Bồ Đào Nha tiếp lực đổ từ quân đôminô Hy Lạp, Ireland

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Khủng Hoảng Nợ Công Thế Giới (Trang 31)

Bồ Đào Nha là nền kinh tế có sức cạnh tranh yếu nhất trong khu vực đồng Euro. Không như Ireland và Hy Lạp, những khó khăn về kinh tế mà Bồ Đào Nha gặp phải đã hình thành từ thập kỷ trước khi tăng trưởng của Bồ Đào Nha chỉ đạt mức trung bình 1.3% trong giai đọan 2000-2008 (so với mức 4 -5% của Hy Lạp và Ireland) nhưng lại phải chi trả phúc lợi cho người dân tương đương với mức của các nước châu Âu giàu và có mức tăng trưởng cao.

Một điểm chung giữa Hy Lạp và Bồ Đào Nha là tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp, buộc chính phủ các nước này phải phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài để bù đắp cho thâm hụt ngân sách khổng lồ, nhưng niềm tin của thị trường vào trái phiếu do Athens và Lisbon phát hành đang dần cạn kiệt.Với Hy Lạp, tỷ lệ tiết kiệm là 6% GDP, với Bồ Đào Nha là 7.5%. Trong khi đó, một số nước phát triển khác như Italy có tỷ lệ tiết kiệm 17.5% GDP, Tây Ban Nha 20%, Pháp 19%, Đức 23%...Đối với Athens và Lison, mức tiết kiệm thấp đem tới rủi ro cao ở thời điểm hiện nay: nguồn vốn trong nước kém dồi dào, trong khi chi phí vay vốn mới từ thị trường trái phiếu leo thang, khả năng tăng thuế để có thêm tiền trả nợ cũng co hẹp vì các biện pháp thắt lưng buộc bụng đã được áp dụng từ trước.

Hy Lạp và Bồ Đào Nha không phải là hai quốc gia duy nhất có mức tiết kiệm trong nước đáng ngại. Với tỷ lệ tiết kiệm so với GDP tương ứng lần lượt là 10% và 12%, Mỹ và Anh nằm trong số những nước có tỷ lệ tiết kiệm thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, là thành viên của khối Eurozone, Hy Lạp và Bồ Đào Nha không có quyền in thêm tiền để giảm tỷ giá đồng nội tệ qua đó kích thích sự phục hồi kinh tế. Việc sử dụng đồng tiền chung đã tác động bất lợi tới Bồ Đào Nha ở mức độ thậm chí còn mạnh hơn đối với Hy Lạp. Các nhà xuất khẩu của Bồ Đào Nha đã mất thị phần vào tay đối

thủ cạnh tranh từ các quốc gia khác kể từ khi Lisbon gia nhập khối Eurozone vào năm 2000.

Thực trạng này buộc Chính phủ Bồ Đào Nha phải vay vốn từ thị trường nước ngoài để bù đắp cho thâm hụt cán cân vãng lai, đẩy nợ công lên mức hiện nay.Nợ công của Bồ Đào Nha đã tăng từ 200 tỉ USD (năm 2010) - tương đương 83.3% GDP, cao hơn giới hạn nợ công cho phép theo quy định của EU đối với Khu vực đồng ơ-rô (60% GDP) - lên tới 286 tỷ USD (tháng 4/2011). Trong đó bao gồm nợ Tây Ban Nha 86 tỷ USD, nợ Đức 47 tỷ USD, nợ Pháp 45 tỷ USD và nợ Anh 24 tỷ USD. Dự báo nợ công của Bồ Đào Nha sẽ vào khoảng gấn 100% GDP vào năm 2020. Nợ công cao trong khi nền kinh tế lại đang rơi vào tình trạng suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp tăng 11.1% - mức cao nhất trong hơn 10 năm qua. Biện pháp duy nhất để Bồ Đào Nha thoát khỏi vòng xoáy tồi tệ này là tăng cường xuất khẩu. Tuy nhiên, chính sách xuất khẩu lại vấp phải giới hạn tiếp cận vốn, điều kiện vay mượn khó khăn...Không giống như Hy Lạp, Ireland, và Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha không được hưởng sự tăng trưởng kinh tế khả quan nhờ lãi suất thấp hồi đầu thập kỷ này. Thị trường nhà đất và tiêu dùng ở Bồ Đào Nha đã không có sự tăng trưởng bùng nổ như ở các nước khác trong thời gian đó. Và như thế, theo các nhà phân tích, các chính trị gia ở Lisbon sẽ khó có thể thuyết phục được người dân và doanh nghiệp nước này hy sinh thêm để cải thiện tình trạng nợ công thông qua các biện pháp như cắt giảm thêm tiền lương ở khu vực công hay áp mức thuế cao hơn.[8]

Nỗi sợ hãi xung quanh vấn đề nợ của Bồ Đào Nhà cũng đã khiến chênh lệch lợi suất của các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swaps - CDS) của Bồ Đào Nha liên tục lập kỉ lục. Ngày 11/11 vừa qua, lần đầu tiên CDS kì hạn 5 năm của Bồ Đào Nha vượt mốc 5%, đạt 5.05%. Và tới ngày 30/11, theo hãng tin Reuters của Anh, tỉ lệ này đã là 5.6%. Như vậy, để bảo hiểm cho 10 triệu USD nợ công của Bồ Đào Nha không rơi vào tình trạng vi phạm khế ước vay nợ trong 5 năm tới, người ta phải tốn thêm 55,000 USD/năm, từ khoảng 505,000 USD/năm lên 560,000 USD/năm. Nhưng quan trọng hơn là thực tế trên còn cho thấy kênh huy động vốn bằng phát hành trái phiếu của Bồ Đào Nha để trả nợ đang hẹp lại nhanh chóng.

Kết quả khảo sát mới đây của Reuters cho thấy, có tới 34 trong số 50 nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò tin rằng Bồ Đào Nha sẽ buộc phải theo chân Ailen trong việc xin cứu trợ. Còn theo nhà kinh tế Filipe Garcia thuộc Informacao de Mercados Financeiros (Bồ Đào Nha), dù có thể chưa xác định được trong năm nay, nhưng sang năm 2011 thì Bồ Đào Nha dường như khó có thể tránh khỏi xin cứu trợ. Nhận định này không phải không có cơ sở.

Trước tiên là sang năm 2011, Bồ Đào Nha sẽ phải đối mặt với khoản nợ đáo hạn 25.6 tỉ euro, trong đó có 19.7 tỉ euro phải thanh toán trong 6 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, vào mùa xuân năm 2011, Bồ Đào Nha sẽ tiến hành tuyển cử, do đó tình hình chính trường của nước này từ nay đến khi lúc tuyển cử sẽ không có lợi cho việc tập trung giải quyết vấn đề nợ công, khiến nó sẽ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, người Bồ Đào Nha

sẽ cảm thấy phi lý khi phải trả lãi suất trái phiếu gần 7% và họ sẽ quay sang nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài mà cụ thể là EU và IMF.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Khủng Hoảng Nợ Công Thế Giới (Trang 31)