Nội dung này được các nhà khoa học nghiên cứu ở các mặt thế giới quan, nhân sinh quan, bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận… Nghiên cứu các vấn đề này, phần lớn các tác giả đã c
Trang 1KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG ÁNH TUYẾT
TƯ TRƯỞNG TRIẾT HỌC ĐỜI TRẦN VÀ
GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI ĐƯƠNG THỜI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI, 2016
Trang 2KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS NGUYỄN HÙNG HẬU
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Đặng Ánh Tuyết
Đặng Ánh Tuyết
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8
1.1 Những nghiên cứu về cơ sở hình thành tư tưởng Thiền học đời Trần Trần 8
1.2 Những nghiên cứu về nội dung tư tưởng của Phật giáo đời Trần, Thiền học đời Trần 13
1.3 Những nghiên cứu về giá trị và ảnh hưởng của Phật giáo đời Trần, tư tưởng Thiền học đời Trần đối với đời sống xã hội đương thời 20
1.4 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 24
Tiểu kết chương 1 30
Chương 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG THIỀN HỌC ĐỜI TRẦN 33
2.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cho sự ra đời tư tưởng Thiền học đời Trần 33
2.2 Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng Thiền học đời Trần 45
2.3 Cơ sở từ nhân tố chủ quan - các nhà Thiền học đời Trần 55
Tiểu kết chương 2 60
Chương 3: TƯ TƯỞNG THIỀN HỌC ĐỜI TRẦN 63
3.1 Phạm trù tâm trong tư tưởng Thiền học đời Trần 67
3.2 Tư tưởng giải thoát tâm 96
3.3 Tư tưởng về con đường giải thoát tâm 105
Tiểu kết chương 3 118
Chương 4: GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG THIỀN HỌC ĐỜI TRẦN ĐỐI VỚI XÃ HỘI ĐƯƠNG THỜI 122
4.1 Giá trị tư tưởng về Tâm trong quản lý xã hội 123
4.2 Giá trị của tư tưởng giải thoát tâm trong xây dựng nền đạo đức xã hội 131
4.3 Giá trị tư tưởng về con đường giải thoát tâm trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm 139
Tiểu kết chương 4 143
KẾT LUẬN 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo có bề dày lịch sử, đồng hành cùng dân tộc hơn 20 thế kỷ Sự hòa quyện giữa Phật giáo và dân tộc, từ khi du nhập cho đến nay sâu sắc và bền vững đến mức mà nhiều nhà nghiên cứu về Phật giáo ví như nước hòa với sữa Nói như vậy để khẳng định rằng, kể từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã có sự đóng góp to lớn trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, giáo dục, kiến trúc, hội họa… trở thành một trong những yếu tố cơ bản tạo nên bản sắc của văn hóa Việt Nam Trong quá trình tồn tại, ở từng thời kỳ, Phật giáo có lúc thịnh, lúc suy song trong những tình huống gay cấn nhất của đất nước, Phật giáo đã có lúc trở thành ngọn cờ tư tưởng dẫn dắt toàn dân tộc vượt qua những khó khăn của công cuộc chống giặc ngoại xâm Trong đó, điển hình là sự tham gia của Phật giáo đời Trần vào quá trình quản lý xã hội dẫn tới sự thành công của dân tộc trong đấu tranh giành độc lập
Thiền học đời Trần với sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Phật giáo tại Việt Nam Sự ra đời của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử - dòng thiền do các ông vua và tầng lớp quí tộc nhà Trần xây dựng, đã ghi dấu ấn của sự phát triển đến đỉnh cao của thiền học Việt Nam Hệ tư tưởng của dòng thiền này đã thu hút các tầng lớp nhân dân đương thời, giới quí tộc nhà Trần trở thành những tín đồ trung thành của đạo Phật Họ thực hành giới luật, nghiên cứu, giải thích kinh điển, sáng tác các tác phẩm Phật giáo, truyền bá sự hiểu biết của mình về Phật giáo, khuyến khích mọi người sống theo nhân sinh quan Phật giáo Thiền học đời Trần đã tham gia tích cực vào quá trình bảo vệ nền độc lập dân tộc; đào tạo tầng lớp trí thức trong đó có nhiều tăng thống, thiền sư, quốc sư, Phật Hoàng có đức độ và tài năng giúp trị nước an dân; hướng tầng lớp vua quan và nhân dân vào con đường thiện nghiệp, tu dưỡng đạo đức, xây dựng xã hội lành mạnh Thiền học đời Trần đã trở thành dòng tư tưởng chủ lưu, nó không chỉ có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng mà còn có những đóng góp tích cực đối với công cuộc dựng nước và giữ nước
Trang 6Sự ra đời của tư tưởng Thiền học đời Trần đã khẳng định tính độc lập, tự cường của người Việt trên lĩnh vực tư tưởng, nội dung của nó chứa đựng những yếu
tố có giá trị, tác động tích cực tới sự hình thành tư duy của người Việt Những tư tưởng của Thiền học đời Trần cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại và phát triển với sự
ra đời của hệ thống các thiền viện Trúc Lâm trên phạm vi cả nước Phong trào nghiên cứu học thuật diễn ra không chỉ trong nội bộ Phật giáo mà còn thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Số lượng Phật tử ngày càng tăng lên, số lượng các tín đồ tin theo và thực hành thiền hiện nay đang trở thành một hiện tượng phổ biến…
Thiền học đời Trần đã trở thành một hiện tượng đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, có nhiều đóng góp vào quá trình đoàn kết toàn dân, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh trong xã hội đời Trần Vì vậy, Phật giáo đời Trần nói chung, Thiền học đời Trần nói riêng đã trở thành một trong những nội dung được rất nhiều nhà khoa học, Phật học quan tâm nghiên cứu Các tác giả đã đưa ra những kết luận có giá trị và cũng đồng thời đặt ra các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở các nội dung:
Thứ nhất, về tư tưởng triết học, tư tưởng thiền học của Phật giáo đời Trần
Nội dung này được các nhà khoa học nghiên cứu ở các mặt thế giới quan, nhân sinh quan, bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận… Nghiên cứu các vấn đề này, phần lớn các tác giả đã chỉ ra các đặc điểm của Phật giáo hay Thiền học đời Trần là: thế giới quan duy vật, vô thần, biện chứng, hướng nội, biện tâm, phá chấp, nhập thế, bình đẳng, yêu nước, nhân bản… Đây là những khẳng định về giá trị tư tưởng, giá trị triết học, giá trị tinh thần của Phật giáo đời Trần được thừa nhận rộng rãi trong giới nghiên cứu
Tuy nhiên, cùng nghiên cứu vấn đề này, một số tác giả lại có những nhận định khác với quan điểm trên, có quan điểm cho rằng Phật giáo, Thiền học đời Trần
là duy tâm thần bí, bi quan, yếm thế, không có bất cứ mối liên hệ nào với tư tưởng yêu nước, triết lý nhập thế là để xuất thế Những nhận định trái chiều trên đây đặt ra vấn đề cần có những nghiên cứu để tiếp tục lý giải về tư tưởng Thiền học đời Trần
Trang 7Thứ hai, về vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo đời Trần và tư tưởng Thiền học
đời Trần tới xã hội đương thời Các tác giả đã chỉ ra sự tác động của Phật giáo, thiền học đời Trần trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá xã hội… Nhìn chung, tư tưởng thiền học đời Trần đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của xã hội đời Trần, đặc biệt là nhu cầu thống nhất về chính trị, thống nhất về tư tưởng và cố kết được lòng dân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm Vì vậy, Thiền học đời Trần đã giữ vai trò chủ đạo trong hệ tưởng đương thời Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định Phật giáo nói chung và Thiền học đời Trần nói riêng có liên quan đến tư tưởng yêu nước Mặc dù đạo Phật không có chủ nghĩa yêu nước nhưng Phật giáo Việt Nam tách khỏi chủ nghĩa yêu nước thì không còn giá trị gì hết
Tuy nhiên, cũng có tác giả lại chỉ ra rằng giáo lý của Phật giáo không có bất
cứ một nội dung nào nói đến chủ nghĩa yêu nước, do đó hành động thể hiện tinh thần yêu nước của các nhà sư, Phật tử chỉ là do họ chịu sự chi phối của các quan hệ
bà con, xóm giềng, làng nước
Như vậy nhận định về vai trò của Thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời vẫn đang là vấn đề còn nhiều tranh cãi cần được làm sáng tỏ
Thứ ba, về vấn đề phương pháp nghiên cứu Phần lớn các tác giả nghiên cứu
và triển khai nội dung Phật giáo hay Thiền học đời Trần theo các vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan, bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận… Tuy nhiên, khi nghiên cứu theo hướng này có tác giả đã đi đến kết luận: Không thể đơn giản đánh giá quan niệm về “Bản thể” là duy vật hay duy tâm được, bởi vì nó không phải là vật chất mà cũng không phải là tinh thần… không thể lấy ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ của triết học phương Tây để đánh giá quan niệm bản thể này
Trước tình hình nghiên cứu trên đây, tác giả luận án nhận thấy rằng nghiên cứu về Phật giáo nói chung và Thiền học đời Trần nói riêng không phải là điều dễ dàng Vì sao vẫn có những quan điểm khác nhau, thậm chí là đối lập nhau khi đưa
ra các nhận định về Phật giáo đời Trần và tư tưởng Thiền học đời Trần? Vì vậy, dù đây là một đề tài đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, luận giải nhưng chủ đề này vẫn có sức hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay
Trang 8Với mong mỏi được tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu này và có thể tham gia được một vài ý kiến nhỏ trong lý giải hiện tượng Phật giáo đời Trần, Thiền học
đời Trần trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả luận án lựa chọn đề tài: “Tư tưởng Thiền học đời Trần và giá trị của nó đối với xã hội đương thời” làm nội
dung luận án tiến sĩ Triết học của mình
2 Mục đích, nhiệm vụ của luận án
- Mục đích: Trên cơ sở lý luận của Thiền học nói chung, nghiên cứu làm rõ những cơ sở cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tư tưởng thiền học đời Trần; nội dung tư tưởng Thiền học đời Trần; giá trị của tư tưởng thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời
- Nhiệm vụ: trên cơ sở mục đích được xác định nêu trên, nhiệm vụ của
luận án là:
+ Phân tích những sự tác động của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, cơ sở tư tưởng và cơ sở từ các nhân tố chủ quan cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tư tưởng thiền học đời Trần
+ Làm rõ nội dung những tư tưởng cơ bản của Thiền học đời Trần
+ Làm rõ giá trị của tư tưởng Thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tƣợng nghiên cứu: Tư tưởng Thiền học đời Trần là một nội dung rất
rộng, tuy nhiên do thiền học đời Trần thuộc phái Thiền tông và Thiền tông còn được gọi là Phật Tâm tông, tông phái lấy nghiên cứu bản nguyên tâm tính của chúng sinh làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu Vì vậy, để tìm hiểu về thiền học đời Trần, trong luận án này tác giả tập trung nghiên cứu các nội dung: Tư tưởng về Tâm; Tư tưởng giải thoát tâm; Tư tưởng về con đường giải thoát Tâm
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tư tưởng thiền học của các nhà
Thiền học đời Trần qua năm tác giả: Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang Cơ sở nghiên cứu tư tưởng Thiền học đời
Trần dựa trên tác phẩm Thơ văn Lý – Trần, tập 2, quyển thượng, nhà xuất bản Khoa
học xã hội phát hành năm 1988, do Nguyễn Huệ Chi làm chủ biên
Trang 9- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tư tưởng của Thiền học đời Trần và giá
trị của nó đối với xã hội đương thời giai đoạn 1225-1400
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lên nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và vai trò của tôn giáo đối với đời sống xã hội Phương pháp tiếp cận Lịch sử triết học
Luận án được triển khai dựa trên cơ sở học thuyết Thiền tông Phật giáo Thiền tông còn được gọi là Phật tâm tông, một tông phái Phật giáo chủ yếu đưa
ra hệ thống lý luận chung và đầy đủ nhất về cái “Tâm” con người ở các góc độ: bản chất của tâm (hay còn gọi là bản thể), nhận thức của “tâm”, giải thoát “tâm”, con đường giải thoát tâm Nhìn chung đây là hệ thống phân tích một cách lôgic, chặt chẽ về hoạt động của “Tâm” Thiền học đời Trần với tư cách là một trường phái Phật giáo Thiền tông, về bản chất cũng là hệ thống lý luận chung nhất của các thiền sư đời Trần về cái “Tâm” của con người Do đó, đề tài được triển khai theo trục lôgic: tư tưởng về tâm; tư tưởng giải thoát tâm, tư tưởng về con đường giải thoát tâm
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai luận án, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: + Luận án vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử với các nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc khách quan; nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử cụ thể, nguyên tắc thống nhất giữa lôgic và lịch sử
+ Phương pháp thống kê: đảm bảo việc tổng quan tài liệu nghiên cứu được thu thập đầy đủ, đúng nội dung cần thiết, sắp xếp khoa học theo trình tự không gian, thời gian, lôgic… làm cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cho việc triển khai đề tài luận án
+ Phương pháp thu thập thông tin: từ hệ thống tài liệu, nghiên cứu lựa chọn thông tin, sắp xếp các vấn đề đã được nghiên cứu theo logic, đảm bảo thông tin đúng với nội dung liên quan đến vấn đề luận án nghiên cứu
Trang 10+ Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu; sắp xếp, chỉ ra được chuỗi các vấn đề đã được nghiên cứu; phân tích, đánh giá được những thành tựu đạt được trong kết quả nghiên cứu của các tác giả; tìm ra được hướng nghiên cứu của tác giả luận án
+ Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể: bắt đầu từ việc xây dựng hệ thống khái niệm, phạm trù, thuật ngữ cơ bản của thiền học; hệ thống lý luận chung của thiền học về các nội dung cơ bản của Thiền học; nghiên cứu, phân tích quan điểm của các nhà Thiền học đời Trần
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: các quan điểm của các thiền sư đời Trần được trình bày theo nội dung của từng luận điểm qua từng tác giả và được tổng hợp lại để đưa ra các kết luận nghiên cứu
+ Phương pháp liên nghành: Sử dụng các kết quả nghiên cứu của các nghành Văn, Sử làm tư liệu cho việc triển khai nội dung nghiên cứu của luận án
5 Đóng góp mới của luận án
- Luận án hệ thống hóa tư tưởng Thiền học đời Trần theo trục logic: tư tưởng
về tâm, giải thoát tâm và con đường giải thoát tâm
- Luận án hệ thống hóa tư tưởng của các nhà Thiền học đời Trần qua năm tác giả Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang Có sự phân tích những đặc điểm chung, những đặc điểm khác biệt trong tư tưởng của từng nhà thiền học, có sự đối chiếu, so sánh, chỉ ra sự kế thừa và phát triển tư tưởng giữa các nhà thiền học
- Luận án đưa ra kết luận chung về giá trị của tư tưởng Thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời ở nhận định: Thiền học đời Trần là hệ thống lý luận sâu sắc và hoàn chỉnh về tâm của con người ở các góc độ bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức học và tâm lý học Hệ thống lý luận này được vận dụng và triển khai vào những mặt quan trọng của đời sống xã hội như lĩnh vực quản lý xã hội, lĩnh vực xây dựng nền đạo đức xã hội và lĩnh vực đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc Vì vậy, Thiền học đời Trần nói riêng và Phật giáo đời Trần nói chung đã trở thành hệ tư tưởng chủ đạo, dẫn dắt toàn xã hội trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tạo nên những nét đặc sắc của triều đại nhà Trần và Phật giáo đời Trần
Trang 116 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ nội dung lý luận của tư tưởng Thiền học đời Trần thông qua việc khảo sát tư tưởng thiền của các tác giả Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang
- Luận án góp phần lý giải vị trí, vai trò và những đóng góp của tư tưởng Thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời Thông qua những luận giải về giá trị của tư tưởng Thiền học đời Trần có thể vận dụng những giá trị này vào trong việc xây dựng quan điểm và phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo, xây dựng nền đạo đức xã hội và đấu tranh chống lại các ý định xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam hiện nay
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử tư tưởng Việt Nam
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương, 13 tiết
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Phật giáo đời Trần là một nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu sâu, rộng với nhiều cách tiếp cận như: lịch sử, tư tưởng triết học, tư tưởng thiền học… Các tác giả đã phân tích, luận giải những tư tưởng cơ bản nhất của Phật giáo đời Trần, chỉ ra mối liên hệ giữa tư tưởng của các nhà thiền học với bản thân đời sống của các tác giả, ảnh hưởng của những tư tưởng này tới các hoạt động xã hội, đóng góp của Phật giáo đời Trần với công cuộc dựng nước và giữ nước…
Nghiên cứu về tư tưởng của Thiền học đời Trần đã được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu ở các góc độ: lịch sử hình thành và phát triển các tư tưởng Thiền học; nghiên cứu các tác phẩm, tư tưởng Thiền học, tư tưởng triết học của từng tác giả đồng thời chỉ ra sự gắn kết giữa tư tưởng và hành động của các nhà Thiền học đời Trần; nghiên cứu về ảnh hưởng của tư tưởng Thiền học đời Trần đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội đương thời và giá trị của nó đối với xã hội hiện nay
1.1 Những nghiên cứu về cơ sở hình thành tư tưởng Thiền học đời Trần
Phật giáo Việt Nam, tiếp cận dưới góc độ lịch sử đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá đầy đủ, chi tiết, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn từ các cứ liệu lịch sử Ở góc độ tiếp cận này các tác giả đã đi sâu phân tích quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; chỉ ra các hình thức tồn tại của các tông phái Phật giáo; các nhân vật tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam Đây là những cứ liệu rất cần thiết cho việc triển khai nội dung đề tài luận
án Các tác phẩm tiêu biểu của khuynh hướng này gồm có:
Năm 1992, cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận, gồm 3 tập của Nguyễn Lang
được tái bản lần thứ ba do nhà xuất bản Văn học Hà Nội ấn hành Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày, phân tích, luận giải về quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam từ khi du nhập đến trước năm 1975 Tác phẩm là công trình nghiên cứu nghiêm túc về Phật giáo Việt Nam, được nhiều nhà khoa học
Trang 13đánh giá cao Cuốn sách đã tìm ra logic bên trong của sự phát triển của Phật giáo; cung cấp các cứ liệu lịch sử chứng minh về sự tồn tại của Phật giáo Việt Nam qua tiểu sử, tính cách và tư tưởng của các nhà tu hành; khái quát những nội dung tư tưởng cơ bản của một số trường phái Phật giáo tiêu biểu tại Việt Nam… Đặc biệt Phật giáo trong giai đoạn Lý – Trần đã được tác giả nghiên cứu khá đầy đủ trên cả phương diện lịch sử, tác giả, tác phẩm và nội dung tư tưởng Đây chính là những nội dung quý báu, đáng tin cậy mà tác giả luận án kế thừa, tiếp thu làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình
Cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam do tác giả Nguyễn Tài Thư chủ biên, nhà
xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1998 Cuốn sách đã trình bày lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập đến những năm nửa đầu của thế XX Toàn bộ quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam được các tác giả trình bày theo trình tự xuất hiện của các nhà sư, quá trình truyền thừa và các tác phẩm kinh Phật cơ bản Phật giáo đời Trần được trình bày trong chương IX, nội dung thiền học được trình bày qua năm tác giả gồm Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang cùng những tác phẩm thiền học tiêu biểu do các thiền sư đời Trần sáng tác
Cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam của tác giả Lê Mạnh Thát, nhà xuất bản
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2006, gồm 3 tập Cuốn sách trình bày về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến Trần Thái Tông Tác giả đã tổng hợp được nhiều nguồn tư liệu sử về Phật giáo Việt Nam qua sự đối sánh với các tài liệu sử của Ấn Độ và Trung Quốc, từ đó đưa ra nhiều nhận định mới về lịch
sử Việt Nam nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng Về phần Phật giáo đời Trần, tác giả tập trung nghiên cứu Trần Thái Tông về cuộc đời, sự nghiệp Phân tích vai trò của một ông vua gắn với vai trò của một nhà thiền sư để chỉ ra ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong quản lý xã hội của Trần Thái Tông
Cuốn Lịch sử đạo Phật Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy Hinh, do nhà xuất
bản Tôn giáo ấn hành năm 2009 Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày những nghiên cứu về lịch sử Đạo Phật Việt Nam từ thời kỳ truyền nhập vào thế kỷ thứ II
Trang 14đến thời kỳ chấn hưng và canh tân Phật giáo vào thế kỷ XX Tác giả đã đưa ra những lập luận sắc bén, lý giải về quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam Tác giả khẳng định, Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ hai nguồn được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, Phật giáo được truyền trực tiếp từ các nhà sư Ấn Độ
“đặt nền cơ tầng Phật giáo Ấn- Việt” [53; tr 52]; giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ thế kỷ thứ VI do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc được truyền vào Việt Nam hình thành “thượng tầng Việt – Trung trong Phật giáo nước nhà” [53; tr 52] Về Phật giáo đời Trần, tác giả đã trình bày chi tiết lịch sử về quá trình hoạt động của Phật giáo đời Trần trong từng năm, gắn với các sự kiện cụ thể của xã hội trong giai đoạn
từ năm 1226 đến năm 1414 Tác giả cũng đã trình bày sơ đồ về quá trình truyền thừa từ Thiền tông Huệ Năng đến Thiền Trúc Lâm, trình bày rõ về tiểu sử, tác phẩm
và tư tưởng của từng thiền sư dòng Trúc Lâm đời Trần
Kết hợp với các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam của các tác giả Đào Duy Anh, Trương Hữu Quýnh, Trần Trọng Kim, Phan Huy Lê, các cuốn sách
về lịch sử Phật giáo Việt Nam trên đây là cơ sở đáng tin cậy để các nhà nghiên cứu
sử dụng làm tư liệu trong nghiên cứu về Phật giáo nói chung và Phật giáo đời Trần nói riêng
Kết quả nghiên cứu về cơ sở hình thành tư tưởng Thiền học đời Trần, các tác giả đã có những luận giải và nhận định sau:
Cuốn Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam do Nguyễn Tài
Thư chủ biên, nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản đã tập hợp rất nhiều bài viết của các tác nghiên cứu về đề tài Phật giáo nói chung và Phật giáo đời Trần và tư tưởng Thiền học đời Trần nói riêng Trong cuốn sách này, tác giả Thái Hoàng khi
viết bài Về cuộc đấu tranh giữa Nho giáo và Phật giáo thời Lý Trần đã khẳng định:
“Hàng ngũ người cầm quyền thời Trần đã tiếp nhận và phát triển Thiền tông trên cơ
sở của tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong thời kỳ đất nước và chế độ chính trị đang tìm đường phát triển Họ muốn tìm trong đạo Phật một chỗ dựa tư tưởng, một nguyên lý, cương lĩnh giúp cho việc giữ nước và dựng nước Vì trước
Trang 15hết họ là lớp quí tộc thống trị” [115; tr 246] Luận điểm này cho thấy tác giả đã nhấn mạnh nguồn gốc cho sự ra đời của tư tưởng Thiền học đời Trần chính là sự kế thừa và phát triển thiền học trên cơ sở của Thiền tông cùng với lòng yêu nước và tự hào dân tộc của các nhà cầm quyền
Tác giả Nguyễn Đăng Thục trong cuốn Thiền học Trần Thái Tông do nhà
xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản năm 1996, khi bàn luận về cách thức vua lên ngôi đã cho rằng, tâm tư của vua khi phải lấy vợ của anh trai làm vợ mình là nguyên nhân thúc đẩy nguồn gốc ra đời tư tưởng thiền của Trần Thái tông, tác giả viết:
“Muốn hiểu rõ tâm sự của Thái Tông trong trường hợp này, chúng ta đọc kỹ bài Thiền Tông Chỉ Nam của ngài mới thấy đấy là một tia sáng khích động cho cả một triết học thiền…” [113; tr 26] Như vậy, tác giả đã chỉ ra sự ra đời của tư tưởng Thiền học đời Trần có nguồn gốc từ chính các nhân tố chủ quan, từ thực tế cuộc đời của các nhà thiền sư
Tác giả Đỗ Hương Giang trong luận án Tiến sĩ Triết học (2010), Triết học
Phật giáo thời Trần đã đưa ra kết luận:
Nhận thức được mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ này là mâu thuẫn giữa toàn dân tộc với giặc ngoại xâm, các ông vua đầu nhà Trần đã luôn đưa vấn
đề đoàn kết, thống nhất dân tộc lên làm chính sách hàng đầu Điều đó đòi hỏi nhà Trần phải có một hệ tư tưởng thống nhất để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Nhiệm vụ lịch sử đó là một trong những tiền đề để thời Trần xây dựng được một nền Phật giáo thống nhất với những đặc trưng riêng của nó
Tư tưởng triết học Phật giáo thời Trần không chỉ là sự phản ánh điều kiện kinh tế- xã hội thời kỳ này, mà còn là kết quả sự kế thừa những tư tưởng trước đó như: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, tam giáo (Nho- Phật- Lão) và
ba thiền phái tồn tại đến cuối thời Lý (Vinitaruci, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường)
Hoàn cảnh xuất thân, hoàn cảnh sống và tư chất của những đại diện tiêu biểu cho triết học Phật giáo thời Trần cũng là điều kiện quan trọng quyết định nội dung, khuynh hướng và những đặc điểm cơ bản của tư tưởng triết học Phật giáo thời kỳ này [32; tr 59-60]
Trang 16Với các nhận định trên đây, tác giả Đỗ Hương Giang đã cho rằng chống giặc ngoại xâm, chủ nghĩa yêu nước, tam giáo và ba phái thiền thời Lý cùng tư chất của các đại biểu tiêu biểu của Phật giáo đời Trần là cơ sở cho sự ra đời của tư tưởng triết học Phật giáo đời Trần
Tác giả Đỗ Ngây trong luận án tiến sĩ Tôn giáo học (2012), Triết lý nhập thế
của Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần đã khẳng định Phật giáo thời Lý-Trần đã đóng
góp rất nhiều công sức trong phát triển dân tộc: “Điều này được minh chứng qua các vị Quốc sư, những vị Thiền sư không chỉ trong lịch sử Phật giáo mà trong quốc
sử cũng khẳng định Họ đã cố vấn cho các vua quan trong vấn đề sách lược, đường lối xây dựng đất nước thông qua các khuynh hướng triết lý nhập thế Phật giáo Chính vì, triết lý nhập thế Phật giáo tác động đến mọi tầng lớp xã hội của triều Lý- Trần đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lòng dân tộc Việt Nam thời bấy giờ Điều
đó thể hiện không những đời sống tinh thần mà qua tốc độ phát triển nông nghiệp, thương nghiệp và hàng loạt ngành nghề khác, đời sống nhân dân ngày càng ổn định” [73; tr 71]
Nhìn chung các tác giả đã phân tích một cách xác đáng các yếu tố kinh tế,
xã hội, chính trị và tư tưởng liên quan đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của Phật giáo đời Trần, tư tưởng triết học Phật giáo và tư tưởng thiền học đời Trần Các tác giả đã nhấn mạnh các điều kiện chống giặc ngoại xâm, vai trò từ nhân tố chủ quan từ cuộc đời của các thiền sư đời Trần, kế thừa các trường phái thiền từ thời Lý thuộc tông phái Thiền tông, chủ nghĩa yêu nước, tam giáo đã là cơ sở cho sự ra đời của thiền học đời Trần Qua đó phân tích sự tác động của Phật giáo đời Trần tới đời sống xã hội đương thời ở các nội dung: Phật giáo đảm nhiệm được vai trò thống nhất về kinh tế, chính trị, tư tưởng… kêu gọi được đoàn kết toàn dân, phục vụ công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Đây
là những kết luận đã được thừa nhận rộng rãi, tác giả luận án tiếp thu những kết luận này vào trong nghiên cứu của mình
Trang 171.2 Những nghiên cứu về nội dung tư tưởng Phật giáo đời Trần, Thiền học đời Trần
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này cần phải kể đến các tác giả, tác phẩm:
Cuốn Thiền học đời Trần của Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam do nhà
xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1995 Cuốn sách là tập hợp nhiều bài viết của các tác giả nổi tiếng trong giới nghiên cứu về Phật học như Minh Chi, Thích Thanh Từ và một số tác giả khác, nghiên cứu Thiền học đời Trần qua năm đại biểu Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp loa, Huyền Quang Trong cuốn sách này, tác giả Minh Chi cho rằng triết lý Thiền của Trần Thái Tông gồm hai điểm cơ bản: “Chân lý, Phật không ở đâu xa mà ở trong tâm mình, trong tâm mỗi người” [136; tr 21], “Muốn giác ngộ, muốn giải thoát, không được chạy theo ngoại cảnh mà khởi vọng niệm” [136; tr 22] Ngoài ra tác giả còn khẳng định đặc điểm của tư tưởng Thiền học đời Trần là thiền biện tâm, kết hợp giữa Thiền tông với Tịnh độ tông và đưa ra nhận định:
Trong bài này, tôi đề cao pháp môn tu Thiền hướng nội, biện tâm của Trần Thái Tông, như là dòng chủ lưu của Phật giáo đời Trần, bởi vì hoàn cảnh xã hội chính trị đời Trần đòi hỏi phải có một hình thức Phật giáo chủ lưu như thế, mới hy vọng trong một thời gian dài, liên tiếp đánh bại ba đợt xâm lăng của quân đội Nguyên Mông thiện chiến và hung hãn, tạo một võ công thần kỳ, có một không hai trong lịch sử quân sự thế giới, thời bấy giờ, Phật giáo Thiền, hướng nội và biện tâm đã tạo ra và vũ trang tư tưởng hệ cho một lớp người lãnh đạo, tự cường, bất khuất, sáng suốt và không cố chấp, biết dựa vào sức toàn dân để đánh giặc, biết nuôi sức dân để đánh lâu dài và đánh thắng [136; 39-40]
Cuốn sách có những nhận định và lập luận sâu sắc về tư tưởng thiền của từng nhà thiền học qua sự phân tích các tác phẩm thiền của họ Tuy vậy, do là tập hợp các bài viết nên tính khái quát chưa cao
Cuốn Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam do Nguyễn
Tài Thư chủ biên năm 1986, cuốn sách tập hợp các bài viết trong cuộc hội thảo
Trang 18do Viện Triết học tổ chức để thảo luận về chủ đề Mối quan hệ giữa Phật giáo với lịch sử tư tưởng Việt Nam Hội thảo đã thu hút được nhiều các chuyên gia nghiên cứu về Phật giáo tham gia như Trần Văn Giàu, Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Tài Thư, Tống Hồ Cầm, Hà Thúc Minh… Tác giả Nguyễn Duy Hinh
trong bài Mấy suy nghĩ về nội dung tư tưởng của Tông Trúc Lâm đã tìm hiểu tư
tưởng của thiền Trúc Lâm ở hai nội dung cơ bản là lý luận về bản thể và lý luận
về giải thoát:
Trong đó lý luận về bản thể được tác giả phân tích: “Bản thể của tông Trúc Lâm là một sự nhào nặn của Huyền học với Nam tông của Thiền tông mà lại có ưu điểm không tiêu cực Sự không tiêu cực đó thể hiện trong quan niệm về cái chết Tuệ Trung, Trần Nhân Tôn cũng như Trần Anh Tôn đều không có thái độ sợ chết cố hữu của các nhà vua Trước cái chết họ bình thản, không nghĩ đến Niết bàn để an ủi, không nghĩ đến kiếp sau, không tìm thuốc trường sinh” [115; tr.189]
Lý luận về giải thoát được tác giả khẳng định: “Lý luận về giải thoát của Trúc Lâm cơ bản dựa trên nền tảng lập luận con người đánh mất bản thể của họ nay chỉ cần gạt bỏ các ảnh hưởng của Cảnh thì thì tự nhiên bản thể hiện ra và như thế là Giác, không nhập niết bàn với quan niệm nơi tuyệt mỹ nào đó như các tông khác chủ trương Không có Niết bàn hay Tịnh thổ ở một phương nào huyền bí như kiểu
đó mà chỉ có “Niết Bàn Tâm tĩnh mịch” mà thôi” [115; tr.197] Quan điểm này phản ánh tinh thần nhập thế của Phật giáo đời Trần, khẳng định bản chất tư tưởng Thiền học đời Trần là giải quyết vấn đề về Tâm của con người, phần lớn các nhà nghiên cứu đều thừa nhận đặc điểm này của Phật giáo đời Trần
Tác giả Nguyễn Duy Hinh trong cuốn Tư tưởng Phật giáo Việt Nam do nhà
xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1999 đã nghiên cứu về tông Trúc Lâm một cách toàn diện từ quá trình truyền thừa, lịch sử hình thành và tư tưởng của tông Trúc Lâm qua năm tác giả thiền Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang Về tư tưởng thiền học tác giả đã có nhiều nhận định khái quát về đặc điểm của tông Trúc Lâm như: “Kinh Kim cương là kinh chủ yếu của tông Trúc Lâm” [49; tr 490]
Trang 19Về tư tưởng thiền học của Trần Thái Tông tác giả khẳng định: “Tinh thần cơ bản của Trần Thái Tông là lấy giáo tông làm cơ sở tham bác Thiền tông song không
nô lệ các thiền sư Trung Hoa” [49; 539]
Về Tuệ Trung Thượng sĩ, khi nghiên cứu 39 đối cơ, 13 tụng cổ và 4 bài kệ tác giả cho rằng, tư tưởng của Tuệ Trung cơ bản thể hiện trong ba tác phẩm chính là
Sinh tử nhàn nhi dĩ, Phật Tâm ca và Phóng cuồng ngâm thể hiện tư tưởng về Sinh
tử, Phật pháp và Đạo: “Bài Sinh tử nhàn nhi dĩ tiêu biểu cho vấn đề sinh tử, xuất phát điểm của phát hiện Thích Ca Mâu Ni Bài Phật Tâm ca tiêu biểu cho vấn đề
Phật pháp, trình bày quan điểm về Phật, về Tâm liên quan đến các vấn đề Không,
Bất nhị, Bát bất Bài Phóng cuồng ngâm (ca) tiêu biểu cho vấn đề đạo (marga) lý
giải con đường tu hành để ngộ của bản thân” [49; tr 587] Tác giả cho rằng, về cơ bản Tuệ Trung theo khuynh hướng Duy thức, lấy nội dung Tâm làm căn bản trong nội dung tư tưởng Thiền học
Về Trần Khâm, tác giả cho rằng tư tưởng thiền học tập trung chủ yếu trong
các tác phẩm Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca và 09 câu sư đệ
vấn đáp Nội dung tư tưởng chủ yếu bàn đến Tâm, tức Tâm tức Phật, con đường tu Tâm, Phật tại Tâm:
“Trần Khâm nói về Tâm, duy nhất chỉ có Tâm không có pháp nào khác Từ Tâm mà giải thích Tính, Vọng, Niệm, Nhân, Ngã, Thực tướng Chỉ cần tu tâm là đủ không truy cầu Cực lạc, quả báo Tu Tâm diệt được Tam nghiệp
Như vậy đây là tư tưởng Tâm tông tức Thiền tông” [49; tr 625]
Tác giả kết luận chung về tư tưởng Thiền học đời Trần là: “Tư tưởng thiền tông kết hợp với tư tưởng Bát Nhã ngay từ Trung Quốc chiếm chủ đạo trong tông Trúc Lâm” [49; tr 645]
Qua những nhận định trên đây tác giả Nguyễn Duy Hinh đã khẳng định tư tưởng thiền học đời Trần là tư tưởng của Thiền tông được truyền từ Trung Quốc sang nhưng các nhà thiền học đời Trần đã không kế thừa nguyên xi mà có sự Việt hóa Phản ánh tư duy độc lập trong sự kế thừa và phát triển thiền học phù hợp với điều kiện xã hội, tư duy của người Việt trong xã hội đương thời
Trang 20Tác giả Nguyễn Hùng Hậu trong các tác phẩm: Góp phần tìm hiểu tư tưởng
triết học Phật giáo của Trần Thái Tông, Lược khảo tư tưởng thiền Trúc Lâm Việt Nam, Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần đã nghiên cứu tư
tưởng Thiền học đời Trần một cách có hệ thống gồm các vấn đề: Bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận Tác giả khẳng định về cơ bản, tư tưởng Thiền học đời Trần là tư tưởng thiền hướng nội, biện tâm, phá chấp, nhập thế… tác giả đã đưa ra kết luận như sau: “sống nhập trần, hòa quang đồng trần tích cực Nhưng khác với Huệ Năng và Thiền tông Trung Quốc, và có lẽ cũng là một đóng góp độc đáo của Phật giáo Việt Nam là ở chỗ, Thượng Sĩ cho rằng khi tâm con người bao dung, mở rộng, bao chứa được tâm của vạn pháp, nói cách khác, đạt tới cái tâm của vạn pháp, khi đó là đạt đến tâm Phật, là giác ngộ, là giải thoát… Cái nhập thế này là nhập thế
vì đồng loại, xã hội vì Tổ quốc, quê hương đất nước, chứ không phải là vì cá nhân như các thiền sư Trung Hoa đã làm” [42; tr 103]
Thêm vào đó tác giả còn nhấn mạnh: “mọi hành động trong cuộc sống hàng ngày đều là Thiền Kết hợp với tư tưởng tùy nghi, hợp thời trên thì đánh giặc cũng
là Thiền Phải chăng đây là nét đặc sắc độc đáo của Phật giáo Việt Nam? Nếu quả như vậy, thì quan niệm về từ bi, về giới cấm sát sinh của Phật giáo Việt Nam hoàn toàn khác Phật giáo Ấn- Trung” [42; tr 104]
Như vậy, tác giả Nguyễn Hùng Hậu đã phát hiện ra đặc điểm khác biệt của
tư Tưởng thiền học đời Trần với các phái thiền khác ở tính chất và phương pháp thiền Thiền không chỉ giới hạn ở các hành vi giã gạo, gánh nước, bổ củi của các nhà sư trong các thiền viện mà thiền có thể thực hiện ngay trong các hoạt động diễn
ra trong cuộc sống thường nhật của mỗi cá nhân, trong đời sống hiện thực
Cuốn Thiền học Trần Thái Tông của Nguyễn Đăng Thục do nhà xuất bản
Văn hóa thông tin phát hành năm 1996 đã nghiên cứu tư tưởng thiền học của Trần
Thái Tông qua các tác phẩm tiêu biểu Khóa Hư lục, Thiền tông chỉ nam tự Tác giả
dùng phương pháp tiếp cận triết học để nghiên cứu tư tưởng của hai tác phẩm này Trong đó phân tích mối quan hệ giữa thi ca với thiền, tâm lý học với tri thức, đạo đức học với siêu hình học, triết lý Trung quán, luân lý đạo đức học… Nghiên cứu
Trang 21các vấn đề này, tác giả đặt tư tưởng của Trần Thái Tông trong mối quan hệ đối sánh với các triết gia phương tây, Nho giáo và Lão giáo
Tác giả Nguyễn Đức Diện trong cuốn Tư tưởng triết học thiền của Tuệ
Trung Thượng sĩ đã nghiên cứu toàn diện các vấn đề về hoàn cảnh kinh tế, chính trị,
xã hội, hoàn cảnh tư tưởng, văn hóa thời Trần và cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm của Tuệ Trung Thượng sĩ Tiếp cận từ góc độ triết học, tư tưởng thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ được nghiên cứu ở các nội dung quan niệm về bản thể, quan niệm về thế giới hiện tượng, mối quan hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng, nhận thức luận trong triết học thiền…Tác giả đưa ra kết luận xác đáng khi nhận định về tư tưởng thiền của Tuệ Trung: “ Tuệ Trung là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng dân tộc
đã đưa ra và sử dụng khái niệm bản thể” [ 26, tr 183], “Chính triết lý đạo và đời không tách rời nhau, Tuệ Trung đã góp phần vào việc khắc phục sự xa lánh của con người (giới tăng ni phật tử) với hiện thực đất nước Triết lý ấy còn góp phần làm rõ nét hơn bản sắc và tâm hồn dân tộc” [26; tr 84]
Trong cuốn Tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần của Trương Văn Chung và Doãn Chính, tác giả Diệu Minh trong bài viết Bước đầu tìm hiểu triết học Tuệ
Trung Thượng sĩ đã nhận định: “điểm xuất phát, cội nguồn và cũng là đầu mối
quy về cho tất cả các quan điểm khác ở Tuệ Trung đó là cái tâm Cái tâm được
ông đề cập đến chính là cái tâm siêu việt, là bản thể bao trùm của vũ tụ và vạn pháp Nó là cái thường hằng, muôn đời chẳng khác, cao diệu, ẩn tàng mà không pháp nào không chứa đựng” [22; 122] Diệu Minh đã nghiên cứu Thiền học đời Trần xuất phát từ phạm trù tâm và đây là cơ sở để tác giả đưa ra các nhận định
về giá trị của Thiền học đời Trần Tác giả viết: “Nét nổi bật nhất của thiền ở Tuệ Trung là thiền hành động nhập thế tích cực Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với triết lý hành động nhập thế của Thiền tông” [22; 138]
Cuốn Tam tổ Trúc Lâm giảng giải do Hòa thượng Thích Thanh Từ viết, nhà
xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm1997 Tác giả nghiên cứu tư tưởng
thiền của tam tổ Trúc Lâm đựa trên các tác phẩm chính Tam tổ thực lục, Tam tổ
Trang 22hành trạng, Thiền tông bản hạnh, Thánh đăng lục Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng
các cuốn sách Tam tổ thực lục, Tam tổ hành trạng còn nhiều thiếu sót, hơn nữa mỗi
quyển có chỗ nói khác nhau nên việc tra cứu phải căn cứ thêm từ nhiều nguồn tài liệu khác như văn học đời Trần của Ngô Tất Tố, Thơ văn Lý- Trần của nhà xuất bản Khoa học xã hội Cuốn sách tập hợp các tác phẩm thiền học của Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang Nội dung chủ yếu phân tích, bình giải ngữ nghĩa từng câu, từng chữ của các tác phẩm, không có những khái quát và nhận định mang tính chất triết học hay lý luận thiền học
Tác giả Trần Thuận trong cuốn Tư tưởng Việt Nam thời Trần, đã nghiên
cứu tư tưởng Thiền học đời Trần ở các nội dung tư tưởng Tâm không và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội Tác giả đã đưa ra nhận định: Tư tưởng tâm không là tư tưởng chủ đạo của Phật giáo đời Trần; tính chất đặc biệt của đạo Phật thời Trần là sự gắn kết không thể tách rời giữa đạo Phật và cuộc đời Điều này được chứng minh bởi các vị vua, quan lại đồng thời là các vị thiền sư vừa tham gia quản lý xã hội vừa hành đạo trong chính cuộc sống thường nhật của
họ Tác giả cũng nhấn mạnh về ảnh hưởng của tư tưởng tâm không tới đời sống
xã hội, tới cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông Tác giả viết: “Trong những nguyên nhân cơ bản làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên… Thiền đã đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại giặc Mông – Nguyên, tất nhiên là nhờ sự tác động gián tiếp thông qua vai trò của các bậc thiền sư- những người lãnh đạo quốc gia” [112; tr 164]
Tác giả Đỗ Ngây trong luận án tiến sĩ Triết học (2012) Triết lý nhập thế của
Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần đã cho rằng triết lý nhập thế của Phật giáo Lý –
Trần được biểu hiện qua các tư tưởng: triết lý bình đẳng, triết lý đoàn kết, triết lý
dấn thân Tác giả đi đến kết luận về giá trị và bài học lịch sử của triết lý nhập thế
của Phật giáo thời Lý-Trần ở các nội dung:
Một là, Phật giáo đã góp phần xây dựng nên những người lãnh đạo có tấm lòng vì nước, vì dân, thể hiện qua việc “Dĩ đức vì dân”
Trang 23Hai là, Phật giáo góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận chính trị, thể hiện qua việc trị nước mà tiêu biểu là lý thuyết trị nước của thiền sư Pháp Thuận trong bài Vận nước… Trần Nhân Tông đưa ra quan điểm lý luận chính trị trong bài “Cư trần lạc đạo”, nghĩa là muốn nhân dân đoàn kết đánh giặc, xây dựng xã hội ổn định thì cơm ăn, áo mặc đầy đủ, đời sống tinh thần nhân dân hòa khí
Ba là, Phật giáo góp phần khẳng định ý thức tự chủ của dân tộc Đây
là yếu tố quyết định trong việc xây dựng nền độc lập dân tộc Quan niệm từ
“đức Phật cho ta” đến “đức Phật tự ta” đã nâng cao nhận thức về sự tự chủ của mỗi cá nhân, qua đó, cũng khẳng định dân tộc tính [73; tr 156- 157] Tóm lại, về tư tưởng thiền học đời Trần các tác giả đã có những nghiên cứu
và nhận định sau:
Phần lớn các tác giả đều thống nhất rằng tư tưởng Thiền học đời Trần là
tư tưởng thuộc tông phái Thiền tông có nguồn gốc từ thiền tông Trung Hoa nhưng có những điểm khác biệt, độc lập, có sự sáng tạo phù hợp với điều kiện của xã hội Việt Nam
Tư tưởng cơ bản của Thiền học đời Trần là tư tưởng về Tâm với các luận điểm có tính chất tiền đề: tức tâm tức Phật, Phật tại Tâm, Tâm không, Nhất thiết duy tâm tạo, Vạn pháp duy thức Tư tưởng thiền học là sự kết hợp giữa tư tưởng Bát nhã và Thiền tông theo khuynh hướng Duy thức và Trung quán
Tư tưởng thiền của Phật giáo đời Trần được tiếp cận từ nhiều góc độ: triết học, sử học, thiền học với nhiều lát cắt khác nhau Trong đó tiếp cận từ góc độ triết học nghiên cứu tư tưởng thiền của Phật giáo đời Trần theo các vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan, bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức học, giải thoát luận… Tiếp cận từ góc độ sử học, tư tưởng Thiền học đời Trần được nghiên cứu ở các nội dung tác giả, tác phẩm, quá trình truyền thừa, xác định tính chất thiền, tông phái thiền trong tư tưởng của từng tác giả Tiếp cận từ góc độ thiền học nghiên cứu các vấn đề Không, Tâm, Biện tâm, phá chấp, nhập thế
Trang 241.3 Những nghiên cứu về giá trị và ảnh hưởng của Phật giáo đời Trần,
tư tưởng Thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời
Khi nhận định về vai trò của Phật giáo đời Trần, tư tưởng thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời, các học giả đã đưa ra rất nhiều nhận định khác nhau thậm chí là đối lập với nhau, đặc biệt là đối với vấn đề nhập thế và tinh thần yêu nước của Phật giáo đời Trần
Tác giả Hà Thúc Minh trong bài viết Lịch sử tư tưởng Việt Nam và vấn đề
Phật giáo đã đặt vấn đề: “Phật giáo có đóng góp gì vào tư tưởng yêu nước chống
ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ Lý- Trần hay không?” [115; tr 42] Trả lời câu hỏi này, tác giả đã chỉ ra rằng: “Một trong những yêu cầu quan trọng của đạo lý giải thoát là thực hiện cái gọi là “bất nhị pháp môn” hoặc là
“bình đẳng quan”(samata) Những cái đó thực ra không liên quan gì bao nhiêu đến
tư tưởng yêu nước chống ngoại xâm cả Nếu thấy rằng thời Lý- Trần có nhiều nhà
sư tham gia chống giặc mà cho rằng Phật giáo đóng góp tích cực đối với tư tưởng yêu nước chống ngoại xâm thì nhận định như vậy cần xem xét lại” [115; tr 43]
Tác giả Nguyễn Đức Sự trong bài viết Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt
Nam đã đưa ra nhận định về triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý-Trần như sau:
Triết lý nhập thế của các thiền sư thời Lý-Trần nhằm luận chứng cho thái độ sống của một con người đã ngộ đạo và đạt tới cõi vô sinh Ở đây, một con người đã ngộ đạo rồi nhưng vẫn còn gắn mình với sự hiện hữu của tất cả những cái gì gọi là giả hợp vô thường Một con người ngộ đạo như thế không
hề thoát ly cuộc sống mà vẫn dấn thân vào cuộc sống đó với tất cả những hoạt động bình thường của con người trần tục, kể cả hoạt động chính trị góp phần vào công cuộc dựng nước và giữ nước Chính xuất phát từ quan điểm
đó mà không ít các vị cao tăng và tín đồ Phật giáo thời Lý- Trần đã tham gia chính sự và có những cống hiến đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc của Tổ quốc [115; tr.53]
Tác giả Nguyễn Hữu Vui trong bài Mấy ý kiến góp phần tìm hiểu về vai trò
của đạo Phật Việt Nam đã đánh giá về mối quan hệ giữa Phật giáo với tư tưởng yêu
Trang 25nước như sau: “Đặc biệt bằng những hoạt động nhằm góp phần củng cố sự đoàn kết dân tộc trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, nghĩa là bằng mối quan hệ với những cuộc vận động độc lập của đất nước, mà các nhà chùa của đạo Phật Việt Nam đã trở thành một trong những cơ sở quan trọng của tư tưởng dân tộc, đặc biệt là của tư tưởng yêu nước - tư tưởng truyền thống của nhân dân ta” [115; tr.72]
Cũng về vấn đề này, tác giả Tống Hồ Cầm trong bài viết Phật giáo Việt Nam
với tư tưởng yêu nước đã đưa ra nhận định: “Bởi thế, học thuyết Phật giáo từ
phương xa đến Việt Nam đã đương nhiên trở thành Phật giáo Việt Nam gắn liền với
tư tưởng yêu nước là chủ yếu” [115; tr 77]
Như vậy qua ý kiến của các tác giả trên đây về vấn đề Phật giáo đời Trần với
tư tưởng yêu nước đã có những khuynh hướng nhận định trái chiều Đây là một thực tế mà cho đến hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng này trong giới nghiên cứu
Trong luận án tiến sĩ Triết học Phật giáo thời Trần tác giả Đỗ Hương Giang
đã cho rằng, nhà Trần đã phát động được chiến tranh nhân dân vì đã thực hiện được
sự đoàn kết toàn dân, tập hợp được sức mạnh của cả nước để cùng kháng chiến chống giặc ngoại xâm Tác giả nhấn mạnh vấn đề nhà Trần đã nêu cao tinh thần
“lấy dân làm gốc”, thông qua các chủ trương, chính sách mang đậm tính nhân văn
đã khơi dậy được tinh thần yêu nước trong nhân dân Mặt khác tác giả cũng chỉ ra rằng tinh thần đoàn kết ấy không chỉ xuất phát từ dân chúng mà còn được xây dựng trong cả hoàng tộc, trong bộ máy nhà nước Tư tưởng yêu nước, thân dân trở thành nền tảng cho sự ổn định xã hội, xây dựng vương triều và phát huy nội lực để ba lần đánh bại quân Nguyên Mông Nhìn chung, tác giả đã khẳng định vai trò của Phật giáo đời Trần đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc qua các nội dung tư tưởng “Lấy dân làm gốc”, tư tưởng “thân dân” Các tư tưởng này đã tạo ra sự đoàn kết trong nội tộc nhà Trần và toàn dân
Đỗ Thị Vòng trong luận văn thạc sĩ (2008), Một số vấn đề triết học Phật giáo
thời Lý-Trần đã cho rằng: “Tinh thần từ, bi, hỉ, xả, vô ngã vị tha của đạo Phật cùng
với tinh thần yêu nước, thương dân, kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam đã tạo nên một đặc tính nổi bật của Phật giáo Việt Nam là lòng yêu nước, yêu hòa bình
Trang 26thể hiện rất rõ nét dưới triều đại Lý Trần với những ông Vua, thiền sư yêu nước, mộ đạo khi giặc Nguyên kéo đến xâm lược nước ta” [140; tr 95] Như vậy, Đỗ thị Vòng đã chỉ ra chính các hành động nhập thế của các ông vua đồng thời là các thiền
sư thời Trần là tấm gương kêu gọi được tinh thần toàn dân đoàn kết
Cùng quan điểm với Đỗ Thị Vòng, thiền sư Diệu Minh trong bài Bước đầu
tìm hiểu tư tưởng triết học Tuệ Trung Thượng sĩ cũng nhận định rằng tinh thần nhập
thế tích cực của Phật giáo đời Trần là cơ sở của việc phát huy được tinh thần đoàn kết trong nhân dân Tác giả chỉ ra rằng: “Nét nổi bật nhất của thiền của Tuệ Trung
là thiền hành động nhập thế tích cực Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với triết lý hành động nhập thế của Thiền tông Tính tích cực này thể hiện rõ ở chỗ tu thiền không chỉ dừng lại ở công việc trì giới, niệm Phật, gánh nước, bổ củi trong thiền viện nữa mà là hành động có mục đích, lý tưởng cao
cả hơn như đánh giặc, giữ nước, bảo vệ đất nước trước họa xâm lăng của kẻ thù” [22; tr 138]
Tác giả Nguyễn Hùng Hậu trong cuốn Tư tưởng Việt Nam thời Lý-Trần, trong bài viết Trần Nhân Tông- người sáng lập ra thiền Trúc Lâm Yên Tử lại khẳng
định: “Tư tưởng làm trai phải có chí quyết trả nợ tang bồng của Trần Nhân Tông đã làm cho Phật giáo của ông gắn liền với dân tộc, với đất nước Thôi thúc ông đánh thắng quân xâm lược, quét sạch quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, để lại tiếng thơm cho muôn đời Trần Nhân Tông là ông vua luôn lo nghĩ về dân, khoan thư sức dân Cũng vì ưu quốc mà ông luôn lo đến sự đoàn kết toàn dân, đặc biệt là sự nhất trí về
tư tưởng” [22; tr.185] Đây là một sự phát hiện độc đáo của tác giả Nguyễn Hùng Hậu trong việc lý giải về nguồn gốc tư tưởng làm cho Phật giáo đời Trần thực hiện được sứ mệnh đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
Thích nữ Nghiêm Liên trong bài viết Vài nét về Phật giáo đời Trần lại
khẳng định: “Với tinh thần bình đẳng tuyệt đối, đạo Phật đã tạo cơ sở cho sự đoàn kết toàn dân ngay những buổi đầu dựng nước Tinh thần từ bi đoàn kết của đạo Phật kết hợp với tinh thần nồng nàn yêu nước của dân tộc Việt Nam
rõ ràng không chỉ làm nên một bản lĩnh ý chí chiến đấu mà còn là nền tảng
Trang 27của chính sách ngoại giao mềm dẻo, đức độ, cao thượng tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc” [141] Với những lập luận nêu trên tác giả Thích nữ Nghiêm Liên gần như đã tổng kết được toàn bộ các cơ sở căn bản trong Phật
giáo đời Trần có ảnh hưởng tới vai trò đoàn kết dân tộc ở các nội dung tinh
thần bình đẳng tuyệt đối, tư tưởng vị tha, tinh thần từ bi, tư tưởng truyền thống ái quốc.
Trong bài Phật giáo góp phần đoàn kết dân tộc, tác giả Nguyễn Xuân
Hưng cho rằng: “Phật giáo thời Trần có lẽ là một giai đoạn hoàng kim sống trong lòng dân tộc Triết học Thiền Trần Thái tông chủ yếu đề cập đến cái tâm của mỗi
cá nhân, tâm là gốc của mọi thiện ác Đạo đức Trần Thái Tông là đạo đức hoàn thiện cá nhân, một vấn đề có tính vĩnh cửu, có tính thời sự kể cả ở thời nay Có
lẽ điều đó giúp cho nhà Trần đoàn kết dân tộc, cứu nguy xã tắc” [142] Nguyễn Xuân Hưng đã đem lại cách giải thích khá thuyết phục về vai trò đoàn kết toàn
dân ở việc đề cao hoàn thiện đạo đức cá nhân của Trần Thái Tông và coi đây là
yếu tố quan trọng nhất
Bài Vài nét về Phật giáo thời Trần của thiền sư Tuệ Quang thể hiện quan
điểm tương đồng với các tác giả trên khi khẳng định: “các vị vua Trần là những Phật tử thuần thành, là những thiền sư, đã sống và làm việc với tâm vô ngã, vị tha của đạo Phật Nhờ vậy đã hội tụ được những tướng sĩ tài ba thao lược, dân và quan một lòng yêu nước thương nhà, đồng tâm đoàn kết Tinh thần từ bi đoàn kết của đạo Phật kết hợp với tinh thần nồng nàn yêu nước của dân tộc Việt Nam không chỉ làm nên một bản lĩnh ý chí chiến đấu mà còn là nền tảng của chính sách ngoại giao mềm dẻo, đức độ, cao thượng tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc” [144]
Thượng tọa Thích Gia Quang, trong bài Trần Nhân Tông - Vị anh hùng dân tộc
và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc lấy: “hình ảnh một lãnh tụ quốc gia cầm quân ra trận khi
Tổ quốc lâm nguy và hình ảnh Thiền sư siêu thoát lúc đất nước thanh bình, để gợi mở
về tinh thần nhập thế của Phật giáo đời Trần Hình ảnh đó phản ánh tinh thần yêu nước tha thiết của một vị vua, thiền sư trở thành tấm gương kêu gọi tinh thần yêu nước nồng nàn trong dân, cố kết toàn dân trong tinh thần yêu nước đó” [145]
Trang 28Tóm lại, qua sự phân tích trên đây của các tác giả, chúng ta thấy vai trò của Phật giáo đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề đoàn kết dân tộc, được các tác giả phân tích, luận giải một cách khá chi tiết, đầy đủ và sâu sắc Từ các cơ sở tư tưởng của Phật giáo đời Trần như: lấy dân làm gốc; thân dân; tinh thần từ, bi, hỉ, xả, vô ngã vị tha; tư tưởng làm trai phải có chí quyết trả nợ tang bồng; tinh thần bình đẳng tuyệt đối; tư tưởng truyền thống ái quốc; thập thiện; đoàn kết là sức mạnh; tư tưởng đức trị… các tác giả đã lý giải về hành động của các ông vua, thiền sư đời Trần với vai trò quản lý xã hội đã hiện thực hóa các giáo lý Phật giáo vào trong đường lối trị nước, qua đó đã kêu gọi được tinh thần yêu nước, cố kết cộng đồng, phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân vào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Các tác giả đi đến kết luận là, dân tộc Việt Nam đã tìm thấy được ở Phật giáo một hệ tư tưởng mới, tiến bộ có thể dùng để đối trị tư tưởng Khổng giáo vốn là chỗ dựa tinh thần của nền đô hộ Trung Hoa đối với Việt Nam Phật giáo luôn luôn thể hiện tinh thần bao dung, hòa bình Không dừng lại ở đó, việc khai sáng triều đại độc lập, tự chủ đời Trần
đã đánh dấu một bước hội nhập sâu rộng hơn của Phật giáo và văn hóa xã hội Việt Nam Với tinh thần bình đẳng tuyệt đối, đạo Phật đã tạo cơ sở cho sự đoàn kết toàn dân ngay những buổi đầu dựng nước Các nhận định trên đây là những kết luận sâu sắc của các nhà nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo thời Trần đối với xã hội đương thời Đây là cơ sở để tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu về Phật giáo đời Trần và tìm tòi các cách lý giải mới về vai trò của Phật giáo đời Trần đối với xã hội
1.4 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
- Khái niệm “Thiền”:
Thiền ra đời ở Ấn Độ từ thời kỳ cổ đại, ngay từ khi mới xuất hiện thiền được hiểu là một kỹ thuật điều tiết hơi thở từ đó điều tiết, rèn luyện tư duy, suy nghĩ, tâm thức của con người của trường phái Yoga Mục tiêu của thiền là để cho dòng chảy của tâm trí đạt tới trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ, khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, ý thức con người hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ
Trang 29Về sau, thiền được hiểu với ý nghĩa rộng hơn là sự suy nghĩ, quán chiếu, chăm chú vào một cảnh để ngăn chặn sự khởi dậy của dòng tâm thức nhằm đạt tới trạng thái an nhiên tự tại của tinh thần con người Về hình thức cùng với phương pháp điều tiết hơi thở các phương pháp khác cũng được bổ sung thêm như phương pháp niệm Phật, quán tưởng, tụng kinh, gõ mõ…
Như vậy, về cơ bản, thiền chỉ là một phương pháp điều trị tâm, giúp tâm an
ổn, đỡ tán loạn Khi tâm đã an thì con người ta sẽ nhìn nhận mọi sự việc dưới con mắt sáng suốt, lạc quan hơn Thiền được sử dụng như một phương pháp để giải tỏa căng thẳng, tìm lại sự an ổn trong tâm hồn
Với tính cách là một phương pháp rèn luyện tâm, thiền được tất cả các trường phái tư tưởng, tôn giáo ở Ấn Độ cổ đại sử dụng, dùng làm phương tiện tu tập
để đạt tới giải thoát Nhìn chung các trường phái tư tưởng Ấn Độ cổ đại khai thác thiền ở góc độ kỹ thuật của sự phối hợp giữa điều tiết hơi thở và điều tâm
Đối với Phật giáo nói chung thiền cũng được sử dụng với mục đích nêu trên Riêng đối với Thiền tông, thiền không chỉ là phương pháp tu luyện mà còn
là nội dung phản ánh tư tưởng về bản chất sự tồn tại của thế giới, về nhận thức,
về tâm lý và là mục tiêu cuối cùng cần đạt đến của con người Vì vậy đặc điểm của Thiền tông Phật giáo khác với các trường phái Phật giáo khác là ở chỗ Thiền tông lấy thiền làm trung tâm còn các phái Phật giáo khác lấy thiền làm phương pháp tu hành
Như vậy, thiền có thể được định nghĩa như sau: thiền là sự tập trung tư duy trong tĩnh lặng để cho tâm của người thực hành an tịnh, rèn luyện tâm với mục đích hướng đến sự tỉnh thức tâm linh ở một cấp độ cao
Đối với Thiền tông, đối tượng nghiên cứu chính là Tâm Tác giả Hoàng Thị Thơ,
trong luận án tiến sĩ Triết học Sự hình thành tư tưởng thiền Phật giáo (2004), tr 121, tác
giả viết: Từ góc độ bản thể luận, hầu hết các học giả đều nhất trí coi thiền là sự thể nghiệm trực tiếp về bản thể của chính cái Tôi (bản tâm) Bản thể của Phật giáo nguyên thuỷ có nội hàm là thực tại phổ quát song đến Thiền tông bản thể lại thiên
về ý nghĩa bản tâm
Trang 30- Khái niệm “Thiền tông”
+ Thiền tông: tông phái Phật giáo lấy thiền là trung tâm
+ Thiền tông: Còn gọi là Phật Tâm tông, Đạt ma tông, Vô Môn tông Chỉ
một tông phái Phật giáo Đại thừa lấy ngài Đạt Ma làm sơ tổ, nghiên cứu bản nguyên tâm tính, để mong kiến tính thành Phật [34; tr 1275]
+ Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh: Nội hàm Thiền tông tập trung trong lý luận Tâm, cho nên còn gọi là Tâm Tông [49; tr 291]
Thiền tông còn được gọi là Phật tâm tông là một tông phái được thành lập vào thế kỷ thứ VI-VII ở Trung Quốc, khi Bồ Đề Đạt Ma đưa phép thiền vào Phật giáo Trung Quốc Xuất phát từ việc Bồ Đề Đạt Ma nhận thấy các nhà học Phật, thường chấp vào kinh sách, chấp vào ngôn ngữ văn tự để tu tập, coi kinh sách và các lời giáo huấn của các bậc cao tăng là chân lý cứu cánh để đạt tới giải thoát; chấp vào hình thức tu hành cho rằng chỉ cần tụng kinh, gõ mõ, chăm chỉ niệm Phật là có thể đạt tới giải thoát; chấp vào giới luật coi thực hiện giới
luật là điều kiện đạt tới giải thoát nên ông lập ra thuyết bất lập văn tự, giáo
ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật để tạo ra một khuynh
hướng mới trong tu hành
Thiền tông đã trở thành một tông phái lớn với mục đích là người tu hành trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, đề cao kinh nghiệm chứng ngộ, đả phá mạnh mẽ mọi nghi thức tôn giáo và mọi lý luận về giáo pháp Chủ trương người
tu hành có thể đạt tới giải thoát mà không cần phải học tập kinh điển, giữ giới, tọa thiền, lấy Tâm truyền Tâm làm phương pháp giáo hóa Phật pháp
Thiền tông còn gọi là Phật tâm tông lấy nghiên cứu bản nguyên tâm tính làm
cơ sở để thành Phật: “Tôn chỉ của Thiền tông hiển hiện ở Phật tâm ấn, giác ngộ đạo
lý Phật và phàm không chia hai, do đó còn được gọi là Phật tâm tông” [95; tr 18]
Bởi vậy, toàn bộ lý luận của Thiền tông đều xuất phát từ phạm trù Tâm lấy phạm trù Tâm làm nội dung cơ bản để giải quyết các vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan, bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức học, giải thoát luận… Hệ thống khái
Trang 31niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật trong Thiền tông rất phong phú, đa dạng và phức tạp như: Không, Pháp, Bản thể, Tự tính, Diệu tính, Vô tướng, nhân duyên sinh, luân hồi nghiệp báo, giải thoát… Tuy nhiên các khái niệm, phạm trù, và quy luật này xét đến cùng đều được giải thích trên cơ sở sự vận hành của Tâm, có nguồn gốc từ Tâm
Như vậy, điểm khác biệt của Thiền tông đối với các tông phái khác chính là
ở chỗ phủ nhận vai trò của ngôn ngữ, kinh điển, giáo pháp, giới luật Mở ra một không gian vô giới hạn cho các phương pháp tu hành và đặc biệt là nhấn mạnh vai trò của chủ thể trong việc tu hành, để thành Phật, muốn thành Phật chỉ có thể tự mình tu tâm, tự nhận diện Tự tính vốn có trong bản thân mình Không thể dựa vào
sự hỗ trợ của Phật, Bồ tát mà thành Phật được
- Khái niệm Tâm trong triết học Phương Đông:
Trong triết học phương Đông phạm trù Tâm là phạm trù cơ bản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong các trường phái triết học Mỗi một trường phái tư tưởng tiếp cận phạm trù này dưới các giác độ khác nhau, nên có những luận giải
về Tâm cũng rất khác nhau
Ở Trung Quốc, ban đầu tâm được hiểu là trái tim trong cơ thể con người, trái tim đó có thể có cảm giác (rung động, lo sợ, bồn chồn, hồi hộp…) loạn nhịp khi chịu tác động của các hiện tượng bên ngoài Các cảm xúc của con người đều liên quan đến hoạt động của tim nên tim được coi là trung tâm điều hành, chi phối mọi hoạt động của cơ thể, của các khí quan khác và cảm xúc của con người Khi đó tim được gắn với ý nghĩa là tâm (trung tâm) Về sau con người cho rằng tim còn có khả năng tư duy, do chỗ những cảm xúc của con người dẫn đến những suy tư, suy nghĩ và chỉ huy được ngũ quan nên dần dần tâm được hiểu là tâm tư, suy nghĩ, tư duy, ý thức, đạo đức, tình cảm của con người Như vậy, tim là nguồn gốc sinh ra các hoạt động ý thức của con người Kết hợp hàm nghĩa tim là trung tâm với tim là nguồn gốc sinh ra cảm giác, ý thức họ đã đồng nhất tim với tâm và ý thức
Trang 32Tuy nhiên: “Việc lấy tâm làm khí quan cơ năng có ý thức đã kéo dài mấy ngàn năm ở Trung Quốc, mãi đến thời Minh mới tương đối nhận thức rõ não là khí quan tư duy” [133; tr 16] Khi đó, người Trung Quốc đã quen với việc sử dụng khái niệm Tâm để diễn đạt về hoạt động tinh thần, ý thức và vì vậy họ đã lấy Tâm làm phạm trù để biểu đạt về các hoạt động tinh thần, ý thức của chủ thể
Với nghĩa đó, Tâm trong triết học Phương Đông bao gồm các nội dung: + Tâm là ý thức của chủ thể: “Cái gọi là ý thức của chủ thể là chỉ hình ảnh
mà chủ thể có được đối với khách thể trong mối quan hệ giữa người và thế giới bên ngoài, giữa chủ thể và khách thể Ý thức vẫn nắm bắt thế giới khách thể từ góc độ nhân hóa và lấy người làm thước đo” [133; tr 16]
+ Tâm là bản nguyên hoặc bản thể của vạn vật: đây là tư tưởng của Phật giáo Phật giáo cho rằng: “Mọi sự vật đều là sản phẩm của nhất tâm, là sự biến hiện của tâm, cái tâm như thế trở thành căn cứ tồn tại của vạn vật thế giới và bản thể đằng sau hiện tượng vạn pháp” [133; tr 17]
+ Tâm là hoạt động tâm lý hoặc trạng thái tâm lý: là hoạt động tâm lý của con người bao gồm tư tưởng, tình cảm, ý chí, dục vọng…
+ Tâm là luân lý, đạo đức: bao gồm các quan niệm, chuẩn mực về giá trị làm người của con người gồm lòng trắc ẩn, sự xấu hổ, căm ghét, yêu thích, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, từ, bi, hỉ, xả… nhấn mạnh vai trò của sự tự tu dưỡng đạo đức theo bản tâm của con người
Như vậy, tâm trong triết học Phương Đông bao hàm toàn bộ các hoạt động tinh thần của con người Chiếm vị trí trung tâm trong các học thuyết triết học Phương Đông cổ trung đại
Đối với Phật giáo nói chung và Thiền học nói riêng, phạm trù tâm bên cạnh được hiểu theo những nghĩa chung nêu trên thì còn được bổ sung thêm những nội dung có tính chất triết học sâu sắc Tâm trong quan niệm của Phật giáo là khởi nguồn của vạn vật và cũng là cái đích cần hướng đến của vạn vật Tâm được đặt trong mối quan hệ với vật và có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời với vật Vậy Tâm là gì?
Trang 33- Khái niệm Tâm trong Phật giáo:
Theo cuốn từ điển Phật học của Nguyễn Tường Bách, nxb Thời đại, 2010, trang 567:
1 Tâm được xem đồng nghĩa với Mạt-na (s: manas, thức suy nghĩ, phân biệt) và Thức (s:vijnxnnna) Tâm chỉ toàn bộ sinh hoạt và hiện tượng của tâm trí
2 Tâm được xem như một thể riêng biệt, trên thể đó thế giới sự vật hiện tượng xuất hiện
3 Trong Duy thức tông, tâm được xem như là gốc của mọi hiện tượng tâm thức Khái niệm “Tâm” của Phật giáo nói chung bao gồm cả tình cảm, lý trí và ý chí; là một dòng tâm thức gồm nhiều loại tâm khởi lên rồi diệt Khi con người còn sống thì dòng tâm thức lặng lẽ trôi chảy trong ngũ uẩn, khi chết dòng tâm thức cuối cùng của kiếp này trở thành dòng tâm thức đầu tiên của kiếp sau; tâm là nguồn gốc của vạn pháp
Đặc biệt trong Thiền tông, tâm còn là bản thể của các sự vật hiện và bản thân con người, là nguồn gốc sinh ra thế giới hiện tượng Tâm không chỉ là nguồn gốc sinh ra thế giới sự vật, hiện tượng mà xét đến cùng khi đạt tới giải thoát tâm cũng chính là sự vật, hiện tượng, không còn phân biệt giữa tâm và vật, tâm vật là một, không hai, không khác
Mặt khác, Thiền tông cho rằng có hai thứ tâm Một là, Vọng tâm, tâm theo
dòng tâm thức, khởi lên rồi diệt, vì ngũ uẩn bị mê mờ bởi tham ái, dục lạc, vọng
tưởng; tâm này được gọi là Vọng tâm, là tâm của chúng sinh Hai là, Chân tâm có
tự tính thanh tịnh, không sinh diệt, không dao động, thường vắng lặng, là tính giác của những vị đã giác ngộ, cũng còn được gọi là Tâm Phật Hai thứ tâm trên là hai cấp độ của quá trình nhận thức của tư duy, ý thức con người
- Thiền học đời Trần: Là hệ thống tư tưởng của các nhà thiền học được xây
dựng bởi các tác giả: Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang
Trang 34Tiểu kết chương 1
Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả về các nội dung liên quan đến đề tài luận án, có thể khái quát kết quả nghiên cứu đó ở các nội dung sau:
Thứ nhất, về vấn đề phân tích cơ sở về các điều kiện kinh tế- xã hội và cơ sở
tư tưởng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của Phật giáo đời Trần, tư tưởng thiền học đời Trần Các tác giả đã phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc các yếu tố liên quan đến sự ra đời của Phật giáo đời Trần, tư tưởng Thiền học đời Trần trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và vai trò của cá nhân các vị thiền sư Các phân tích, luận giải đều có tính thuyết phục Các tác giả kết luận: Phật giáo đảm nhiệm được vai trò thống nhất về kinh tế, chính trị, tư tưởng… kêu gọi được đoàn kết toàn dân, phục vụ công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Đây
là những kết luận đã được thừa nhận rộng rãi, tác giả luận án tiếp thu những kết luận này vào trong nghiên cứu của mình
Tuy vậy, tác giả luận án nhận thấy vẫn còn những vấn đề cần phải được giải đáp một cách đầy đủ hơn: thời kỳ này Nho giáo và Đạo giáo cũng đã được du nhập vào Việt Nam, cùng tồn tại song hành với Phật giáo, thậm chí còn có hiện tượng tam giáo đồng nguyên Nhưng vì sao không phải là Nho giáo hay Đạo giáo mà lại là Phật giáo được lựa chọn làm hệ tư tưởng chủ đạo và giữ vai trò dẫn dắt sự vận động của xã hội? Yếu tố điều kiện, tiền đề nào trong số các nhân tố đó đã quy định vai trò chủ đạo của Phật giáo ở đời Trần trên lĩnh vực tư tưởng? Chỉ khi làm rõ được điểm này mới thấy được tính tất yếu của Phật giáo trong vị trí chủ đạo của hệ tư tưởng ở đời Trần
Thứ hai, về tư tưởng của Phật giáo đời Trần, tư tưởng Thiền học đời Trần
Vấn đề này đã được rất nhiều các nhà khoa học, các nhà Phât học quan tâm nghiên cứu Các tác giả đã phân tích một cách đầy đủ, toàn diện tư tưởng Phật giáo đời Trần ở các góc độ triết học, thiền học, sử học, văn học… Nghiên cứu các tác giả Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang
Đặc biệt nghiên cứu dưới góc độ Triết học, vấn đề tư tưởng đã được luận giải
kỹ lưỡng ở các vấn đề: thế giới quan, nhân sinh quan, bản thể luận, nhận thức luận,
Trang 35giải thoát luận Các tác giả cũng đã chỉ ra các đặc điểm đặc trưng cơ bản của Phật giáo thời Trần là Phật giáo thiền hướng nội, biện tâm, phá chấp, nhập thế, nhân bản, yêu nước… là những đặc điểm có giá trị của Phật giáo đời Trần, có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội
Tuy vậy, việc phân tích hệ tư tưởng này dưới góc độ thiền học thì còn rất ít tác giả nghiên cứu, đặc biệt chưa có nhiều những nghiên cứu có tính chất khái quát, hệ thống mang tính chất đặc trưng của Thiền tông về tư tưởng Thiền học của Phật giáo đời Trần Do vậy, tác giả luận án chọn hướng nghiên cứu chính là tìm hiểu về tư tưởng Thiền học đời Trần, khái quát hệ thống lý luận của các thiền sư đời Trần về Thiền ở các nội dung trọng tâm về phạm trù Tâm, giải thoát tâm, con đường giải thoát Tâm Nghiên cứu giá trị của hệ thống lý luận này đối với xã hội đương thời để tìm ra cách lý giải mới
về vai trò của Phật giáo đời Trần
Thứ ba, về vai trò của Phật giáo đối với đời sống xã hội đương thời Các tác
giả đã phân tích, luận giải vai trò của Phật giáo đời Trần đối với xã hội đương thời ở nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Tuy nhiên ở phần này còn có nhiều
ý kiến chưa thống nhất, thậm chí là còn đối lập nhau, đặc biệt là vấn đề mối quan hệ giữa Phật giáo với tinh thần yêu nước
Khi khảo sát các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả luận án nhận thấy dường như không còn chỗ trống nào cho mình nghiên cứu Tuy vậy, dù khó khăn, tác giả luận án cũng cố gắng tìm ra một hướng nghiên cứu riêng của mình nhằm đóng góp thêm một vài kiến giải nhỏ trong nghiên cứu tư tưởng của Phật giáo thời Trần Ở nội dung này, tác giả luận án nghiên cứu theo hướng phân tích tác động của lý luận về tâm trong tư tưởng Thiền học đời Trần đến việc hình thành các chính sách trong quản lý xã hội, trong xây dựng nền đạo đức xã hội và đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Trên cơ sở tìm hiểu tình nghiên cứu của các tác giả đi trước nghiên cứu về đề tài nêu trên, tác giả luận án chọn hướng nghiên cứu của mình là: kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả với các thành tựu mà họ đã đạt được khi phân tích, luận giải các vấn đề về những tư tưởng cơ bản nhất của Phật giáo đời Trần để triển khai nội dung nghiên cứu của tác giả theo hướng sau:
Trang 36Một là, nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Thiền học đời Trần Phân tích,
luận giải mối liên quan giữa các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, các tiền đề tư tưởng và các nhân tố chủ quan đến sự hình thành nội dung tư tưởng của Thiền học đời Trần Qua đó tìm ra những đặc điểm quy định về vai trò chủ đạo của Phật giáo đời Trần hay tư tưởng Thiền học đời Trần trong xã hội đương thời
Hai là, về nội dung tư tưởng Thiền học đời Trần Tác giả luận án lấy điểm
xuất phát từ luận điểm: Thiền tông còn được gọi là Phật Tâm tông làm cơ sở cho hướng nghiên cứu của mình Tinh hoa của Phật giáo nói chung là ở vấn đề tu tâm Thiền tông chính là tông phái Phật giáo chú trọng nhất về tu tâm, lấy mục tiêu giác ngộ bản nguyên của tâm tính chúng sinh (Phật tính) làm tông chỉ
Trên cơ sở tiếp cận này, tác giả luận án triển khai việc nghiên cứu tư tưởng của Thiền học đời Trần theo logic làm rõ các vấn đề lý luận về phạm trù “Tâm” ở các nội dung: Tư tưởng về tâm, tư tưởng giải thoát tâm và tư tưởng về con đường giải thoát tâm
Nghiên cứu tư tưởng thiền học thời Trần theo lôgic nêu trên, tác giả luận án đưa ra các kiến giải về sự tác động của tư tưởng Thiền học đời Trần tới xã hội đương thời căn cứ từ việc triển khai tư tưởng về “Tâm” vào các hoạt động xã hội Phải chăng chính vì hoạt động của “tâm” được các thiền sư đời Trần nghiên cứu, luận giải một cách sâu sắc ở các góc độ nhận thức, tâm lý, đạo đức và cái Tâm đó được triển khai sâu rộng trên tất cả các hoạt động của xã hội đời Trần đã tạo nên nét đặc sắc riêng có của Phật giáo đời Trần và triều đại nhà Trần?
Ba là, tác giả phân tích giá trị của những tư tưởng về Tâm trong Thiền học
đời Trần tới các hoạt động quản lý xã hội, xây dựng nền đạo đức xã hội và đấu tranh chống giặc ngoại xâm là ba lĩnh vực chủ yếu phản ánh những đặc điểm cơ bản của
xã hội đời Trần, chịu sự định hướng và điều chỉnh của hàng ngũ những nhà cầm quyền là các thiền sư, các nhà thiền học, Phật hoàng với tư tưởng của họ, để đưa ra những kết luận khái quát nhất về vai trò của Thiền học đời Trần đối với xã hội
đương thời
Trang 37Chương 2
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG THIỀN HỌC ĐỜI TRẦN
2.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cho sự ra đời tư tưởng Thiền học đời Trần
Phật giáo đời Trần là một dòng tư tưởng đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam với sự ra đời của dòng của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử Dòng thiền đầu tiên và duy nhất do người Việt Nam sáng lập Sự ra đời của dòng thiền này có nguồn gốc trực tiếp từ các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng của xã hội đương thời Các đặc điểm có tính chất đặc thù như sự phát triển của lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; củng cố và xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền; chống giặc ngoại xâm; xây dựng hệ tư tưởng độc lập là những yếu tố quy định sự ra đời, nội dung và đặc điểm đặc trưng của Phật giáo đời Trần và tư tưởng Thiền học đời Trần
2.1.1 Về kinh tế
Năm 1225, Trần Cảnh lên ngôi, kết thúc triều đại nhà Lý, bắt đầu triều đại nhà Trần Để xây dựng và bảo vệ vương triều Trần, nhà Trần tích cực phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực Trong đó, kinh tế nông nghiệp là cơ sở của nhà nước thời Trần Thời kỳ này, nhà nước rất chú trọng phát triển nông nghiệp Trước tiên,
để đẩy mạnh nông nghiệp, nhà Trần khai thác triệt để các nguồn lực đất đai bằng cách mở rộng việc khai khẩn đất hoang, lập điền trang, thái ấp, thực hiện nhiều chính sách khuyến nông tích cực Nhờ có những chính sách và biện pháp khuyến nông tích cực, nền kinh tế nông nghiệp dưới nhà Trần nói chung khá phát triển, đời sống nhân dân ổn định
Kinh tế nông nghiệp luôn gắn liền với việc sử dụng đất đai, sở hữu đất đai và quản lý đất đai
Đối với việc sử dụng đất đai, khác với thời Lý, để phát triển nông nghiệp, nhà Trần đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng và phát triển diện tích đất nông nghiệp, nhà Trần khuyến khích việc quai đê, lấn biển, khai khẩn đất hoang lập nên các điền trang để phát triển diện tích đất nông nghiệp: “Mùa đông, tháng 10, xuống
Trang 38chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán không
có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang Vương hầu có trang thực bắt đầu từ đấy” [68; tr 230] Nhờ chính sách trọng nông nên nông nghiệp nhà Trần khá phát triển, phần lớn diện tích đất đai được khai thác, sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, các tầng lớp nhân dân được huy động vào sản xuất nông nghiệp nên tầng lớp quý tộc tích lũy được nhiều của cải và cuộc sống của nhân dân tương đối ổn định
Từ việc khai thác triệt để đất đai vào sản xuất nông nghiệp, nhà Trần thực hiện chính sách đa dạng hóa các hình thức sở hữu đất đai Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam xuất hiện chế độ mua bán đất đai, ngoài hình thức cấp, phân phong đất đai “Năm 1254, triều đình ra lệnh công khai bán ruộng công làm ruộng tư” [87; tr 193] Thừa nhận việc mua bán đất đai chứng tỏ nhà Trần khuyến khích sự phát triển của chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, qua đó tạo động lực cho người dân khai khẩn đất hoang và sử dụng hiệu quả đất đai vào sản xuất nông nghiệp
Về sở hữu đất đai, dưới đời Trần, có hai hình thức sở hữu là sở hữu ruộng đất nhà nước và sở hữu ruộng đất tư nhân
Trong đó sở hữu ruộng đất nhà nước gồm hai bộ phận cấu thành là: ruộng đất
do nhà nước trực tiếp quản lý và ruộng đất công của làng xã Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý là tài sản của tầng lớp quý tộc nhà Trần, hoa lợi từ loại ruộng này hoàn toàn thuộc nhà vua Ruộng đất công làng xã còn được gọi là quan điền, bộ phận ruộng đất này cũng thuộc sở hữu của nhà vua, do nhân đinh các làng xã cày cấy và nộp tô, thuế cho nhà vua Hoa lợi của các loại ruộng này phần lớn được sử dụng vào các mục đích công; ruộng đất công làng xã thuộc sở hữu nhà nước nhưng
do làng xã quản lý, hoa lợi nộp cho nhà nước
Sở hữu ruộng đất tư nhân được hình thành theo hình thức ban cấp ruộng đất
và bổng lộc cho các quan văn, võ trong triều đình Bên cạnh đó, việc nhà Trần cho phép bán ruộng đất công làm ruộng đã tạo cơ hội cho quá trình tích lũy ruộng đất của giai cấp phong kiến đời Trần và sở hữu tư nhân về đất đai có cơ hội phát triển mạnh mẽ Sở hữu tư nhân về ruộng đất gồm có: Thái ấp là đất phong của quý tộc Trần do nhà vua lấy đất công làng xã phân phong cho các vương hầu, quý tộc Hoa
Trang 39lợi trên mảnh đất này thuộc về chủ thái ấp; Điền trang là loại ruộng đất do khai khẩn đất hoang mà có, loại ruộng này thuộc sở hữu của các vương hầu, công chúa, phò
mã, cung tần; Ruộng đất tư hữu của địa chủ, nhà giàu và các quan chức; Ruộng đất của các gia đình tiểu nông tư hữu; Ruộng của nhà chùa là phần ruộng đất do nhiều thành phần cúng tiến, do nhà nước cấp, các vương hầu quý tộc cúng tiến, nhà giàu, quan lại, nông dân cúng ruộng
Về quản lý đất đai, nền kinh tế nông nghiệp nhà Trần dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất Trên cơ sở đó nhà Trần thi hành nhiều chính sách ruộng đất phong phú, bao gồm: ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý như ruộng sơn lăng, ruộng tịch điền, ruộng quốc khố, ruộng đồn điền; Chính sách phong cấp ruộng đất cho vương hầu, quý tộc làm điền trang, thái ấp; Chính sách ruộng đất đối với nhà chùa, thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của nhà chùa đối với các phần đất do nhà nước và các tầng lớp quý tộc, nhà giàu, quan lại, nông dân cúng tiến; Chính sách khai khẩn đất hoang, lập ấp Nhìn chung với chính sách ruộng đất phong phú đa dạng nhà Trần đã tận dụng được các nguồn lực đất đai và con người vào phục vụ sản xuất nông nghiệp
Qua phân tích chính sách về đất đai, một đặc điểm nổi bật trong chính sách ruộng đất của nhà Trần là coi nhà chùa như là một đối tượng được ưu tiên trong phân chia ruộng đất Từ đó hình thành sở hữu đất đai của nhà chùa
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Chi, trong cuốn Kinh tế, xã hội
thời Trần (thế kỷ XIII- XIV ), từ trang 55 đến trang 64, thì: Nhà vua và các quý tộc
vương hầu, công chúa thời Trần cúng rất nhiều ruộng, tiền vào chùa Trần Thái Tông xây dựng và cấp ruộng đất để thờ phụng Phật, Pháp, Tăng tại xã Đới Nhân, tổng Đa Giá, huyện Gia Viễn, phủ Trường An; Trần Anh Tông ban cho các sư ở Đội Gia 80 mẫu ruộng; Cung Túc đại vương Trần Dũ xây dựng chùa Đại thành danh lam Thắng Nghiệp Luật tự ở xã Vĩnh Dụ, thuộc Quốc Oai, Trung Lộ đời Trần, nay thuộc xã Thanh Thuỳ, huyện Thanh Oai, Hà Nội Nhiều hơn cả là cuối thế kỷ XIV các tầng lớp nhân dân gồm nhà giàu, các quan chức địa phương, những nông dân khá giả, cúng ruộng, tiền của cho chùa được ghi chép lại trong các văn bia các
Trang 40chùa Sùng Nghiêm ở Vân Lỗi, Nga Sơn, Thanh Hoá; Chùa Vân Bản, Hải Phòng; Động Thiên Tôn, Ninh Bình; Chùa từ Am, Thanh Oai, Hà Nội các việc làm trên cho thấy sự tôn sùng đạo Phật của triều đình nhà Trần từ vua, các vương hầu, công chúa đến các nhà gia thế cùng thiện nam, tín nữ và thế lực của nhà chùa lúc ấy
Như vậy trong chính sách ruộng đất của nhà Trần thể hiện rất rõ sự quan tâm tới Phật giáo “Thời kỳ này, số lượng ruộng đất của chùa chiếm số lượng khá lớn, tăng ni, Phật tử rất đông Hoa lợi trên bộ phận ruộng đất này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của nhà chùa Nhà nước đương nhiên thừa nhận sự tồn tại của nó” [20; tr 66] Điểm này cho thấy vai trò quan trọng của Phật giáo trong xã hội đời Trần Nhà chùa được thừa nhận như một đơn vị kinh tế độc lập, có ruộng đất, có nông dân, nông nô
2.1.2 Về chính trị
Tiếp tục mô hình chính quyền trung ương của nhà Lý, nhà Trần xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh, củng cố nhà nước quân chủ trung ương tập quyền là điều kiện cho sự tồn tại vững chắc của triều đại nhà Trần
Trước hết, nhà Trần thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế để tập trung quyền lực vào tay nhà vua và dòng họ Trần Thực hiện mục tiêu này, nhà Trần đưa ra các quy định chặt chẽ trong xây dựng chính quyền nhằm phá bỏ tình trạng cát cứ phong kiến và đẩy mạnh việc tập trung quyền lực vào trong tay dòng họ Trần bằng việc:
Đưa ra các tuyên ngôn khẳng định vị thế, quyền lực tối cao của nhà vua
trong xã hội Tác giả Trương Hữu Quýnh trong cuốn Đại Cương lịch sử Việt Nam
đã nhận định: “Vua Trần tự mình đề cao vị trí bản thân, đồng nhất ngôi vua với đất nước Năm 1250 Thái Tông xuống chiếu cho thiên hạ gọi vua là quốc gia nâng cao tính chuyên chế và tập trung của triều đình” [87; tr 176]
Tiếp tục củng cố sự ổn định của vương triều, nhà Trần hình thành chế độ Thái thượng hoàng, chế độ chỉ có ở nhà Trần Nhà Trần quy định ra lệ nhà vua truyền ngôi cho con khi đang còn sống và giữ vai trò là cố vấn của triều đình Thái thượng hoàng có quyền hành rất lớn, có quyền chỉ định và phế truất ngôi vua và đưa
ra các quyết định trong quản lý xã hội Đây là phương thức đảm bảo cho nhà Trần