịch sử mà Khổng Tử đem lại cho nhân loại.
Xuất phát từ quan niệm về bản chất con người, Khổng Tử đặt ra yêu cầugiáo dục tính thiện cho con người Khổng Tử nhận thấy nhân cách của con ngườikhông phải bẩm sinh mà có, bởi bản chất con người khi sinh ra đều giống nhau,
nhưng do tập quán thói quen mà làm cho bản tính con người xa nhau.“Tính
tương cận dã, tập tương viễn dã” [16; 284] Chính vì vậy, Khổng Tử lấy giáo
dục làm phương tiện để làm cho con người trở về bản tính ban đầu Do đó, việc
giáo dục là quan trọng đối với mỗi người Ông chủ trương giáo dục “học hạ tư
nhân”, tức là việc giáo dục phải tiến hành từng bước, trước tiên phải giáo dục từ
trong gia đình đó là trường học đầu tiên của mỗi người, sau đó mới đến nhàtrường phân ra các cấp học cơ sở, để phù hợp với mọi trình độ lứa tuổi, điều nàyrất phù hợp trong thời đại xã hội ngày nay
Với tư tưởng “hữu giáo vô loại”, hướng tới đối tượng giáo dục cho tất cả
mọi người, đối tượng dạy bảo là rộng lớn nhưng trong đó vẫn chủ yếu dành cho
người quân tử Vì “Quân tử học đạo tắc ái nhân, tiểu nhân học đạo tắc dị sử
dã” - có nghĩa là người quân tử học đạo thì yêu người, còn tiểu nhân học đạo thì
dễ sai khiến [16; 285] Cũng xuất phát từ lợi ích và địa vị đẳng cấp xã hội, nên
Khổng Tử cũng cho rằng đối với dân việc gì cần thiết thì cứ sai khiến không nên
Trang 28giảng giải, vì dân không có khả năng hiểu ý nghĩa công việc mình làm “Dân khả
sử do chi, bất khả sử tri chi” [16; 143] Như vậy, thực chất đối tượng giáo dục
mà Khổng Tử hướng đến chỉ là người quân tử, còn người dân lao động và kẻ tiểunhân thì có dạy cũng không hiểu gì cả
Khổng Tử cho rằng, có hai hạng người không thể thay đổi được là thượng
trí và những kẻ hạ ngu.“Duy thượng trí dữ hạ ngu bất di” [16; 285], Khổng Tử chia thiên hạ ra làm nhiều người: “Sinh ra đã biết là bậc trên, học rồi mới biết là
bậc thứ, gặp cảnh khốn nạn rồi mới chịu học, lại còn thấp hơn nữa, thấp nhất là gặp cảnh khống nạn rồi vẫn không chịu học” [16; 277] Đặc biệt, trong đối tượng
giáo dục của ông, Khổng Tử còn xem thường không có thiện cảm đối với sự giáo
dục, dạy học cho người phụ nữ: “Chỉ có hạng tì thiếp và tôi tớ là khó cư xử với
họ, thân cận với họ thì nhờn, xa cách với họ thì tắc oán” - Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã Cận chi tắc bất tốn viễn chi tắc oán [16; 297] Đây là một
hạn chế do lập trường giai cấp nặng nề và là hạn chế của lịch sử, trong tư tưởnggiáo dục của Khổng Tử
Như vậy, đối tượng giáo dục của Khổng Tử, một mặt mang tính chất bìnhđẳng và hết sức tiến bộ, nhưng mặt khác, nó không vượt qua được hạn chế bởitầm nhìn lịch sử và tính chất hết sức nghiệt ngã của chế độ phong kiến Nhìnchung đối tượng giáo dục của Khổng Tử có thể chia làm hai loại: trước hết làtầng lớp quý tộc thống trị, đây là đối tượng giáo dục chính của Khổng Tử Sau đó
Trang 29tầng lớp thứ dân, tuy vậy chỉ có những người biết lắng nghe lời khuyên bảo củathánh hiền, còn đối với kẻ vô đạo, tiểu nhân thì mãi không cải tạo được Mặc dùcòn nhiều hạn chế nhất định, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những giá trị
mà ông đã đạt được trong giáo dục Đặc biệt là về đối tượng giáo dục Với quanđiểm đó, Khổng Tử là người có tầm nhìn vượt thời đại Tư tưởng đó rất đáng trântrọng, cần được giữ gìn và phát huy một cách tốt nhất trong thời đại ngày nay
1.2.3 Nội dung giáo dục
Khổng Tử căn cứ vào nhu cầu xã hội đương thời mà xác định nội dung giáodục Xuất phát từ quan niệm bản tính con người là ngay thẳng, là thiện; cũng như
quan niệm cho rằng nguyên nhân của “vương đạo suy vi, bá đạo nổi lên” là ở con người Do con người không có “đạo”, làm trái với “đạo” “Đạo” mà Khổng
Tử nói đến ở đây thực chất là “đạo làm người” Chính vì con người không có
“đạo” mới dẫn đến chuyện tranh giành quyền lực, địa vị, đất đai, chém giết lẫn
nhau làm cho kỷ cương phép tắc đảo lộn, làm cho xã hội rối loạn Để cho xã hội
trở lại thanh bình, theo Khổng Tử phải làm cho con người có “đạo”, hiểu
“đạo”, làm theo “đạo” Đạo mà Khổng Tử nói đến ở đây chính là Nhân, Lễ và
Chính danh định phận
Nội dung giáo dục của Khổng Tử là dạy về đạo lý làm người “Để chí vào
học, giữ gìn đức hạnh, nương theo điều nhân, vui với lục nghệ, tức là lễ, nhạc,
xạ, ngự, thư - viết số, số - toán pháp” [16; 123] Tập trung vào ngũ thường - năm
phẩm chất của người quân tử là: nhân - lễ - nghĩa - trí - tín Nội dung đó được tập
Trang 30hợp trong sáu ngành: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số và bốn khoa: đức hạnh, chính trị,ngôn ngữ, văn học Đức hạnh nhằm phát triển cho những người thực hành phẩmchất đạo đức Chính trị dành cho những người hoạt động chính trị, cai quản quốcgia Ngôn ngữ chủ yếu dành cho những người cần biện luận lý thuyết Văn họcdành cho những người muốn đi sâu nghiên cứu văn chương Dựa vào bốn loại
đó, Khổng Tử đã đào tạo thành công các học trò của mình Về đức hạnh có:Nhan Uyên, Mẫn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung Về chính trị có:Nhiệm Hữu, Qúy Lộ Về ngôn ngữ có: Tể Ngã Tử Cống Về văn học có: Tử Du,
Tử Hạ Đây là chính là Khổng Tử dựa vào sở trường của từng người mà bồidưỡng thành nhân tài Từ đó chúng ta cũng có thể thấy sự phân loại trong giáodục của ông
Tài liệu học tập và giảng dạy chỉ tập trung vào Lục Kinh: Thi, Thư, Dịch,
Lễ, Nhạc, Xuân Thu Kinh điển được ông coi trọng hơn cả là kinh Thi, vì vậy nóđứng đầu lục kinh, sau đó là kinh Thư, kinh Dịch, kinh Lễ, kinh Nhạc, kinh XuânThu Kinh Lễ và kinh Nhạc là để bồi đắp thêm cho kinh Thi, ba cái đó cùng kếthợp, bồi đắp với nhau
Kinh Thi: là một bộ sách sưu tập các loài ca dao, dân ca, nghi lễ của cácnước, từ thời thượng cổ đến đời vua Bình Vương nhà Chu Khổng Tử giới thiệuKinh Thi cho học trò với nhiều lý do: thứ nhất là giúp học trò hiểu được phongtục tập quán của các quốc gia khác, thứ hai giúp học trò sống hòa thuận với
Trang 31những người khác, thứ ba vì nó là phương tiện để giải tỏa tình cảm Khổng Tử làngười có công lớn trong việc chỉnh lại Kinh Thi.
Kinh Thư: là bộ sách chép những lời dạy của vua từ đời Vua Nghiêu, VuaThuấn cho tới đời Tần Mục Công (khoảng từ năm 2350 - 520 tr.CN) Bộ sáchtrình bày tỉ mỉ hoạt động, đường lối, tư tưởng của người cổ về đối nhân xử thế,
đề cao phương pháp trị vì thiên hạ bằng đạo lý
Kinh Lễ : là sách trình bày tổ chức hành chính, trật tự xã hội, chính trị thờinhà Chu Bao gồm Chu lễ, lễ nghi, lễ kỷ Chỉ có Chu Lễ mang tính chất triết học.Kinh Lễ là bộ sách lý luận và biện pháp tổ chức xã hội mà Khổng Tử rất tâm đắc.Kinh Dịch : là bộ sách chủ yếu để bói toán nhưng lại chứa đựng tư tưởngtriết học sâu sắc Đây là bộ sách nói lên tư tưởng của người Trung Hoa cổ đại, từgiải thích thế giới theo bản chất âm dương, bát quái để đi đến giải thích số phậncon người và sự biến dịch của xã hội Khổng Tử là người say mê Kinh Dịch.Kinh Xuân Thu: là bộ sách ghi lại lịch sử nước Lỗ từ thời thứ nhất Lỗ ẤnCông (năm 722 tr.CN - năm thứ 14 Lỗ Ái Công 481 tr.CN), gồm 242 năm.Khổng Tử viết Kinh Xuân Thu để khen thiện, chê ác, dạy phép trị vì thiên hạ cho
các thiên tử Phép trị nước này là thuyết “Chính danh” xuyên suốt sách Xuân
Thu mà trọn đời Khổng Tử tuân theo
Khổng Tử thường hay giảng luận về kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ để giữphép tắc, đây là ba thứ kinh mà Khổng Tử thường giảng luận Trong Ngũ Kinh
Trang 32trừ kinh Xuân Thu là trước tác của ông, còn kinh Nhạc, kinh Thi thì Khổng Tửchỉnh lý lại cho phù hợp với quan điểm chính trị của mình Theo Khổng Tử NgũKinh là tài liệu cơ bản để giảng dạy nhằm xây dựng mẫu hình, phẩm chất caoquý của con người quân tử
Trong cốt cách của con người quân tử thì nhân hay đức nhân là phạm trù cơbản, phạm trù xuất phát Các yếu tố khác: Nghĩa - Lễ - Trí - Tín chỉ là bộ phậncủa nhân, biểu hiện của nhân trong các mối quan hệ ứng xử cụ thể
Khi không còn tham gia vào việc triều chính, Khổng Tử quay sang dạy học,ông cho rằng giáo dục là biện pháp để thực hiện đức trị Vì vậy, Khổng Tử làmcông tác giáo dục, không chỉ đơn thuần là truyền thụ tri thức cho học trò, mà cònxem việc giáo dục là phương tiện trọng yếu để thực hiện rộng rãi đạo trị quốc
Khi có người hỏi vì sao không ra làm quan, Khổng Tử trả lời rằng: “có hiếu với
cha mẹ, hòa thuận với anh em, đưa phong khí đó vào trong chính trị, ấy cũng là tham gia chính trị rồi, tại sao cứ phải ra làm quan?” [16; 50] Những kiến thức
mà ông dạy học trò đều rất thiết thực, gắn liền với cuộc sống thường ngày, Thi đểdạy về chí, Thư để dạy về việc, Lễ để dạy về đức hạnh, Nhạc để dạy về hòa, Dịch
để dạy về âm dương, Xuân Thu để dạy về danh phận Trước Khổng Tử nền giáodục về lục nghệ chỉ được thi hành cho một nhóm người quý tộc, đến Khổng Tử làngười có công đầu tiên đã dùng lục nghệ để dạy cho đại chúng
Trang 33Tùy theo từng đối tượng, từng hoàn cảnh mà Khổng Tử đề cập đến Nhântheo những nghĩa khác nhau Theo nghĩa sâu rộng nhất, nhân là một nguyên tắcđạo đức trong triết học Khổng Tử, nhân được ông coi là cái quy định bản tínhcon người thông qua lễ, nghĩa, quy định quan hệ giữa người và người từ trong giatộc đến ngoài xã hội.
Thế nào là nhân ? Các đệ tử hỏi Khổng Tử, thì ông tùy theo học lực, tư cáchcủa từng người mà trả lời mỗi người một khác Khi Phan Trì hỏi Khổng Tử về
nhân là gì? Khổng Tử đáp: “Nhân là yêu người” (Ái nhơn) [12; 207] Nhan Tử hỏi nhân - Khổng Tử nói rằng:“Khắc kỉ phục lễ vi nhân - Thắng được ham muốn
của bản thân làm theo lễ ấy là nhân” [13; 294] Khi Nhan Uyên hỏi nhân, Khổng
Tử đáp:“Khắc kỉ thắng chế tư dục mà trở về lẽ đạo lý thì là nhân Một ngày khắc
kỉ trở về lễ thì khắp thiên hạ sẽ khen đức nhân của mình Làm điều nhân là cho mình, chứ đâu có do con người” [12; 196] Trọng Cung hỏi về Nhân, Khổng Tử
đáp: “Xuất môn nhi kiến đại tân sử dân như thừa đại tế Kỷ sở bất dục, vật thi ư
nhân - Ra khỏi cửa thì phải kính cẩn như gặp khách quý Sai khiến dân thì phải thận trọng như một cuộc tế lễ lớn, cái gì mình không muốn thì đừng ép người”
[14; 295]
Khổng Tử cũng nói: “Người có đức nhân thì không thể ở lâu trong cảnh
khốn cùng, cũng không thể ở lâu trong cảnh loạn lạc Người có đức nhân vui
Trang 34lòng làm điều nhân, người thông minh sáng suốt biết rằng đức nhân có lợi cho mình và cho người nên làm điều nhân” [16; 73].
Trả lời học trò nhiều cách khác nhau về chữ nhân, nhưng Khổng Tử vẫn chưa
định nghĩa được chữ nhân là gì và như lời nhận xét của Cao Xuân Huy: “Nhân” là
tính người, nhưng tính người là gì? Phải xác định được tính người mới bết bản thể của chữ nhân Nhưng đó là một điều kiện không gì khó hơn thế ” [12; 410] Song, về
cơ bản thì như Doãn Chính nói: “Người có nhân đồng nghĩa với người hoàn thiện
nhất, nên nhân nghĩa là nghĩa rộng lớn của đạo làm người Đạo là người có hàng ngàn, hàng vạn điều, nhưng chung lại chỉ là những điều đối với mình và đối với người, nên nhân có thể hiểu là cách cư xử với mình và với người” [3; 63].
Đối với mình thì người có nhân phải: “Nhân giả tiên nan nhi hậu hạnh, khả
vị nhân hĩ” - có nghĩa là đối với bản thân thì người có đức nhân phải chịu khó nhọc làm lụng để rồi sau mới lượm được kết quả, như vậy mới là người có đức nhân [16; 155] Đối với người nguyên tắc suốt đời của nhân, là phải yêu thương
người khác, quý trọng người khác Vì có nhân là khi mình muốn tự lập thì cũngphải thành lập cho người, mình muốn thành công thì cũng phải giúp người khácthành công, đó là phương pháp thực hành của người nhân Người làm điều nhânphải luôn giữ mình trung tín, cung kính, nói năng thận trọng Công phu ấy có tínhchất hướng nội không lo buồn vì thấy mình không có lỗi, an bần lạc đạo
Trang 35Khổng Tử cho rằng bản tính con người là giống nhau, chỉ do vị trí xã hội
làm cho họ khác nhau “tính tương cận tập tương viễn” Về cơ bản con người
sinh ra bản tính là ngay thẳng, cái bẩm tính ngay thẳng này thể hiện ở chữ nhân
Đó là gốc của đạo làm người, là Trung - Thứ
Trung là đối với mình, đó là thái độ xử kỉ “kỉ dục lập nhi lập thân, kỷ dục
đạt nhân” [16; 119] - nghĩa là mình muốn lập thân thì cũng giúp người khác lập
thân, mình muốn thành đạt thì giúp người khác thành đạt
Thứ là cái mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác “Kỷ sở bất dục, vật
thi ư nhân” [16; 196] Như vậy, đạo của Khổng Tử chỉ có một lẽ thông suốt ta
nên học tập theo “đạo của thầy chỉ có trung thứ mà thôi” [16; 79].
Nhân còn bao hàm năm tiêu chí: cung, khoan, tín, huệ, mẫn Năm điều “đứchạnh” này theo Khổng Tử đó là nghiêm trang tề chỉnh (cung), có lòng rộng lượng(khoan), có đức tín thật (tín), may mắn siêng năng (huệ) và thi ân bố đức (mẫn)
Khổng Tử cũng giải thích vì sao có năm điều “đức hạnh” này lại có nhân Ông nói: “Nếu mình nghiêm trang tề chỉnh, thì chẳng ai đám khinh dễ mình Nếu
mình có lòng rộng lượng, thì mình thâu phục lòng người Nếu mình có đức tín thật, thì người ta tin cậy mình Nếu mình may mắn, siêng năng, thì làm được công việc hữu ích Nếu mình thi ân bố đức, thì mình sai khiến được người” - Cung tắc bất vũ; khoan tắc đắc chúng; tín tắc nhơn nhậm yên; mẫn tắc hữu công; huệ tắc túc dĩ sử nhơn [15; 272-273].
Trang 36Ngoài ra, Nhân còn bao gồm Hiếu đễ Hiếu đễ là tiêu chuẩn trong gia đình.Hiếu là tiêu chí của con cái đối với cha mẹ Đễ là tiêu chí của người em đối vớianh, chị và người lớn tuổi Khổng Tử xem Hiếu đễ là cái gốc của nhân Ông chorằng, người mà biết giữ gìn nết hiếu, nết đễ, tức là biết nắm lấy cái gốc của nhân.Người có nhân là người biết kính yêu cha mẹ và người lớn trong nhà, có như vậymới biết yêu thương người ngoài Người cầm quyền muốn trị nước an dân thì cầnphải có hiếu đễ.
Chính vì vậy, Khổng Tử yêu cầu rất chặt chẽ về Hiếu đễ Những người biếtđem hết sức mình thờ phụng cha mẹ, liều thân phục vụ vua, chân tình với bằnghữu đó là những người có học Đối với cha mẹ, Khổng Tử yêu cầu không chỉchăm sóc cha mẹ có hiếu đễ, mà đồng thời phải có lòng thành kính
Theo Khổng Tử, chỉ có người nhân mới có thể có được cuộc sống an vuilâu dài với lòng nhân của mình và dẫu có ở vào hoàn cảnh nào, cũng có thể yên
ổn thanh thản Do vậy, theo ông “bậc quân tử không bao giờ lìa bỏ điều nhân,
dẫu chỉ trong một bữa ăn, người quân tử không bao giờ sai điều nhân, dẫu trong lúc vội vàng, khi ngả nghiêng cũng vẫn theo điều nhân” [15; 52-53].
Đức nhân là biểu hiện đặc biệt của người quân tử, nó bao trùm chi phối cácphạm trù còn lại: lễ, nghĩa, trí, tín
Lễ là hình thức của nhân, là quy phạm đạo đức điều chỉnh hành vi của conngười trong trật tự xã hội Lễ mà Khổng Tử dạy cho học trò có nội dung là lễ tế,
Trang 37pháp điển phong kiến, phong tục với tập quán và kỷ luật tinh thần Đối với các họctrò có tư chất cao, ông mới dạy cho những lễ tế quan trọng của triều đình và phápđiển của chế độ phong kiến; còn những người hạng dưới thì ông chỉ dạy chonhững phong tục tập quán, tức phép cư xử và luyện cho họ có kỷ luật tinh thần.Khổng Tử dạy học trò phải có sự kính cẩn, nghiêm túc, cẩn thận trong khi hành lễ.Chẳng hạn, Khổng Tử dạy học trò khi tế tổ tiên hay thần linh thì phải rất mực cungkính như có tổ tiên và thần linh hiện tại [15; 38-39] và dù mình có khó khăn thì khicúng tế đồ tế phải thật hậu và đồ mặc cúng tế phải đẹp [15; 130-131].
Nội dung quan trọng nhất của Lễ mà Khổng Tử giáo dục học trò là phápđiển của chế độ phong kiến Nguồn gốc nảy sinh của Lễ từ việc tế tự, cầu khẩn tổtiên, quỷ thần của con người Khổng Tử xem Lễ với tư cách là một pháp điển củachế độ phong kiến, là nội dung quan trọng nhất trong Lễ của ông không phải làmột điều khó hiểu Ông sinh ra trong thời kỳ loạn lạc, lễ tiết đang băng hoại, màtheo ông vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con
Do đó, để lập lại trật tự xã hội, ông chủ trương khôi phục lại Lễ của nhà Chu.Lấy đó làm chuẩn mực để dạy các học trò hướng tới xây dựng một xã hội lýtưởng, vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con Khổng Tử giáo dục học tròcách thức và biện pháp để có thể khôi phục và củng cố lễ chế nhà Chu Khổng
Tử chủ trương dùng người học lễ nhạc trước rồi sau đó mới làm quan, chứ khôngchọn người làm quan rồi mới học lễ nhạc
Trang 38Một nội dung quan trọng nữa của Lễ mà Khổng Tử giáo dục học trò là nhữngquy phạm đạo đức xã hội Khổng Tử là người đã đem lễ tiết nhà Chu cải biếnthành một quy phạm trù đạo đức được coi là mực thước cho các hành vi của conngười trong xã hội Đây là một nội dung mới của Lễ kể từ thời Xuân Thu Ông dạycác học trò phải biết lễ, hiểu lễ Bởi vì Lễ rất quan trọng đối với con người Việcnhìn, nghe, nói, hành động của con người đều nằm trong phạm vi của lễ Mộtngười mà mọi cảm giác, lời nói, hành động, không thất lễ mới có thể có chỗ đứng
trong xã hội Chỉ có khi nào có lễ thì lúc đó con người mới “tề chỉnh”, “thông
đạt” Nếu con người không biết lễ, hiểu lễ thì sẽ dẫn đến hại mình, thậm chí gây
loạn cho xã hội Ông nói: “Cung kính quá lễ thành ra lao nhọc thân hình, cẩn
thận quá lễ thành ra nhát gan; dũng cảm quá lễ thành ra loạn nghịch; ngay thẳng quá lễ thành ra gắt gỏng, cấp bách” - Cung nhi vô lễ, tắc lao; thận nhi vô lễ, tắc tỹ; dõng nhi vô lễ, tắc loạn; trực nhi vô lễ, tắc giảo [15; 120-121] Do vậy, Khổng
Tử dạy học trò phải theo Lễ mà thực hiện mọi hành động của mình Nếu điều gì
không hợp Lễ thì không nên làm: “sắc chi chẳng hợp lễ thì mình đừng ngó, tiếng
chi chẳng hợp lễ mình đừng nghe; lời chi chẳng hợp lễ thì mình đừng nói; việc chi chẳng hợp lễ thì mình đừng làm” - Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động [15; 180-181] Chỉ có lấy Lễ làm chuẩn mực cho hành vi của mình
thì con người mới đạt được đức nhân
Trang 39Lễ và Nhân trong tư tưởng Khổng Tử có quan hệ chặt chẽ với nhau Người
nào muốn có nhân thì phải “khắc kỷ, phục lễ”, tức là phải chế ngự, phải thắng
được mình, dẹp bỏ tư dục để theo đuổi lễ thì thiên hạ sẽ coi mình là người nhân.Nhân là cái bao trùm nhiều đức khác trong đó có Lễ Khổng Tử dạy dỗ khôngphải chú ý đến cái hình thức biểu hiện bên ngoài mà hướng đến đức nhân bên
trong nội dung lễ Ông nói: “Người mà chẳng có lòng nhân sao thi hành lễ tiết”
[15; 32-33] Nhân là nội dung, lễ là hình thức của nhân, do đó, không có lòngnhân thì lễ chỉ là giả dối
Như vậy, với những nội dung của Lễ, có thể thấy xã hội mà Khổng Tử xây
dựng là một xã hội hết sức “lý tưởng” Tuy nhiên, bên cạnh những điều tốt đẹp
thì Lễ của Khổng Tử cũng còn rất nhiều hạn chế Lễ biểu hiện tư tưởng đạo đứccủa Khổng Tử, đồng thời phản ánh tư tưởng đạo đức của giai cấp thống trị nhàChu Lễ, về mặt đạo đức, đòi hỏi phải tuân theo những quy tắc định sẵn, nhưngKhổng Tử đã đề cao quá mức Lễ, coi đó như là trang sức của con người Ông bóbuộc con người vào một khuôn thước nhất định, chỉ có một hướng duy nhất làcúi đầu tuân thủ, không thể làm trái những gì lễ đã quy định Trong giáo dục Lễ,Khổng Tử cũng chỉ chú ý một chiều từ trên xuống, tức là từ xã hội đến cá nhân.Ông chưa thấy được và thực sự chưa biết khơi dậy tính tự giác của mỗi cá nhântrong việc tìm hiểu lễ và thực hành lễ, ngược lại, lại đè nén cá tính sôi động và
Trang 40khả năng sáng tạo của con người Do đó, có thể nói, nội dung Lễ của Khổng Tử
là cứng nhắc, giáo điều và có khuynh hướng bảo thủ, lạc hậu
Một phẩm chất quan trọng của người quân tử đó là Nghĩa Nghĩa bao gồmnhững cái cao thượng chính trực, tốt đẹp và phù hợp với nhân và lễ Làm điều
“nghĩa” là để thi hành đạo nhân và giữ gìn lễ tiết Khổng Tử đánh giá rất cao đức
“nghĩa” và cho rằng nghĩa chỉ có ở người quân tử và chủ trương: “Quân tử nghĩa dĩ vì thượng, quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo - Quân tử lấy nghĩa làm trên hết, quân tử có dũng mà không
có nghĩa thì làm loạn, tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thành trộm cướp”
[16; 296] Người quân tử khi làm việc nghĩa họ không cầu danh lợi lộc, còn kẻ
tiểu nhân thì làm việc chỉ mong cầu lợi: “quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi”
[16; 79] Người quân tử hiểu rõ việc nghĩa nên mới dốc lòng làm việc nghĩa, như
vậy “người quân tử làm việc gì cũng lấy nghĩa làm gốc”, nghĩa khí của người
quân tử rất đáng trân trọng và học hỏi
Nhưng để thực hiện điều nghĩa, làm điều nghĩa thì người quân tử phải cótrí Trí là tri thức Nhờ có trí mà người quân tử không bị mê hoặc, không bị lầmlạc và đủ sức phân biệt đúng sai Nhờ có trí mà người quân tử ứng xử đúng lễ,làm đúng điều nhân, mà nhờ có nhân thì người quân tử mới có trí
Khi Phàn Trì hỏi về “Trí”, Khổng Tử đáp “Trí là biết người”, Phàn Trị chưa hiểu thấu, Khổng Tử giảng “là dùng người trực, bỏ kẻ gian như vậy mới có