Nợ công Việt Nam xếp tóp cuối về tính minh bạch

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Khủng Hoảng Nợ Công Thế Giới (Trang 52)

Các con số về khoản nợ công của Việt Nam được công bố không đồng nhất giữa Quốc hội, Bộ Tài chính, đồng thời con số này cũng không giống với con số tính toán của thế giới. Điều này khiến các chuyên gia nhận định, hiện những thông tin về vấn đề nợ công của Việt Nam chưa thực sự minh bạch. Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đã bước đầu có những thông tin công khai về nợ công trên website của mình nhưng mới chỉ dừng lại ở nợ nước ngoài chứ chưa phải toàn bộ nợ công.

-Theo PGS.TS Đặng Văn Thanh – Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thì việc không thống nhất và gắn kết trong cách hiểu, cách giải thích cũng như cách quản lý vấn đề về nợ công là một trong những rủi ro của nợ công Việt Nam.[23]

-Cũng theo các chuyên gia, thống kê tài chính của Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung vào nợ Chính phủ, nên khó có thể thấy được toàn cảnh vấn đề tài chính công và nợ công vì khu vực doanh nghiệp nhà nước rất lớn và Chính phủ vẫn phải chịu trách nhiệm với khu vực này. Và đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến những sự việc như Vinashin.

Để thực thi được tính minh bạch, GS-TS Vương Đình Huệ cho rằng cần trao trách nhiệm quản lý nợ công cho 1 đầu mối, có thể là Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ này cần xây dựng một chiến lược về nợ công; xác định ngưỡng, tỷ trọng nợ công là bao nhiêu so với GDP cho từng giai đoạn, từng thời kỳ dựa vào “sức khỏe” của nền kinh tế quốc dân[24]

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Khủng Hoảng Nợ Công Thế Giới (Trang 52)