1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA PHÁP GIA VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ XÃ HỘI BẰNG PHÁP LUẬT

20 4,3K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 384,5 KB

Nội dung

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, chúng ta phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó phải đổi mới, kiện toàn phương thức quản lý xã hội bằn

Trang 1

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA PHÁP GIA

VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ XÃ HỘI BẰNG PHÁP LUẬT

HV: Trần Ngọc Huy

MSHV: CH1301027

8/2014

Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin

Trang 2

Mục lục

Phần mở đầu 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 1

3 Mục đích và nhiệm vụ 1

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 2

6 Kết cấu tiểu luận 2

Nội dung 3

1 Nội dung tư tưởng pháp trị của phái pháp gia 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng pháp gia: 3

1.2 Nội dung cơ bản tư tưởng pháp trị của phái Pháp gia 7

2 Ý nghĩa của thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật 12

2.1 Hoạt động của nhà nước không được vi phạm nội dung hiến pháp và pháp luật 12

2.2 Pháp luật phải được thực hiện nghiêm minh, chí công vô tư, phải đảm bảo tính khách quan, thống nhất, minh bạch và công bằng 13

Kết luận 17

Tài liệu tham khảo 18

Trang 3

Phần mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong 30 năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đai hóa, hội nhập với kinh tế toàn cầu nhằm hướng đến xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, một xã hội dân chủ, công bằng văn minh Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, chúng ta phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó phải đổi mới, kiện toàn phương thức quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của đất nước

Trong quá trình kiện toàn, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật, việc kế thừa có chọn lọc những tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội trong lịch sử đóng vai trò đặc biệt quan trọng Bởi vì, những tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội, kể cả ở phương Đông và phương Tây, đều là sản phẩm của trí tuệ con người, đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn lịch sử Chúng có giá trị nhất định trong việc giúp chúng ta tìm ra những giải pháp hữu hiệu để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và những phương thức quản lý xã hội bằng pháp luật Trong các tư tưởng đó, thuyết Pháp trị của Hàn Phi

Tử, một trong những tư tưởng chính trị - xã hội nổi bật trong thời kỳ Trung Quốc

cổ đại, đã để lại nhiều kinh nghiệm lịch sử to lớn đối với quá trình thực hiện quản

lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước Xuất phát từ những đòi hỏi về lý luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử là thực sự cấp thiết Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của

nó đối với việc quản lý xã hội bằng pháp luật” làm đề tài tiểu luận cho mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Do tính cấp thiết đã nói ở trên, đã xuất hiện nhiều công trình khoa học nghiên cứu và dịch thuật về việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và phương thức quản lý xã hội bằng pháp luật thông qua việc nghiên cứu và kế thừa tinh hoa di sản tư tưởng và học thuyết chính trị - xã hội của nhân loại trong đó có các nghiên cứu về thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều đã làm rõ lên được những ưu điểm của các tư tưởng pháp trị trong việc quản lý xã hội

3 Mục đích và nhiệm vụ

Tiểu luận này có mục đích nghiên cứu những nội dung cơ bản trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc quản lý xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Để đạt được mục đích trên, tiểu luận có nhiệm vụ:

Trang 4

- Trình bày những nội dung cơ bản trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi

Tử

- Làm sáng tỏ giá trị lịch sử của thuyết Pháp trị đối với việc quản lý

xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay ở Việt Nam hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu nội dung thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử (một học thuyết chính trị – xã hội nổi bật trong xã hội Trung Quốc thời kỳ cổ đại) thông qua bộ Hàn Phi Tử

Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tiểu luận sử dụng nhiều

phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phân tích, tổng hợp, lôgic,… trong quá trình giải quyết các vấn đề nêu ra

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Những kết quả đạt được trong tiểu luận là sự bổ sung cho quá trình

nghiên cứu về thuyết pháp trị

Tiểu luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo khi nghiên các đề tài khoa học có liên quan

6 Kết cấu tiểu luận

Tiểu luận gồm 4 phần Phần mở đầu: giới thiệu về đề tài Phần nội dung gồm hai mục, mục 1: giới thiệu nội dung của thuyết pháp trị, mục 2: ý nghĩa của học thuyết trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật Phần kết luận sẽ khái quát lại các các kết quả Phần cuối là tài liệu tham khảo

Trang 5

Nội dung

1 Nội dung tư tưởng pháp trị của phái pháp gia

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng pháp gia:

Trong sự phát triển lịch sử Trung Quốc cổ đại, triết học Pháp gia giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội Triết học pháp gia rất phong phú, đa dạng

Đó là hệ thống quan điểm duy vật thô sơ, biện chứng tự phát về tự nhiên, lịch sử, con người, đặt biệt là phương pháp lý luận trị nước bằng luật pháp Đây là trường phái triết học đại biểu cho lợi ích giai cấp địa chủ thời phong kiến Những đại biểu tiêu biểu của trường phái này như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng, Hàn Phi Tử Để hiểu một cách tương đối có hệ thống về đường lối trị nước của phái Pháp gia ta cần phải tìm hiểu tư tưởng cơ bản của các nhà pháp trị đã nêu trên cũng như những những luận chứng khá thuyết phục về sự cần thiết của đường lối Pháp trị

Tư tưởng trị nước bằng pháp luật đã xuất hiện rất sớm vào thời kỳ nhà Chu Người ta đưa ra hai tư tưởng trị dân: lễ trị và hình trị

Lễ: nghĩa hẹp là lễ nghi, lề lối, phong tục, qui tắc cư xử còn hiểu theo nghĩa rộng lễ là lề lối chính trị, là trật tự xã hội

Hình: là hình pháp xét xử nhằm trừ phạt hành vi con người và chỉ áp dụng cho bậc thứ dân

Như vậy đầu tiên vào thời kỳ nhà Chu đã xuất hiện tư tưởng về hình pháp với hai nội dung lễ trị và hình trị

Quản Trọng (thế kỷ VI TCN): sau thời kỳ nhà Chu thì Quản Trọng là người đưa ra tư tưởng luật pháp đầu tiên Tuy xuất thân từ trường phái Nho gia nhưng khác với các nhà nho chủ trương trị nước bằng đức trị, Quản Trọng chủ trương chuyển phương pháp trị nước bằng lễ nghĩa, luân lý, đạo đức sang phương pháp trị nước bằng pháp luật Đóng góp của Quản Trọng về tư tưởng hình pháp có 3 điểm:

*Yêu cầu chung của phương pháp trị nước:

Trang 6

- Tôn quân: tôn quân không phải vì vua hiền mà vì vua là người đặt ra pháp luật, vua có quyền quyết định sự sống chết của dân, nếu không tôn quân thì nước

sẽ không yên

- Yêu dân không phải là vì dân mà là vì vua Bởi vì nếu yêu dân, dân sẽ qui thuận đông, tuân theo lời vua như vậy vua sẽ mạnh và sẽ cai trị được thiên hạ

*Trong phương pháp trị nước Quản Trọng đề cao “luật, lệnh, hình, chính”

- Luật: để phân phận sự cho dân, để cho dân không tranh giành nhau nữa

- Lệnh: để dân biết việc mà làm

- Hình: trừ trị những kẻ làm trái luật và lệnh

Quản Trọng đưa ra mấy cách trừ trị: một tội chết, hai tội bị đày có thời hạn, ba tội giam, bốn tội đày không thời hạn, năm phạt tiền

- Chính: là để sửa cho dân theo đường ngay lẻ phải

*Các nguyên tắc trong hành pháp và lập pháp: bên cạnh yêu cầu chung của phương pháp trị nước bằng “luật lệnh, hình, chính” Quản Trọng còn đưa ra năm nguyên tắc hành pháp và lập pháp như sau:

- Luật pháp phải rõ ràng, minh bạch tùy theo thiên thời địa lợi, nhân hòa;

- Phải dạy cho dân hiểu rõ pháp luật rồi mới thi hành;

- Thủ tín: pháp luật phải nghiêm minh đối với người trên kẻ dưới;

- Không được tư lợi, mọi người phải công bằng trước pháp luật

- Lệnh trong hình pháp quý hơn châu báo, xã tắc quý hơn người thân, vi trọng quý hơn tước lộc, không vì vua muốn mà thay đổi lệnh

Tóm lại Quản Trọng là người đưa ra tư tưởng về luật pháp, cụ thể ông đưa ra các yêu cầu về phương pháp trị nước Đồng thời đưa ra các nguyên tắc hành pháp

và lập pháp Đó là những tư tưởng đóng góp đầu tiên về tư tưởng hành pháp trong lịch sử triết học Trung Quốc bên cạnh những tư tưởng nhà Chu

Sau Quản Trọng phải kể đến Thân Bất Hại (401-337 TCN), là người nước Trịnh chuyên học về hình danh, làm quan đến bậc tướng quốc Thân Bất Hại đưa

ra chủ trương ly khai "Đạo đức" chống "Lễ" và đề cao "Thuật" trong phép trị

Trang 7

nước Thân Bất Hại cho rằng "thuật" là cái "bí hiểm" của vua, theo đó nhà vua không được lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt hay không, biết nhiều hay biết

ít, yêu hay ghét mình bởi điều đó sẽ làm cho bề tôi không thể đề phòng, nói dối

và lừa gạt nhà vua

Một đại biểu nữa của phái Pháp gia thời kỳ này là Thận Đáo (370-290 TCN), ông là người nước Triệu và chịu ảnh hưởng một số tư tưởng triết học về đạo của Lão Tử, nhưng về chính trị Thuận đáo là người chủ xướng về “thế” trong phép trị nước: trong phép trị nước Thận Đáo chủ trương trị nước phải có pháp luật, muốn làm cho nước mạnh, dân yên theo ông luật pháp phải dựa trên 2 yếu tố như sau:

- Thế: là địa vị quyền lực của giai cấp thống trị Địa vị quyền lực đó có sức mạnh vô biên tùy điều kiện cụ thể có thể làm cho bậc hiền nhân khinh rẻ hay tôn trọng

- Lấy vật tư nhiên vô tri vô giác làm tiêu chuẩn luật pháp bởi vì theo ông chỉ có vật vô tri vô giác mới khách quan, chỉ có nó mới loại trừ được ý muốn riêng

tư dục vọng của con người

Phải nói rằng đây là một tư tưởng khá tiến bộ mà sau này Hàn Phi đã tiếp thu và hoàn thiện Trong phép trị nước, đặc biệt Thận Đáo đề cao vai trò của

"Thế" Ông cho rằng: "Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiếu là vì quyền thế nhẹ, địa vị thấp: kẻ bất tiếu mà phục được người hiền vì quyền trọng vị cao Nghiêu hồi còn làm dân thường thì không trị được ba người mà Kiệt khi làm thiên tử có thể làm loạn cả thiên hạ, do đó biết rằng quyền thế và địa vị đủ để nhờ cậy được mà bậc hiền, trí không đủ cho ta hâm mộ Cây ná yếu mà bắn được mũi tên lên cao là nhờ sức gió đưa đi, kẻ bất tiếu mà lệnh ban ra được thi hành là nhờ sức giúp đỡ của quần chúng, do đó mà xét thì hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng,

mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền"

Cùng thời với Thận Đáo, có một người cũng nêu cao tư tưởng Pháp trị, đó

là Thương Ưởng Ông đề cao pháp “luật hay quy tắc, luật lệ” là hình phạt nghiêm khắc đối hình phạt đã ban ra chủ trương chỉ có phạt không có thưởng Vì việc thực

Trang 8

hiện luật là bổn phận công dân Ngoài cải cách về luật pháp ông còn đưa ra cải cách về kinh tế chính nhờ cải cách về luật pháp và kinh tế làm nước Tần từ nước yếu trở thành nước mạnh thôn tính bảy nước còn lại thống nất đất nước Trung Quốc thiết lập thành công nhà nước Trung ương tập quyền

Về kinh tế ông đưa ra những cải cách như sau:

- Ông xóa bỏ chế độ công hữu vê ruộng đất công xã nông thôn, thừa nhận chế độ tư hữu về ruông đất, cho tư do mua bán ruộng đất khuyến khích khai hoang phát triển sản xuất nông nghiệp nhà nước trực tiếp thu thuế, tô của nông dân

- Lập ra hộ tịch: lệnh cho bá tính cứ năm nhà lập thành một ngũ, hai ngũ lập thành thập, để trong coi lẫn nhau nếu có kẻ gian thì tố cáo, giết kẻ loạn thì được thưởng như nhau, nếu giấu thì phạt như nhau, một nhà giấu thì chín nhà kia chịu

vạ lây, nhà có hai tráng đinh phải ở riêng để phát triển sức lao động nếu không ở riêng thì đóng thuế gấp đôi

- Khuyến khích nông dân cày cấy, nuôi tằm dệt vải kéo tơ, nhà nào sản xuất

ra nhiều được miễn lưu dịch, bỏ ruộng đất đi buôn làm gia đình nghèo khổ thì bị bắt làm nô lệ

- Xóa các đặc quyền, đặt lợi của giai cấp quý tộc đặc ra các tước quân, bất

cứ ai có quân công thì được ban tước vị, được cấp đất, công càng to thì chức vị càng cao Tùy theo chức vị cao thấp mà chiếm được nhiều ruộng đất và nô lệ

- Hợp nhất nhiều làng thành phủ huyện, đặt ra tước huyện lệnh để cai trị, tổ chức lại hệ thống hành chính, thống nhất các đơn vị đo lường

Tư tưởng cải cách của Thương Ưởng bị giai cấp quý tộc phản đối nhưng được nhà vua ủng hộ nên hiệu quả cải cách rất là cao Nhờ đó nước Tần trở nên hùng mạnh, thống nhất được đất nước Trung Hoa

Cuối cùng phải kể đến Hàn Phi (280-233 TCN) là công tử nước Hàn Phi cùng với Lý Tư theo học Tuân Tử Hấp thụ tư tưởng của người thầy Tuân Tử, Hàn Phi cho rằng tính người là ác nhưng ông không chủ trương dùng đạo đức để đưa con người về chính đạo như thầy, mà chủ trương dùng hình pháp Ông là người có

Trang 9

công tổng kết và hoàn thiện tư tưởng trị nước của pháp gia Trước hết, Hàn Phi đề cao vai trò của pháp trị Theo ông, thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo "đạo đức" của Nho gia, "Kiêm ái" của Mặc gia, "Vô vi nhi trị" của Đạo gia như trước nữa mà cần phải dùng Pháp trị Hàn Phi đưa ra quan điểm tiến hóa về lịch sử, ông cho rằng lịch sử xã hội luôn trong quá trình tiến hoá

và trong mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng Do vậy, không có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ

1.2 Nội dung cơ bản tư tưởng pháp trị của phái Pháp gia

Nếu như Thận Đáo đề cao "Thế", Thân Bất Hại đề cao "Thuật", Thương Ưởng đề cao "Pháp" trong phép trị nước thì Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng

cả ba yếu tố đó Ông cho rằng "Pháp", "Thế", "Thuật" là ba yếu tố thống nhất không thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật Trong sự thống nhất

đó, "Pháp" là nội dung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" là công cụ, phương tiện tạo nên sức mạnh, còn "Thuật" là phương pháp cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai trị Tất cả đều là công cụ của bậc đế vương

Trước hết nói về "Pháp" Trong tư tưởng Trung Quốc cổ đại, "Pháp" được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng "Pháp" là thể chế quốc gia là chế độ chính trị xã hội của đất nước; Nghĩa hẹp "Pháp" là những điều luật, luật lệ, những luật lệ mang tính nguyên tắc và khuôn mẫu Kế thừa và phát triển tư tưởng Pháp trị của pháp gia thời trước, Hàn Phi Tử cho rằng: "Pháp là hiến lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đều được dân tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo Pháp" Tính cách của pháp luật theo Hàn Phi, trên cơ sở chủ trương của Pháp gia, là vua tượng trưng cho quốc gia, nên vua nắm hết uy quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp Tuy vậy, khi lập pháp vua cũng phải dựa trên những nguyên tắc chính như:

Trang 10

1- Pháp luật phải hợp thời;

2- Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ hiểu, dễ thi hành;

3- Pháp luật phải công bằng;

4- Pháp luật có tính cách phổ biến

Với Hàn Phi, "Pháp" thật sự là tiêu chuẩn khách quan để phân định danh phận, phải trái, tốt, xấu, thiện ác và sẽ làm cho nhân tâm và vạn sự đều qui về một mối, đều lấy pháp làm chuẩn Vì vậy, "Pháp" trở thành cái gốc của thiên hạ

Cùng với "Pháp", "Thế", là yếu tố không thể thiếu được trong pháp trị Pháp gia cho rằng muốn có luật pháp rõ ràng minh bạch và được dân tuyệt đối tôn trọng thi hành thì nhà vua phải có "Thế" Trọng Thế tức trọng sự cưỡng chế, cho nên chủ trương:

1- Chủ quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tập trung cả vào một người là vua;

2- Vua phải được tôn kính tuân theo triệt để: dân không được quyền làm cách mạng, không được trái ý vua, vua bắt chết thì phải chết, không chết tức là bất trung Điều này gần với tư tưởng Trung quân của Nho gia, Hàn Phi chê việc vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn là trái đạo quân thần, ý này trái hẳn chủ trương của Khổng

3- Đưa sự thưởng phạt lên hàng quốc sách vì thưởng và phạt là phương tiện hiệu nghiệm nhất để cưỡng chế Muốn trị nước thì vua chỉ cần dùng thưởng phạt chứ không cần dùng giáo hóa, lễ nhạc

Hàn Phi cho cách thưởng phạt là mầm trị hay loạn của quốc gia, trong đó dựa theo nguyên tắc: Thưởng thì phải tín, phạt thì phải tất; Thưởng thì phải trọng hậu, phạt thì phải nặng; Sự thưởng phạt phải theo đúng phép nước, chí công vô tư; Vua phải nắm hết quyền thưởng phạt

"Thế" có vị trí quan trọng đến mức có thể thay thế được hiền nhân: "Chỉ có bậc hiền trí không đủ trị dân, mà địa vị quyền thế lại đủ đóng vai trò của bậc hiền vậy Kiệt làm thiên tử chế ngự được thiên hạ không phải vì hiền mà vì có quyền

Ngày đăng: 19/05/2015, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w