1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Học thuyết giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn đối với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

17 1,1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 40,06 KB

Nội dung

Trước đây, do đối lập một cách máy móc giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, đã hình thành một quan niệm cho rằng trong chủ nghĩa xã hội, thậm chí cả trong thời kì quá độ lên chủ n

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Học thuyết đã vạch trần thực chất bóc lột tư bản chủ nghĩa và cội nguồn đối lập kinh tế giữa giai cấp vô sản

và giai cấp tư sản, vũ trang cho giai cấp vô sản lý luận sắc bén trong cuộc đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa tư bản Song, ý nghĩa thực tiễn của học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó

Trước đây, do đối lập một cách máy móc giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, đã hình thành một quan niệm cho rằng trong chủ nghĩa xã hội, thậm chí cả trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không còn kinh

tế hàng hóa, càng không còn kinh tế thị trường (trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa), do đó cũng không còn phạm trù giá trị và giá trị thặng dư

Trên thực tế, học thuyết giá trị thặng dư của Mác được xây dựng trên

cơ sở nghiên cứu nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa Cho nên, chính Mác chứ không phải ai khác, là một trong những người nghiên cứu sâu sắc về kinh tế thị trường Thực chất của nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao Nước ta đang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hiện nay gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Mặc dù nền kinh tế thị trường ở nước ta có tính đặc thù của nó, song đã là sản xuất hàng hoá thì ở đâu cũng đều có những đặc tính phổ biến, cũng phải nói đến giá trị và giá trị thặng dư Điều khác nhau chỉ là trong những quan hệ kinh tế khác nhau thì giá trị và giá trị thặng dư mang bản chất xã hội khác nhau Vì vậy, việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nghiên cứu những phạm trù, công cụ và việc sử dụng chúng

Trang 2

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ di sản lý luận của Mác là việc làm có nhiều ý nghĩa thực tiễn

Lênin đã từng đánh giá: “Giá trị thặng dư là hòn đá tảng trong học thuyết kinh tế của Mác”, lời đánh giá này cho thấy nghiên cứu về giá trị thặng dư là một vấn đề lớn Với kiến thức còn hạn hẹp, bài tiểu luận với đề tài: “Học thuyết giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn đối với việc xây dựng

và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” dưới đây chỉ nêu ra những nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư, cùng một vài ý nghĩa thực tiễn rút ra được khi nghiên cứu vấn đề này và một số ý kiến để vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Bài viết được chia thành hai phần:

I Học thuyết giá trị thặng dư

II Ý nghĩa thực tiễn của học thuyết giá trị thặng dư đối với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

ở nước ta hiện nay

Trang 3

NỘI DUNG

I HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác đồng nghĩa với việc

ta đi nghiên cứu học thuyết giữ vị trí “hòn đá tảng” trong toàn bộ lý luận kinh tế của C.Mác, một trong những phát hiện vĩ đại của C.Mác, làm sáng

tỏ bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Trong quá trình nghiên cứu, những vấn đề sau đây được xem xét:

- Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản

- Hàng hóa sức lao động và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư và bản chất của tư bản

1 Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản

Trước hết, ta đi so sánh hai công thức của lưu thông hàng hóa giản đơn và công thức chung của tư bản Trong lưu thông hàng hóa giản đơn, tiền vận động theo công thức: H-T-H (hàng-tiền-hàng), nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hóa thành tiền, rồi lại chuyển hóa thành hàng hóa Ở đây, tiền chỉ là tiền theo đúng nghĩa của nó Còn tiền được coi là tư bản, thì vận động theo công thức: T-H-T (tiền-hàng-tiền), tức là sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa, rồi lại chuyển hóa ngược lại thành tiền

Bỏ qua những điểm giống nhau dễ nhận thấy về mặt hình thức giữa hai công thức, ta đi tìm hiểu điểm khác nhau giữa chúng Khác nhau về mặt biểu hiện bên ngoài và cả bản chất bên trong: Trong lưu thông hàng hóa giản đơn, công thức bắt đầu bằng hàng và kết thúc cũng là hàng, tiền chỉ đóng vai trò trung gian, mục đích cuối cùng của người lao động là thu được giá trị sử dụng mà mình cần; trong khi đó, trong công thức chung của tư bản, bắt đầu là tiền và kết thúc cũng là tiền, hàng hóa chỉ làm trung gian, tiền nếu có được bỏ ra thì cũng chỉ là ứng trước để thu lại sau này, mục đích cuối cùng là thu được giá trị lớn hơn, khi đó, số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hóa thành tư bản và công thức chính xác hơn phải là T-H-T’

Trang 4

Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư Mục đích của tư bản chính là sản xuất ra giá trị thặng dư, nên sự lớn lên của tư bản là không có giới hạn, vì giá trị là không có giới hạn

Trong công thức chung T-H-T’ trong đó T’=T+AT Vậy, giá trị thặng

dư (AT) từ đâu mà có?

C Mác đã vạch ra rằng, tư bản không hề phát minh ra lao động thặng

dư, rằng: "Nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền về những tư liệu sản xuất thì nơi đó người lao động, tự do hay không tự do, đều buộc phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống bản thân mình một

số thời gian lao động dôi ra dùng để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất" (C Mác và Ph Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr 23) Giai cấp tư sản bước lên vũ đài lịch sử cũng là giai cấp độc chiếm tư nhân những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội Khác với cơ chế bóc lột trong hai hình thái kinh tế – xã hội trước chủ yếu dựa trên quan hệ hiện vật, cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa dựa trên quan hệ giá trị; nói cách khác là quan hệ trao đổi những vật ngang giá (tức là tuân theo quy luật giá trị) Quan hệ này che dấu sự bóc lột trong một cơ chế trao đổi với vẻ bề ngoài như là tự do và bình đẳng, chính vì vậy

mà các nhà kinh tế học trước C Mác đã không thành công trong việc lý giải bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa

A Smith và D Ri-các-đô đã quan niệm một cách hời hợt, bề ngoài

rằng, mua bán giữa tư bản và công nhân hình như là mua bán lao động nên

cả hai ông đều gặp bế tắc trong việc lý giải một cách khoa học bản chất và

nguồn gốc của lợi nhuận Chẳng hạn, nếu lao động là hàng hóa thì nó phải

được kết tinh vào vật, như vậy là công nhân bán hàng hóa chứ không bán

lao động; lao động được xác định là thước đo của mọi giá trị thì không thể

tự lấy nó để đo lường giá trị của bản thân nó Mặt khác, nếu mua bán lao động mà trao đổi ngang giá thì không còn cơ sở tồn tại của lợi nhuận, nhưng thực tế lợi nhuận tồn tại một cách khách quan Vậy, theo các cách

Trang 5

giải thích đó, quy luật giá trị mâu thuẫn với quy luật sản xuất ra lợi nhuận

và ngược lại

2 Hàng hóa sức lao động và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

Sự vĩ đại của C Mác là ở chỗ đã phát hiện rằng, quan hệ mua bán giữa công nhân và tư bản không phải là mua bán hàng hóa lao động mà là mua bán một loại hàng hóa đặc biệt - hàng hóa sức lao động

Sức lao động của con người chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều liên lịch sử nhất định sau đây:

Thứ nhất, người lao động phải hoàn toàn tự do về thân thể và có

quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa;

Thứ hai, người lao động phải bị tước hết mọi tư liệu sản xuất, buộc

anh ta phải bán sức lao động để sống

Hàng hóa này có giá trị và giá trị sử dụng khác với các hàng hóa thông thường

Giá trị của hàng hóa sức lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết để tái sản xuất sức lao động của công nhân và bao hàm những yếu tố tinh thần, lịch sử và dân tộc… Giá trị sử dụng của hàng hóa này (tức là tiêu dùng nó trong quá trình sản xuất) có khả năng tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của chính nó là sức lao động Do đó, dù nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động cho công nhân trên cơ sở trao đổi ngang giá thì vẫn thu được phần giá trị dôi ra, biến thành lợi nhuận Như vậy, quy luật giá trị và quy luật sản xuất ra lợi nhuận không phủ định lẫn nhau mà song song tồn tại: Trao đổi giữa tư bản và công nhân tuân theo quy luật ngang giá (quy luật giá trị sức lao động) nhưng nhà tư bản vẫn thu được phần dôi

ra ngoài giá trị sức lao động; phần dôi ra đó được C Mác gọi là giá trị thặng dư Như vậy, bóc lột lao động thặng dư biểu hiện thành bóc lột giá trị thặng dư là quy luật bóc lột đặc thù của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó

Trang 6

3 Quá trình sản xuất giá trị thặng dư và bản chất của tư bản

Từ sự nghiên cứu về việc sản xuất ra giá trị thặng dư với ví dụ về nhà máy sợi, C.Mác rút ra được những kết luận sau:

- Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra do lao động trừu tượng của người lao động tạo thành và bị tư bản chiếm không;

- Ngày làm việc của người công nhân chia làm hai phần: thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, việc lao động cũng tương ứng chia thành lao động tất yếu và lao động thặng dư;

- Việc nghiên cứu về giá trị thặng dư phần nào vạch rõ bộ mặt bóc lột của tư bản

Qua nghiên cứu giá trị thặng dư, có thể định nghĩa chính xác tư bản là

giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê Như vậy, bản chất của tư bản là phản ánh quan hệ

sản xuất xã hội trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra

Ngày nay ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mức sống của đa số công nhân đã được nâng cao hơn trước rất nhiều, không ít người lao động

đã mua cổ phiếu, xuất hiện tầng lớp trung lưu đông đảo…đã tạo điều kiện thực tiễn cho nhiều quan điểm phê phán học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác Họ cho rằng lý luận giá trị thặng dư của C.Mác chỉ đúng trong thời đại công nghiệp cơ khí với lao động thủ công là chủ yếu là lao động thể lực, sử dụng cơ bắp là chính, hàng hóa chỉ là hàng hóa vật thể, sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp… Ngày nay lao động trí tuệ, lao động quản lý trở thành những hình thức lao động có vai trò lớn; khu vực dịch vụ, các hàng hóa phi vật thể, vô hình chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thì lý luận giá trị thặng dư của C.Mác không còn đúng nữa

Khi nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư tương đối ta thấy rõ nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng sức sản xuất của lao động trước hết trong những

Trang 7

ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, với độ dài ngày lao động không đổi, thời gian lao động tất yếu rút ngắn lại, thời gian lao động thặng dư tăng lên, nhờ đó tăng khối lượng giá trị thặng dư tương đối, thậm chí còn có thể rút ngắn ngày lao động mà vẫn thu được khối lượng giá trị thặng dư nhiều hơn trước Từ đó, đời sống của người lao động được cải thiện, nhưng mức độ bóc lột lao động không công lại tăng hơn trước C.Mác cũng đã từng dự báo, khoa học sẽ trở thành lực lựơng sản xuất trực tiếp, nhờ khoa học kỹ thuật con người sẽ ngày càng được giải phóng khỏi những lĩnh vực trực tiếp sản xuất mà sẽ làm chức năng điều khiển quá trình sản xuất

Những dự báo đó đã được thời đại ngày nay xác nhận cùng với lao động thể lực, lao động trí tuệ, lao động quản lý thì đều là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư Hiện tượng người lao động có cổ phiếu, người lao động nhận được một phần giá trị thặng dư do họ tạo ra thông qua chính sách xã hội của nhà nước là những hiện tượng vượt ra ngoài quan hệ giữa tư bản và lao động, mầm mống của những quan hệ kinh tế mới Tuy nhiên ngày nay những quan hệ đó vẫn chưa thể làm thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản Trong xã hội tư bản hiện nay, theo đuổi lợi nhuận vẫn là mục tiêu và động lực của tư bản vẫn thu được những khối lượng lợi nhuận khổng lồ là giá trị thặng dư do lao động làm thuê tạo ra

Như vậy, dù đời sống công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển được nâng cao hơn trước rất nhiều, quan hệ bóc lột giá trị thặng dư vẫn còn tồn tại

Trang 8

II Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG

DƯ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở

NƯỚC TA HIỆN NAY

Để tìm hiểu ý nghĩa của học thuyết giá trị thặng dư trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các vấn đề sau được xem xét:

- Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Ý nghĩa của học thuyết giá trị thặng dư đối với phát triển kinh tế nước ta

1 Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế được lựa chọn bởi nhiều quốc gia để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Mặc dù vẫn mang những đặc thù của kinh tế thị trường nói chung, nhưng kinh tế thị trường của nước ta có những đặc thù riêng, là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phân biệt và bản chất so với kinh

tế thị trường tư bản chủ nghĩa

Trước hết, ta đi tìm hiểu về kinh tế thị trường Có thể hiểu, kinh tế thị trường là kiểu tổ chức nền kinh tế dựa trên các nguyên tắc và tuân thủ những quy luật của kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế

mở trong đó coi trọng và tuân thủ các quy luật vận động, điều tiết của thị trường, tôn trọng tự do cạnh tranh, tự do hợp tác, mở rộng giao lưu thương mại, tạo cơ hội cho mọi chủ thể kinh tế tham gia thị trường, tìm kiếm lợi nhuận,

Ở Việt Nam, mặc dù đã có quan điểm manh nha về kinh tế thị trường

từ Đại hội VI khi xác định xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tuy nhiên phải đến Đại hội IX, thuật ngữ “phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mới chính thức được sử dụng trong Văn kiện của Đảng

Trang 9

Đại hội Đảng XI đã đưa vào cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) quan điểm

về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối” , “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”,

“Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa” (ĐCSVN Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.73,

73-74, 74.)

Từ quan điểm của Đảng có thể thấy những đặc thù của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, đó là mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp, vừa vận hành theo

cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước

Vẫn là nền kinh tế thị trường nhưng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trường tự do mà có sự quản lí, điều tiết của nhà nước xã hội chủ nghĩa Thông qua những chính sách kinh tế, những biện pháp tài chính cần thiết, nhà nước phát huy cao độ những mặt tích cực, những ưu thế của nền kinh tế thị trường, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho thị trường phát triển mạnh mẽ hơn

và lành mạnh hơn, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân

Thứ hai, là mô hình kinh tế thị trường với đa dạng các hình thức sở

hữu và đa dạng các thành phần kinh tế; đất đai thuộc sở hữu toàn dân

Sự lựa chọn đa dạng các hình thức sở hữu là phù hợp với trình độ phát triển chưa đồng đều của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay nhằm khai

Trang 10

thác tối đa thế mạnh của mọi nguồn lực kinh tế cho mục tiêu tăng trưởng Nhà nước coi trọng và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được phát triển tự do, bình đẳng Kinh tế nhà nước đóng vai trò then chốt, là công cụ

để nhà nước điều tiết nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế

tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế và được tạo mọi điều kiện

để phát triển, sao cho dung hòa giữa lợi ích riêng và lợi ích toàn dân tộc Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa theo chế độ công hữu và tư liệu sản xuất, nghĩa là đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân

do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu

Thứ ba, việc phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN ở Việt Nam được thực hiện trên nguyên tắc “chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội” (Nghị quyết số 11-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, http://www.dangcongsan.vn, ngày 9-6-2017)

Nền kinh tế thị trường ở nước ta với đa dạng hình thức sở hữu, đa dạng thành phần kinh tế, đa dạng phương thức sản xuất kinh doanh… do đó cần đa dạng các hình thức phân phối Trong nền kinh tế đó, lao động trở thành cơ sở quyết định địa vị và phúc lợi vật chất của mỗi người

Vì vậy, phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là hình thức phân phối căn bản, là nguyên tắc phân phối chủ yếu và thích hợp nhất, phù hợp với quan hệ sản xuất của các thành phần kinh tế đang tồn tại ở nước ta

Thứ tư, là nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh

đạo, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu

“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước XHCN Việt Nam, được định hướng cao về mặt xã hội, có mục đích đảm bảo tối đa lợi ích của đại đa số nhân dân và sự phát triển bền vững của đất

Ngày đăng: 05/05/2020, 15:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Ths. Nguyễn Văn Thành - Trưởng khoa Lí luận Mác Lê-nin, TTHCM: Bài viết “Nghiên cứu và học tập lý luận giá trị thặng dư trong điều kiện nước ta hiện nay”, đăng trên Trang thông tin điện tử trường chính trị Nghệ An. (http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=451) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu và học tập lý luận giá trị thặng dư trong điều kiện nước ta hiện nay
5. Trung úy Nguyễn Huyền Trang-BM LLCT&KHXHNV, Đại úy Vũ Trọng Đại- BM QSVT&TDTT: Bài viết “Học thuyết giá trị thặng dư của Marx và sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, đăng trên trang web Cảnh sát nhân dân, ngày 29/04/2018.(http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/4277/Hoc-thuyet-gia-tri-thang-du-cua-Marx-va-su-phat-trien-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-Viet-Nam) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết giá trị thặng dư của Marx và sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
6. Lê thu Hường - Gv khoa Kinh tế: Bài viết “Nhận thức mới về giá trị thặng dư trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, đăng trên Trang thông tin điện tử trường chính trị Nghệ An.(http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=109) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức mới về giá trị thặng dư trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa
7. ThS. Bùi Thị Huyền - Giảng viên khoa LLMLN, TTHCM: Bài viết “Vận dụng lý luận giá trị thặng dư của Các Mác đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, đăng trên Trang web Trường chính trị tỉnh Phú Thọ, ngày 29/09/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng lý luận giá trị thặng dư của Các Mác đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
8. GS.TS. Bùi Ngọc Chưởng – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Bài viết “Ý nghĩa ngày nay của học thuyết về giá trị thặng dư của C.Mác”, đăng trên trang web Thông tin pháp luật dân sự, ngày Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa ngày nay của học thuyết về giá trị thặng dư của C.Mác
13/06/2009. (https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/06/13/3069/)9.TS. Phùng Danh Cường, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, TS.Hoàng Thị Kim Oanh, Học viện Chính trị quốc gia TPHCM: Bài viết“Tính đặc thù của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Tài chính, ngày 10/09/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính đặc thù của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w