Trong nước (Mỹ)

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Khủng Hoảng Nợ Công Thế Giới (Trang 42)

Khủng hoảng nợ công kéo theo tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Tháng 8/2011, tỷ lệ thất nghiệp đã vọt lên con số 9,1% hay 14 triệu người Mỹ không có công ăn việc làm. Thực sự con số người thất nghiệp, không có công ăn toàn phần ở Mỹ còn cao hơn

2,6 triệu người Mỹ thất nghiệp, nhưng đã bỏ cuộc, không tìm kiếm việc làm nữa. Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, thì tình hình kinh tế của Mỹ chỉ sáng sủa khi các công ty Hoa Kỳ mở rộng cửa mượn thêm người, nhất là cho những nhân viên đang làm bán thời gian được những công việc làm toàn phần. Tổng cộng số người thất nghiệp và làm việc bán thời gian ở Mỹ đã lên đến 16,2%. Trong thời kỳ kinh tế phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ này phải xuống dưới 10%.

Đồng USD mất giá làm cho các chỉ số niềm tin cả trong và ngoài nước suy giảm, đồng USD không đi vào sản xuất kinh doanh mà tìm nơi trú ẩn là vàng, làm cho giá vàng tăng vọt… Như vậy, lạm phát, giá cả tăng, thất nghiệp luôn ở mức cao, số việc làm tạo ra không đáp ứng nhu cầu, đời sống nhân dân giảm sút, uy tín quốc tế của Mỹ suy giảm…

3.2.2. Thế giới

Tín nhiệm tín dụng của Mỹ bị hạ bậc tín dụng cao nhất của Mỹ từ mức AAA xuống còn AA+. Động thái này đã dẫn tới hàng loạt cơn chao đảo trên các thị trường tài chính quốc tế trong phiên giao dịch đầu tuần sau đó, đẩy các chỉ số chứng khoán Mỹ tuột dốc không phanh, và gây ra cơn hoảng loạn chưa từng có trong giới đầu tư cổ phiếu thế giới.

Là nước phát hành đồng tiền dự trữ chủ yếu, việc Mỹ sử dụng quá mức công cụ tiền tệ sẽ làm gia tăng lạm phát của toàn cầu. Như vậy sẽ làm cho các nền kinh tế khác phải bỏ tiền túi gánh vác một phần cho sự phục hồi kinh tế của Mỹ. Trong tình hình dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc ( chủ nợ lớn của Mỹ) hiện nay lên tới 3.200 tỷ USD[ bảng 2.4], nếu chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức của Mỹ làm cho lạm phát toàn cầu tiếp tục gia tăng, thì sẽ ảnh hưởng tới sức mua thực tế của dự trữ ngoại tệ Trung Quốc.

Trước mắt, khủng hoảng nợ công, tỷ lệ thất nghiệp cao,… của các nước phát triển rất có thể sẽ làm cho chủ nghĩa bảo hộ của nước phát triển nào đó ngóc đầu dậy, như vậy trên thực tế sẽ gây bất lợi cho việc cải cách cấu trúc kinh tế toàn cầu, giải quyết vấn đề phát triển không cân đối của toàn cầu.

3.2.3. Việt Nam

Dòng tiền nhàn rỗi trên thế giới đang tăng mạnh với số vốn được rút ra khỏi thị trường Âu – Mỹ sau những biến cố vừa rồi. Dòng tiền này chọn những cơ hội đầu tư nào mang đến lợi nhuận cao và rủi ro thấp, cái mà họ khó kiếm được tại thị trường Âu- Mỹ và họ tin tưởng là thị trường của những nền kinh tế mới nổi sẽ mang lại những gì họ mong muốn. Việt Nam đã được xếp vào hạng mãnh hổ của những nước mới nổi.Đó là một cơ hội rất tốt mà ta cần nắm bắt vì Việt Nam đang cần những nguồn vốn khổng lồ để tái cấu trúc nền kinh tế và giữ được mức độ phát triển của những năm vừa qua. Cơ hội này hoàn toàn trong tầm tay, nếu Việt Nam chứng tỏ được sự ổn định của nền kinh tế quốc gia cũng như khả năng ngăn chặn lạm phát.

Kinh tế thế giới gặp khó khăn, xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn.Với nhu cầu yếu đi thì sự cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ khốc liệt hơn và với những mặt hàng không có chất lượng cao so với các đối thủ cạnh tranh, chúng ta sẽ phải giảm giá. Kết cuộc, nếu giữ được xuất khẩu khối lượng như xưa thì kim ngạch sẽ giảm (lý luận này không áp dụng cho một số mặt hàng thô)

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Khủng Hoảng Nợ Công Thế Giới (Trang 42)