TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình - tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái “lôgic nội tại khách quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức phức tạp.
Trang 1VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
- -
Đề tài :
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA
ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC
HVTH: NGÔ VĂN LONG STT: 33 -NHÓM 4
Lớp: TCDN Ngày 4, K22 GVHD: TS BÙI VĂN MƯA
TPHCM, tháng 12 năm 2012
Trang 2PHẦN I: BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC HÊGHEN 2
I.1 - Sơ lược xã hội Đức cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX 2
I.2 - Đặc điểm triết học cổ điển Đức 2
I.3 - Khái lược triết học Hêghen 4
PHẦN II : NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA TRIẾT HỌC HÊGHEN 5
II.1 - Hiện tượng luận tinh thần 5
II.2 - Khoa học lôgic 6
II.3 - Triết học tự nhiên 8
II.4 - Triết học tinh thần 9
PHẦN III : PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC 11
III.1 Giá trị phép biện chứng duy tâm Hêghen : 11
III.2 Vai trò của phép biện chứng duy tâm Hêghen đối với sự ra đời của triết học Mác 12
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình - tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái
“lôgic nội tại khách quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức phức tạp
Nền triết học cổ điển Đức là nền triết học được tạo nên từ cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX là thành tựu rực rỡ của nền văn minh Tây Âu và thế giới Đây là đỉnh cao của thời kỳ triết học Tây Âu, đồng thời có ảnh hưởng to lớn đến triết học hiện đại Nó trở thành một trong ba nguồn gốc hình thành triết học Mác - (cùng với kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp) Triết học cổ điển Đức, mà tiêu biểu là triết học Hêghen và triết học Phoi-ơ-Bắc là tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mác Trong đó phép biện chứng của Hêghen là một tiền đề lý luận quan trọng của triết học Mác-xít Tuy nhiên, nếu phép biện chứng là hạt nhân hợp lý, là mặt tiến bộ của triết học Hêghen thì ngược lại hệ thống triết học của Hêghen lại duy tâm, siêu hình Chính điều này đã làm cho phép biện chứng duy tâm của Hêghen càng được quan tâm nhiều hơn ngay cả trong giai đoạn này và cho tới hiện nay
Để làm rõ những thành tựu mà Triết học của Hêghen mang lại cho lịch sử triết học của nhân loại , ảnh hưởng như thế nào với sự ra đời của Triết học Mác, đó
là lý do chính để em và các thành viên nhóm 4 lựa chọn đề tài : “Phép biện chứng
duy tâm Hêghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác”
Xin chân thành cảm ơn thầy TS Bùi Văn Mưa cùng các thầy cô trong tiểu ban triết học, khoa lý luận chính trị, trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã biên soạn tài liệu “Đại cương về lịch sử triết học” (Triết học Phần 1) là nguồn tài liệu tham khảo chính giúp em hoàn thành bài tiểu luận này
Trang 4PHẦN I: BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC HÊGHEN
I.1 - Sơ lược xã hội Đức cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX
Cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX nước Đức vẫn còn là một quốc gia phong kiến điển hình với 360 tiểu vương quốc tự lập trong một liên bang Đức chỉ còn là hình thức, lạc hậu về kinh tế và chính trị Thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp bị đình đốn Lúc này vương triều Phổ Phriđrich Vin Hem vẫn tăng cường quyền lực duy trì chế độ quân chủ, cản trở đất nước phát triển theo con đường
tư bản chủ nghĩa Cả đất nước bao trùm bầu không khí bất bình của đông đảo quần chúng Trong khi đó ở nước Pháp đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản Ở nước Anh thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp làm rung chuyển châu Âu, đưa châu Âu bước vào nền văn minh công nghiệp Tấm gương của các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh thần cách mạng của giai cấp tư sản Đức và những bộ phận tiến bộ khác của xã hội Đức Nhưng vì giai cấp tư sản Đức lúc này tỏ ra hèn kém, những lực lượng tiến
bộ khác nằm rải rác ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu kém về kinh tế và chính trị nên không thể tiến hành cách mạng tư sản trong thực tiễn
mà chỉ tiến hành cách mạng về phương diện tư tưởng Họ muốn thỏa hiệp với tầng lớp phong kiến quý tộc Phổ, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết những vấn đề phát triển đất nước Nhưng với tinh thần cách mạng của mình, giai cấp tư sản Đức phải tìm cách nào đó để thể hiện tinh thần đó và đã gửi gắm vào trong triết học
cổ điển Đức
I.2 - Đặc điểm triết học cổ điển Đức
Đáp ứng đơn đặt hàng của lịch sử, triết học cổ điển Đức ra đời Cũng giống như ở Pháp hồi thế kỷ XVIII, cách mạng triết học ở Đức hồi thế kỷ XIX cũng đi trước cuộc cách mạng chính trị Nhưng hai cuộc cách mạng triết học ấy hoàn toàn khác nhau Người Pháp đấu tranh công khai chống toàn bộ nền khoa học quan phương, chống giáo hội và thường chống ngay cả nhà nước nữa; các tác phẩm của
họ được in ở ngoài biên giới, ở Hà Lan hay ở Anh, còn bản thân họ thường suýt bị
Trang 5giam vào ngục Ba-xti Trái lại, người Đức lại là những giáo sư, những nhà giáo do nhà nước bổ nhiệm để giáo dục thanh niên; tác phẩm của họ là sách giáo khoa được mọi người thừa nhận và cái hệ thống hoàn tất của toàn bộ sự phát triển triết học, tức
là hệ thống Hêghen, thậm chí đã được nâng có thể nói là lên địa vị triết học nhà nước của vương quốc Phổ! Và cách mạng lại phải núp sau những giáo sư ấy, sau những lời thông thái rởm và tối nghĩa của họ, trong những câu văn nặng nề và buồn
tẻ của họ Triết học cổ điển Đức tiếp tục phát huy truyền thống duy lý của phương Tây, khôi phục lại quan niệm coi triết học là khoa học của mọi khoa học Các triết gia ra sức xây dựng các hệ thống triết học vạn năng, bao trùm tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người làm cơ sở cho những hoạt động đó Đối với Hêghen, triết học thật sự phải là lôgic học, còn đối với Phoiơbắc, đó là nhân bản học Tuy nhiên,
do cố khắc phục những hạn chế siêu hình và máy móc trong nền triết học duy vật thế
kỷ XVII- XVIII mà triết học cổ điển Đức lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm thần bí Họ cho rằng, tính biện chứng sống động chỉ là bản tính của cái tinh thần, còn cái tự nhiên thì phi biện chứng Dù vậy họ vẫn tiếp thu những tư tưởng biện chứng quý báu trong di sản triết học cổ truyền của nhân loại, phát triển thêm và xây dựng phép biện chứng như một học thuyết triết học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển xảy
ra trong thế giới Triết học cổ điển Đức đề cao vai trò của con người với tính các là chủ thể trong mọi hoạt động cải tạo thế giới - khách thể; và khảo sát khách thể gắn liền với hoạt động thực tiễn của chủ thể - con người Song do quan điểm duy tâm chi phối mà nhiều triết gia của nền triết học này hiểu thực tiễn chỉ là hoạt động sang táo của ý thức, đồng thời tuyệt đối hóa ý thức, biến ý thức thành lực lượng siêu nhiên có năng lực sang tạo kỳ vĩ Vì vậy triết học của họ mang tính duy tâm thần bí Triết học
cổ điển Đức là cơ sở thế giới quan, là nền tảng ý thức hệ của giai cấp tư sản Đức cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, vốn yếu về kinh tế nhược về chính trị, nhưng
có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú, sống trong một xã hội mà tàn tích phong kiến còn quá nặng nề
Trang 6I.3 - Khái lược triết học Hêghen
Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770 - 1831), nhà triết học duy tâm khách quan, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức, người xây dựng nên phép biện chứng duy tâm Triết học của Hêghen là đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm Đức cuối thế kỉ 18 - đầu thế kỉ 19 Nguyên lí xuất phát và xuyên suốt toàn bộ triết học Hêghen
là sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại Toàn bộ thực tại khách quan (tự nhiên và lịch
sử thế giới) là biểu hiện của "lí tính thế giới" hay "tinh thần thế giới" mà Hêghen gọi
là "ý niệm tuyệt đối" "Ý niệm tuyệt đối" có trước tự nhiên và loài người, trải qua một quá trình phát triển lịch sử - tự nhận thức về bản thân, qua ba giai đoạn: 1) Giai đoạn phát triển trong "nguyên chất" thuần khiết của nó khi chưa có thế giới: nội dung của "ý niệm tuyệt đối" thể hiện trong hệ thống các phạm trù lôgic có liên quan với nhau và chuyển hoá lẫn nhau (lôgic học) 2) Dưới dạng tồn tại khác, khi chuyển thành giới tự nhiên (triết học tự nhiên) 3) "Ý niệm tuyệt đối" phủ định giới tự nhiên, trở về với bản thân, nó tiếp tục biến hoá, nhận thức nội dung của mình dưới các hình thức ý thức và đạt tới nhận thức cao nhất qua tôn giáo, nghệ thuật, triết học (triết học tinh thần) Thành quả lớn nhất của triết học Hêghen là phép biện chứng Ở Hêghen, phép biện chứng bị thần bí hoá Mặc dù vậy, Hêghen vẫn là "người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng" (Mac) Hêghen có những đóng góp to lớn trong địa hạt lí luận về nhận thức, trong cuộc đấu tranh chống "thuyết không thể biết" (bất khả tri luận) Hệ thống duy tâm, bảo thủ, khép kín và giả tạo của triết học Hêghen mâu thuẫn sâu sắc với phương pháp biện chứng có tính chất cách mạng của triết học này Quan điểm chính trị phản động của Hêghen, đặc biệt trong thời kì hoạt động cuối đời của ông, phản ánh tình trạng mâu thuẫn của giai cấp tư sản Đức, khuynh hướng thoả hiệp của nó với các thế lực phong kiến Hêghen ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến, bênh vực nhà nước quân chủ phản động Phổ, cho đó là đỉnh cao của sự phát triển xã hội Triết học Hêghen là một trong những nguồn gốc lí luận trực tiếp của chủ nghĩa Mac Các tác phẩm chủ yếu: "Hiện tượng học tinh thần" (1807), "Khoa học lôgic" (1812 - 16),
"Bách khoa thư về khoa học triết học" (1817, 1830), "Những nguyên lí triết học của
Trang 7pháp luật" (1821), những bài giảng về triết học lịch sử, về mĩ học, về triết học tôn giáo, về lịch sử triết học được xuất bản sau khi Hêghen mất
PHẦN II : NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA TRIẾT HỌC
HÊGHEN
II.1 - Hiện tượng luận tinh thần
Tác phẩm Hiện tượng luận tinh thần được xây dựng dựa trên bốn luận điểm nền tảng sau đây:
- Một là, thừa nhận tồn tại ý niệm tuyệt đối Theo Hêghen, ý niệm tuyệt đối chứ không phải là cái Tuyệt đối (Senlinh) là nền tảng của hiện thực Ý niệm tuyệt đối
là sự hợp nhất giữa thực thể - giới tự nhiên (Xpinôda) và Cái tôi tuyệt đối (Phíchtơ) là
sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và vật chất, là Đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên, con người và lịch sử nhân loại Con người chỉ là một sản phẩm của quá trình vận động phát triển tự thân của ý niệm tuyệt đối Hoạt động nhận thức
và cải tạo thế giới của con người, tức lịch sử nhân loại chỉ là giai đoạn phát triển cao của ý niệm tuyệt đối, là công cụ để nó nhận thức chính bản thân mình và quay trở về với chính mình Tư duy lôgic là hình thức thể hiện cao nhất của ý niệm tuyệt đối
- Hai là, thừa nhận sự phát triển của ý niệm tuyệt đối Phát triển được Hêghen hiểu như một chuỗi các hành động phủ định biện chứng, trong đó, cái mới liên tục thay thế cái cũ, nhưng đồng thời kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ Quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối diễn ra theo tam đoạn thức “chính đề - phản đề - hợp đề” Đó cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn giữa cái vật chất và cái tinh thần, giữa khách thể và chủ thể trong bản thân ý niệm tuyệt đối
- Ba là, thừa nhận ý thức con người là sản phẩm của lịch sử Hêghen coi lịch sử
là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là đỉnh cao của sự phát triển ý niệm tuyệt đối trên trần gian Lịch sử nhân loại có được nhờ vào hoạt động có ý thức của những cá nhân
cụ thể, nhưng nó lại là nền tảng quy định ý thức của mỗi cá nhân Ý thức cá nhân chỉ
là sự khái quát, sự “đi tắt” toàn bộ lịch sử mà ý thức nhân loại đã trải qua Ý thức nhân
Trang 8loại là sự tái hiện lại toàn bộ tiến trình của lịch sử nhân loại, là sản phẩm của lịch sử,
là hiện thân của ý niệm tuyệt đối
- Bốn là, triết học là học thuyết về ý niệm tuyệt đối Hêghen thừa nhận có ba hình thức thể hiện ý niệm tuyệt đối trên trần gian là nghệ thuật, tôn giáo và triết học, trong đó, triết học là hình thức thể hiện cao nhất, trọn vẹn và đầy đủ nhất ý niệm tuyệt đối Theo Hêghen, triết học là khoa học của mọi khoa học, là khoa học vạn năng đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ thế giới quan và tư tưởng con người Nhưng mỗi thời đại lại có một học thuyết triết học của riêng mình Học thuyết này là tinh hoa tinh thần của thời đại đó, là thời đại được thể hiện dưới dạng tư tưởng Mỗi hệ thống triết học của một thời đại nào đó đều là sự chắt lọc, kết tinh, khái quát lại toàn bộ lịch sử tư tưởng trước đó, đặc biệt là tư tưởng triết học Triết học và lịch sử triết học thống nhất với nhau như là sự thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử; vì vậy, triết học phải bao trùm toàn bộ lịch sử phát triển của ý niệm tuyệt đối Theo quan điểm này thì triết học Hêghen, - khoa học về ý niệm tuyệt đối, - được chia thành 3 bộ phận là khoa học lôgic, triết học tự nhiên, triết học tinh thần; ứng với 3 giai đoạn phát triển của ý niệm tuyệt đối là ý niệm tuyệt đối trong chính nó, ý niệm tuyệt đối trong sự tồn tại khác của
nó (tự tha hóa), ý niệm tuyệt đối khắc phục sự tự tha hóa quay về với nó
II.2-Khoa học lôgic
Khoa học lôgic là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống Hêghen, vì nó nghiên cứu tinh thần tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai nhất, nhưng là điểm xuất phát và nền tảng của toàn bộ hệ thống Cũng như các nhà lôgic truyền thống, Hêghen coi lôgic là khoa học về tư duy, về những phạm trù và quy luật của tư duy Tư duy với
tư cách là đối tượng của khoa học lôgic được Hêghen hiểu là tư tưởng thuần túy, là tinh thần tuyệt đối Hêghen phân biệt hai dạng tư duy: tư duy tự nó - chính là tinh thần tuyệt đối tạo thành bản chất của toàn bộ hiện thực; tư duy cho nó - tức tư duy con người, là tư duy tự nó ở giai đoạn phát triển cao nhất, là giai đoạn tư duy có ý thức
Luận điểm xuyên suốt toàn bộ lôgic học cũng như hệ thống của Hêghen là “ cái gì hợp lý thì hiện thực và cái gì hiện thực thì hợp lý” Nhiệm vụ của khoa học
Trang 9lôgic là đào thải những hình thức của tư tưởng không thể hiện đúng bản chất đích thực của tư duy sống động, đồng thời vũ trang cho con người một phương pháp tư duy biện chứng nhằm khám phá ra chân lý, đi tới tự do
Hêghen đưa ra các nguyên lý cơ bản xác định điểm khởi đầu khoa học lôgic: tính khách quan, buộc các nhà nghiên cứu không được coi xuất phát điểm một cách tùy tiện theo ý muốn chủ quan của mình, mà phải tuân theo tính khách quan tùy thuộc vào từng đối tượng nghiên cứu một cách cụ thể; đơn giản và trừu tượng nhất: Mọi quá trình vận động khách quan đều theo xu hướng từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện tới chỗ ngày càng hoàn thiện hơn, cho nên điểm khởi đầu phải là cái
sơ khai nhất, chưa hoàn thiện nhất, trừu tượng nhất; nguyên tắc mâu thuẫn khẳng định điểm khởi đầu phải là điểm xuất phát có khả năng phát triển thành toàn bộ hệ thống, tức là phải chứa đựng mâu thuẫn cơ bản của toàn bộ hệ thống – đó là mâu thuẫn giữa tinh thần và vật chất; nguyên tắc thống nhất giữa tính lịch sử và tính lôgic trong việc xác định điểm khởi đầu: Hêghen coi khoa học lôgic của mình là sự tổng kết toàn bộ tiến trình phát triển tư tưởng triết học của nhân lịch
Trong khoa học lôgic, Hêghen hiểu tư duy như một quá trình phát triển biện chứng thể hiện như sự thống nhất của ba yếu tố sau:
- Thính giác: Đây là tư duy phù hợp với lối suy nghĩ thông thường của mọi người Tư duy này con mang nặng tính trực quan, xem xét mọi vật một cách cứng
đờ, tách rời những mắt đối lập mà nhận thấy sự thống nhất giữa chúng
- Yếu tố biện chứng: Khác với các quan niệm truyền thống coi phép biện chứng là nghệ thuật tranh luận, Hêghen hiểu đây là một khoa học về sự phát triển của các khái niệm được ông đồng nhất với bản chất của sự vật Phép biện chứng là nguyên tắc của mọi vận động, mọi sự sống và mọi hoạt động trong phạm vi hiện thực Cái biện chứng còn là linh hồn của mọi nhận thức khoa học chân chính
- Yếu tố tư biện: thực hiện như sự thống nhất hai yếu tố trên, đồng thời là kết quả phát triển của chúng, chỉ ơ đây thì phép biện chứng mới đạt đến sự phát triển chín muồi Đây là giai đoạn thể hiện bản chất đích thực của mọi cái như sự thống
Trang 10nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Và ông tự coi triết học của mình tương ứng với giai đoạn này trong sự phát triển của tư duy nhân loại
Sự phân chia này chỉ mang tính tương đối còn trên thực tế chúng liên hệ hữu
cơ, không tách rời nhau trong từng giai đoạn phát triển của sự vật và khái niệm Chúng là những yếu tố của phép biện chứng – linh hồn sống của khoa học lôgic
II.3 - Triết học tự nhiên
Triết học tự nhiên, theo Hêghen, là sự nghiên cứu lý luận về giới tự nhiên được hiểu như sự tồn tại của tinh thần dưới dạng các sự vật vật chất Vì vậy, quá trình hình thành giới tự nhiên đồng thời cũng là quá trình tinh thần ngày càng biểu hiện ra thành giới tự nhiên
Giới tự nhiên, theo cách hiểu của Hêghen, là một chỉnh thể thống nhất trong
đó mọi sự vật đều có mối liên hệ hữu cơ với nhau, đều không ngừng vận động và phát triển Sự phát triển của giới tự nhiên diễn ra dưới nhiều cấp độ khác nhau về chất như cơ học, vật lý, hoá học, địa chất, sự sống với bản chất và đặc tính vận động tương ứng Phê phán quan niệm cơ học về thế giới thống trị trong khoa học tự nhiên thời đó, Hêghen khẳng định đặc thù riêng của từng giai đoạn phát triển của tự nhiên Vì vậy, để nhận thức đúng về giới tự nhiên cần phải xem xét sự vật phù hợp với tính chất của từng giai đoạn phát triển của nó
Đối lập với quan niệm của Nguồn tách không gian, thời gian với các quá trình vận động của các sự vật vật chất, Hêghen ủng hộ quan niệm của Lepnit về vấn
đề này, hiểu rằng "các sự vật tiêu vong không phải vì chúng nằm trong thời gian, mà
vì bản thân chúng là cái nhất thời" Thời gian cũng như không gian phải được hiểu như sự sinh thành của mọi vật Cũng như Kant thời kỳ tiền phê phán, Hêghen có ý
đồ muốn đem lại một cái nhìn lịch sử về tự nhiên, về thế giới Vũ trụ của chúng ta không phải ngay từ đầu đã có trạng thái như hiện nay Tuy nhiên, nhà biện chứng lỗi lạc lại diễn tả tư tưởng đó một cách duy tâm Ông khẳng định là chỉ có ý niệm mới
có thể chuyển hoá thành giới tự nhiên Và sự chuyển hoá này diễn ra liên tục, không ngừng: "Thế giới được tạo ra, hiện đang được tạo ra, và sẽ vĩnh viễn được tạo ra" bởi tinh thần tuyệt đối