Nguy cơ khủng hoảng nợ công từ Tây Ban Nha

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Khủng Hoảng Nợ Công Thế Giới (Trang 33)

Cũng như người đứng đầu chính phủ Bồ Đào Nha, sau khi có thông tin “xứ sở bò tót” sẽ nối gót Ireland, Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero tuyên bố nước ông sẽ không xin cứu trợ tài chính.Tuy nhiên, những diễn biến thực tế lại cho thấy các nhà đầu tư ngày càng lo lắng trước khả năng thanh toán của Tây Ban Nha. Ngày 29/11 vừa qua, tại thị trường Luân Đôn (Anh), lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã tăng thêm 25 điểm phần trăm, đạt mức 5.46%, cao nhất từ năm 2002 tới nay. Cùng ngày, CDS kì hạn 5 năm của Tây Ban Nha cũng leo thêm 0.38% so với 3 ngày trước đó, lên mức 3.5%. Tuy nhiên, trong ngày cuối cùng của tháng 11, kỉ lục lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã bị phá vỡ với mức mới là 5.7%. Trong khi đó, vào ngày 30/11, CDS của nước này cũng cán ngưỡng 3.73%.

Dù các nhà lãnh đạo Tây Ban Nha luôn nhấn mạnh rằng các ngân hàng lớn của nước này vẫn đang trong tình trạng tốt hơn các ngân hàng Ireland, nhưng chi phí đi vay của Tây Ban Nha tăng mạnh là tín hiệu đáng ngại đối với nền kinh tế lớn thứ 4 châu Âu. Nhà đầu tư có cơ sở để tin rằng nếu bỏ tiền mua trái phiếu của Tây Ban Nha, họ sẽ phải đối mặt với rủi ro ngày càng lớn vì xem ra hoàn cảnh của Tây Ban Nha có nhiều điểm tương đồng với Mỹ.

Giống như Mỹ, Tây Ban Nha cũng xuất hiện bong bóng nhà đất phình to và tình trạng nợ của doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh. Sau khi bong bóng nhà đất vỡ, kinh tế Tây Ban Nha rơi vào suy thoái và đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp phi mã (từ năm 2007 tới nay đã tăng gấp đôi, lên gần 20%) và thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha leo thang mạnh vì phải chịu tác động kép của cả suy thoái lẫn nguồn thu giảm.

Điểm làm Tây Ban Nha khác Mỹ là việc nước này đang nằm bên bờ vực của khủng hoảng nợ.Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng nợ công của Tây Ban Nha lên tới gần 1,000 tỉ USD (gấp khoảng 3 lần khoản nợ công của Hy Lạp) và số nợ của khối tư nhân cũng ở con số tương đương. Cũng nợ như vậy nhưng người Mỹ vẫn có thể yên tâm vì lãi suất trái phiếu liên bang dài hạn của họ vẫn được duy trì ở mức dưới 3%, còn lãi suất trái phiếu của Tây Ban Nha lại đang leo dốc. Đặc biệt, do nước này thuộc Eurozone, nên không có sự hỗ trợ của công cụ tiền tệ.

Quay trở lại năm 1999, khi đồng euro được đưa ra, Tây Ban Nha là một trong những nước ủng hộ nhiệt tình nhất.Giai đoạn đầu, mọi sự dường như rất tốt đẹp. Nguồn vốn từ châu Âu đổ vào Tây Ban Nha, kích thích chi tiêu của khối tư nhân, giúp nền kinh tế nước này tăng trưởng nhanh chóng. Đành rằng cho đến hiện nay, Tây Ban Nha vẫn sở hữu những lợi thế mà Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha không có được như tỉ lệ tiết kiệm trong nước cao (20% GDP), nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách đạt kết quả khả quan (9 tháng đầu năm 2010, nước này đã giảm được 42% thâm hụt ngân sách), nhưng vấn đề của Tây Ban Nha xem ra khó khăn hơn nhiều.

Trước hết, vào thời kỳ phát triển phồn vinh, vật giá và lương ở Tây Ban Nha tăng nhanh hơn bất cứ quốc gia châu Âu nào, gây thâm hụt thương mại lớn. Bong bóng kinh tế vỡ, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp Tây Ban Nha trở nên yếu hơn các nước khác. Nếu như có được đồng tiền riêng của mình, giống như Mỹ hay Anh, Tây Ban Nha có thể giảm giá đồng nội tệ để tăng sức cạnh tranh cho ngành công nghiệp. Nhưng cũng như các nước thuộc eurozone, Tây Ban Nha chỉ còn sự lựa chọn duy nhất là “giảm giá nội bộ” (internal devaluation): Hạ thấp lương, giảm giá hàng hóa về mức ngang bằng với các nước khác. Tuy nhiên, đây không phải là chuyện ngày một ngày hai. “Giảm giá nội bộ” (theo Giáo sư Paul Krugman-chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2008) là một quá trình chậm chạp, đòi hỏi phải duy trì tình trạng thất nghiệp cao trong nhiều năm để làm giảm lương. Nhưng lương ít đi cũng có nghĩa thu nhập giảm xuống, trong khi nợ vay thậm chí còn có thể tăng lên vì khả năng thanh toán giảm. Do vậy, “giảm giá nội bộ” sẽ làm tình hình nợ của khối tư nhân ở Tây Ban Nha xấu đi.

Nếu đặt câu chuyện Tây Ban Nha bên cạnh vấn đề Ireland, người ta sẽ nhìn thấy ngay sự nguy hiểm.Nguyên nhânIreland phải xin cứu trợ không phải vì chính phủ nước này không có khả năng vay nợ, mà là ngành ngân hàng của Irelandkhông có khả năng tiếp tục vay nợ trên thị trường tài chính.Với Tây Ban Nha thì sao?Phát biểu gần đây của ông Francisco González-Chủ tịch BBVA (một ngân hàng thuộc top 10 của Tây Ban Nha) cho biết thị trường vốn quốc tế dường như đã đóng cửa đối với phần lớn công ty và tổ chức tài chính của nước này. [9]

Trong khi đó, theo những tin tức lộ ra, trong 3 năm tới, khoản nợ công đáo hạn mà Tây Ban Nha phải trả lên tới 300 tỉ euro. Đặc biệt, 4 tháng đầu năm 2011, chính phủ Tây Ban Nha và các ngân hàng nội địa của nước này sẽ phải huy động 73 tỉ euro mà khoảng một nửa trong số đó chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tài chính trong tháng 4. Nếu biết thêm Tây Ban Nha không chỉ là đối tác thương mại lớn nhất, mà còn là chủ nợ lớn nhất của Bồ Đào Nha, người ta càng có cơ sở để tin rằng ngành ngân hàng của Tây Ban Nha sẽ điêu đứng một khi Bồ Đào Nha phải xin cứu trợ và hiệu ứng đôminô xuất hiện ở “xứ sở bò tót”.

Theo hầu hết các nhà kinh tế, việc Tây Ban Nha đổ vỡ sẽ là thảm kịch. Vì hiện nay quy mô kinh tế của Tây Ban Nha tương đương 10% đến 11% quy mô kinh tế của Eurozone, lớn hơn nhiều quy mô kinh tế của ba nước: Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha cộng lại. Do vậy, trong khi dự đoán để tránh đổ vỡ, Bồ Đào Nha có thể phải cần đến khoản cứu trợ trị giá từ 50 tỉ đến 100 tỉ euro, nhiều nhà phân tích cho rằng con số này đối với Tây Ban Nha sẽ lớn hơn rất nhiều. Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Đức Juergen Donges cảnh báo, quy mô kinh tế của Tây Ban Nha gấp 9 lần Ireland, “nếu Ireland cần 80 tỉ euro cứu trợ thì Tây Ban Nha sẽ cần tới 800 tỉ euro”. Theo cựu đại diện của Mỹ tại Ngân hàng Thế giới (WB) Whitney Debevoise, nếu Tây Ban Nha yêu cầu, EFSF (hiện có 750 tỉ euro và sẽ chi 85 tỉ euro cứu trợ Ireland) sẽ không có khả năng cứu trợ nước này. [10]

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Khủng Hoảng Nợ Công Thế Giới (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w