Nội dung giáo dục

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28 - 42)

B. NỘI DUNG

1.2.3. Nội dung giáo dục

Khổng Tử căn cứ vào nhu cầu xã hội đương thời mà xác định nội dung giáo dục. Xuất phát từ quan niệm bản tính con người là ngay thẳng, là thiện; cũng như quan niệm cho rằng nguyên nhân của “vương đạo suy vi, bá đạo nổi lên” là ở con người. Do con người không có “đạo”, làm trái với “đạo”. “Đạo” mà Khổng Tử nói đến ở đây thực chất là “đạo làm người”. Chính vì con người không có

“đạo” mới dẫn đến chuyện tranh giành quyền lực, địa vị, đất đai, chém giết lẫn nhau làm cho kỷ cương phép tắc đảo lộn, làm cho xã hội rối loạn. Để cho xã hội trở lại thanh bình, theo Khổng Tử phải làm cho con người có “đạo”, hiểu

“đạo”, làm theo “đạo”. Đạo mà Khổng Tử nói đến ở đây chính là Nhân, Lễ và Chính danh định phận.

Nội dung giáo dục của Khổng Tử là dạy về đạo lý làm người. “Để chí vào học, giữ gìn đức hạnh, nương theo điều nhân, vui với lục nghệ, tức là lễ, nhạc, xạ, ngự, thư - viết số, số - toán pháp” [16; 123]. Tập trung vào ngũ thường - năm phẩm chất của người quân tử là: nhân - lễ - nghĩa - trí - tín. Nội dung đó được tập

hợp trong sáu ngành: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số và bốn khoa: đức hạnh, chính trị, ngôn ngữ, văn học. Đức hạnh nhằm phát triển cho những người thực hành phẩm chất đạo đức. Chính trị dành cho những người hoạt động chính trị, cai quản quốc gia. Ngôn ngữ chủ yếu dành cho những người cần biện luận lý thuyết. Văn học dành cho những người muốn đi sâu nghiên cứu văn chương. Dựa vào bốn loại đó, Khổng Tử đã đào tạo thành công các học trò của mình. Về đức hạnh có: Nhan Uyên, Mẫn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung. Về chính trị có: Nhiệm Hữu, Qúy Lộ. Về ngôn ngữ có: Tể Ngã. Tử Cống. Về văn học có: Tử Du, Tử Hạ. Đây là chính là Khổng Tử dựa vào sở trường của từng người mà bồi dưỡng thành nhân tài. Từ đó chúng ta cũng có thể thấy sự phân loại trong giáo dục của ông.

Tài liệu học tập và giảng dạy chỉ tập trung vào Lục Kinh: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc, Xuân Thu. Kinh điển được ông coi trọng hơn cả là kinh Thi, vì vậy nó đứng đầu lục kinh, sau đó là kinh Thư, kinh Dịch, kinh Lễ, kinh Nhạc, kinh Xuân Thu. Kinh Lễ và kinh Nhạc là để bồi đắp thêm cho kinh Thi, ba cái đó cùng kết hợp, bồi đắp với nhau.

Kinh Thi: là một bộ sách sưu tập các loài ca dao, dân ca, nghi lễ của các nước, từ thời thượng cổ đến đời vua Bình Vương nhà Chu. Khổng Tử giới thiệu Kinh Thi cho học trò với nhiều lý do: thứ nhất là giúp học trò hiểu được phong tục tập quán của các quốc gia khác, thứ hai giúp học trò sống hòa thuận với

những người khác, thứ ba vì nó là phương tiện để giải tỏa tình cảm. Khổng Tử là người có công lớn trong việc chỉnh lại Kinh Thi.

Kinh Thư: là bộ sách chép những lời dạy của vua từ đời Vua Nghiêu, Vua Thuấn cho tới đời Tần Mục Công (khoảng từ năm 2350 - 520 tr.CN). Bộ sách trình bày tỉ mỉ hoạt động, đường lối, tư tưởng của người cổ về đối nhân xử thế, đề cao phương pháp trị vì thiên hạ bằng đạo lý...

Kinh Lễ : là sách trình bày tổ chức hành chính, trật tự xã hội, chính trị thời nhà Chu. Bao gồm Chu lễ, lễ nghi, lễ kỷ. Chỉ có Chu Lễ mang tính chất triết học. Kinh Lễ là bộ sách lý luận và biện pháp tổ chức xã hội mà Khổng Tử rất tâm đắc.

Kinh Dịch : là bộ sách chủ yếu để bói toán nhưng lại chứa đựng tư tưởng triết học sâu sắc. Đây là bộ sách nói lên tư tưởng của người Trung Hoa cổ đại, từ giải thích thế giới theo bản chất âm dương, bát quái để đi đến giải thích số phận con người và sự biến dịch của xã hội. Khổng Tử là người say mê Kinh Dịch.

Kinh Xuân Thu: là bộ sách ghi lại lịch sử nước Lỗ từ thời thứ nhất Lỗ Ấn Công (năm 722 tr.CN - năm thứ 14 Lỗ Ái Công 481 tr.CN), gồm 242 năm. Khổng Tử viết Kinh Xuân Thu để khen thiện, chê ác, dạy phép trị vì thiên hạ cho các thiên tử. Phép trị nước này là thuyết “Chính danh” xuyên suốt sách Xuân Thu mà trọn đời Khổng Tử tuân theo.

Khổng Tử thường hay giảng luận về kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ để giữ phép tắc, đây là ba thứ kinh mà Khổng Tử thường giảng luận. Trong Ngũ Kinh

trừ kinh Xuân Thu là trước tác của ông, còn kinh Nhạc, kinh Thi thì Khổng Tử chỉnh lý lại cho phù hợp với quan điểm chính trị của mình. Theo Khổng Tử Ngũ Kinh là tài liệu cơ bản để giảng dạy nhằm xây dựng mẫu hình, phẩm chất cao quý của con người quân tử.

Trong cốt cách của con người quân tử thì nhân hay đức nhân là phạm trù cơ bản, phạm trù xuất phát. Các yếu tố khác: Nghĩa - Lễ - Trí - Tín chỉ là bộ phận của nhân, biểu hiện của nhân trong các mối quan hệ ứng xử cụ thể.

Khi không còn tham gia vào việc triều chính, Khổng Tử quay sang dạy học, ông cho rằng giáo dục là biện pháp để thực hiện đức trị. Vì vậy, Khổng Tử làm công tác giáo dục, không chỉ đơn thuần là truyền thụ tri thức cho học trò, mà còn xem việc giáo dục là phương tiện trọng yếu để thực hiện rộng rãi đạo trị quốc. Khi có người hỏi vì sao không ra làm quan, Khổng Tử trả lời rằng: “có hiếu với cha mẹ, hòa thuận với anh em, đưa phong khí đó vào trong chính trị, ấy cũng là tham gia chính trị rồi, tại sao cứ phải ra làm quan?” [16; 50]. Những kiến thức mà ông dạy học trò đều rất thiết thực, gắn liền với cuộc sống thường ngày, Thi để dạy về chí, Thư để dạy về việc, Lễ để dạy về đức hạnh, Nhạc để dạy về hòa, Dịch để dạy về âm dương, Xuân Thu để dạy về danh phận. Trước Khổng Tử nền giáo dục về lục nghệ chỉ được thi hành cho một nhóm người quý tộc, đến Khổng Tử là người có công đầu tiên đã dùng lục nghệ để dạy cho đại chúng.

Tùy theo từng đối tượng, từng hoàn cảnh mà Khổng Tử đề cập đến Nhân theo những nghĩa khác nhau. Theo nghĩa sâu rộng nhất, nhân là một nguyên tắc đạo đức trong triết học Khổng Tử, nhân được ông coi là cái quy định bản tính con người thông qua lễ, nghĩa, quy định quan hệ giữa người và người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội.

Thế nào là nhân ? Các đệ tử hỏi Khổng Tử, thì ông tùy theo học lực, tư cách của từng người mà trả lời mỗi người một khác. Khi Phan Trì hỏi Khổng Tử về nhân là gì? Khổng Tử đáp: “Nhân là yêu người” (Ái nhơn) [12; 207]. Nhan Tử hỏi nhân - Khổng Tử nói rằng:“Khắc kỉ phục lễ vi nhân - Thắng được ham muốn của bản thân làm theo lễ ấy là nhân” [13; 294]. Khi Nhan Uyên hỏi nhân, Khổng Tử đáp:“Khắc kỉ thắng chế tư dục mà trở về lẽ đạo lý thì là nhân. Một ngày khắc kỉ trở về lễ thì khắp thiên hạ sẽ khen đức nhân của mình. Làm điều nhân là cho mình, chứ đâu có do con người” [12; 196]. Trọng Cung hỏi về Nhân, Khổng Tử đáp: “Xuất môn nhi kiến đại tân sử dân như thừa đại tế. Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Ra khỏi cửa thì phải kính cẩn như gặp khách quý. Sai khiến dân thì phải thận trọng như một cuộc tế lễ lớn, cái gì mình không muốn thì đừng ép người”

[14; 295].

Khổng Tử cũng nói: “Người có đức nhân thì không thể ở lâu trong cảnh khốn cùng, cũng không thể ở lâu trong cảnh loạn lạc. Người có đức nhân vui

lòng làm điều nhân, người thông minh sáng suốt biết rằng đức nhân có lợi cho mình và cho người nên làm điều nhân” [16; 73].

Trả lời học trò nhiều cách khác nhau về chữ nhân, nhưng Khổng Tử vẫn chưa định nghĩa được chữ nhân là gì và như lời nhận xét của Cao Xuân Huy: “Nhân” là tính người, nhưng tính người là gì? Phải xác định được tính người mới bết bản thể của chữ nhân. Nhưng đó là một điều kiện không gì khó hơn thế ” [12; 410]. Song, về cơ bản thì như Doãn Chính nói: “Người có nhân đồng nghĩa với người hoàn thiện nhất, nên nhân nghĩa là nghĩa rộng lớn của đạo làm người. Đạo là người có hàng ngàn, hàng vạn điều, nhưng chung lại chỉ là những điều đối với mình và đối với người, nên nhân có thể hiểu là cách cư xử với mình và với người” [3; 63].

Đối với mình thì người có nhân phải: “Nhân giả tiên nan nhi hậu hạnh, khả vị nhân hĩ” - có nghĩa là đối với bản thân thì người có đức nhân phải chịu khó nhọc làm lụng để rồi sau mới lượm được kết quả, như vậy mới là người có đức nhân [16; 155]. Đối với người nguyên tắc suốt đời của nhân, là phải yêu thương người khác, quý trọng người khác. Vì có nhân là khi mình muốn tự lập thì cũng phải thành lập cho người, mình muốn thành công thì cũng phải giúp người khác thành công, đó là phương pháp thực hành của người nhân. Người làm điều nhân phải luôn giữ mình trung tín, cung kính, nói năng thận trọng. Công phu ấy có tính chất hướng nội không lo buồn vì thấy mình không có lỗi, an bần lạc đạo.

Khổng Tử cho rằng bản tính con người là giống nhau, chỉ do vị trí xã hội làm cho họ khác nhau “tính tương cận tập tương viễn”. Về cơ bản con người sinh ra bản tính là ngay thẳng, cái bẩm tính ngay thẳng này thể hiện ở chữ nhân. Đó là gốc của đạo làm người, là Trung - Thứ.

Trung là đối với mình, đó là thái độ xử kỉ “kỉ dục lập nhi lập thân, kỷ dục đạt nhân” [16; 119] - nghĩa là mình muốn lập thân thì cũng giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì giúp người khác thành đạt.

Thứ là cái mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” [16; 196]. Như vậy, đạo của Khổng Tử chỉ có một lẽ thông suốt ta nên học tập theo “đạo của thầy chỉ có trung thứ mà thôi” [16; 79].

Nhân còn bao hàm năm tiêu chí: cung, khoan, tín, huệ, mẫn. Năm điều “đức hạnh” này theo Khổng Tử đó là nghiêm trang tề chỉnh (cung), có lòng rộng lượng (khoan), có đức tín thật (tín), may mắn siêng năng (huệ) và thi ân bố đức (mẫn). Khổng Tử cũng giải thích vì sao có năm điều “đức hạnh” này lại có nhân. Ông nói: “Nếu mình nghiêm trang tề chỉnh, thì chẳng ai đám khinh dễ mình. Nếu mình có lòng rộng lượng, thì mình thâu phục lòng người. Nếu mình có đức tín thật, thì người ta tin cậy mình. Nếu mình may mắn, siêng năng, thì làm được công việc hữu ích. Nếu mình thi ân bố đức, thì mình sai khiến được người” - Cung tắc bất vũ; khoan tắc đắc chúng; tín tắc nhơn nhậm yên; mẫn tắc hữu công; huệ tắc túc dĩ sử nhơn [15; 272-273].

Ngoài ra, Nhân còn bao gồm Hiếu đễ. Hiếu đễ là tiêu chuẩn trong gia đình. Hiếu là tiêu chí của con cái đối với cha mẹ. Đễ là tiêu chí của người em đối với anh, chị và người lớn tuổi. Khổng Tử xem Hiếu đễ là cái gốc của nhân. Ông cho rằng, người mà biết giữ gìn nết hiếu, nết đễ, tức là biết nắm lấy cái gốc của nhân. Người có nhân là người biết kính yêu cha mẹ và người lớn trong nhà, có như vậy mới biết yêu thương người ngoài. Người cầm quyền muốn trị nước an dân thì cần phải có hiếu đễ.

Chính vì vậy, Khổng Tử yêu cầu rất chặt chẽ về Hiếu đễ. Những người biết đem hết sức mình thờ phụng cha mẹ, liều thân phục vụ vua, chân tình với bằng hữu đó là những người có học. Đối với cha mẹ, Khổng Tử yêu cầu không chỉ chăm sóc cha mẹ có hiếu đễ, mà đồng thời phải có lòng thành kính.

Theo Khổng Tử, chỉ có người nhân mới có thể có được cuộc sống an vui lâu dài với lòng nhân của mình và dẫu có ở vào hoàn cảnh nào, cũng có thể yên ổn thanh thản. Do vậy, theo ông “bậc quân tử không bao giờ lìa bỏ điều nhân, dẫu chỉ trong một bữa ăn, người quân tử không bao giờ sai điều nhân, dẫu trong lúc vội vàng, khi ngả nghiêng cũng vẫn theo điều nhân” [15; 52-53].

Đức nhân là biểu hiện đặc biệt của người quân tử, nó bao trùm chi phối các phạm trù còn lại: lễ, nghĩa, trí, tín...

Lễ là hình thức của nhân, là quy phạm đạo đức điều chỉnh hành vi của con người trong trật tự xã hội. Lễ mà Khổng Tử dạy cho học trò có nội dung là lễ tế,

pháp điển phong kiến, phong tục với tập quán và kỷ luật tinh thần. Đối với các học trò có tư chất cao, ông mới dạy cho những lễ tế quan trọng của triều đình và pháp điển của chế độ phong kiến; còn những người hạng dưới thì ông chỉ dạy cho những phong tục tập quán, tức phép cư xử và luyện cho họ có kỷ luật tinh thần. Khổng Tử dạy học trò phải có sự kính cẩn, nghiêm túc, cẩn thận trong khi hành lễ. Chẳng hạn, Khổng Tử dạy học trò khi tế tổ tiên hay thần linh thì phải rất mực cung kính như có tổ tiên và thần linh hiện tại [15; 38-39] và dù mình có khó khăn thì khi cúng tế đồ tế phải thật hậu và đồ mặc cúng tế phải đẹp [15; 130-131].

Nội dung quan trọng nhất của Lễ mà Khổng Tử giáo dục học trò là pháp điển của chế độ phong kiến. Nguồn gốc nảy sinh của Lễ từ việc tế tự, cầu khẩn tổ tiên, quỷ thần của con người. Khổng Tử xem Lễ với tư cách là một pháp điển của chế độ phong kiến, là nội dung quan trọng nhất trong Lễ của ông không phải là một điều khó hiểu. Ông sinh ra trong thời kỳ loạn lạc, lễ tiết đang băng hoại, mà theo ông vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con.. Do đó, để lập lại trật tự xã hội, ông chủ trương khôi phục lại Lễ của nhà Chu. Lấy đó làm chuẩn mực để dạy các học trò hướng tới xây dựng một xã hội lý tưởng, vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con. Khổng Tử giáo dục học trò cách thức và biện pháp để có thể khôi phục và củng cố lễ chế nhà Chu. Khổng Tử chủ trương dùng người học lễ nhạc trước rồi sau đó mới làm quan, chứ không chọn người làm quan rồi mới học lễ nhạc.

Một nội dung quan trọng nữa của Lễ mà Khổng Tử giáo dục học trò là những quy phạm đạo đức xã hội. Khổng Tử là người đã đem lễ tiết nhà Chu cải biến thành một quy phạm trù đạo đức được coi là mực thước cho các hành vi của con người trong xã hội. Đây là một nội dung mới của Lễ kể từ thời Xuân Thu. Ông dạy các học trò phải biết lễ, hiểu lễ. Bởi vì Lễ rất quan trọng đối với con người. Việc nhìn, nghe, nói, hành động của con người đều nằm trong phạm vi của lễ. Một người mà mọi cảm giác, lời nói, hành động, không thất lễ mới có thể có chỗ đứng trong xã hội. Chỉ có khi nào có lễ thì lúc đó con người mới “tề chỉnh”, “thông đạt”. Nếu con người không biết lễ, hiểu lễ thì sẽ dẫn đến hại mình, thậm chí gây loạn cho xã hội. Ông nói: “Cung kính quá lễ thành ra lao nhọc thân hình, cẩn thận quá lễ thành ra nhát gan; dũng cảm quá lễ thành ra loạn nghịch; ngay thẳng quá lễ thành ra gắt gỏng, cấp bách” - Cung nhi vô lễ, tắc lao; thận nhi vô lễ, tắc tỹ; dõng nhi vô lễ, tắc loạn; trực nhi vô lễ, tắc giảo [15; 120-121]. Do vậy, Khổng Tử dạy học trò phải theo Lễ mà thực hiện mọi hành động của mình. Nếu điều gì không hợp Lễ thì không nên làm: “sắc chi chẳng hợp lễ thì mình đừng ngó, tiếng chi chẳng hợp lễ mình đừng nghe; lời chi chẳng hợp lễ thì mình đừng nói; việc chi

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w