Tư tưởng giải thoát tâm

Một phần của tài liệu Tư tưởng Thiền học đời Trần và giá trị của nó đối với xã hội đương thời (Trang 99 - 109)

Chương 3: TƯ TƯỞNG THIỀN HỌC ĐỜI TRẦN

3.2. Tư tưởng giải thoát tâm

Chúng ta biết rằng, Đạo Phật là đạo giải thoát. Và Phật giáo ở bất cứ đâu, bất cứ một quốc gia nào, một dân tộc nào, dù có những đặc điểm, khuynh hướng khác nhau thì vẫn đều có một mục đích chung đó là giải thoát. Thiền học đời Trần cũng không nằm ngoài qui luật đó. Mục đích cuối cùng của Đạo Phật là giải thoát con người khỏi cuộc sống đau khổ do vô minh, tham lam, dục vọng gây ra, và chỉ ra cho chúng sinh con đường đến cuộc sống an lạc, hạnh phúc.

Đối với Thiền học đời Trần, tư tưởng giải thoát không chỉ mang tinh thần giải thoát trong Phật giáo nguyên thuỷ nói chung mà còn có nội dung gắn với đặc điểm của lịch sử dân tộc, tạo nên đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Theo Thiền học đời Trần, để giải thoát con người cần phải diệt trừ được tâm vô minh, phá bỏ tư duy phân biệt, nhị kiến, vọng niệm vốn là nguyên nhân sinh ra sự chấp trước, phiền não ở con người.

Tư tưởng về giải thoát chính là sự tiếp nối, giải quyết các vấn đề đặt ra từ nội dung tư tưởng về tâm, về nhận thức của tâm và tâm lý của tâm. Giải thoát chính là quá trình con người cố gắng, nỗ lực trong tư duy để chuyển từ nhận thức ở cấp độ tục đế sang cấp độ chân đế, chuyển từ tư duy phân biệt, nhị nguyên sang lối tư duy bằng trực giác, từ trạng thái luân hồi sang trạng thái giải thoát trong tâm thức của con người.

Vấn đề giải thoát như thế nào, bằng cách gì, bằng cách nào để đạt tới giải thoát đã được các thiền sư đời Trần giải quyết một cách tương đối rõ ràng và có những mặt độc đáo mang đặc trưng của Thiền học đời Trần. Mục đích cuối cùng của Đạo Phật là giải thoát con người khỏi cuộc sống đau khổ do vô minh, tham lam, dục vọng gây ra, và chỉ ra cho chúng sinh con đường đến cuộc sống an lạc, hạnh phúc. Đối với Thiền học đời Trần, tư tưởng giải thoát không chỉ mang tinh thần giải thoát trong Phật giáo nguyên thuỷ nói chung mà còn có nội dung gắn với đặc điểm của lịch sử dân tộc, tạo nên đặc trưng của Thiền học Việt Nam. Tư tưởng giải thoát đó được nhận thức ở những nội dung cơ bản sau:

3.2.1. Gi i thoát là quá tr nh nhận thức đúng về b n th

Theo các thiền sư đời Trần, con người sống trong thế giới vô thường mà trạng thái tồn tại của họ về bản chất là khổ. Khổ là do con người bị chi phối bởi luật nhân quả. Những hành động của con người dù thiện hay ác cũng đều là nguyên nhân tạo nghiệp khiến con người bị chìm đắm trong vòng luân hồi bất tận. Nghiệp luôn tồn tại trong con người, chi phối con người. Nghiệp được chia thành ba loại: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Thân nghiệp là nghiệp tồn tại trong những hành động của bản thân con người. Khẩu nghiệp là nghiệp tồn tại trong lời nói. Ý nghiệp là nghiệp ẩn dấu trong đầu, trong tư duy suy nghĩ của con người. Khi những hoạt động của thân, khẩu, ý còn diễn ra thì con người còn tạo nghiệp. Tức mỗi hành động, lời nói, ý nghĩ còn diễn ra, còn chấp vào hình tướng của sự vật, chấp vào giá trị của sự vật, chấp vào quan niệm đối đãi về sự vật thì con người còn tạo nghiệp. Chỉ cần còn khái niệm thì bên trong tâm con người còn ngã sở, ngã ái, ngã mạn. Đạo lý càng nhiều thì tâm phân biệt càng nặng Con người tự tạo ra nghiệp cho chính mình, càng hành động theo ngoại cảnh bao nhiêu thì nghiệp càng dày bấy nhiêu.

Vì vậy, theo Phật giáo cần phải giải thoát con người ra khỏi vòng luân hồi đó bằng cách dừng tam nghiệp của thân, khẩu, ý. Đề dừng được nghiệp con người cần phải thực hiện các việc giữ giới, thiền định và tuệ. Khi làm được ba việc này thì con người sẽ được giải thoát và tới được cõi Niết bàn. Đó là nơi tâm thức của con người đạt tới trạng thái tĩnh lặng, không còn sự biến đổi và không còn bị chi phối bởi luật nhân quả nghiệp báo, tâm không còn dao động theo ngoại cảnh, đạt tới cái tâm vô niệm, vô tướng, vô trụ, chân tâm.

Đối với các Thiền sư đời Trần thì quá trình thực hiện sự giải thoát đồng thời là quá trình trở về với bản thể, nhận rõ được chân tâm, thấy được tự tính để rồi hòa nhập vào cái bản thể siêu việt, vô vi, tịch mịch được các thiền sư đời Trần thể hiện dưới các khái niệm Như lai, Phật tính, Không, Bản thể, Bản lai diện mục, Tính… Quá trình đó còn được gọi là sự trở về quê hương. Bản thể được các thiền sư đặt dưới những tên gọi khác nhau nhưng đều có chung một bản chất. Nó là cái vốn có ở mỗi một sự vật hiện tượng và con người, nhưng rất khó nhận ra do bị sự chi phối của tham, sân, si che lấp. Và sự trở về với bản thể chính là quá trình con người rèn luyện tâm để từ cái tâm thông thường, vọng tâm trở về với tâm tự nhiên, chân tâm.

Các thiền sư thời Trần khi quan niệm về giải thoát trước tiên hướng đến việc giải thoát từng cá nhân con người sống, giúp con người dứt bỏ mọi tham lam, dục vọng để quay trở về với bản chất vốn thanh tịnh, trong sạch của mình. Tuy nhiên, vấn đề giải thoát ở Phật giáo thời Trần còn có điểm khác biệt đáng kể so với các phái thiền trước. Việc giải thoát không chỉ hướng đến giải quyết nhu cầu của từng cá nhân mà còn bị qui định bởi nhu cầu chung của toàn xã hội. Đó là giải thoát cho dân tộc ra khỏi những cuộc chiến tranh liên miên của giặc ngoại xâm. Vì thế, giải thoát theo quan niệm của các Thiền học đời Trần không phải là thực hiện sau khi con người chết đi, không phải là đạt được ở cõi Tây Phương cực lạc mà ở ngay thế giới con người đang sống; việc giải thoát có thể thực hiện ngay trong đời sống hiện thực, ngay trong bản thân mỗi con người bằng cách rèn luyện tâm. Đây là quan điểm Niết Bàn tại tâm, hay Phật tại tâm của thiền học nói chung.

Đây cũng chính là quan điểm cho rằng, chân lý không ở đâu xa mà ở ngay hiện thực, trong từng giây phút của cuộc sống, ở trong bản thân mỗi con người.

Vì vậy, muốn giải thoát, mỗi người phải tự xem xét bản thân để tìm tòi chân lý vốn có sẵn trong bản thân mình. Nếu cầu giải thoát mà chỉ trông trờ vào sự hỗ trợ của Phật, của Bồ tát, của kinh sách thì không bao giờ có thể giác ngộ, đạt tới giải thoát được. Giải thoát chỉ có thể thực hiện đươc bằng tự độ, tự mình độ cho mình, tự mình dứt trừ tư duy phân biệt, tự mình tìm lại Phật tính vốn có trong bản thân mình.

Tư tưởng này đặt trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, cuộc sống người dân khổ cực bởi cảnh chia ly, chết chóc thì sự giải thoát còn là kêu gọi toàn thể nhân dân đứng lên, đấu tranh giải thoát cho bản thân, cho quê hương, cho đất nước. Với ý nghĩa đó Tinh thần giải thoát của thiền học đời Trần không chỉ gói gọn trong giải thoát đời sống cá nhân mà còn là giải thoát cho dân tộc. Nếu toàn dân cùng tìm lại được Phật tính trong mình, tìm được lại sự an ổn trong tâm hồn mình sẽ phát huy được nhân tính, tình người, thương yêu, chia sẻ, đùm bọc, đoàn kết, gắn kết trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Trên nền tảng của quan niệm về giải thoát, Thiền học đời Trần hướng đến đối tượng của tu hành chính là cái Tâm con người, thực hiện giải thoát cần hướng nội hướng đến đời sống tinh thần của bản thân con người, biện tâm sử dụng các biện pháp để sửa lại cái tâm con người trong thực hành đạo nhằm mục tiêu phá bỏ nhị kiến, biên kiến, vọng niệm…

Mục đích của việc tu thiền không phải là hướng ngoại để cải tạo thế giới bên ngoài mà là hướng nội, hướng vào nội tâm để chuyển dần từ tâm tán loạn đến định tĩnh, từ chỗ chạy theo dục vọng, ngoại cảnh chuyển sang trạng thái bất động, sáng suốt, từ chỗ thô động, khó sử dụng đến chỗ nhu nhuyễn dễ sử dụng, đây là phương pháp luyện tập nhằm tập trung tư tưởng, không để tâm hoảng loạn. Đó chính là hình thức thể hiện của sự nhận thức đã nhận rõ được chân tướng của thế giới, trước sự thay đổi của thế giới bên ngoài người tu hành vẫn giữ được thái độ bình thản.

Xu hướng hướng nội để nắm bắt chân lý tối hậu trong Phật giáo đời Trần được mở đầu bằng câu nói của Quốc sư Trúc Lâm khuyên Trần Thái Tông khi vua lánh lên núi Yên Tử đề cầu Phật: “Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm”.

Tuệ Trung Thượng sĩ cũng từng viết:

“Muốn tìm tâm,

Đừng tìm ở bên ngoài” [18; tr 274]

Xu hướng hướng nội được nối tiếp trong Cư trần lạc đạo phú:

“Bụt ở trong nhà

Chẳng phải tìm xa” [18; tr 506].

Mục đích của việc tu hành là thành Phật, nhưng để thành Phật thì không phải tìm ở đâu xa lạ mà tìm ở trong tâm mỗi người. Vì vậy, hướng tu hành chân chính là hướng nội chứ không phải là hướng ngoại. Nếu nội tâm thanh tịnh thì hành vi, lời nói biểu hiện ra bên ngoài cũng trở nên thanh tịnh. Chính vì vậy, Trần Thái Tông đã khuyến cáo mọi người, không kể tăng hay tục, muốn tu hành trước hết phải biện tâm. Biện tâm là để phục tâm, phòng hộ tâm, an trú tâm, làm cho tâm ngay thẳng.

Trần Thái Tông viết: “Nào biết bồ đề giác tính, ai nấy viên thành; hay đâu trí tuệ thiện căn, người người đều đủ. Chẳng cứ đại ẩn, tiểu ẩn; đâu nề xuất gia tại gia.

Chẳng nề tăng tục, chỉ cốt tỏ lòng; chẳng kể gái trai, cớ sao nệ tướng… Nếu hay phản chiếu hồi quang, đều được rõ tính thành Phật” [18; tr 65].

Như vậy, tư tưởng Thiền học đời Trần cho thấy tinh thần bình đẳng tuyệt đối giữa con người với con người. Đã là con người đều có tính Phật và đều có thể thành Phật, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, cao thấp. Thiền học đời Trần khẳng định bất cứ ai, bất lúc nào, bất cứ ở đâu, bất cứ làm việc gì cũng đều có thể tu thiền, đều có thể thực hiện biện tâm. Tinh thần trên cho thấy Thiền học đời Trần đã gỡ bỏ mọi hình thức chấp trước trong tư duy. Không còn chấp hình, chấp tướng, chấp niệm, chấp pháp, chấp ngã, chấp sở…Khẳng định cho người dân niềm tin vào sức mạnh của bản thân, mọi người đều có thể tu tâm, vì thế ưu thế nổi bật của thiền biện tâm là người nào thực hành cũng được, việc tu thiền không biệt gia cảnh, gia thế, địa vị của con người, đã là con người thì bất cứ ai cũng đều có thể tu thành Phật.

Về không gian, việc tu thiền không chỉ bị bó buộc bởi không gian của nhà chùa mà ở bất cứ nơi đâu, bất cứ không gian, bất cứ thời gian nào cũng có thể tiến hành tu thiền. Về hình thức, tu thiền không chỉ bó buộc trong việc tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền mà trong bất cứ hành động nào, bất cứ làm việc gì cũng vẫn tu được thiền…

Vì vậy, Thiền biện tâm là Phật giáo thật sự bình đẳng, không câu nệ xuất gia hay tại gia, là Phật giáo của tất cả mọi người không riêng của tăng sĩ, là hình thức Phật giáo ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có thể thực hiện được, ở nơi hoang vắng cũng như chỗ đông người. Con người sống trong cuộc sống hiện thực, trong lao động sản xuất, trong gia đình, trong sinh hoạt hàng ngày, trong làm kinh tế, tham gia hoạt động chính trị vẫn có thể hành thiền và đạt tới giải thoát ngay trong đời sống hiện tại. Sức mạnh của Thiền học đời Trần chính là ở đặc điểm này. Điều đó làm cho Phật giáo đời Trần trở nên gần gũi, dễ dàng thâm nhập vào quần chúng và phát triển nhanh chóng trong xã hội.

Để thực hiện giải thoát, Thiền học đời Trần đã đưa ra nhiều con đường tu tập khác nhau, phong phú, đa dạng, phù hợp với căn cơ của tất cả chúng sinh. Các thiền sư đời Trần khẳng định, con người với niềm tin mãnh liệt ở khả năng, trí tuệ của của mình có thể nhận thức đúng đắn được bản thể, tin ở ý chí con người có thể vượt qua mọi khó khăn trên con đường giác ngộ để thoát khỏi vòng luân hồi tiến tới cõi Niết Bàn an lạc: “nơi bất sinh, bất diệt, bất thường, bất đoạn, không tới, không đi, không nhất nguyên, không đa nguyên, là giải thoát, là giác ngộ, là cảnh giới của thánh trí” [34, tr. 332].

3.2.2. Gi i thoát là quá tr nh t bỏ nhận thức ph n bi t, nhị kiến

Vấn đề giải thoát còn được các thiền sư thời Trần xây dựng từ quan niệm về sự bình đẳng giữa con người với con người. Mọi người là bình đẳng và đều có Phật tính, mặc dù có tâm trạng, sở thích, căn cơ khác nhau, nhưng trong cuộc sống do bị tham, sân, si chi phối do đó đã tự đem lại sự bất bình đẳng cho chính con người. Vì vậy để thiết lập lại sự bình đẳng cần phá bỏ quan niệm phân biệt ta - người, phải - trái, trong - đục, trước - sau, trên - dưới, trần tục - niết bàn, xấu - đẹp, lợi - hại…

Trần Thái Tông cho rằng bản thể của tâm chính là “không”, và theo ông từ bản thể “không” đó, do tâm vô minh mà xuất hiện thế giới sự vật hiện tượng. Từ vô minh xuất hiện vọng, niệm. Từ vọng xuất hiện thế giới hiện tượng, từ niệm xuất hiện cái tôi, cá nhân con người.

Từ tâm vô minh con người dẫn đến vọng niệm làm cho con người mê lầm

“Quên thực, quên gốc; hiện dối hiện hư… Lấy ảo làm chân; bỏ không theo sắc” [18;

tr 54-55]. Bởi vậy, theo Trần Thái Tông muốn giải thoát thì điều cần thiết là phải trừ bỏ được cái tâm sai biệt, cái vọng niệm vì đó là nguồn gốc sinh ra mọi sắc giả hợp. Mục đích cuối cùng của thiền định trong triết học của ông là thủ tiêu niệm, cũng tức là phải làm cho ý thức của con người ở vào trạng thái yên tĩnh tuyệt đối, khi đó trí tuệ bát nhã bừng sáng, con người trực giác được chân tâm tự tính. Đạt tới cái tâm vô niệm không có nghĩa là trong tư duy không còn niệm gì cả mà là tâm đạt tới trạng thái không còn loạn tượng do không còn chấp trước vào các niệm. Đối với các niệm không còn suy tư, không còn dao động, không còn chạy theo ngoại cảnh.

Tâm trở nên bình an, vắng lặng, bình thản, an nhiên tự tại, không niệm nào có thể làm xáo trộn tâm can, đạt tới giải thoát.

Nếu như ở Trần Thái Tông bản thể được gọi là “không” và để trở về với bản thể, cũng tức là để giải thoát cần phải trừ bỏ cái tâm vọng niệm thì Tuệ Trung Thượng sĩ lại chỉ ra nguyên nhân sinh ra thế giới sự vật hiện tượng là do tâm vô minh, huyễn hóa mà phân thành nhị kiến. Do nhị kiến mà sinh ra phân biệt sinh tử, mê ngộ, phàm thánh, sắc không… Do nhị kiến mà con người đâm ra chấp niệm, chấp tướng từ đó sinh ra những lầm lạc.

Bởi vậy, theo ông để giải thoát, để trở về với bản thể cần phải thủ tiêu nhị kiến. Ông chủ trương Tiêu trừ nhị kiến, diệt được nhị kiến thì vô minh cũng tự diệt.

Qua việc thủ tiêu nhị kiến, ông muốn đạt tới một cái tâm vô niệm, vô tướng, vô trụ, nghĩa là một cái tâm hoàn toàn yên tĩnh, tịch diệt và hư vô, không còn chấp trước nương tựa vào đâu cả. Ông coi đó là một điều kiện tiên quyết để thực hiện sự kiến tính thành Phật.

Giống như Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông cho rằng nguyên nhân dẫn đến con người ngày càng xa rời cái gốc vốn có của mình, theo ông, là bắt đầu từ cái tâm vô minh, điểm này ông giống với Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ. Nhưng nếu Trần Thái Tông cho từ tâm vô minh dẫn đến vọng niệm; Tuệ Trung Thượng sĩ cho từ tâm vô minh dẫn đến nhị kiến thì Trần Nhân Tông cho rằng từ tâm vô minh dẫn con người đến sự phân biệt kén chọn. Có sự phân biệt kén chọn nên còn sự đối đãi phải trái, trên dưới, trước sau, lành dữ, thiện ác… Nếu vong nhị kiến thì không còn sự phân biệt đối đãi nữa.

Muốn đạt tới trạng thái giải thoát, ông kêu gọi mọi người chớ có phân tán lòng mình, hãy dẹp bỏ loạn tâm mà quay trở về với cái tâm an nhàn, tự tại vốn có của mình. Trau dồi, rèn luyện tâm để đạt tới “Cảnh lặng, sống yên, lòng tự tại” [18;

tr 535]. Và theo ông muốn đạt tới thể tính an nhàn tự tại thì con người cần phải dứt trừ được nghiệp, dù nghiệp đó là tốt hay xấu. Bởi lẽ còn nghiệp là còn quay vòng trong chuỗi sinh tử luân hồi.

“Dừng tam nghiệp mới lặng thân tâm” [18; tr 507].

“Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính” [18; tr 505].

Khi dừng được nghiệp thì vô minh tự diệt và lúc đó những dường mối để xuất hiện thế giới sự vật hiện tượng cũng mất và tâm con người đạt tới Tâm Phật cũng tức là giải thoát.

Theo Pháp Loa giải thoát là quá trình con người thấy được “tính”, “chân tính”. Sở dĩ con người không thấy được tính là do hư vọng. Do hư vọng nên mới có phân biệt chân ngụy, thiện ác… Để giải thoát theo ông là phải thực hiện sự kiến tính, gạt bỏ hư vọng thì chân tính sẽ hiện ra. Theo Pháp Loa giải thoát là đi đến cái kiến phi kiến, tức là trở về tính không của Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông.

Ở Huyền Quang, ta ít thấy ông bàn về vấn đề lý luận triết học về bản thể luận, nhận thức luận, như Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ mà ông tập trung vào sự phân tích trạng thái tinh thần của con người khi giải thoát. Về vấn đề giải thoát xuất phát từ việc cho rằng tất cả đều bình đẳng, vạn vật là như

Một phần của tài liệu Tư tưởng Thiền học đời Trần và giá trị của nó đối với xã hội đương thời (Trang 99 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)