4.1. Giải pháp đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu
Theo chúng tôi, lòng tin của thị trường vào sự bình ổn tài chính công và sự vững chắc của nó còn quan trọng hơn việc tăng chi tiêu. Sự vững chắc tài chính sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu cho khu vực đồng euro.
Rắc rối khó giải quyết nhất của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hiện nay nằm ở chỗ, mặc dù các quốc gia thành viên sử dụng cùng một đồng tiền nhưng nền tài chính của các nước lại độc lập. Điều này tạo mâu thuẫn mang tính kết cấu, trong đó đồng tiền thống nhất và các nền tài chính riêng biệt là điều rất khó có thể điều hòa.Đây là trở ngại mang tính dài hạn, không dễ giải quyết trong một sớm, một chiều. Nhất là trong bối cảnh các nền kinh tế đều cần bảo vệ hoặc được rót vốn để tồn tại như hiện nay.
Trong giải pháp cho cuộc khủng hoảng, giải pháp trước mắt là các quan chức EU không được cắt giảm việc làm và tiền lương.
Cần thi hành chặt chẽ các biện pháp về ngân sách nhằm thắt chặt chi tiêu. Tuy nhiên giải pháp này chỉ nên dùng trong ngắn hạn, nếu không sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn:"Để trả nợ phải thắt chặt chi tiêu - thắt chặt chi tiêu khiến nền kinh tế đi xuống - nền kinh tế đi xuống làm nợ tăng - nợ tăng lại phải vay thêm - muốn vay thêm lại phải thắt chặt chi tiêu".
Đối với Hy Lạp, cần nâng cao quản trị tài chính công để kiểm soát các khoản chi tiêu chính phủ của nước này:
+ Tăng thuế thu nhập cá nhân nhằm một mặt giảm chi tiêu - vốn là một trong các nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách của Hy Lạp, mặt khác gia tăng tiết kiệm cá nhân để củng cố nguồn vốn nội địa.
+ Điều chỉnh lại mức lương cho hợp lí giữa công chức NN và ngoài NN: hay nói chính xác là cắt giảm lương của những công chức “vốn ngồi chơi xơi nước” để giảm chi tiêu công, đồng thời cắt giảm lương tháng thứ 15 và 16.
+ Cắt giảm tạm thời các mức chi cho phúc lợi và an sinh xã hội để giảm mức chi ngân sách.
Tập trung nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá để tăng lợi thế thương mại trên trường quốc tế, từ đó thúc đẩy mức tăng trưởng của nền kinh tế vốn phát triển kém hiệu quả của Hy Lạp từ khi gia nhập vào khối EU.
Với Bồ Đào Nha-con nợ lớn nhất của Tây Ban Nha, việc Bồ Đào Nha đi xin viện trợ chắc chắn sẽ làm cho ngành Ngân hàng của Tây Ban Nha điêu đứng. Với Bồ Đào Nha, nhóm chúng tôi cho rằng chính phủ nước này không có khả năng tăng thuế bởi Chính phủ vốn đã “thắt lưng buộc bụng”.
Với Tây Ban Nha và Ireland, mức khủng hoảng nợ công thêm trầm trọng chủ yếu xuất phát từ vỡ nợ bong bóng nhà đất.Cho nên giải pháp mà nhóm chúng tôi đưa ra là Chính phủ Ireland và Tây Ban Nha nên giảm thuế nhà ở để thuyết phục người dân mua nhà, gầy dựng lại lòng tin vào thị trường bất động sản. Qua giải pháp này, nhóm hy vọng sẽ giảm được phần nào mức trầm trọng của hậu quả vỡ nợ bong bóng bất động sản tại hai nước này.
Mặt khác,Tây Ban Nha là một trong số ít các nước Châu Âu có tỷ lệ tiết kiệm cao khoảng 20%, cho nên Chính Phủ có thể gia tăng huy động nguồn vốn nội địa này để gia tăng sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp nước này. Việc giảm giá hàng hoá có thể giảm tỉ lệ thất nghiệp vốn đang tăng nhanh ở Tây Ban Nha.
Ngân hàng trung ương châu Âu ECB cần lên kế hoạch mua trái phiếu Tây Ban Nha để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công đang lan rộng(chính sách nới lỏng định lượng).
Nới lỏng định lượng (QE-Quantitative Easing) là một chính sách tiền tệ của chính phủ nhằm tăng lượng cung tiền trên thị trường bằng cách mua vào các loại trái phiếu. Mục tiêu của chính sách này là thúc đẩy hoạt động cho vay và tính thanh khoản.
[25]
4.2. Giải pháp cho Việt Nam
4.1.1. Tăng cường năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế
Có rất nhiều biện pháp để cải thiện và tăng cường năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn với định hướng xuất khẩu và phụ thuộc đáng kể vào FDI, mà các nhân tố chính tác động đến chất lượng xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam hiện nay là chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, năng suất lao động, hàng rào thuế quan và phi thuế quan, việc tuân thủ các qui định vệ sinh và an toàn kiểm dịch.
Tăng năng suất lao động
-Cải thiện năng suất lao động trong xã hội cần được xem là mục tiêu quan trọng. Hiện tại, năng suất lao động của Việt Nam nhìn chung vẫn khá thấp, chỉ bằng 1/5 năng suất trung bình trong khu vực ASEAN và khoảng 1/10 mức năng suất của Singapore.
-Tăng cường khuôn khổ pháp lý và thể chế, tăng cường đối thoại xã hội, nâng cao năng lực và vai trò của đại diện công đoàn tại cấp cơ sở, phát huy được tiếng nói của mình trong các vụ tranh chấp, đình công của người lao động.
-Nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo thống kê, gần 1/4 lao động chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, 65.3% chưa qua đào tạo. Các chuyên gia cảnh báo, với tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp như vậy sẽ gây cản trở không nhỏ tới sự phát triển của nền kinh tế và mục tiêu tăng năng suất lao động lên 1.5 lần.
Tăng cường chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu và môi trường đầu tư
Để tăng cường chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và môi trường đầu tư của Việt Nam chúng ta cần tuân thủ tốt các quy tắc, các tiêu chuẩn quốc tế của WTO, của EU…như chất lượng sản phẩm, hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tuân thủ các qui định vệ sinh và an toàn kiểm dịch…
4.1.2. Nhóm giải pháp liên quan đến việc vay và sử dụng nợ công hiệu quả
Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) nhằm hạn chế việc vay nợ
Việc giảm thâm hụt ngân sách không phải càng nhiều càng tốt, mà cần phải giảm đến một mức độ hợp lý và chấp nhận được, bằng cách:
Tăng thu ngân sách nhà nước
Mặc dù có nhiều nguồn thu khác để tăng thu ngân sách nhà nước và việc tăng thuế không phải là giải pháp tốt nhất, nhưng Việt Nam đang là một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào thuế, thì việc làm này ít nhiều vẫn có cơ hội.
-Cần xác định được mức thuế suất hợp lý để đạt được mức thuế tối ưu. Vì biện pháp tăng thu bằng việc ấn định tăng thuế suất có tác động hai chiều, nếu tăng với mức độ hợp lý, sẽ làm tăng nguồn thu, nhưng khi vượt quá giới hạn của nềnkinh tế thì sẽ làm giảm tổng nguồn thu thuế. Trong các loại thuế, có thể nói thuế VAT là một trong những loại thuế ít bị chi phối và chịu tác động của các cam kết hiệp định có yếu tố nước ngoài. Chính vì vậy, nên chăng việc đầu tư nghiên cứu và phát triển loại thuế này để đạt được mức thuế thu cho ngân sách nhiều nhất.
-Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện các luật thuế, bãi bỏ những khoản phí, lệ phí không còn phù hợp.
-Tăng thêm tuổi nghỉ hưu, qua đó sẽ tăng nguồn thu từ thuế (do người lao động làm việc trong thời gian dài).
Giảm chi ngân sách nhà nước
Có thể nói việc cắt giảm chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách là một biện pháp không được ủng hộ nhiều. Tuy nhiên, nếu phân biệt rõ việc tiết kiệm những khoản chi cho những hoạt động lãng phí với khoản chi nhằm kích thích hoạt động kinh tế, nhằm nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai, thì đây cũng là một trong những giải pháp cần được quan tâm tới.
-Bộ máy nhân sự khối hành chính còn làm việc theo thủ công, cồng kềnh, không hiệu quả, vì vậy cần tinh giản và công nghệ hoá phục vụ quản lý hành chính nhằm giảm nhân sự, cải cách thủ tục hành chính.
-Đầu tư công nên tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, chống ngập, cải thiện môi trường... Ngoài ra cũng nên xã hội hoá đầu tư, cho tư nhân tham gia vào. Chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không
hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của DNNN.
-Tăng cường quản lý để các công trình đầu tư của nhà nước thực sự có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn bằng cách: thứ nhất, cần có đội ngũ chuyên gia thẩm định để đánh giá tính hiệu quả kinh tế của các dự án xin đầu tư; thứ hai, cần có sự rà soát để chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công chậm hoặc thủ tục không đầy đủ sang cho các công trình chuyển tiếp, công trình cấp bách, công trình có hiệu quả kinh tế cao; thứ ba, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa nạn tham nhũng, rút ruột công trình.
Nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn vay
Nâng cao hiệu quả huy động vốn
-Đa dạng hoá cả hình thức vay lẫn biện pháp để tăng mức độ hấp dẫn người cho vay. Ngoài ra, còn phải triển khai các biện pháp khác để huy động tối đa nguồn tiền trong dân cư.
-Tăng cường quảng bá, giới thiệu trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế. Nên xem xét tới việc tạo tính hấp dẫn cho trái phiếu chính phủ Việt Nam để các nhà đầu tư tiềm tàng sẽ thấy đó như một cách đầu tư. Chẳng hạn như trả lãi cao, trả lãi theo quý, tạo tính thanh khoản bằng cách mua lại theo yêu cầu.
-Ngoài ra, kiều hối cũng là nguồn quan trọng có thể thu hút để trả nợ nước ngoài, và đây là lợi thế của Việt Nam. Để “dòng chảy kiều hối” phát huy được hiệu quả, việc hoạch định chính sách quản lý ngoại hối cần theo sát được diễn biến tình hình, tiến tới việc chủ động duy trì nguồn kiều hối góp phần giảm áp lực khan hiếm USD. Cần có chính sách thông thoáng cởi mở, đơn giản và hiệu quả hơn vì số lượng kiều hối thực tế chuyển về còn rất nhiều không qua ngân hàng. Ngoài ra, cần duy trì và tiếp tục kéo giảm chênh lệch giữa tỷ giá trong và ngoài ngân hàng để có thể thu hút người nhận kiều hối bán lại ngoại tệ cho ngân hàng.
Sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả
-Cần quan tâm nhiều hơn tới các khoản viện trợ theo chương trình, chứ không phải theo dự án. Bởi nếu thực hiện như hiện nay thì nguồn vốn này dễ bị xé lẻ, khó tạo tác động tổng thể. Một chương trình viện trợ tổng thể, có tầm nhìn xa rõ ràng bao giờ cũng mang lại hiệu ứng tích cực hơn, trên diện rộng hơn đối với phát triển.
-Cần xây dựng lộ trình để nước ta không phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư và viện trợ, cần nhìn vào cơ cấu khoản vay và cách sử dụng nguồn vốn hơn là chỉ quan trọng việc vay được bao nhiêu
-Tuy nhiên, để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như đẩy nhanh việc giải ngân vốn trong thời gian tới, các cơ quan quản lý, các bộ, ngành cần nâng cao tính phối hợp trong công tác điều hành, quản lý và giám sát công việc. Kể cả ngay trong một bộ, một cơ quan quản lý cấp ngành, các bộ phận cũng cần có sự phối hợp cao hơn.
4.1.3. Nhóm giải pháp liên quan việc quản lý nợ công
Tiếp tục hoàn thiện các thể chế và xây dựng khung pháp lý
Tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh- Luật cạnh tranh
-Tiếp tục hoàn thiện và đồng bộ hơn các chính sách liên quan tới cạnh tranh. -Tôn trọng và thực thi đầy đủ cam kết thương mại đã ký với cộng đồng quốc tế. Trong quá trính hoạch định chính sách cần tham khảo các ý kiến của các chuyên gia từ nhiều phía.
-Hoàn thiện và đồng bộ hơn các văn bản pháp lý, tiến tới chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Luật Quản lý nợ công đã được ban hành, có hiệu lực sử dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Tuy nhiên, một số nội dung của Luật vẫn còn chung chung, cần phải được làm rõ. Chẳng hạn như:
-Về việc hoàn trả vốn vay, hiện chưa có quy định rõ về việc bàn giao nợ vay đối với các đối tượng vay nợ, đặc biệt ở chính quyền địa phương khi người quản lý hết nhiệm kỳ. Ví dụ, những nguồn vốn vay được sử dụng kém hiệu quả, vỡ nợ thì liệu người kế nhiệm có dám nhận việc trả nợ này hay không? Vì vậy đề nghị đưa vào luật để quy trách nhiệm khoản nợ sẽ giao cho ai và được thực hiện như thế nào.
-Về các quy định nợ của chính quyền địa phương, hiện cũng chưa cụ thể, cần phải có quy định rõ hơn. Chẳng hạn, chính quyền địa phương không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ chậm so với yêu cầu sẽ được xử lý như thế nào, xử lý chính quyền địa phương là xử lý ai? Chủ tịch tỉnh hay tập thể nào? Khi địa phương không có đủ khả năng trả nợ thì Chính phủ có bảo lãnh cho chính quyền địa phương hay không và bảo lãnh trong những điều kiện nào?
-Về quản lý nợ địa phương, cần nghiên cứu quy định về trường hợp chính quyền địa phương sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả. Ví dụ, do thiên tai hay những yếu tố nào đó gây ra làm cho họ không đủ khả năng để chi trả, thì Luật phải quy định như thế nào? hoặc nếu những địa phương làm mất cân đối, sử dụng vốn vay sai mục đích thì làm cách nào xử lý chính quyền địa phương này, Chính phủ có bảo lãnh hay không?
-Việc công bố công khai các thông tin về tình hình vay nợ. Dự thảo Luật hiện còn chung chung, chưa thể hiện rõ những vấn đề như thời gian công bố công khai, nội dung các thông tin công bố công khai gồm những vấn đề gì, chính quyền địa phương có phải công bố công khai tình hình vay nợ không? Để tránh tính hình thức, thì nên sửa Điều 50 theo hướng bổ sung quy định trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện công khai thông tin về nợ công của địa phương.
-Học hỏi kinh nghiệm quản lý và xây dựng chính sách từ các tổ chức quốc tế có uy tín, các quốc gia thành công trong công tác quản lý nợ.
Đảm bảo an toàn, bền vững nợ
-Nợ công/GDP: Không nên đánh giá tình trạng nợ công hay năng lực thực sự của nền kinh tế chỉ căn cứ trên tỷ lệ nợ công/ GDP, mà còn nên xem xét các chỉ tiêu cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ.
Việc so sánh nợ công chỉ bằng GDP có thể gây ngộ nhận và gây ra tâm lý chủ quan khi sự khác biệt giữa GDP và GNI ngày càng tăng.
-Cách phân phối ngân sách: Nên thay đổi cách cân đối NSNN theo thông lệ quốc tế nhằm tạo thuận lợi khi so sánh mức bội chi của VN với các nước, và để xác định mức độ an toàn về nợ Chính phủ khi cân đối kinh tế vĩ mô. Việc áp dụng chuẩn mực quốc tế sẽ tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài về tính minh bạch trong