Tư tưởng về con đường giải thoát tâm

Một phần của tài liệu Tư tưởng Thiền học đời Trần và giá trị của nó đối với xã hội đương thời (Trang 109 - 126)

Chương 3: TƯ TƯỞNG THIỀN HỌC ĐỜI TRẦN

3.3. Tư tưởng về con đường giải thoát tâm

Phật giáo thời Trần là sự kế thừa có chọn lọc của các dòng thiền Vô ngôn thông, Tìniđalưuchi, và Thảo đường thời Lý. Dòng thiền Tìniđalưuchi có đặc trưng là chủ trương tìm sự giải thoát bằng cách trì giới, tu định và nhập thiền. Dòng Vô ngôn thông chủ trương đạt được giải thoát bằng sự trông chờ vào sự xuất hiện của thứ Bát nhã trực giác, họ không coi những hình thức trì giới, tu định là cứu cánh mà đó chỉ là phương tiện giúp họ đạt tới giải thoát, đối với họ, vấn đề là giác ngộ bằng trực giác.

Con đường giải thoát của Phật giáo đời Trần là sự kết hợp cả hai phương pháp của cả hai dòng thiền trên. Thiền học đời Trần, đặc biệt chịu ảnh hưởng của phái Vô Ngôn Thông là phái thiền có nguồn gốc từ Trung Quốc thuộc Thiền tông Huệ Năng. Thiền tông Huệ Năng đi sâu vào luận điểm Bát nhã, họ trông chờ sự giải thoát bằng sự xuất hiện của Bát nhã trực giác. Họ cho rằng, khi ánh sáng của Bát nhã vụt lóe lên thì chính là lúc con người giác ngộ, kiến tính thành Phật. Vì Bát nhã trực giác được chỉ xuất hiện một cách đột ngột, nên sự giác ngộ vụt đến trong phút chốc gọi là đốn ngộ, và đã là đốn ngộ thì không cần giáo dục và học tập, nghĩa là không cần thuyết pháp, đọc kinh, thiền định. Khi Thiền tông đi sâu vào luận điểm Bát nhã, việc chống đối các phương tiện ngôn ngữ, văn tự được đẩy mạnh vì theo họ cái Bát nhã thần bí đó không thể dùng ngôn ngữ phân biệt mà chỉ ra được, đem lại được. Dòng thiền Tìniđalưuchi cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Bát nhã, nhưng tư tưởng này không nổi rõ như ở dòng Vô ngôn thông. Mặt khác, dòng

Tìniđalưuchi chịu ảnh hưởng của văn hệ Duy thức, dòng Trúc Lâm đời Trần cũng có điểm xuất phát gần với phái Duy thức.

Xuất phát từ quan niệm cho rằng, tâm là bản thể của các sự vật, hiện tượng và con người; Tâm cũng là nguồn gốc sinh ra thế giới sự vật, hiện tượng; Tâm là nguồn gốc của mọi nỗi đau khổ, là nguyên nhân tạo nghiệp khiến con người mãi phải trầm luân, luân hồi nơi bể khổ. Kết hợp với luận điểm về nhận thức của tâm xuất phát từ sự phân đôi thế giới thành các cực đối lập khiến cho tâm của con người luôn phải loay hoay, trăn trở trong việc lựa chọn các giá trị và xây dựng các hành vi đối đãi với thế giới. Các thiền sư đời Trần đã chỉ ra rằng, muốn giải thoát con người chỉ có thể bằng cách rèn luyện tâm, hướng vào cải tạo chính cái tâm của bản thân mình. Biến cái tâm vọng động, vọng niệm, nhị kiến, kén chọn, hư vọng biến đổi theo ngoại cảnh thành cái tâm yên tĩnh, trong lặng, nhận thức được tính không của sự vật để đạt tới chân tâm, giải thoát.

Thiền học đời Trần khẳng định cho con người niềm tin mãnh liệt ở khả năng, trí tuệ của mình có thể nhận thức đúng đắn được bản thể, tin ở ý chí của mình có thể vượt qua mọi khó khăn trên con đường giác ngộ để thoát khỏi vòng luân hồi tiến tới cõi Niết bàn an lạc. Để đạt tới giải thoát, các thiền sư đời Trần đã đưa ra hệ thống các con đường, phương pháp để thực hiện giải thoát sau:

3.3.1. Con đường gi i thoát kết hợp giữa đốn ngộ và ti m ngộ

Nhìn chung, những con đường diệt khổ của các thiền sư đời Trần phần lớn tập trung vào phương pháp tiêu diệt vô minh, tam độc là những nguyên nhân gây ra khổ. Nói một cách cụ thể, để giải thoát con người phải đi theo trình tự của tam học tức là: giới học, định học và tuệ học.

Trần Thái Tông cho rằng phàm là người học đạo chỉ cần kiến tính. Ông cho sự kiến tính hay chứng ngộ như là một sự trở về gia hương. Để trở về gia hương, để kiến tính phải tuân theo trình tự của tam học: “Giải thoát luận nói rằng: giới, định, tuệ là nói về con đường giải thoát. Giới nghĩa là uy nghi, định nghĩa không loạn; tuệ nghĩa là hiểu biết. Thế là giới trừ bỏ được sự độc ác, định trừ bỏ sự trói buộc, tuệ trừ bỏ được sự sai khiến” [18; tr 79].

Giới học là một số những nguyên tắc, quy tắc giúp con người tránh được những sai lầm giúp con người tích cực làm điều thiện ngăn điều ác, tránh mọi lỗi lầm của thân, khẩu, ý. Đó là giai đoạn đầu của thiện. Kiên trì tịnh giới giúp con người dần dần giảm bớt phiền não và trí tuệ phát sinh. Người tu hành phải thực hiện giữ 5 giới cấm. Năm giới cấm giúp con người sống an vui, tự tại không bị quấy rầy bởi những phiền não tội lỗi. Ông khuyên mọi người không nên sát sinh, phải tôn trọng sự sống của muôn loài. Ông chỉ cho con người thấy rằng: “Người giết kẻ khác thì kẻ khác giết người… Đời đời báo oán; kiếp kiếp trả thù. Quay đầu lại thì được về quê hương; buông thả tâm thì chìm sâu trong địa ngục” [18; tr 93]. Tiếp đó ông khuyên mọi người không hám sắc đẹp hay không tà dâm bởi vì ham sắc dễ khiến con người mịt mù tâm tính, rã rời tinh thần, đạo đức tiêu tan. Bên cạnh đó, theo ông, tâm là gốc của thiện ác, miệng là cửa của phúc họa. Do vậy, cần phải giữ vọng ngữ tức là không nói dối “Nói thì thẳng thắn công bằng; kể thì không cong không vẹo.

Không nói kẻ hay người dở; chẳng bàn mình đúng người sai” [18; tr 100]. Cùng với những giới cấm trên, ông còn khuyên mọi người không nên uống rượu. Vì rượu làm bại loạn tinh thần, hôn mê tâm tính “Bỏ được rượu nghìn điều lành dồn tới; tham hơi men muôn mối họa kéo về” [18; tr 102]. Ngoài ra ông còn đưa ra giới thâu đạo tức trộm cắp. Hành động trộm cắp là hành vi của những kẻ tiểu nhân, là nghịch với trời trái với đất: “Lưới trời lồng lộng, làm điều lành thì thoát làm điều ác thì vương”

[18; tr 95].

Theo Trần Thái Tông nếu con người thực hiện được 5 giới cấm trên thì có thể phòng ngừa được những hành động sai lầm, hành động tội lỗi. Nó ngăn cản sự nảy sinh nghiệp ác, xấu trong con người, đem lại cho con người sự hướng thiện. Và nó là tiền đề không thể thiếu cho các việc tiếp theo đó là Định và Tuệ.

Giới học của Trần Thái Tông được xây dựng như là lý thuyết về đạo đức học. Dù giới học dạy con người làm các việc thiện, tức ở cấp độ nhận thức tục đế, vẫn còn phân biệt lợi hại, tốt xấu, thiện ác trong lựa chọn hành vi ứng xử… chưa đạt tới trình độ nhận thức Chân đế, nhưng nó có tác dụng như là cơ sở lý luận để khai tâm cho con người trong quá trình học đạo. Điểm này cho thấy, Trần Thái Tông

không hoàn toàn phủ nhận vai trò của ngôn ngữ, văn tự, kinh điển. Ông nhận thấy, bằng cách giáo hóa chúng sinh thông qua những điều răn dậy của kinh sách vẫn là một phương pháp để khai mở đạo tâm cho con người, dù rằng ngôn ngữ, văn tự kinh điển phần nào có tính hạn chế của nó trong việc biểu đạt về sự vật, và các quan niệm được diễn đạt bằng cách sử dụng ngôn ngữ phần lớn thường mang tính chất chủ quan. Bởi vậy, ông vẫn sáng tác các tác phẩm Phật học ở trình độ phổ thông để giáo hóa cho chúng sinh ở mọi trình độ.

Ngoài ra, muốn thấy được “tính” hay “chân tâm”, muốn giải thoát, theo ông nếu chỉ giữ giới mà thôi sẽ không đủ. Ông cho rằng nếu giữ đầy đủ mọi giới luật thanh tịnh mà không ngồi thiền thì định lực sẽ không phát sinh. Mà định lực không phát sinh thì vọng niệm không diệt được, vọng niệm không diệt được thì chuyện thấy tính là không thực hiện được.

Theo ông định học có vai trò nối tiếp và bổ sung cho giới học. Tuy đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể tu định. Nhưng ông cho rằng ở tư thế ngồi, tu định thuận lợi hơn cả vì: “Chỉ vì đi thì thả bước, đứng thì sinh mệt, nằm thì mờ tối mà yên tĩnh.

Yên tĩnh thì nỗi lo nảy sinh; nỗi lo nảy sinh thì ý nghĩ trỗi dậy. Muốn dập tắt mọi ý nghĩ cho nên phải tập ngồi định” [18; tr 88]. Ngồi định có thể dễ dàng dứt bỏ được mọi niệm.

Tuy Trần Thái Tông đề cao việc tọa thiền nhưng theo ông đi, đứng, nằm, ngồi, đều cũng đều có thể tu định. Bên cạnh đó ông cũng rất chú trọng đến phương pháp niệm Phật của phái Tịnh độ. Bởi vì theo ông đó là một phương pháp dễ tu, dễ học và niệm Phật thì dập tắt được ba nghiệp của thân khẩu ý: “Vì rằng trong lúc niệm Phật thân thẳng ngồi ngay, không làm việc tà, như vậy là tắt được nghiệp thân.

Miệng tụng lời chân chính, không nói điều sằng bậy, thế là được nghiệp miệng. Ý chăm chú ở sự tịnh tiến, không nảy sinh ý nghĩ tà, thế là tắt được nghiệp ý” [18; tr 84]. Và niệm Phật cũng là để dứt bỏ mọi niệm, quên đi mọi niệm, giúp con người không còn tư duy bằng khái niệm, không phân biệt chính hay tà, thiện hay ác, tốt hay xấu, lợi hay hại... Con người có thể ngăn chặn được dòng chảy của tâm thức, định được cái tâm của mình, chuyển từ cái tâm dao động, chạy theo ngoại cảnh thành cái tâm bất động, không còn dao động, phụ thuộc vào ngoại cảnh.

Đây là hình thức giải thoát bằng con đường tiệm ngộ, qua quá trình tu tập lâu dài con người có thể đạt tới giải thoát. Hình thức tu này phù hợp với đa số người dân có mong muốn tu dưỡng theo Phật, không đòi hỏi tập trung trí tuệ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân lao động.

Mục đích của việc tu định theo ông không phải là hướng ngoại để cải tạo thế giới bên ngoài mà là hướng nội, tức là hướng vào nội tâm để chuyển dần nội tâm từ tán loạn đến định tĩnh, từ chỗ chạy theo dục vọng, ngoại cảnh chuyển sang trạng thái bất động sáng suốt, từ chỗ thô động, khó sử dụng đến chỗ nhu nhuyễn dễ sử dụng của tâm. Ngoài ra, tu định còn là một sự luyện tập, tập trung tư tưởng, không để tâm hoảng loạn. Đó chính là hình thức thể hiện của sự nhận thức đã nhận rõ được chân tướng của thế giới và vì vậy, mà trước những thay đổi của các sự vật hiện tượng người tu hành vẫn giữ được thái độ bình thản.

Khi tâm định thì tuệ sinh, theo Trần Thái Tông, tuệ như một tấm gương mà khi tâm con người không định thì nó bị phủ một lớp bụi mờ. Khi định được tâm cũng là lúc lớp bụi được lau sạch và gương tuệ bừng sáng. Ông viết: “Nói chung Tuệ sinh ra từ định lực. Nếu như tâm định thì gương Tuệ sinh; nếu tâm loạn thì gương tuệ mất… Tuệ xuất hiện từ định; định nảy sinh từ tuệ. Định và tuệ nương tựa vào nhau, không bỏ sót một bên nào” [18; tr 90].

Giới, định và tuệ là con đường tu tập của bản thân mỗi cá nhân con người khi muốn đạt tới giải thoát. Ngoài ra để khai thị cho chúng sinh, Trần Thái Tông còn sử dụng nhiều phương pháp khác như vấn đáp và niệm, tụng, kệ. Đây là những phương pháp giúp cho người muốn tu hành dần dần hiểu được Phật pháp ngày càng sâu, tu hành ngày càng tinh tấn và mau chóng đi đến giác ngộ.

Cần phải lưu ý rằng, khi tuệ sinh cũng tức là lúc con người đạt tới trạng thái giải thoát và trở về với bản thể của mình. Nhưng sự trở về này không phải là chỉ nhờ vào việc giới, định, tuệ mà đạt được, đó chỉ là những phương tiện đưa con người đạt tới mục đích. Vấn đề là giải thoát, giác ngộ bằng trực giác. Điều này bị quy định bởi quan niệm bản thể trong Phật giáo cũng như trong triết học Trần Thái Tông là cái không thể mô tả được bằng ngôn ngữ văn tự, do vậy không thể dùng lý

mà suy xét được, không thể dùng trí mà biết được, không thể đem nó ra để phân tích mổ xẻ được. Bản thể chỉ có thể trực giác được trong tính toàn bộ chỉnh thể của nó trong một khoảnh khắc đột ngột xuất hiện, nên còn gọi là đốn ngộ. Trong giây phút đó, con người bừng tỉnh, nhận thức được toàn bộ lý luận của thiền học, tìm thấy con đường để đạt tới giải thoát.

Nhìn chung, ta thấy trong thiền học của Trần Thái Tông có cả yếu tố của Tịnh độ tông, và ông đã tuân thủ, kế thừa một cách nghiêm túc những quan điểm truyền thống khi đưa ra những con đường biện pháp giúp con người đạt tới giải thoát.

Tuy nhiên, Thiền học đời Trần chú trọng nhiều hơn tới con đường giải thoát bằng Đốn ngộ. Đốn ngộ là con đường giải thoát không thông qua phương tiện ngôn ngữ văn tự hay suy luận tư biện mà bằng trực giác. Đốn ngộ không bao hàm ý nghĩa về mặt thời gian mà ý nghĩa của nó là ở tính trực tiếp, ngay tức khắc, tức chủ trương con người có thể đạt tới giác ngộ bằng trực giác. Theo phương pháp này, người tu hành có nhiều cách tu tập đa dạng hơn, nhưng đòi hỏi phải có sự tập trung trí tụê cao siêu, tham vấn thoại đầu...

3.3.2. Con đường gi i thoát bằng phương pháp phá chấp

Phá chấp là một trong những nội dung đặc sắc của Thiền tông nói chung cũng như của Thiền học đời Trần nói riêng. Khi Thiền tông hình thành, việc đả phá tư tưởng tu Phật chỉ dựa vào kinh sách, giữ giới và thiền định được đẩy mạnh.

Thiền tông nhấn mạnh, nếu tu Phật mà coi kinh điển, tụng kinh, gõ mõ, giữ giới là cứu cánh thì con người không bao giờ có thể giác ngộ và giải thoát. Giải thoát phải bằng chính nỗ lực của bản thân, bằng sự kiên trì rèn luyện nhận thức, tâm lý của tâm, thoát ly khỏi mọi lý luận, giảng giải bằng ngôn ngữ, văn tự để nhận thức bằng trực giác. Vì vậy, trong lý luận về con đường giải thoát, các thiền sư đời Trần đã rất chú trọng đến phương pháp phá chấp trong việc định hướng cho sự nhận thức của người tu hành về đạo thiền.

Ở Tuệ Trung Thượng sĩ ta bắt gặp một phong cách phóng khoáng trong phương pháp tu hành của ông. Xuất phát điểm của ông là thế giới sự vật hiện tượng là kết quả tạo tác của dòng nhận thức, là do tâm vô minh mà xuất hiện sự

phân biệt nhị kiến, từ nhị kiến mà sinh ra sự phân biệt sinh tử, phàm thánh, mê ngộ, sắc không. Ranh giới phân biệt là nguồn gốc của mọi sự mê lầm, là giây trói buộc con người trong vòng sinh tử. Do nhị kiến mà con người đâm ra chấp niệm, chấp tướng từ đó sinh ra lầm lạc. Vì vậy ông cho rằng, để giải thoát cần phải diệt nhị kiến để đạt tới cái tâm vô tướng, vô trụ và vô niệm. Để diệt nhị kiến ông đưa ra phương pháp phá chấp vào biên kiến, giúp người tu hành thoát ly khỏi ngục tù của khái niệm. Phương pháp của ông thường làm cho người đối thoại cảm thấy hoàn toàn lạc hướng và do đó thoát ly khỏi ngục tù của khái niệm. Trong kinh sách có nói: “Sắc là không, không là sắc”, đây là cốt tủy của đạo Phật. Nhưng ông lại cho là sắc chẳng phải không, không chẳng phải sắc: “Không vốn không sắc, sắc không không” [18; tr 324].

Tư tưởng này có tác dụng giải thích quan điểm của ông khi ông nói sắc chẳng phải không, không chẳng phải sắc. Ông muốn chỉ ra cho mọi người thấy là không cần phải chấp vào khái niệm. Trong biên kiến, tìm cái này mà bỏ cái khác thì vẫn ở trong vòng luẩn quẩn của sự đối đãi. Theo ông tìm chân như mà dứt vọng niệm, bỏ vọng tâm tìm chân tính thì nhận thức vẫn chỉ ở cấp độ tục đế nên giải thoát sẽ chỉ là ảo ảnh:

“Tìm chân như mà đứt vọng niệm

Có khác chi dối nhau bằng cách thét lớn để ngăn tiếng vang” [18; tr 298].

Phương pháp phá chấp của ông còn được thể hiện rất rõ ràng, đôi khi khiến mọi người phải giật mình sửng sốt. Theo ông thì người tu hành mà trì giới và nhẫn nhục thì chỉ càng làm cho việc tu hành trở nên khó nhọc, người tu hành chỉ bấu víu vào hình thức tu hành còn nội tâm thì khó mà chuyển biến. Ông cho rằng chẳng cần trì giới và nhẫn nhục làm gì.

“Trì giới và nhẫn nhục,

Chỉ chuốc tội chứ không chuốc phúc” [18; tr 290].

Mặt khác, nếu như Trần Thái Tông coi trọng việc ngồi thiền thì trái lại Tuệ Trung Thượng sĩ lại nhấn mạnh: “Thanh văn ngồi thiền ta không ngồi” [18; tr 283].

Lẽ dĩ nhiên ông không hoàn toàn gạt bỏ việc tọa thiền ra khỏi con đường tu hành

Một phần của tài liệu Tư tưởng Thiền học đời Trần và giá trị của nó đối với xã hội đương thời (Trang 109 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)