Tuy đứng trên lập trường duy tâm nhưng các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng nên các hệ thống triết học độc đáo, đề xuất được tư duy biện chứng, logic biện chứng, học thuyết về các q
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tiểu luận môn Triết học:
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HEGHEN
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC
Học viên thực hiện: Nguyễn Thanh Tùng
Tp HCM, tháng 12 năm 2012
Trang 2GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Nền triết học cổ điển Đức là nền triết học được tạo nên từ cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX là thành tựu rực rỡ của nền văn minh Tây Âu và thế giới Đây là đỉnh cao của thời kỳ triết học Tây Âu Tuy đứng trên lập trường duy tâm nhưng các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng nên các hệ thống triết học độc đáo, đề xuất được tư duy biện chứng, logic biện chứng, học thuyết
về các quá trình phát triển mà tìm tòi lớn nhất trong tất cả các tìm tòi của họ đó
là phép biện chứng Trong số các nhà triết học vĩ đại nhất của nền triết học cổ điển Đức không thể không kể tới Friedrich Hegel Ông là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa là trong sự vận động và biến đổi không ngừng Đồng thời trong khuôn khổ của hệ thống triết học duy tâm của mình, Heghen không chỉ trình bày các phạm trù như chất, lượng, phủ định, mâu thuẫn,… mà còn nói đến các quy luật “lượng đổi dẫn đến chất đổỉ và ngược lại”, “phủ dịnh của phủ định” và “quy luật mâu thuẫn” Nhưng tất cả cái đó chỉ là quy luật vận động và phát triển của bản thân
tư duy, của ý niệm tuyệt đối Từ sự mâu thuẫn này, Mác – Ăngghen đã cứu lấy phép biện chứng, tách ra khỏi lớp vỏ duy tâm thần bí để trở thành một trong ba tiền đề chính yếu xây dựng nên nền triết học Mácxit sau này
Thực hiện đề tài này nhằm mục đích hiểu và nắm rõ phép biện chứng duy tâm của Heghen được thể hiện như thế nào và vì sao nó lại nhốt trong lớp
vỏ duy tâm thần bí Nêu được những nội dung chính trong hệ thống triết học duy tâm của Heghen Tìm hiểu về những mâu thuẫn trong triết học Heghen, mâu thuẫn giữa hạt nhân hợp lý là phép biện chứng và hệ thống duy tâm Từ
đó hiểu rõ hơn về tiền đề ra đời củ Triết học Mác
Tài liệu được tham khảo và tổng hợp từ sách giáo khoa Triết học, đề tai nghiên cứu, bài báo từ internet (có ghi cụ thể ở phần cuối)
Trang 31 HEGHEN VÀ HỆ THỐNG TRIẾT HỌC HEGHEN:
1.1 Giới thiệu về Heghen:
Friedrich Hegel (1970 – 1831) sinh ra trong một gia đình cao cấp ở Stuttgart Do chịu ảnh hưởng của Senlinh mà Heghen say sưa nghiên cứu triết học và ông đã trở thành một nhà triết học duy tâm khách quan – nhà bác học vĩ đại nhất, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức, người xây dựng nên phép biện chứng duy tâm
1.2 Bối cảnh ra đời của Triết Học Heghen:
a) Xã hội Đức:
Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 ,chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước Tây Âu như Italia, Anh, Pháp,… đem lại một nền sản xuất chưa từng có trong lịch sử, tỏ ra ưu việt hơn hẳn so với tất cả các chế độ trước đó
Trong khi ở nhiều nước Tây Âu đang có những thay đổi nhảy vọt như vậy ,thì nước Đức cho đến đầu thế kỷ 19 vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu Liên bang Đức chỉ tồn tại về hình thức, thực chất đất nước còn phân chia thành nhiều tiểu vương quốc nhỏ tách biệt nhau Tình trạng đó gây nhiều trở ngại đối với sự phát triển của đất nước Triều đình vua Phổ Phiđrích Vinhem (1770-1840) vẫn ngoan cố tăng cường quyền lực và duy trì chế độ phong kiến thối nát,cản trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa Cả đất nước bao chùm bầu không khí bất bình của đông đảo quần chúng Từ khi còn học tại chủng viện Tubengen, Heghen đã rất mong chờ luồng sóng cách mạng
tư sản như ở Pháp sẽ tràn sang Tây Nam nước Đức
b) Hệ tư tưởng:
Tuy lạc hậu về kinh tế và chính trị, nước Đức thời kỳ này đạt được sự phát triển chưa từng có về triết học,văn hoá nghệ thuật Các nhà triết học Đức
đã hệ thống hóa toàn bộ tri những tri thức và thành tựu mà nhân loại đạt được Giờ đây cần có cách nhìn mới về hiện tượng tự nhiên và tiến trình lịch sử nhân
Trang 4loại, cần có quan niệm mới về khả năng và hoạt động của con người Heghen
đã ấp ử từ lâu sẽ xây dựng một hệ thống triết học vạn năng để làm nền tảng cho toàn thế giới quan con người, khôi phục lại quan niệm coi triết học là khoa học của mọi khoa học
1.3 Hệ thống triết học của Heghen và thành tựu nổi bật:
Hệ thống triết học của Heghen gồm 3 phần chính:
a) Hiện tượng luận tinh thần:
- Thừa nhận tồn tại ý niệm tuyệt đối
- Thừa nhận sự phát triển của ý niệm tuyệt đối
- Triết học là học thuyết về ý niệm tuyệt đối
b) Khoa học Logich:
Nghiên cứu ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai nhưng lại là xuất phát điểm của hệ thống Khoa học logich giúp vạch ra bản chất đích thực của tư du
và đóng vai trò như một phương pháp luận triết học làm cơ sở cho mọi khoa học
c) Triết học tự nhiên:
Học thuyết về giới tự nhiên với tính cách là một dạng tồn tại khác của ý niệm tuyệt đối dưới dạng các sự vật vật chất
d) Triết học tinh thần:
Xem xét ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn cuối cùng trên con đường diễu hành nơi trần gian, rời bỏ giới tự nhiên, khắc phục sự tha hóa, quay về chính mình như thế nào
e) Thành tựu nổi bật của Triết học Heghen:
Trang 5Phép biện chứng tư duy mà Heghen để lại là một cống hiến vĩ đại cho kho tàng tư tưởng của nhân loại Heghen đã xây dựng những tư tưởng cơ bản của phép biện chứng bao gồm tư tưởng về mối liên hệ phổ biến, tư tưởng về sự phát triển Ông còn xây dựng các nguyên tắc của logich biện chứng, các quan điểm biện chứng về nhận thức, đặt nền móng cho sự thống nhất giữa phép biện chứng, logich học và nhận thức luận
2 PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM CỦA HEGHEN
Thế giới quan duy tâm là thế giới quan xuyên suốt toàn bộ nội dung triết học Heghen, ông đã xác định điểm xuất phát triết học của ông là
sự đồng nhất duy tâm giữa tư duy và tồn tại hay là ý niệm tuyệt đối Heghen cho rằng tinh thần là cái có trước và vật chất là cái có sau, là sự thể hiện cụ thể của tinh thần thế giới
- Ý niệm tuyệt đối – tinh thần thế giới là nền tảng của hiện thực; là sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và vật chất; là Đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên, con người và lịch sử nhân loại Ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn và chứa đựng dưới dạng tiềm năng tất cả mọi hiện tượng của tự nhiên và xã hội Nó là nguồn gốc và động lực của mọi hiện tượng tự nhiên và
xã hội Ý niệm tuyệt đối trong quá trình tự phát triển của nó diễn ra qua các giai đoạn khác nhau, ngày càng thể hiện đầy đủ nội dung bên trong của nó Đầu tiên nó phát triển trong bản thân nó, sau đó nó thể hiện dưới hình thức tự nhiên – thế giới vô cơ, hữu cơ và con người, tiếp nữa là thể hiện dưới hình thức nhà nước, nghệ thuật, tôn giáo và triết học
- Vật chất, giới tự nhiên là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của ý niệm tuyệt đối Ý niệm tuyệt đối là bản chất của tự nhiên cũng như của tinh thần Tất
cả mọi sự vật chỉ là chân lý chừng nào trong chúng đều thể hiện ý niệm này Toàn bộ thế giới muôn màu muôn vẻ chỉ là sự tự tha hóa, một sự tồn tại khác, một sản phẩm sơ cứng bất động của Ý niệm tuyệt đối Ông đã khẳng định tính quyết định của nó trong việc đưa ra các phương thức giải quyết cho các vấn đề thuộc về lý luận cũng như thực tiễn
Trang 6- Theo Heghen, tư duy hoàn toàn không được xem xét như là sản phẩm đặc biệt của bộ óc con người, như là nét đặc thù của con người Heghen đồng nhất tư duy với hoạt động của ý niệm tuyệt đối với tư cách là cơ sở của mọi sự vật, hiện tượng của thế giới Hơn nữa tư duy đồng thời vừa là khách thể, vừa là chủ thể, nó vừa là những gì đang tư duy, vừa là những gì được tư duy
- Ý niệm tuyệt đối là tư duy về tư duy, đồng thời cũng có nghĩa là tự nhận thức, là sự mở rộng những xác định logic vốn có đối với nó Những phạm trù
là những xác định logic này, hơn nữa chúng còn thể hiện sự phát triển của ý niệm tuyệt đố Những phạm trù trong triết học Heghen không phải là sự phản ánh thế giới khách quan, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng hoàn toàn không chứa đựng một nội dung gì cả Trái lại, những phạm trù của Heghen còn
có ý nghĩa bản thể luận Những phạm trù logic không phải là cái gì khác hơn là những trừu tượng được tách ra từ bản thân hiện thực, cho nên chúng có nội dung sinh động, phong phú, từ đó tạo nên nội dung sâu sắc của Khoa học logic Tuy nhiên dưới góc độ duy tâm Heghen đã đánh giá những phạm trù cao hơn thế giới khách quan, khi ông coi chúng là những tấm vải mộc, còn mọi hiện tượng, quá trình của thế giới chỉ là những hoa văn được trang trí trên những tấm vải này
Phép biện chứng là linh hồn sống động của hệ thống triết học Heghen Có thể nói, trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, Heghen chỉ lặp lại những điều mà các nhà duy tâm trước đó đã nói Song, cái mới trong học thuyết của ông, chính là chỗ ông xem xét tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối là một quá trình tự phát triển không ngừng và ông là một nhà triết học hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng của ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới với tính cách là cơ sở đầu tiên và nguồn gốc của mọi tồn tại Heghen đã phê phán phép siêu hình thống trị lúc đó và ông đã lấy phép biện chứng đem đối lập với nó, ông đã nâng phép biện chứng từ trình độ tự phát lên trình độ lý luận
- Phát triển là một quá trình thay đổi từ thấy lên cao, bằng cách chuyển hóa qua lại giữa lượng và chất, do sự giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong
Trang 7các hình thức cụ thể của ý niệm tuyệt đối tạo nên Trên cơ sở mổ xẻ quá trình
tự vận động của ý niệm tuyệt đối, Heghen đã phát hiện ra các quy luật cơ bản của phép biện chứng và các quy luật không cơ bản – các cặp phạm trù Theo phép biện chứng của Heghen, các sự vật, hiện tượng trên thế giới không cô lập, tách rời nhau mà liên hệ tác động qua lại với nhau và không ngừng chuyển hóa cho nhau, nghĩa là vạn vật liên hệ với nhau một cách phổ biến Điều này hiện nay đã được khoa học chứng minh Theo Heghen, vạn vật không những liên
hệ, tác động qua lại với nhau mà còn không ngừng vận động và phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện cho đến hoàn thiện hơn Nguồn gốc của động lực và phát triển là sự đấu tranh của những mặt đối lập Đây là tư tưởng hoàn hoàn bình đẳng, hợp lý Công lao của Hêghen so với những người tiền bối của ông là ở chỗ đã phân tích một cách tổng hợp và biện chứng tất cả các phạm trù quan trọng nhất của triết học và hình thành trên cơ
sở duy tâm ba quy luật cơ bản của tư duy: quy luật chuyển hoá từ lượng thành chất, quy luật thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập và quy luật phủ định của phủ định
- Theo Heghen, logic học trước ông là khoa học về những hình thức tư duy chủ quan, vì vậy nó chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được với sự phát triển của triết học và khoa học Trên cơ sở đó Heghen đã sáng tạo ra một hệ thống logic học mới - logic biện chứng nhằm đem lại cho triết học một phương pháp luận mới đó là phép biện chứng Heghen đã đồng nhất khoa học logic với logic học duy tâm, logic học này sử dụng những kết quả phát triển của những khoa học
tự nhiên hay những khoa học này có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu cho logic học nhằm phát hiện những quy luật, những khái niệm chung Logic học duy tâm của Heghen đã coi những khoa học này dưới những hình thức khác nhau và đặt dấu ấn vào chúng Nó chỉ ra rằng những quy luật và những khái niệm của các khoa học tự nhiên là sự thể hiện không đầy đủ của những phạm trù lý tính
thuần tuý Tác phẩm chủ yếu của Heghen là “Khoa học logic” được gọi là Đại logic và logic học phần đầu trong “Bách khoa toàn thư các khoa học triết học”
được gọi là Tiểu logic đều nghiên cứu những phạm trù logic như là hệ thống
Trang 8phát triển, gắn liền và thống nhất với nhau Chính trong Khoa học logic cũng như logic học Heghen đã trình bày một cách đầy đủ và sâu sắc phép biện chứng trên cơ sở duy tâm
- Phép biện chứng của Heghen (hay như chính Heghen gọi là phương pháp tuyệt đối) là sự trừu tượng của vận động, trừu tượng của phát triển của thế giới hiện thực khách quan Phép biện chứng này được Heghen hình dung như
là sự vận động dưới hình thức cực kỳ trừu tượng, sự vận động của lý tính thuần tuý Heghen đã trình bày qui luật phủ định của phủ định như là một trong những quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng Heghen đã đồng nhất quy luật này với tam đoạn thức: chính đề - phản đề - hợp đề Từ đó ông đã xây dựng nên hệ thống triết học cũng như từng phần trong hệ thống đó Mỗi một phạm trù của phép biện chứng được Heghen sắp xếp được hình thức chính đề Chính đề này trong quá trình vận động, phát triển trở thành phản đề và sau đó chúng hoà nhập vào khái niệm cao nhất là hợp đề Hợp đề không phải là quay trở lại một cách đơn giản về chính đề, mà là giai đoạn phát triển cao hơn bởi yếu tố phủ định Quy luật phủ định của phủ định vạch ra khuynh hướng của sự phát triển từ thấp cho đến cao Theo Heghen mặt phủ định thể hiện trong mỗi một phạm trù, khái niệm là cơ sở, điều kiện của quá trình phát triền Ở đây Heghen đã vạch ra mâu thuẫn là nguyên nhân làm cho phạm trù, khái niệm chuyển từ giai đoạn này đến giai đoạn khác Trong khoa học logic Heghen đã nhấn mạnh mâu thuẫn là nguồn gốc của mọi vận động và sức sống Chỉ vì một cái gì đó có mâu thuẫn ở trong bản thân mình mà nó được vận động, có mạch đập và hoạt động
- Phép biện chứng của Heghen không chỉ là lý luận biện chứng về sự phát triển của thế giới ý niệm, mà còn là phương pháp biện chứng nghiên cứu thế giới ý niệm Thông qua phép biện chứng của ý niệm, Heghen đã đoán được phép biện chứng của sự vật, vì vậy, nó là phép biện chứng duy tâm
Những cơ sở của phép biện chứng duy tâm xuất phát từ sự vận động và phát triển của những mâu thuẫn được diễn ra trong những
Trang 9khái niệm. Sự vận động của mặt khẳng định đến mặt phủ định và việc xem xét sự thống nhất của chúng là bản chất của nhận thức trừu tượng, nhận thức biện chứng Nhận thức này được Heghen đối lập lại với nhận thức lý trí, logic hình thức Như vậy cấu trúc logic của Heghen mang tính chất trừu tượng thuần tuý Heghen đã xem xét hệ thống những phạm trù logic phát triển như là sơ đồ tiên nghiệm của sự phát triển thế giới Mặc dù với lối tư duy có tính chất tư biện, trừu tượng của Hêghen, nhưng những phạm trù logic học của ông suy cho cùng cũng được rút ra từ thế giới hiện thực khách quan Cho nên trong Bút ký triết học Lênin đã chỉ ra rằng, Heghen đã phỏng đoán một cách thiên tài về phép biện chứng của những sự vật, hiện tượng, thế giới tự nhiên trong phép biện chứng của những khái niệm Sự khẳng định này đã được thể hiện trong sự phát triển của những khái niệm trong logic học Heghen Chính Mác cũng cho rằng, Heghen trong sự trình bày một cách tư biện, trừu tượng thường lại đưa ra được một sự trình bày hiện thực bao gồm chính các sự vật Chính những quan điểm này tạo nên giá trị to lớn của phép biện chứng của Heghen, mà về sau chủ nghĩa duy vật biện chứng đã kế thừa và phát triển Heghen tuyên bố: “Bộ óc của Heghen là vĩ đại nhất trong lịch sử và nhân loại không thể nào tìm bộ óc nào vĩ đại hơn Heghen được, đồng thời triết học của ông là cuối cùng trong lịch sử” Nhưng Heghen đâu biết rằng sau đó chính triết học của Marx và Engels đã phủ định triết học của Heghen Đó cũng là lẽ đương nhiên vì theo tinh thần biện chứng mà Heghen đã chỉ ra
3 VAI TRÒ CỦA PBC DUY TÂM ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA
TRIẾT HỌC MAC-LENIN:
Tuy là một trong ba nhà Triết học tiêu biểu nhất của Triết học cổ điển Đức nhưng trong Triết học của Heghen vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn và chính vì sự mâu thuẫn đó đã là tiền đề cho cuộc cách mạng Triết học thực sự -Triết học Marxit
3.1 Mâu thuẫn trong hệ thống Triết học của Heghen:
Trang 10Mâu thuẫn trong triết học Hêghen chính là mâu thuẫn giữa một bên là phương pháp biện chứng khoa học và một bên là hệ thống triết học duy tâm thần bí
Tất cả các phạm trù của phương pháp biện chứng mà Heghen đã tìm ra đều phản ánh sự vận động và phát triển của bản thân tư duy, của ý niệm tuyệt đối chứ không phải của thế giới tự nhiên Ông xem xét ý niệm tuyệt đối là một quá trình phát triển không ngừng, phương pháp biện chứng về ý niệm tuyệt đối
là cơ sở đầu tiên và là nguồn gốc của mọi tồn tại Tuy nhiên, nếu phương pháp biện chứng của ông là hạt nhân hợp lý, chứa đựng tư tưởng thiên tài về sự phát triển thì hệ thống triết học duy tâm của ông lại phủ nhận tính chất khách quan của những nguyên nhân nội tại, vốn có của sự phát triển tự nhiên xã hội Như vậy, biện chứng ở đây chỉ dừng lại ở hình thức biện chứng duy tâm, biện chứng ở tinh thần và kết thúc ở tinh thần, giới tự nhiên chỉ là sự sao chép của ý niệm tuyệt đối
Biện chứng pháp duy tâm của Heghen, phần nào mà nó đã nắm được thực sự những hình thái mâu thuẫn và biến chuyển, dù chỉ có trong phạm vi tinh thần, thì cũng không thể nào xuất phát từ lập trường duy tâm Vì nguồn gốc mâu thuẫn, lý do biến chuyển trong tinh thần căn bản vẫn là ở thực tế khách quan, không phải là ở tinh thần thuần túy Thực chất tinh thần là phản ánh thực tế khách quan, vậy nếu không có mâu thuẫn và biến chuyển trong thực tế khách quan, thì cũng không thể nào có mâu thuẫn và biến chuyển trong tinh thần Trên cơ sở tinh thần thuần túy chỉ có thể có hiện tượng tĩnh và bảo thủ, không thể nào có động và tiến Nghĩa là tuy biện chứng pháp của Heghen xuất hiện với một hình thức triệt để duy tâm, nhưng cái mặt chân chính của nó
- nêu mâu thuẫn trong nội bộ sự việc và tính chất tất nhiên của sự biến chuyển
- lại là đối lập với chủ nghĩa duy tâm, và chỉ có thể bắt nguồn từ một cơ sở duy vật nào đấy Thực ra thì ngược hẳn với lập trường duy tâm, nhờ ảnh hưởng của phong trào cách mạng đương thời ở Âu châu, Heghen đã tiếp thu trong tư tưởng một nội dung duy vật phong phú, tuy nội dung ấy cũng như phương pháp đã bị hoàn toàn đảo lộn, do tình trạng lạc hậu của giai cấp tư sản Đức mà Heghen đại diện