TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊ-GHEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát triển những tƣ tƣởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm, gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa các phƣơng pháp nhận thức hiện thực: phƣơng pháp biện chứng và phƣơng pháp siêu hình. Tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái “ logic nội tại khách quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức phức tạp.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài số 10: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊ-GHEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC Học viên thực hiện : VƯƠNG THỊ HỒNG LÂM STT : 31 – Nhóm 4 Lớp : Ngày 4 Khoá : Cao Học Khoá 22 GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA TP.HCM, tháng 12 năm 2012 LỜ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 1. CHƢƠNG I : BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC HÊGHEN 3 1.1. Sơ lƣợc xã hội Đức cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX 3 1.2. Đặc điểm triết học cổ điển Đức. 3 1.3. Tiểu sử nhà triết học Hê-ghen 4 2. CHƢƠNG II : NỘI DUNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN. 5 2.1. Nội dung phép biện chứng duy tâm Hê-ghen 5 2.1.1. Hiện tƣợng luận tinh thần 5 2.1.2. Khoa học logic 6 2.1.3. Triết học tự nhiên 8 2.1.4. Triết học tinh thần 9 2.2. Ý nghĩa của phép biện chứng duy tâm Hê-ghen 10 3. CHƢƠNG III: VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC. 11 3.1. Những điều kiện lịch sử ra đời của triết học Mác 11 3.1.1. Điều kiện kinh tế-xã hội 11 3.1.2. Nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên 12 3.2. Vai trò của phép biện chứng duy tâm Hê-ghen đối với sự ra đời của triết học Mác. 13 KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát triển những tƣ tƣởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm, gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa các phƣơng pháp nhận thức hiện thực: phƣơng pháp biện chứng và phƣơng pháp siêu hình. Tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái “ logic nội tại khách quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức phức tạp. Triết học cổ điển đức, mà tiêu biểu là triết học Hê-ghen và triết học Phơ-ơ-bắc là tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mác. Phép biện chứng của Hê-ghen là một tiền đề lý luận quan trọng của triết học Mác, vì vậy Mác đã thừa nhận Hê-ghen là “ngƣời thầy vĩ đại” của mình. Phép biện chứng của Hê-ghen là phép biện chứng duy tâm. Tuy đứng trên lập trƣờng duy tâm nhƣng Hê-ghen đã xây dựng nên các hệ thống triết học độc đáo, đề xuất đƣợc tƣ duy biện chứng, logic biện chứng, học thuyết về các quá trình phát triển đó là phép biện chứng. Trong tất cả các triết gia nổi tiếng phƣơng tây, Hê- ghen có lẽ là ngƣời khó hiểu nhất, nhƣng ông chính là ngƣời đặt nền móng cho tƣ tƣởng biện chứng Mác và hồi sinh triết học với tƣ cách là một hệ thống về thế giới. Tuy nhiên phép biện chứng của Hê-ghen lại nằm trong lớp vỏ duy tâm thần bí sơ cứng giáo điều, bóp méo phép biện chứng, làm phép biện chứng không còn khoa học cách mạng và sống động nữa. Triết học Mác ra đời đã triệt để phê phán tính chất duy tâm, thần bí trong triết học Hê-ghen , nhƣng đồng thời cũng đánh giá cao tƣ tƣởng biện chứng của ông. “ tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải trong tay Hê-ghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hê-ghen trở thành ngƣời đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng. Ở Hê-ghen , phép biện chứng bị lộn ngƣợc đầu xuống đất. Chỉ cần dựng lại là sẽ phát hiện đƣợc cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó. Bằng thiên tài của mình, Mác và Ăng-ghen đã cải tạo triệt để phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen thành phép biện chứng duy vật để nó đóng vai trò công cụ tình thần nhận thức cái lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tƣ duy con HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 3 ngƣời. Đó là nội dung của đề tài mà mà em muốn để cập “ Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác” Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát triển triết học của nhân loại. Đó là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về xã hội, một trong những yếu tố chủ yếu của bƣớc ngoặt cách mạng mà Mác đã thực hiện trong triết học. 1. CHƢƠNG I : BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC HÊGHEN 1.1. Sơ lƣợc xã hội Đức cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, Chủ Nghĩa Tƣ Bản đƣợc thiết lập ở một số nƣớc Tây Âu nhƣ Italia, Anh, Pháp , đem lại một nền sản xuất chƣa từng có trong lịch sử, tỏ ra ƣu việt hơn hẳn so với tấc cả các chế độ trƣớc đó. Trong khi ở nhiều nƣớc Tây Âu đang có những thay đổi nhảy vọt nhƣ vậy, thì nƣớc Đức cho đến thế kỷ 19 vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu. Liên bang Đức chỉ tồn tại về hình thức, thực chất đất nƣớc còn phải chia thành nhiều tiểu vƣơng quốc nhỏ tách biệt nhau. Tình trạng đó gây nhiều trở ngại đối với sự phát triển của đất nƣớc. Triểu đình vua phổ Phridrich Vin Hem (1770-1840) vẫn ngoan cố tăng cƣờng quyền lực và duy trì chế độ phong kiến thối nát, cản trở đât nƣớc phát triển theo con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa. Cả đất nƣớc bao chìm trong bầu không khí bất bình của đông đảo quần chúng. Nhƣ Ăng-ghen nhận xét, có thể coi đây là một trong những thời kỳ yếu hèn nhất trong lịch sử nƣớc Đức. 1.2. Đặc điểm triết học cổ điển Đức. Đáp ứng đơn đặt hàng của lịch sử, triết học cổ điển Đức ra đời. Cũng giống nhƣ ở Pháp hồi thế kỷ XVIII, cách mạng triết học ở Đức hồi thế kỷ XIX cũng đi trƣớc cuộc cách mạng chính trị. Nhƣng hai cuộc cách mạng triết học ấy hoàn toàn khác nhau. Ngƣời pháp đấu tranh công khai chống toàn bộ nền khoa học, chống giáo hội và thƣờng chống ngay cả nhà nƣớc nữa. Trái lại, ngƣời Đức lại là những giáo sƣ, những nhà giáo do nhà nƣớc bổ nhiệm để giáo dục thanh niên; tác phẩm của họ là sách giáo khoa đƣợc mọi ngƣời thừa nhận và cái hệ thống hoàn tất của toàn bộ sự phát triển triết học, tức là hệ thống Hê-ghen, thậm chí đã đƣợc nâng lên có thể nói là lên địa vị triết học nhà nƣớc HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 4 của vƣơng quốc Phổ và cách mạng lại phải núp sau những giáo sƣ ấy, sau những lời thông thái rởm và tối nghĩa của họ, trong những câu văn nặng nề và buồn tẻ của họ. Triết học cổ điển Đức tiếp tục phát huy truyền thống duy lý của phƣơng tây, khôi phục lại quan niệm coi triết học là khoa học của mọi khoa học. Các triết gia ra sức xây dựng các hệ thống triết học vạn năng, bao trùm tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời làm cơ sở cho những hoạt động đó. Đối với Hê-ghen, triết học thật sự phải là logic học, còn đối với Phơi-ơ-bắc, đó là nhân bản học. Tuy nhiên, do cố khắc phục những hạn chế siêu hình và máy móc trong nền triết học duy vật thế kỷ XVII- XVIII mà triết học cổ điển Đức lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm thần bí. Họ cho rằng, tính biện chứng sống động chỉ là bản tính của cái tinh thần, còn cái tự nhiên thì phi biện chứng. Dù vậy họ vẫn tiếp thu những tƣ tƣởng biện chứng quý báu trong di sản triết học cổ điển của nhân loại, phát triển thêm và xây dựng phép biện chứng nhƣ một học thuyết triết học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển xảy ra trong thế giới. Triết học cổ điển đức đề cao vai trò của con ngƣời với tính cách là chủ thể trong mọi hoạt động cải tạo thế giới - khách thể; và khảo sát khách thể gắn liền với hoạt động thực tiễn của chủ thể - con ngƣời. Song do quan điểm duy tâm chi phối mà nhiều triết gia của nền triết học này hiểu thực tiễn chỉ là hoạt động sáng táo của ý thức, đồng thời tuyệt đối hóa ý thức, biến ý thức thành lực lƣợng siêu nhiên có năng lực sáng tạo kỳ vĩ. Vì vậy triết học của họ mang tính duy tâm thần bí. Triết học cổ điển đức là cơ sở thế giới quan, là nền tảng ý thức hệ của giai cấp tƣ sản đức cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, vốn yếu về kinh tế nhƣợc về chính trị, nhƣng có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú, sống trong một xã hội mà tàn tích phong kiến còn quá nặng nề. 1.3. Tiểu sử nhà triết học Hê-ghen Hê-ghen (1770 – 1831) là triết gia duy tâm ngƣời Đức, một trong những triết gia có ảnh hƣởng nhất thế kỷ XIX. Hê-ghen sinh tại Stuttgart vào ngày 27/8/1770, trong một gia đình công chức cao cấp nhà nƣớc. Ông đƣợc giáo dục trong bầu không khí sùng đạo Tin Lành. Cha ông cổ vũ ông trở thành một giáo sĩ, và Hê-ghen đã vào trƣờng dòng tại đại học Tübingen – trƣờng đào tạo về thần học, năm 1788. Ở đó ông đã phát triển tình bạn với nhà thơ Friedrich Hölderlin và nhà triết học Friedrich Wilhelm Joseph von Schelling. Bản thân ông từng là giáo sƣ dạy trung học, sau đó là giáo sƣ giảng dạy trong trƣờng đại học. Do chịu ảnh hƣởng của senlinh mà Hê-ghen say sƣa nghiên cứu triết học HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 5 và ông đã trở thành nhà triết học – bác học vĩ đại nhất. Hê-ghen luôn là ngƣời của mọi thời đại. Triết học của Hê-ghen là tinh hoa của triết học cổ điển Đức và là nguồn gốc lý luận trực tiếp của cổ điển Mác. Hê-ghen đã để lại cho nhân loại một di sản triết học đồ sộ và rất giá trị các tác phẩm chính của ông là hiện tƣợng luân tinh thần, bách khoa toàn thƣ các khoa học triết học ( khoa học logic, triết học tự nhiên và triết học tinh thần)… 2. CHƢƠNG II : NỘI DUNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN. 2.1. Nội dung phép biện chứng duy tâm Hê-ghen 2.1.1. Hiện tượng luận tinh thần Một là, thừa nhận sự tồn tại của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối chứ không phải cái tuyệt đối (senlinh) là nền tảng của hiện thực. Ý niệm tuyệt đối là sự hợp nhất giữa thực thể-giới tự nhiên và cái tối tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối là cái có trƣớc, tồn tại vĩnh viễn và độc lập với ý thức của con ngƣời, là sự đồng nhất giữa tƣ duy và tồn tại, giữa tinh thần và vật chất, là đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên, con ngƣời và lịch sử nhân loại. Con ngƣời chỉ là một sản phẩm của quá trình vận động phát triển tự thân của ý niệm tuyệt đối. Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con ngƣời, tức lịch sử nhân loại, chỉ là giai đoạn phát triển cao của ý niệm tuyệt đối, là công cụ để nó nhận thức chính bản thân mình và quay trở về với chính mình. Hai là, thừa nhận sự phát triển của ý niệm tuyệt đối. Hê-ghen coi sự phát triển không chỉ đơn thuần là sự tăng giảm về lƣợng hay sự dịch chuyển về vị trí của các vật thể trong không gian mà là một bƣớc phát triển mới về chất theo quy luật phủ định của phủ định – phát triển là quá trình liên tiếp thay thế cái cũ bằng cái mới trên cơ sở có sự kế thừa. Theo Hê-ghen , quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối theo tam đoạn thức: “chính đề – phản đề – hợp đề”; cụ thể trong “hiện tƣợng luận tinh thần” là tinh thần chủ quan – tinh thần khách quan – ý niệm tuyệt đối. Đây là ba giai đoạn cơ bản trong quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối, đồng thời cũng là ba giai đoạn điển hình thể hiện mâu thuẫn giữa con ngƣời với giới tự nhiên. Bằng hoạt động của mình, con ngƣời biến giới tự nhiên là cái đối lập với mình thành cái cho mình, tức là làm chủ giới tự nhiên. Hoạt động của con ngƣời là quá trình thống nhất giữa cái tinh thần và cái vật chất. Ba là, thừa nhận ý thức con người là sản phẩm của lịch sử. Hê-ghen coi lịch sử là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là đỉnh cao của sự phát triển ý niệm tuyệt đối trên trần HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 6 gian. Lịch sử nhân loại có đƣợc nhờ vào hoạt động có ý thức của những cá nhân cụ thể, nhƣng nó lại là nền tảng quy định ý thức của mỗi cá nhân. Sự phát triển của lịch sử luôn mang tính kế thừa. Ý thức cá nhân là sự khái quát, sự rút ngắn về thời gian, sự tái diễn về không gian toàn bộ chặng đƣờng mà ý thức nhân loại đã trải qua trong lịch sử. Ý thức nhân loại là sự tái hiện toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại, nó là sản phẩm của lịch sử và là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Bốn là, triết học là học thuyết về ý niệm tuyệt đối. Hê-ghen thừa nhận có 3 hình thức thể hiện ý niệm tuyệt đối trên trần gian là nghệ thuật, tôn giáo và triết học. Trong đó triết học là hình thức thể hiện cao nhất, trọn vẹn và đầy đủ nhất ý niệm tuyệt đối. Theo ông, triết học là khoa học của mọi khoa học, là khoa học vạn năng đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ thế giới quan và tƣ tƣởng con ngƣời. Nhƣng mỗi thời đại lại có một học thuyết triết học của riêng mình. Học thuyết này là tinh hoa tinh thần của thời đại đó, là thời đại đó đƣợc thể hiện dƣới dạng tƣ tƣởng. Mỗi hệ thống triết học của một thời đại nào đó đều là chắt lọc, kết tinh, khái quát lại toàn bộ lich sử triết học trƣớc đó, đặc biệt là tƣ tƣởng triết học. Triết học và lịch sử triết học thống nhất với nhau nhƣ là sự thống nhất giữa cái tƣ duy và cái lịch sử. Vì vậy triết học phải bao trùm toàn bộ lịch sử phát triển của ý niệm tuyệt đối. Theo quan điểm này thì triết học Hê-ghen đƣợc chai thành ba bộ phận: khoa học logic, triết học tự nhiên, triết học tinh thần; ứng với ba giai đoạn phát triển của ý niệm tuyệt đối là ý niệm tuyệt đối trong chính nó, ý niệm tuyệt đối trong sự tồn tại khác của nó (tự tha hóa), ý niệm tuyệt đối khắc phục sự tự tha hóa quay về với nó. 2.1.2. Khoa học logic Logic học là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống Hê-ghen bởi đối tƣợng của nó là ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai nhất, nhƣng là điểm xuất phát và nền tảng của toàn bộ hệ thống. Thế giới quan duy tâm là cơ sở để Hê-ghen giải quyết các vấn đề trong logic học của ông. Là tác phẩm quan trọng nhất của hệ thống triết học Hê-ghen, khoa học logic nghiên cứu ý niệm tuyệt đối ở gia đoạn sơ khai, nhƣng lại là xuất phát điểm của hệ thống. Khi vạch ra những hạn chế của logic học cũ là chỉ nghiên cứu tƣ duy chủ quan trong phạm vi ý thức cá nhân mà không chỉ đƣợc ranh giới giữa logic học và các ngành khoa học khác cùng nghiên cứu tƣ duy, là chỉ dựa trên những phạm trù bất động, tách rời hình thức ra khỏi nội dung của nó…,Hê-ghen khởi thảo một logic học mới giúp vạch ra bản HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 7 chất đích thực của tƣ duy, và đóng vai trò nhƣ một phƣơng pháp luận triết học làm cơ sở cho mọi khoa học. Đó là khoa học về những phạm trù và qui luật của tƣ duy; nhƣng tƣ duy mà logic học nghiên cứu là tƣ duy thuần túy, tức là ý niệm tuyệt đối trong chính nó hay thƣợng đế. Theo Hê-ghen, logic học giúp thể hiện thƣợng đế trong bản chất vĩnh hằng của ngài trƣớc khi sáng tạo ra giới tự nhiên và các tinh thần hữu hạn khác, trong đó có tƣ duy con ngƣời. Tƣ duy con ngƣời chỉ là một giai đoạn phát triển cao của ý niệm tuyệt đối, qua đó ý niệm tuyệt đối có khả năng ý thức đƣợc bản thân mình. Khi xác định bản chất khách quan nhƣ thế của tƣ duy, Hê-ghen coi giới tự nhiên chỉ là tƣ duy khách quan vô thức – tƣ duy thể hiện dƣới dạng các sự vật, để phân biệt với tu duy con ngƣời là tƣ duy khách quan có ý thức. Logic học nghiên cứu tƣ duy nhƣ thế phải là một hệ thống siêu hình học. Khoa học logic đƣợc chia thành ba bộ phận phù hợp với tiến trình phát triển của ý niệm tuyệt đối; đó là học thuyết về tồn tại, học thuyết về bản chất và học thuyết về khái niệm. Học thuyết về tồn tại: Đối với Hê-ghen đây là quy luật chiếm vị trí quan trọng nhất trong ba quy luật của phép biện chứng. Những thay đổi liên tục về lƣợng dẫn đến những những biến đổi gián đoạn về chất và ngƣợc lại. Sự quy định này nói lên cách thức tồn tại của sự vật. Theo Hê-ghen, tồn tại phát triển qua các phạm trù trung giới: tồn tại thuần túy – hƣ vô – sinh thành – hiện thực – chất – lƣợng – độ. Tồn tại thuần túy nghĩa là tồn tại ở một phƣơng diện nhất định và đƣợc đồng nhất với hƣ vô, tồn tại dẫn đến sinh thành. Sinh thành hàm chứa trong mình mâu thuẫn giữa tồn tại và hƣ vô, khiến nó vận động và kết quả là tồn tại chuyển thành một tồn tại khác hay là tồn tại hiện thực. Qua trình chuyển từ tồn tại thuần túy sang sinh thành là sự thống nhất giữa chất, lƣợng trong độ. Chất là tính quy định bên trong sự vật. Lƣợng là tính quy định bên ngoài của nó. Độ là sự thống nhất của chất và lƣợng với nhau trong sự vật để sự vật là nó. Khi lƣợng của sự vật thay đổi vƣợt quá độ, tức qua điểm nút thì chất này chuyển thành chất khác, tức bƣớc nhảy xảy ra. Học thuyết về bản chất:. Trong học thuyết này, Hê-ghen tập trung luận giải về quy luật mâu thuẫn cụ thể là bàn về sự tự vận động phát triển của các phạm trù: đồng nhất – khác biệt – đối lập – mâu thuẫn, bản chất – hiện tƣợng, nội dung – hình thức, khả năng – hiện thực, nguyên nhân – kết quả. Ông vạch ra sự thống nhất và đấu tranh của các mặt [...]... triệt để phép biện chứng duy tâm thành phép biện chứng duy vật để nó đóng vai trò công cụ tinh thần nhận thức các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tƣ duy con ngƣời Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 15 HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa KẾT LUẬN Mặc dù phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen lại nằm trong lớp vỏ duy tâm thần... hợp biện chứng của toàn bộ quá trình phát triển của tƣ tƣởng triết học của nhân loại Nó là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 14 HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa và phép biện chứng Đó là kết quả của sự phát triển của triết học duy vật trong cuộc đấu tranh với. .. Nhƣ vậy triết học mác ra đời là tất yếu lịch sử, tất nhiên phải có những điều kiện chủ quan nhƣ sự thông minh, lòng yêu thƣơng những ngƣời lao động của chính Mác và Ăngghen 3.2 Vai trò của phép biện chứng duy tâm Hê-ghen đối với sự ra đời của triết học Mác Mác lấy lại của Hê-ghen phƣơng pháp biện chứng, cải biến nó từ một phƣơng pháp biện chứng duy tâm thành phƣơng pháp biện chứng của chủ nghĩa duy vật... biện chứng của triết học Hê-ghen đƣợc Mác sau này tiếp thu và phát triển Theo nghĩa đó Lênin nhấn mạnh, không thể có triết học Mác nếu nhƣ không có triết học của Hê-ghen 3 CHƢƠNG III: VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC 3.1 Những điều kiện lịch sử ra đời của triết học Mác 3.1.1 Điều kiện kinh tế-xã hội Chủ nghĩa mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX ở... chứng minh sự thống nhất về mặt kết cấu sinh học của thế giới hữu sinh; chỉ ra rằng, sự sống và sự đa dạng phong phú của các loài sinh, động vật là kết quả tiến hoá tự nhiên, lâu dài của chính giới tự nhiên Những phát minh này tạo ra điều kiện, tiền đề cho thế giới quan duy vật và phƣơng pháp biện chứng ra đời Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 12... nghĩa duy tâm, đồng thời cũng là kết quả của sự phát triển của phép biện chứng trong cuộc đấu tranh với phép siêu hình, trong lịch sử triết học Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mác là triết học cổ điển đức, mà tiêu biểu là triết học Hê-ghen và triết học Phoi-ơ-bắc Khi xây dựng hệ thống triết học duy tâm khách quan - đỉnh cao của nền triết học cổ... là phép biện chứng duy tâm - tức là phép biện chứng về sự phát triển của các khái niệm đƣợc ông đồng nhất với bản chất sự vật Vì vậy, Lênin nói, muốn thấy đƣợc giá trị đích thực của phép biện chứng của Hê-ghen, phải nghiên cứu triết học của ông trên tinh thần duy vật - nghĩa là phải luôn luôn lật ngƣợc lại vấn đề: biện chứng của tự nhiên sản sinh ra biện chứng tƣ duy Phƣơng pháp tƣ duy biện chứng của. .. triết học Mác và Ăng-ghen đã giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi tính hạn chế siêu hình, Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn mỹ và mở rộng học thuyết ấy từ chổ nhận thức giới tự nhiên đến chổ nhận thức xã hội loại ngƣời: “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tƣ tƣởng khoa học Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang... mà triết học Hêghen mang lại - phép biện chứng tƣ duy là một cống hiến vĩ đại cho kho tàng tƣ tƣởng của nhân loại Triết học Hêghen là một cội nguồn, là nền móng của triết học Mác sau này Mác đã giải phóng phép biện chứng khỏi lớp vỏ duy tâm thần bí trả về với tinh thần duy vật của Phơ-ơ-bắc Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết. .. chứng đƣợcHê-ghen trình bày trong cả ba phần nhƣng trong logic thể hiện rõ nhất, quan trọng nhất Phép biện chứng của Hê-ghen là một thành tựu vĩ đại của triết học cổ điển Đức Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 10 HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa Ông là ngƣời có công trong việc phê phán tƣ duy siêu hình và ông là . LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài số 10: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊ-GHEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC Học viên thực hiện : VƯƠNG THỊ HỒNG LÂM STT : 31 – Nhóm 4 Lớp. Vƣơng Thị Hồng Lâm – Lớp Ngày 4 – K22 GVHD: TS.Bùi Văn Mƣa Phép biện chứng duy tâm Hê-ghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trang 3 ngƣời. Đó là nội dung của đề tài mà. tiền đề khoa học tự nhiên 12 3.2. Vai trò của phép biện chứng duy tâm Hê-ghen đối với sự ra đời của triết học Mác. 13 KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 HVTH: Vƣơng Thị Hồng Lâm –