1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC

17 2,7K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 117,5 KB

Nội dung

Hêghen là nhà triết học - một trong những bộ óc bách khoa toàn thư vĩ đại nhất trong lịch sử triết học của nhân loại – đã xây dựng hệ thống triết học duy tâm khách quan biện chứng nổi ti

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

-µµµ -MÔN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN

VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA

ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Linh

STT: 53 - Nhóm: 01 Lớp: Cao học Đêm 1 - Khóa: K22 Giảng viên phụ trách: TS Bùi Văn Mưa

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Linh

STT: 53 - Nhóm: 01 Lớp: Cao học Đêm 1 - Khóa: K22 Giảng viên phụ trách: TS Bùi Văn Mưa

Trang 2

TP.HCM, tháng 12/2012

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đă có lịch sử gần 3000 năm Trải qua nhiều giai đoạn phát triển đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, triết học luôn phản ánh sự phát triển trí tuệ loài người và thúc đẩy tư duy loài người Mỗi giai đoạn phát triển của triết học đều xuất hiện những nhà triết học kiệt xuất mà tư tưởng triết học của họ gắn liền với lịch sử thời đại lúc bấy giờ

Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19 Đây là đỉnh cao của thời

kỳ triết học cổ điển ở phương Tây, đồng thời nó ảnh hưởng to lớn đến triết học hiện đại Tuy triết học cổ điển Đức là một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn nhưng nó đã tạo ra những thành quả kỳ diệu trong lịch sử triết học Trước hết, nó

đã từng bước khắc phục những hạn chế siêu hình của triết học duy vật thế kỷ 17,

18 Thành quả lớn nhất của nó là những tư tưởng biện chứng đã đạt tới trình độ một hệ thống lý luận – điều mà phép biện chứng cổ đại Hy Lạp đã chưa đạt tới và chủ nghĩa duy vật thế kỷ 17 – 18 cũng không có khả năng tạo ra

Một trong những đại diện tiêu biểu của triết học cổ điển Đức là Hêghen Triết học của Hêghen là biểu hiện của sự phát triển đầy đủ nhất và rực rỡ nhất của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức Ông là nhà biện chứng lỗi lạc, đã xây dựng nên hệ thống triết học duy tâm khách quan nổi tiếng Trong đó nổi bật là Phép biện chứng duy tâm - một tiền đề lý luận quan trọng của triết học Mác

Mục tiêu của đề tài này là trình bày về Phép biện chứng duy tâm Hêghen

và phân tích làm rõ vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác

Kết cấu bài tiểu luận: nội dung tiểu luận gồm các phần sau:

- Lời mở đầu

- Phần 1: Hêghen và hệ thống triết học của Hêghen

- Phần 2: Phép biện chứng duy tâm Hêghen

- Phần 3: Vai trò của phép biện chứng duy tâm Hêghen đối với sự ra

đời của triết học Mác

- Kết luận

- Tài liệu tham khảo

Trang 4

1 Hêghen và hệ thống triết học của Hêghen

1.1 Giới thiệu về Hêghen

Friedrich Hégel (1770 - 1831) sinh ra trong một gia đình quan chức cao cấp ở thành phố Stuttgart nước Đức Sau khi tốt nghiệp đại học Tubingue, ông làm giáo

sư dạy tư trong các gia đình, làm hiệu trưởng trường trung học Nuremberg, rồi làm giáo sư trường đại học Heldelberg và cuối cùng là giáo sư đại học Beclin Do chịu ảnh hưởng bởi Senlinh mà Hêghen say sưa nghiên cứu triết học, và ông đã trở thành nhà triết học – bác học vĩ đại nhất, người hoàn chỉnh nền triết học duy tâm biện chứng cổ điển Đức, bậc tiền bối của triết học Mác Hêghen đã để lại cho nhân loại một di sản triết học đồ sộ và rất giá trị Các tác phẩm chính của ông là Hiện tượng luận tinh thần, Bách khoa toàn thư các khoa học triết học (gồm 3 quyển: Khoa học lôgích, Triết học tự nhiên và Triết học tinh thần)…

1.2 Triết Học của Hêghen – Bối cảnh ra đời

Cuối thế kỷ 18, dù chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước Châu

Âu như Anh, Pháp, Ý … nhưng ở nước Đức vẫn duy trì chế độ phong kiến lạc hậu và phân quyền với nhà nước Phổ Nước Phổ ngoan cố tăng cường quyền lực

để duy trì chế độ quân chủ phong kiến thối nát và cản trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa Giai cấp tư sản Đức, ít về số lượng lại bị phân tán, yếu về kinh tế, nhược về chính trị nhưng có đời sống tư tưởng tinh thần rất phong phú Họ muốn làm một cuộc cách mạng mà lực bất tòng tâm Còn quần chúng nhân dân đang chịu sự áp bức nặng nề muốn thực hiện một hành động cách mạng nhưng lại không có lực lượng lãnh đạo

Mặt khác, những thành tựu về văn hoá và nghệ thuật cũng như tinh thần của cuộc cách mạng tư sản Pháp đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình cảm và sức sáng tạo của tầng lớp trí thức Đức Qua các công trình của mình, tầng lớp trí thực Đức đã tôn vinh mình, tôn vinh cả dân tộc Đức Những tác phẩm của họ toát lên tinh thần phẫn nộ chống lại sự trì trệ và bất công của xã hội Đức thời đó Cũng như giai cấp tư sản Đức, tầng lớp trí thức Đức cũng không đủ sức làm cách mạng trong hiện thực, vì vậy, họ đã làm cách mạng trong tư tưởng Và với tinh thần cách mạng của mình, giai cấp tư sản Đức phải tìm cách nào đó để thể hiện tinh

Trang 5

thần đó và đã gửi gắm vào trong triết học cổ điển Đức Chính những điều kiện như thế này đã tạo cho triết học cổ điển Đức một nét đặc thù hiếm thấy Đó là một nền triết học người Đức phản ánh cuộc cách mạng của người Pháp

Đồng thời, lúc bấy giờ, các nước phương Tây đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên Các thành tựu này đã chứng tỏ

sự hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình trong việc lý giải bản chất của các hiện tượng tự nhiên và thực tiễn xã hội đang diễn ra Nó đòi hỏi cần có cách nhìn mới, phương pháp mới, quan niệm mới về vai trò và khả năng của con người Triết học cổ điển Đức ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó với tiền đề là sự xem xét thế giới một cách biện chứng, chống lại tư duy siêu hình, có tính nhân bản, đề cao vai trò lý tính của con người

Triết học cổ điển Đức đã đóng góp vào di sản văn hoá nhân loại nhiều lý luận có giá trị, mà một trong những đại diện tiêu biểu xuất sắc nhất chính là Hêghen Triết học của Hêghen là đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm Đức cuối thế kỉ

18 - đầu thế kỉ 19 Hêghen là nhà triết học - một trong những bộ óc bách khoa toàn thư vĩ đại nhất trong lịch sử triết học của nhân loại – đã xây dựng hệ thống triết học duy tâm khách quan biện chứng nổi tiếng Trong đó, thế giới quan duy tâm là thế giới quan xuyên suốt toàn bộ nội dung và phép biện chứng là linh hồn sống động của hệ thống triết học Hêghen Thành quả to lớn nhất của triết học Hêghen là Phép biện chứng duy tâm

2 Phép biện chứng duy tâm Hêghen

Thông thường để xây dựng một hệ thống triết học của mình, thì mỗi triết gia đều phải xuất phát từ điểm xuất phát triết học riêng biệt Theo Ph.Ăngghen, điểm xuất phát đó là vấn đề cơ bản của triết học mà nó được giải quyết trên lập trường của từng triết gia Hêghen cho rằng, điểm xuất phát đó có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành nên học thuyết triết học mới Nó có thể khắc phục được những hạn chế của các học thuyết đã có từ trước Chính vì vậy Hêghen đã xác định điểm xuất phát triết học của ông là sự đồng nhất duy tâm giữa tư duy và tồn tại hay là ý niệm tuyệt đối Nói một cách khác Hêghen là nhà

Trang 6

triết học duy tâm khách quan, nghĩa là đối với ông tư tưởng của chúng ta không phải là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan, trái lại những sự vật và hiện tượng trong thế giới là sự thể hiện của ý niệm tuyệt đối, mà ý niệm này tồn tại trước khi thế giới xuất hiện

Chính những quan điểm trên nên trong một trong những tác phẩm chính

-“Hiện tượng luận tinh thần”, Hêghen đã đưa ra bốn nền tảng của triết học mới:

- Một là, Thừa nhận tồn tại ý niệm tuyệt đối: ý niệm tuyệt đối là sự đồng nhất

giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và vật chất, là đấng tối cao sáng tạo ra giới

tự nhiên, con người và lịch sử nhân loại mà hình thức cao nhất của ý niệm tuyệt đối là tư duy lôgích

- Hai là, Thừa nhận sự phát triển của ý niệm tuyệt đối: trọng tâm là cái mới liên

tục thay thế cái cũ, nhưng đồng thời cái mới cũng kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ Quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối diễn ra theo tam đoạn thức

“chính đề - phản đề - hợp đề”

- Ba là, Thừa nhận ý thức con người là sản phẩm của lịch sử: Hêghen coi lịch sử

là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là đỉnh cao của sự phát triển ý niệm tuyệt đối trên trần gian Lịch sử nhân loại là do lịch sử của các cá nhân tạo thành nhưng nó lại là nền tảng quy định ý thức của các cá nhân tạo nên lịch sử

- Bốn là, Triết học là học thuyết về ý niệm tuyệt đối: Hêghen thừa nhận có ba

hình thức thể hiện ý niệm tuyệt đối trên trần gian là nghệ thuật, tôn giáo và triết học, trong đó triết học là hình thức thể hiện cao nhất, trọn vẹn và đầy đủ nhất ý niệm tuyệt đối Triết học là khoa học của mọi khoa học

Căn cứ vào sự phát triển của ý niệm tuyệt đối mà Hêghen đã cấu trúc hệ

thống triết học của ông thành Khoa học lôgích (Lôgích học), Triết học tự nhiên

và Triết học tinh thần Ba bộ phận này tương ứng với ba giai đoạn phát triển của

ý niệm tuyệt đối là ý niệm tuyệt đối trong chính nó, ý niệm tuyệt đối trong sự tồn tại khác của nó (tự tha hóa), ý niệm tuyệt đối khắc phục sự tự tha hóa quay về với nó Phép biện chứng duy tâm của Hêghen được trình bày trong cả ba phần nói trên, nhưng tập trung nhất là trong Khoa học lôgích – tác phẩm quan trọng nhất của triết học Hêghen

Trang 7

Lôgích học là bộ phận sinh động nhất của hệ thống triết học Hêghen bởi

vì trong đó phép biện chứng của ông đã được thể hiện một cách đầy đủ và sâu sắc nhất Để xây dựng lôgích học mới với tính cách là lôgích biện chứng, Hêghen đã nghiên cứu toàn bộ quá trình phát triển của lôgích hình thức cổ điển trước đây Tuy không phủ nhận ý nghĩa và vai trò của lôgích hình thức trong lịch

sử nhận thức, nhưng Hêghen đã chỉ ra những hạn chế của nó là chỉ nghiên cứu tư duy chủ quan trong phạm vi ý thức cá nhân mà không chỉ ra được ranh giới giữa lôgích học với các ngành khoa học khác cùng nghiên cứu tư duy, là chỉ dựa trên những phạm trù bất động, tách rời hình thức ra khỏi nội dung của nó …Vì vậy

nó chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được với sự phát triển của triết học và khoa học Trên cơ sở đó Hêghen đã sáng tạo ra một hệ thống lôgích học mới - lôgích biện chứng nhằm đem lại cho triết học một phương pháp luận mới (phép biện chứng duy tâm) làm cơ sở cho mọi khoa học

Hêghen coi lôgích học là khoa học về những phạm trù và quy luật của tư duy, nhưng tư duy mà lôgích học nghiên cứu là tư duy thuần tuý Trong tư duy, mọi cái đối lập đều thống nhất Lôgích học nghiên cứu tư duy như thế phải là một hệ thống siêu hình học Lôgích học – Siêu hình học của Hêghen được xây

dựng dựa trên luận điểm “Cái gì hợp lý thì hiện thực và cái gì hiện thực thì hợp lý”

Phép biện chứng phải là một linh hồn uyển chuyển của lôgích học, và lôgích học phải là một cơ thể sống động, chứ không phải là tổng những phạm trù

sơ cứng Do là một cơ thể sống động nên lô gích học luôn đào thải những phạm trù không thể hiện bản chất sống động của tư duy, đồng thời trang bị cho con người một phong cách tư duy biện chứng để khám phá ra chân lý, để đi đến tự do

Tư tưởng xuyên suốt để xây dựng lôgích học là nghịch lý về sự phát triển Nghịch lý này nói rằng, phát triển là quá trình vận động tiến lên phía trước, nhưng nó cũng chính là sự quay trở về điểm khởi đầu Vì vậy việc xác định điểm khởi đầu có ý nghĩa rất quan trọng Hêghen đã chỉ ra những nguyên tắc cơ bản

Trang 8

xác định điểm khởi đầu của khoa học lôgích, đồng thời cũng là điểm khởi đầu của nhận thức lý luận nói chung:

- Một là, nguyên tắc về tính khách quan: Cái khởi đầu phải là cái khách quan,

được xác định không dựa vào sự ưa thích của nhà nghiên cứu

- Hai là, nguyên tắc đi từ cái trừu tượng đến cụ thể trong tư duy, từ đơn giản đến phức tạp: Cái khởi đầu phải là cái đơn giản nhất, trừu tượng nhất

- Ba là, nguyên tắc mâu thuẫn: Cái khởi đầu phải chứa mâu thuẫn cơ bản của

toàn bộ hệ thống – đó là mâu thuẫn giữa tinh thần và vật chất Mâu thuẫn được coi là nguồn gốc của sự phát triển, có mặt ở mọi sự vật vật chất và tinh thần

- Bốn là, nguyên tắc thống nhất tính lôgích và tính lịch sử: Hêghen hiểu lôgích

không phải là sự khái quát lịch sử, mà ngược lại lịch sử chính là hiện thân của lôgích Cho nên lôgích là có trước và quyết định đối với lịch sử (duy tâm)

Tác phẩm Khoa học lôgích được Hêghen xây dựng dựa trên những nguyên tắc trên Qua tác phẩm này, Hêghen cố vạch rõ linh hồn uyển chuyển của lôgích học là phép biện chứng Khoa học lôgích cũng như lôgích học của hệ thống Hêghen gồm ba phần là học thuyết về tồn tại, học thuyết về bản chất và học thuyết về khái niệm Ý nghĩa về phát triển của những phạm trù chính là ở chỗ, trong lôgích học Hêghen đã xuất phát từ tồn tại Từ sự vận động của những phạm trù tồn tại mà xuất hiện phạm trù bản chất, ở đây bản chất như là phản đề hay là sự phủ định của tồn tại Sau đó, từ vận động của những phạm trù bản chất

mà phát hiện ra khái niệm như là cơ sở sâu sắc hơn của toàn bộ quá trình phát triển của những phạm trù Như vậy, khái niệm được biểu hiện ra là hợp đề của tồn tại và bản chất hay là sự phủ định của phủ định Có thể nhận thấy rằng sự phát triển của những phạm trù ở trong học thuyết về tồn tại, bản chất, khái niệm

và ở trong mỗi một phần nhỏ hơn của lôgích học đều được thực hiện theo sơ đồ tam đoạn thức của Hêghen đề ra Theo Hêghen, học thuyết về tồn tại và học thuyết về bản chất trong lôgích học là lôgích khách quan còn học thuyết về khái niệm là lôgích chủ quan Trong lôgích khách quan Hêghen chủ yếu nghiên cứu những phạm trù của tư tưởng, mà chúng đồng thời cũng là những phạm trù của thế giới tự nhiên vô cơ Còn trong lôgích chủ quan Hêghen nghiên cứu sự vận

Trang 9

động biện chứng của những phạm trù như những hình thức tư tưởng thuần tuý và

sự trưởng thành của đời sống tinh thần, của ý thức của khái niệm trong thế giới

hữu cơ và con người Như vậy, toàn bộ Khoa học lô gích thể hiện quá trình tự

thân vận động phát triển của ý niệm tuyệt đối trong chính nó và cho nó

- Đầu tiên, ý niệm tuyệt đối tự tha hóa chính mình trong tồn tại của mình để tự

đem đến cho mình một nội dung Sự vận động tiếp theo cho phép ý niệm tuyệt

đối khám phá thấy mình trong bản chất, và sau cùng nó quay về với chính mình trong khái niệm, nghĩa là trở về với cái ban đầu.

- Vận động trở về cái khởi đầu cũng là tiến lên phía trước là tư tưởng chỉ đạo

xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống Hêghen Luận điểm này không chỉ nói lên bản chất duy tâm mà còn vạch rõ linh hồn biện chứng của toàn bộ triết học – lôgích học Hêghen

- Hêghen đã trình bày một cách xúc tích, rõ ràng ba luận điểm cơ bản của phép biện chứng khái niệm: Một là, mỗi khái niệm đều nằm trong mối quan hệ, liên hệ

với những khái niệm khác và làm “trung giới” cho nhau Hai là, mỗi khái niệm đều có mối liên hệ nội tại, đếu chứa đựng mâu thuẫn nội tại, chúng thâm nhập lẫn nhau Ba là, mỗi khái niệm đều phải trải qua một quá trình không ngừng vận động, phát triển và chuyển hoá qua lại lẫn nhau … Xét về bản chất, phép biện chứng khái niệm của Hêghen là phép biện chứng duy tâm Do bản tính duy tâm nên phép biện chứng này đầy tính tư biện, không triệt để và chứa nhiều yếu tố thần bí

Trong Triết học tự nhiên, Hêghen trình bày về giới tự nhiên như một chỉnh thể thống nhất, trong nó mọi sự vật đều có liên hệ hữu cơ với nhau Tuy nhiên, Hêghen cho rằng giới tự nhiên là phi biện chứng, bản thân giới tự nhiên thụ động, không tự vận động, không biến đổi, không phát triển theo thời gian mà chỉ vận động trong không gian Ở đây, nhiều chỗ nhà biện chứng tỏ ra tư biện và bất chấp khoa học; vì vậy, Triết học tự nhiên là bộ phận yếu nhất trong toàn bộ

hệ thống triết học của ông

Triết học tinh thần là một thành tựu to lớn của triết học Hêghen Thực chất

đây là học thuyết duy tâm bàn về sự phát triển ý thức cá nhân và ý thức xã hội

Trang 10

Hêghen lý giải tiến trình phát triển của xã hội theo tinh thần duy tâm như: mọi người sinh ra về bản tính vốn bất bình đẳng nên sự bất công, tệ nạn xã hội, những mâu thuẫn trong xã hội đều là các hiện tượng tất yếu, tự nhiên; con người là sản phẩm của thời đại lịch sử …

Qua những phân tích trên, ta có thể thấy thế giới quan duy tâm là thế giới quan xuyến suốt toàn bộ nội dung và phép biện chứng là linh hồn sống động của

hệ thống triết học Hêghen Phép biện chứng của Hêghen không chỉ là lý luận biện chứng về sự phát triển của thế giới ý niệm, mà còn là phương pháp biện chứng nghiên cứu thế giới ý niệm Thông qua phép biện chứng của ý niệm, Hêghen đã đoán được phép biện chứng của sự vật, vì vậy, nó là phép biện chứng duy tâm

Phép biện chứng của Hêghen là một trong những thành tựu quý giá nhất của triết học cổ điển Đức nói riêng và lịch sử triết học trước Mác nói chung Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Hêghen đã tạo ra được một lý luận biện chứng phát triển với tư cách lôgích học và là phương pháp Ông đã kết hợp phép biện chứng và lôgích học thành một quan niệm thống nhất về lôgích biện chứng Phép biện chứng là linh hồn của lôgích học nhờ đó khoa học lôgích trở thành một cơ thể sống, chứ không phải là những phạm trù khô cứng như lôgích học trước đây Công lao của Hêghen so với những bậc tiền bối chính là ở chỗ, ông đã đưa ra được một sự phân tích biện chứng, khái quát tất cả những phạm trù quan trọng nhất của triết học và đã hình thành nên ba quy luật cơ bản của tư duy trên cơ sở

duy tâm Không nghi ngờ gì nữa có thể khẳng định rằng "Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức hình thái vận dụng chung của phép biện chứng đó” Điều này tạo nên giá trị to lớn

của phép biện chứng của Hêghen, mà về sau chủ nghĩa duy vật biện chứng đã kế thừa và phát triển

Ngày đăng: 13/04/2015, 18:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w