Nợ công tăng liên tục trong những năm qua, tiềm ẩn nhiều rủi ro

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Khủng Hoảng Nợ Công Thế Giới (Trang 46)

Nợ quốc gia hay còn gọi là nợ công, gần đây trở thành đề tài chú ý của dư luận khi cuộc khủng hoảng nợ công đang là “bóng ma” bao trùm nhiều quốc gia, nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên tiêu chí để đánh giá khi nào khoản nợ đó trở nên mất an toàn và khả năng trả nợ của một quốc gia nên căn cứ vào đâu còn chưa được làm rõ.

Để dễ hình dung quy mô của nợ công, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu % so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên số liệu về nợ công/GDP hiện nay vẫn chưa được công bố một cách rõ ràng. Các số liệu sau được lấy từ Bộ phận phân tích thông tin kinh tế thuộc tạp chí The Economist.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nợ công/GDP từ năm 2001 đến năm 2010

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

%GDP 36 38.2 41.1 42.7 44 45.9 49.7 47.9 51 56.7

Nhận xét:

Theo bảng số liệu trên thì nợ công năm 2010 là 56.7%, và theo dự báo nợ công năm 2011 sẽ là 60% GDP. Như vậy có thể thấy rằng nợ công trong những năm qua ngày càng tăng cao. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng về lý thuyết mức nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng cho phép, nhưng Việt Nam phải tính tới những khoản nợ ngầm bao gồm: các khoản nợ ngân hàng, tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội mà chính phủ sẽ phải chi trả cho người lao động hay các khoản mà chính phủ sẽ phải chi trả khi đứng ra bảo lãnh các khoản vay cho những người có thu nhập thấp mà trong tương lai họ có thể không có khả năng thanh toán…. Đây là những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với kinh tế Việt Nam, nếu Việt Nam lơ là.

Việc đi vay nợ của chính phủ là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên khi tính toán nợ chính phủ thường không lượng hóa được ảnh hưởng của yếu tố lạm phát trong chi tiêu của chính phủ, chỉ tính các khoản trả lãi vay theo lãi suất danh nghĩa, nhưng đáng lẽ ra chỉ tiêu này chỉ nên tính theo lãi suất thực tế. Do lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát, nên thâm hụt ngân sách đã bị phóng đại.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng, khi tính toán nợ chính phủ cần phải trừ đi tổng giá trị tài sản của chính phủ. Tuy nhiên, khi tính toán theo phương pháp này thường gặp phải vấn đề là những gì nên coi là tài sản của chính phủ và tính toán giá trị của chúng như thế nào, ví dụ: đường quốc lộ, kho vũ khí hay chi tiêu cho giáo dục…

Việc tính toán nợ công ở Việt Nam chưa thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất: nợ nước ngoài, nợ trong nước, nợ nước ngoài do doanh nghiệp và các địa phương

Mặt khác do Việt Nam đã thoát khỏi nhóm nước nghèo, gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình nên các khoản vay ưu đãi ODA cũng giảm dần mà thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn.

Đồng tiền của Việt Nam mất giá khá nhiều so với tiền của những nước chúng ta vay vốn như: Nhật, EU… làm tăng thêm gánh nặng nợ công.

Hậu quả: Nợ công tăng cao gây ra nhiều hậu quả

Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng trong nước giảm sút.

Nếu nợ trong nước lớn thì Chính phủ phải tăng thuế để trả nợ lãi vay gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội. Tăng thuế còn làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng.

Lạm phát khó kiềm chế ở mức thấp.

Nợ công tăng cao cũng làm cho nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế.

Có thể bị nước ngoài khống chế về mặt kinh tế, vì họ là chủ nợ còn ta là con nợ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Khủng Hoảng Nợ Công Thế Giới (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w