Ireland Quân cờ áp kề Hy Lạp

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Khủng Hoảng Nợ Công Thế Giới (Trang 29)

Cuộc khủng hoảng nợ công của Ireland không phải là điều bất ngờ như trường hợp Hy Lạp bởi lẽ những dấu hiệu báo trước đã xuất hiện khá sớm.Trước tiên, đó là một thị trường bất động sản bong bóng. Khi bong bóng bất động sản vỡ tung đã kéo theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Và khi chính phủ ra tay cứu trợ ngân hàng - nợ công trở thành gánh nặng cho ngân khố quốc gia.

Nhìn lại quá khứ, năm 1973 khi Ireland chính thức gia nhập Liên minh châu Âu cùng với Anh, nước này là một trong số những nước nghèo nhất tại châu Âu.Ngay cả khi đã nhận được hỗ trợ từ các nước châu Âu khác, tỷ lệ thất nghiệp tại Ireland thập niên 1980 ở mức trung bình 16%.Thập niên 1990, hấp dẫn với mức thuế doanh nghiệp

12.5%, các công ty lớn của thế giới như công ty dược phẩm Pfizer, tập đoàn công nghệ Microsoft đổ xô đến Ireland sản xuất. Năm 2001, tỷ lệ thất nghiệp tại Ireland giảm xuống còn 3.9%.Trong khoảng thời gian 1 thập kỷ tính đến năm 2006, kinh tế Ireland tăng trưởng trung bình 7%/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong nhóm nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Mức độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, cùng với tín dụng lỏng lẻo, bong bóng bất động sản đã phình to. Trong một thập niên tính đến năm 2007, giá nhà tại Ireland tăng gần gấp 4 lần, thậm chí còn đắt hơn cả những thành phố vẫn được mệnh danh là đắt đỏ trên thế giới như Los Angeles.

Sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ vào tháng 9/2008, khủng hoảng thật sự trầm trọng hơn, những vấn đề trên thị trường bất động sản ảnh hưởng rất xấu đến nền kinh tế. Chỉ số ISEQ của thị thị trường chứng khoán Ireland giảm 70% so với đỉnh cao vào năm 2007.Ông Patrick Honohan, thống đốc Ngân hàng Trung ương Ireland, cho rằng tổng mức thua lỗ tại các ngân hàng cho vay nước này, trong đó tính cả ngân hàng do nước ngoài nắm một phần sở hữu, lên tới 85 tỷ euro tương đương 50% GDP.[6]

Ireland đã trở thành quốc gia thứ hai sau Hy Lạp buộc phải thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ để đổi lấy khoản cứu trợ khẩn cấp từ IMF và EU, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ như giảm ít nhất 10% mức lương tối thiểu, tăng thuế giá trị gia tăng, cắt giảm 25.000 biên chế trong các cơ quan nhà nước…Quốc gia này hy vọng với những biện pháp kinh tế thắt lưng buộc bụng này, Ireland sẽ giải quyết triệt để khủng hoảng nợ công, giảm mức thâm hụt ngân sách từ con số kỷ lục 32% GDP hiện nay xuống mức 3% GDP và giảm tỷ lệ thất nghiệp từ trên 13% hiện nay xuống dưới 10% vào năm 2014.Trong khi cắt giảm số nhân viên khu vực công đã đẩy nhiều người vào cảnh thất nghiệp thì tăng thuế lại dẫn tới giảm tăng trưởng kinh tế. Nhưng các biện pháp này lại dẫn tới vòng luẩn quẩn là kinh tế giảm thì dẫn tới thất thu thuế vốn đang rất cần gia tăng để trả nợ công.

Trong đề xuất về gói hỗ trợ từ EU và IMF, Chính phủ Ireland sẽ còn tiếp tục dùng một phần trong khoản tiền đó để quốc hữu hóa hai ngân hàng lớn của nước này là Bank of Ireland và Allied Irish Bank, tiếp tục bơm tiền để tái cấp vốn cho nhiều ngân hàng để tăng tỷ lệ an toàn vốn của các tổ chức này.Trước đó, nước này đã quốc hữu hóa Ngân hàng Anglo Irish Bank do đó nếu cả hai ngân hàng lớn trên cũng bị quốc hữu hóa thì phần lớn hệ thống ngân hàng nội địa của Ireland bị quốc hữu hóa, nghĩa là nhà nước chiếm tỷ lệ sở hữu áp đảo trong các ngân hàng này.

Do các ngân hàng Ireland ngày càng phải gánh nhiều nợ xấu sau khi đã tăng cho vay quá mạnh trong thời kỳ kinh tế nước này tăng trưởng mạnh và bong bóng bất động sản phình to nên chính phủ phải quốc hữu hóa ngành ngân hàng nội địa và phải tái cấp vốn cho các ngân hàng này. Khi thị trường bất động sản nước này sụp đổ, nhiều phần trong các khoản cho vay bất động sản này trở thành nợ xấu và các ngân hàng đứng trước nguy cơ sụp đổ.

khoản nợ xấu của các ngân hàng lớn của Ireland.Các ngân hàng của Ireland sẽ “bán” lại các khoản nợ xấu này cho chính phủ để đổi lấy trái phiếu chính phủ. Như vậy, nói cách khác Chính phủ Ireland đã biến nợ xấu của các ngân hàng này, những khoản nợ tư nhân, thành “tài sản tệ hại” (toxic assets) mà chính phủ phải quản lý, nghĩa là trở thành tài sản công (nhưng đang liên tục mất giá) và lấy tiền của ngân sách để bù đắp cho các tổn thất của nó. NAMA có trách nhiệm quản lý các tài sản này và cố gắng đem lại lợi nhuận tốt nhất cho ngân sách.

Điều này chỉ có thể xảy ra khi thị trường nhà hồi phục, nếu không, bản thân NAMA sẽ tiếp tục cần cứu giúp để có thể tồn tại và tiền cứu giúp lại sẽ phải đến từ ngân sách. Trước sau gì thì cách thức dùng tiền chính phủ để duy trì các tài sản ngày càng xuống giá trong nền kinh tế và bơm vốn để vực dậy khu vực ngân hàng của Ireland cũng sẽ buộc nước này phải liên tục đi vay mượn và chấp nhận thâm hụt ngân sách cho đến khi họ không còn khả năng chi trả nữa và phải đến cầu viện nước ngoài.[7]

Vì vậy, khủng hoảng nợ của Ireland thực tế là do chính phủ phải đi cứu trợ cho hệ thống ngân hàng nước này, khiến nợ xấu từ khu vực tư nhân tạo thành gánh nặng nợ nần của chính phủ và cuối cùng chính phủ không đủ tiền trả nợ phải đi cầu viện EU và IMF để có tiền tiếp tục cứu giúp hệ thống ngân hàng của mình.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Khủng Hoảng Nợ Công Thế Giới (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w