Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử với sự nhận thức vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Cùng với sự xuất hiện của nhà nước, pháp luật cũng hình thành và trở thành công cụ hữu hiệu nhằm để điều chỉnh các quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, thiết lập trật tự xã hội, để bảo vệ chế độ xã hội đó, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Cùng với sự thay đổi của lịch sử, tùy theo từng thời kỳ và trình độ phát triển xã hội, mà hệ thống pháp luật cũng khác nhau phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Xã hội ngày càng văn minh phát triển thì một đòi hỏi không thể thiếu là pháp luật ngày càng có những nội dung mới để ổn định trật tự và phát triển xã hội. Chính vì vậy pháp luật không chỉ trở thành mối quan tâm của mỗi quốc gia mà còn là mối quan tâm của nhân loại.
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của đề tài 4
6 Kết cấu của đề tài 4
B NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ 5
1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử 5
1.1.1 Điều kiện lịch sử - xã hội 5
1.1.2 Những Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng pháp trị 7
1.1.3 Thân thế và sự nghiệp của Hàn Phi Tử 16
1.2 Nội dung tư tưởng pháp Trị của Hàn Phi Tử 19
1.2.1.Tư tưởng của Hàn Phi Tử về pháp 19
1.2.2.Tư tưởng của Hàn Phi Tử về thế 26
1.2.3 Tư tưởng của Hàn Phi Tử về Thuật 27
1.2.4 Nhận xét chung về tư tưởng pháp Trị của Hàn Phi Tử 34
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ VÀO VIỆC NHẬN THỨC VAI TRÒ PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 38
2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nước pháp quyền 38
2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới và vai trò của pháp luật 45
Trang 32.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của pháp luật trongnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 522.4 Từ tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đến nhận thức vai trò của phápluật trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước tahiện nay 57
C KẾT LUẬN 64
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 4A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự xuất hiện của nhà nước, pháp luật cũng hình thành và trởthành công cụ hữu hiệu nhằm để điều chỉnh các quan hệ giữa con người vớicon người trong xã hội, thiết lập trật tự xã hội, để bảo vệ chế độ xã hội đó,bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị Cùng với sự thay đổi của lịch sử, tùy theotừng thời kỳ và trình độ phát triển xã hội, mà hệ thống pháp luật cũng khácnhau phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị Xã hội ngày càng văn minhphát triển thì một đòi hỏi không thể thiếu là pháp luật ngày càng có những nộidung mới để ổn định trật tự và phát triển xã hội Chính vì vậy pháp luật khôngchỉ trở thành mối quan tâm của mỗi quốc gia mà còn là mối quan tâm củanhân loại
Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, một trong những trường pháitriết học lớn đã đóng góp không chỉ làm giàu thêm cho kho tàng tư tưởng vềpháp luật của nhân loại, mà còn góp tiếng nói của mình cho sự phát triển, ổnđịnh xã hội Trung Quốc – đó là trường phái triết học Pháp gia mà đại biểuxuất sắc là Hàn Phi Tử
Xuất hiện trong thời kỳ lịch sử đầy biến động của xã hội Trung Quốc –thời Xuân thu – Chiến quốc, thời kỳ đánh dấu bước chuyển quan trọng của xãhội Trung Quốc từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến Tư tưởngcủa trường phái triết học này có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội thời bấy giờ.Chính Tần Thủy Hoàng đã áp dụng những tư tưởng của học thuyết Hàn Phi
Tử để chấm dứt những cuộc chiến tranh liên miên, bình ổn trật tự xã hội,thống nhất đất nước lập nên một nhà nước phong kiến đầu tiên trong lịc sửTrung Quốc
Ngày nay trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, bên cạnhviệc phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước là phải khôngngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu
Trang 5của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đảng ta khẳngđịnh: “tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền ViệtNam Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quản lý mọimặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa” [4;56] Để thực hiện được điều đó việc nghiên cứu
để từ đó tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những tư tưởng pháp luật của cha ông tanói riêng, của nhân loại nói chung, trong đó có những tư tưởng “Pháp trị” củaHàn Phi Tử là một việc làm hết sức quan trọng
Với những lý do trên và mong muốn hiểu sâu thêm về triết học Hàn Phi
Tử và những tiến bộ của học thuyết này Từ thực tế đó mà tôi đã quyết định
chọn đền tài “Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử với sự nhận thức vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học của mình.
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đối với việc nghiên cứu tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đã có một sốcông trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Phan Ngọc Định (2001), Hàn Phi Tử, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội Nguyễn Hiến Lê – Giản Chi (1999), Hàn Phi Tử, Nhà xuất bản văn hóa
thông tin
Trí Tuệ (2003), Hàn Phi Tử tư tưởng và sách lược, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau.
Lê Tuấn Huy (2002), “Giá trị tư tưởng và lịch sử của trường phái Pháp gia”, Tạp chí triết học, số 9-2002.
Doãn Chính – Cao Xuân Long (2002), “Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi
Tử và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam’’,
Trang 6Nguyễn Văn Yểu – GS.TS Lê Hửu Nghĩa (đồng chủ biên) (2006), Xây dưng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ đổi mới, Nxb chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2006
Các công trình này đã đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau củatriết học Hàn Phi Tử như những tiền đề hình thành, điều kiện ra đời của triết
học Hàn Phi Tử, các yếu tố Pháp – Thế – Thuật mối quan hệ của nó trong
việc điều khiển xã hội nhằm hướng tới một xã hội ổn định và phát triển, và sựnhận thức về vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền tuy nhiênnhững công trình của các tác giả trên là tài liệu quý giá để đề tài có cái nhìn
hệ thống hơn, tổng quát hơn, sâu sắc hơn về tư tưởng của ông
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích
Đề tài này nhằm mục đích làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởngpháp trị của Hàn Phi Tử Từ đó, nhận thức một cách đầy đủ hơn về vai trò củapháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay
- Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên đề tài có những nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Phân tích những cơ sở hình thành tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử.+ Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học của Hàn Phi Tử
về pháp – thế – thuật, đồng thời vạch ra những giá trị và hạn chế trong tư
tưởng về pháp trị của Hàn Phi Tử
+ Sự nhận thức vai trò pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa ở Việt Nam hiện nay
+ Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàĐảng cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
+ Ý nghĩa tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đối với sự nhận thức vai tròpháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiên nay
Trang 74 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử của triết học Mác – lênin, quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam về pháp luật, về nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Phương pháp nghiên cứu của đề tài: dựa trên những nguyên tắc cơ bảncủa phép biện chứng duy vật mácxít, cùng với nguyên tắc thống nhất giữalôgic và lịch sử trong việc nghiên cứu một học thuyết triết học Đồng thời đềtài còn sử dụng phương pháp cụ thể như đối chiếu so sánh, phân tích, tổnghợp, khái quát hóa để làm rõ các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra
5 Đóng góp của đề tài
Góp phần làm rõ những giá trị trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử,cũng như vai trò của pháp luật trong pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Namhiện nay
Khóa luận là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên nghành triết họchoặc những ai quan tâm đến vấn đề này
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, đề tài được kết cấuthành 2 chương
Chương 1 Cơ sở hình thành tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử
Chương 2 Ý nghĩa tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đối với việc nhậnthức vai trò pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam hiện nay
Trang 8B NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ 1.1 Bối cảnh lịch sử – xã hội hình thành tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử 1.1.1 Điều kiện lịch sử – xã hội.
Triết học Hàn Phi Tử ra đời trong điều kiện xã hội Trung Quốc đang ởthời kỳ Xuân Thu – Chiến quốc (770 – 221 TCN) Đó là thời kỳ tan rã củachế độ chiếm hữu nô lệ và hình thành chế độ phong kiến sơ kỳ
Đặc điểm của thời kỳ Xuân Thu: về mặt kinh tế, sức sản xuất đã pháttriển, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại
đồ sắt, nhiều công cụ sản xuất bằng sắt xuất hiện, việc dùng bò kéo trở thànhphổ biến Cùng với sự phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, thươngnghiệp, buôn bán cũng phát đạt hơn trước Tiền tệ đã xuất hiện cùng với tầnglớp thương nhân ngày càng có thế lực, như Huyền Cao nước Trịnh, như TửCống – một môn đệ của Khổng tử Trên cơ sở của các nghành kinh tế, ruộngđất giờ đây giao cho từng gia đình để canh tác Đất do nông dân tự vỡ hoangtrở thành ruộng tư ngày càng tăng thêm Bọn quý tộc có thế lực chiếm đoạtruộng đất công biến thành ruộng đất tư ngày một nhiều Chế độ chiếm hữu tưnhân về ruộng đất xuất hiện
Về chính trị xã hội: suốt thời Xuân Thu, vì mệnh lệnh “Thiên Tử’’không còn được tuân thủ, chế độ tông pháp bị phá bỏ trật tự lễ nghĩa, cươngthường xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy vi, nên các nước chư hầu đua nhauđộng binh, gây chiến tranh thôn tính tranh giành địa vị của nhau diễn ra liênmiên và vô cùng khốc liệt Lễ nghĩa nhà Chu giờ đây đã trở thành hình thứcsáo rỗng và những thủ đoạn ngoại giao Do vậy dân đã nghèo lại càng thêmđói khổ, nên như ở nước Tấn “thây người chết đầy đường”
Thời Xuân Thu có khoảng 295 năm thì đã xảy ra 485 cuộc chiến tranh.Đầu Tây Chu có hàng ngàn nước, đến cuối thời Xuân Thu chỉ có hơn một
Trang 9trăm nước và những chư hầu mạnh lên thi đua nhau làm bá chủ thiên hạ…trong số những nước hùng mạnh nhất thời bấy giờ chỉ có năm nước, gọi làcục diện ngũ bá gồm: Tề, Tấn, Tần, Sở, Tống Những quốc gia này mạnh vàlàm chủ các nước chư hầu khác là do ông vua trị vì dựa trên sức mạnh củabạo lực và áp bức, hoàn toàn đối lập với cách cai trị của “vương đạo” thi hành
“nhân nghĩa”, “lấy đức thu phục nhân tâm, chủ giáo hóa con người” Mới đầucục diện “ngũ bá” có Hoàn Công nước Tề, Văn Công nước Tấn, Mục Côngnước Tần Chính trong điều kiện lịch sử xã hội đặc biệt đó, đã nảy sinh ra mộtloạt các nhà tư tưởng, các trường phái triết học, đại diện cho tầng lớp, giai cấptầng lớp khác nhau, đấu tranh với nhau không kém phần sôi động và quyếtliệt, như âm Dương gia, Nho gia, Lão giáo, Mặc gia, Danh gia, với các triếtgia nổi tiếng như Khổng Khâu, Mặc Định, Lão Tử, Dương Chu… tạo nên bộmặt và không khí đặc biệt trong lĩnh vực chính trị và tư tưởng ở Trung Quốc
cổ đại
Thời kỳ Tây Chu (khoảng XI – 771 TCN) khi nhà Chu còn thịnh, chế độtông pháp và trật tự lễ nghĩa nhà Chu còn được duy trì Từ thời Chu LệVương đến Chu U Vương mâu thuẩn nội bộ của nhà Chu ngày một trở nêngay gắt
Trong thôn xã có sự phân hóa giai cấp mạnh mẽ, một số nhỏ nông dântrở thành địa chủ phú nông, đa số nông dân nghèo đói, mất ruộng hay phảibán ruộng, đi cấy rẽ cày mướn trở thành tá điền Do có chế độ tự mua bánruộng đất, bọn quý tộc địa chủ, thương nhân giàu có chiếm đoạt hết ruộngđất của nhân dân và chúng chuyển sang hình thức thuê mướn nhân công.Quan hệ sản xuất phong kiến nông nô xuất hiện, dần dần chiếm ưu thế trongnông nghiệp
Năm 362 TCN, trong tất cả những quốc gia độc lập và tương đối lớn ởTrung Quốc cổ đại, vương quốc Tần là vương quốc mạnh nhất Tần HiếuCông lên ngôi tích cực phát triển nông nghiệp, củng cố và chuẩn bị binh bị.Nhờ những cuộc cải cách của Thương Ưởng vào những năm 359-350 TCN về
Trang 10chế độ kinh tế, chính trị, hành chính, pháp luật và luật thu thuế mới, khuyếnkhích phát triển nông nghiệp, đã góp phần làm tan rã quan hệ gia trưởng vàchế độ công xã nông thôn trong nước Tần, nhanh chóng làm cho nước Tầnmạnh lên Tới cuối thế kỷ thứ III TCN vua Tần Doanh Chính lên ngôi lần lượtchinh phục các nước khác, thống nhất toàn bộ đất nước Trung Hoa, thiết lậpnên quốc gia phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Trung Quốc Đó là
đế quốc Tần, biến cố này là dấu ấn thay đổi lớn nhất trong lịch sử chính trịTrung Quốc Nó gắn liền với tư tưởng triết học có ảnh hưởng lớn đến đờisống tinh thần xã hội thời đó là trường phái triết học pháp gia mà người đạidiện xuất sắc là Hàn Phi Tử, đã giúp nước Tần thành công trong sự nghiệpthống nhất đất nước
Sự biến đổi toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa thời kỳ này đã tạotiền đề cho sự giải phóng tư tưởng con người thoát khỏi sự chi phối của thếgiới quan thần thoại và tôn giáo thần bí truyền thống, ảnh hưởng sâu sắc đếnquá trình phát triển của tư tưởng triết học
1.1.2 Những Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng pháp trị
Tư tưởng “pháp trị” của Hàn Phi Tử là sự kế thừa, phát triển và kếttinh sâu sắc của các tư tưởng triết học trước đó, đặc biệt là các nhà triết họccủa trường phái triết học Pháp gia, như Quản Trọng, Thận Đáo, Thân BấtHại, Thương Ưởng… Hàn Phi Tử đã phát triển tiếp theo “Thuật”, “Thế”,
“Pháp” lên một trình độ mới, đồng thời thống nhất chúng trong một họcthuyết duy nhất
Quản Trọng (khoảng thế kỷ VI TCN) tên là Di Ngô Ông có tài trong
chính trị Lúc đầu ông là nho gia, sau đó nghiên cứu Pháp gia và chuyển từ
“Đức trị” sang “Pháp trị” Người ta cho rằng ông là người đầu tiên bàn về vaitrò của pháp luật như là cách trị nước và chủ trương công bố pháp luật chodân chúng Tư tưởng của ông được thể hiện ở những điểm chủ yếu:
Một là, mục đích trị quốc của ông là làm cho phú quốc, binh cường,
“kho lẫm đầy đủ rồi mới biết lễ tiết, y thực đủ mới biết vinh nhục”
Trang 11Hai là, muốn có phú quốc, binh cường, một mặt Quản Trọng đề xướng
và thực hiện các cải cách như: coi trọng và phát triển cả nông nghiệp, côngnghiệp và thương nghiệp; áp dụng cho chính sách “ngụ binh ư nông” (gửiviệc binh vào nghề nông) Trên cơ sở này mà tổ chức lại quân đội, luyện tậpthường xuyên Mặt khác, Quản Trọng đề ra và thực hiện lệ “cho chuộc tội”;
“tội nặng thì chuộc bằng một cái áo tế giáp (áo giáp bằng da con tế), tội nhẹthì chuộc bằng một cái quy thuẫn (cái thuẫn bằng mai rùa); tội nhỏ thì nộpkim phí, tội còn nghi thì tha hẳn, còn hai bên thua kiện nhau mà bên nào cũng
có lỗi một phần thì ông bắt nộp mỗi bên một bó tên rồi xử hòa”
Ba là, Quản Trọng chủ trương trong phép trị nước phải đề cao: “luật,hình, lệnh, chính” Luật là để định danh phận cho mỗi người, lệnh là để chodân biết việc mà làm, hình là để trừng trị những kẻ là trái luật và lệnh, chính
là để sữa cho dân đi đường ngay lẽ phải Ông cho rằng, luật pháp phải côngkhai rõ ràng, phải dạy cho dân biết luật pháp và khi thi hành phải giữ lòng tinđối với dân
Bốn là, trong khi đề cao “luật pháp”, Quản Trọng cũng rất chú trọng đếnđạo đức, lễ, nghĩa, liêm… trong phép trị nước Khổng Tử khoe rằng: “QuảnTrọng giúp Hoàn Công khiến Hoàn Công làm bá (lĩnh tụ) các chư hầu, thiên
hạ quy về một mối, nhân dân đến nay còn mang ơn ông…”; và Hoàn Côngchín lần họp chư hầu mà không dùng võ lực uy hiếp họ, đó là tài sức củaQuản Trọng Nhân đức của ông ấy ở đó, nhận thức của ông ấy ở đó”
Như vậy có thể nói rằng, Quản Trọng là thủy tổ của Pháp gia, đồng thời
là “cầu” nối giữa Nho gia và Pháp gia Ông là người biết trọng nhân, nghĩa,
lễ, tín và biết vận dụng luật pháp vào thực tiễn cuộc sống để “trị quốc, bìnhthiên hạ”
Thân Bất Hại (khoảng 401 – 337 TCN) là người đất Kinh thuộc nước
Trịnh chuyên học về hình danh; trước làm một chức quan nhỏ ở nước Trịnh,sau được Chiêu Li Hầu dùng làm tướng quốc nước Hàn Là người xuất thân
từ giai cấp quý tộc mới chủ trương ly khai “đạo đức”, chống “lễ” đề cao
Trang 12“thuật” trong phép trị nước Tư tưởng của ông được thể hiện thông qua thiên
“Định pháp” và thiên “Ngoại trữ thuyết hữu thượng” của Hàn Phi Tử
Theo Hàn Phi Tử, “Thuật” của Thân Bất Hại là phương pháp, thủ đoạntrị nước của người cầm quyền (nhà vua), nó là cái “bí hiểm” không được lộ
ra cho bề tôi biết là vua (chúa) sáng suốt hay không, biết nhiều hay ít, yêuhay ghét mình, ham muốn cái gì hay không… nếu không, bề tôi sẽ đề phòng,
dễ dàng nói dối, lừa gạt bề trên Bậc vua chúa là cái đích của lợi hay hại, do
đó nhiều người nhắm vào, cho nên bậc làm vua chúa bị lừa dối Vì vậy chonên bậc làm vua chúa để lộ cái yêu và cái ghét của mình thì những người sẽnhân đó, làm cho vua bị lừa dối Lời nói vua chúa mà không thông suốtxuống dưới thì bọn bầy tôi sẽ làm hại tới lời nói và vua chúa sẽ không còn làthần thánh nữa
“Thuật” còn có nghĩa là theo thuật hình danh “Trị bất du quan, tuy triphất ngôn”, tức là người giữ một chức quan nào đó phải làm đúng chức tráchbổn phận của mình, ngoài chức trách, bổn phận này thì cái gì biết cũng khôngđược nói “Thuật” là phải tùy tài mà giao chức quan, theo danh vị mà tráchlấy việc thực, nắm quyền sinh sát, xét tài năng của cả quần thần, đó là điều mànhà vua phải nắm lấy” Hàn Phi Tử nhận xét rằng, làm đúng bổn phận củamình, cái đó được biết mà không nói thì là sai
Thận Đáo (370 – 290 TCN) là người nước Triệu Tư tưởng triết học của
ông chịu ảnh hưởng quan điểm “đạo” tự nhiên, “vô vi” thuần phác của Lão
Tử Tuy nhiên, về chính trị ông chủ trương trị nước bằng pháp luật Theo ông,pháp luật phải khách quan như vật “vô vi”; điều đó loại trừ thiên kiến chủquan, riêng tư của người cầm quyền Trong phép trị nước Thận Đáo đặc biệt
đề cao “thế” trị nước
Theo Hàn Phi Tử thì Thận Đáo bàn về “thế” như sau: “Con phi long cưỡimây mà bay (lên trời) Con xà đằng (một loại rắn như rồng, không có chân)chế ngự sương mù mà lượn (trong đó) Mây tan sương tạnh rồi thì hai con đócũng như con giun, con kiến vì mất chỗ dựa Người hiền mà chịu khuất kẻ bất
Trang 13tiếu là vì quyền thế nhẹ, địa vị thấp; kẻ bất tiếu mà phục được người hiền là vìquyền trọng, địa vị cao Do vậy tôi biết rằng quyền thế và địa vị đủ để nhờcậy được, mà bậc hiền, trí không đủ cho ta hâm mộ Cây ná yếu mà bắn đượcmũi tên lên cao là nhờ sức gió đưa đi, kẻ bất tiếu mà lệnh ban ra được thihành là nhờ sức giúp đỡ của quần chúng… Do đó mà xét thì hiền và trí không
đủ cho đám đông phục tùng, mà quyền thế địa vị đủ để khuất phục ngườihiền” Như vậy, “thế” trong phép trị nước của Thận Đáo là địa vị, quyền hànhcủa người cai trị, là sức mạnh của đất nước… nó có thể thay được bậc hiền,trí mà “trị quốc bình thiên hạ” Vì vậy, trong thực tế Thận Đáo chủ trương tậpquyền, cấm không được lập các bè đảng, phân biệt và quy định rõ địa vị,quyền lợi của từng lớp người trong xã hội cho rõ ràng
Thương Ưởng – người nước Vệ, tên họ là Công Tôn, xuất thân từ giới
quý tộc nhưng đã sa sút, sống cùng thời với Mạnh Tử, Thân Bất Hại và ThậnĐáo Ông là nhà chính trị có tài được Tần Hiếu Công trọng dụng là tể tướng,trong thời gian này, ông đã hai lần giúp vua Tần cải cách pháp luật, hànhchính và kinh tế, làm cho nước Tần ngày càng hùng mạnh Sau khi Tần HiếuCông chết Huệ Văn Vương lên ngôi, Thương Ưởng bị giết vì bị nghi làmphản, nhưng thực chất là trong việc cải cách, ông đã đụng chạm khá nhiềuđến lợi ích của giai cấp quý tộc cũ, nên bị trả thù bằng những cực hình tànkhốc
Vào năm 359 TCN, ông đề xuất cải cách pháp luật với những nội dung:
tổ chức liên gia, thực hiện chính sách cáo gian; khuyến khích khai hoang, càycấy, nuôi tằm, dệt lụa; thực hiện thưởng cho những người có công và phạtnhững người phạm tội; quý tộc mà không có công thì sẽ bị phạt xuống thườngdân Thiên Định pháp, Hàn Phi Tử viết: pháp luật của Thương quân nói: chémđược một đầu giặc thì thăng một cấp, còn muốn làm quan thì được chức quannăm mươi thạch lương Chém được hai đầu giặc thì thưởng hai cấp, còn muốnlàm quan thì được chức quan một trăm thạch lương” Thực hiện chính sáchnày thì trong vòng mười năm nước Tần sẽ mau chóng mạnh lên
Trang 14Vào năm 350 TCN, Thương Ưởng lại thực hiện biện pháp một lần nữa,lần này chủ yếu thiên về cải cách hành chính như: khuyến khích khai hoang,thực hiện một thứ thuế thống nhất và công bằng cho mọi người, thống nhất đồ
đo lường… do vậy, chỉ một thời gian ngắn nước Tần đã mạnh hẳn lên và lầnlượt thôn tính sáu nước Ngụy, Tề, Yên, Sở, Hàn, Triệu để thống nhất toàn bộTrung Quốc Trong phép trị nước, Thương Ưởng đề cao “pháp”, theo ôngpháp luật phải nghiêm, ban bố cho dân ai cũng biết, kẻ trên người dưới aicũng phải thi hành, ai có tội thì phạt và phạt nặng Đó là cách “dĩ hình khửhình” (dùng hình phạt để từ bỏ hình phạt) Hàn Phi Tử nhận xét rằng, “CôngTôn Ưởng trị nước Tần, đặt ra lệnh phải cáo gian, nếu tố cáo sai thì bị tội,năm và mười nhà phải cùng phải chịu trách nhiệm; thưởng hậu mà xác thực,phạt nặng mà cương quyết; nhờ vậy mà dân tận lực làm lụng không nghỉ,đánh đuổi địch, dù nguy cũng không lùi bước, làm cho đất nước ngày cànggiàu mạnh
Sự xuất hiện của triết học Hàn Phi Tử không phải chỉ vì đời sống thựctiễn của xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến quốc, mà còn vì nhữngtiền đề tư tưởng nhất định do những nhà triết học của các trường phái khácnhau, cũng như những đại biểu của Pháp gia trước đó xây dựng
Khi giới thiệu về Hàn Phi Tử nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã nhận xétrằng “ông là người duy nhất của Trung Quốc thực hiện được sự tổng hợp cả
ba học thuyết Nho, Lão, Pháp Ở đó Nho là tài liệu xây dựng, Pháp là cái bảnthiết kế, nhưng Lão mới là kỹ thuật thi công cái ngôi nhà độc đáo” [23;17].Một trong những tư tưởng triết học của các trường phái khác mà Hàn Phi
Tử kế thừa và tiếp thu đó là tư tưởng “chính danh” của Nho gia Với Khổng
Tử xã hội của thời Xuân Thu – Chiến quốc là một hiện thực lộn xộn, cũ mớiđan xen vì thế cần phải “chính danh” cho vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con
ra con Chính danh là điều căn bản của việc làm chính trị, đưa xã hội “loạn”trở lại “trị” “Chính” là làm cho mọi việc ngay thẳng, nếu danh không chínhthì lời nói sẽ không đúng đắn, lời nói không đúng đắn thì việc thi hành sai
Trang 15Khi đó người với người trong xã hội sẽ không tôn trọng nhau, không còn hòakhí, pháp luật lỏng lẻo và người dân sẽ mất nơi trông cậy, nhờ vả Dân không
có chỗ trông cậy nhờ vả thì dân sẽ không còn tin ở bề trên, lúc đó dù muốnhay không xã tắc cũng khó tránh bề suy sụp
Không chỉ có “chính danh” Hàn Phi Tử còn thừa kế tư tưởng “công lợi”,
“thượng đồng” của Mặc gia “Công lợi” theo Mặc gia là căn cứ, tiêu chuẩncao nhất để xem xét thẩm định giá trị của con người Người nhân làm việc đểcầu lấy điều lợi, trừ điều hại cho thiên hạ Mặc gia chỉ ra những điều hại củathiên hạ thời nay như nước lớn đánh nước nhỏ, mạnh đánh yếu, đông hiếpít… và cần phải tìm ra nguồn gốc của những điều hại đó mà trừ để cho dânđược yên ổn, hạnh phúc, đồng thời cũng tìm ra nguyên nhân của điều lợi,
“công lợi” không chỉ là cái đạo của thánh nhân mà còn là cái đức căn bản củacon người, là lợi ích thiết thực cho muôn dân
Với Mặc gia “thượng đồng” có ý nghĩa là dưới luôn luôn phải thuận theo
ý trên và phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của bên trên, là sự thống nhất, tánđồng từ dưới lên trên Tuy nhiên sự tán đồng cao nhất của Mặc gia là phụctùng theo ý trời, thực hiện “kiêm ái” “Thượng đồng” còn là kẻ trên ngườidưới thông tình đạt ý, người trên nếu có việc ẩn bỏ sót cái lợi, kẻ dưới có thểbiết được mà làm lợi cho người trên, kẻ dưới mà có oan chứa, hại tịch ngườitrên có thể biết mà trừ khử họ
Hàn Phi Tử còn kế thừa quan niệm về “đạo”, “đức” và “đạo vô vi” củaĐạo gia, “tính ác” của Tuân Tử Trong tư tưởng của mình “đạo” chiếm vai tròcực kỳ quan trọng trong triết học Lão Tử Nó là nền tảng của mọi vấn đềkhác, chi phối toàn bộ học thuyết của ông Mặc dù trước ông khái niệm “đạo”
đã xuất hiện với nhiều ý nghĩa và tính chất khác nhau như “thiên đạo” “nhânđạo” đến Lão Tử khái niệm “đạo” mang nội dung sâu sắc và hoàn chỉnh hơn
“Đạo” theo Lão Tử mang tính tự nhiên được hiểu như là tính khách quan, vốnnhư thế, không phụ thuộc vào ý chí con người Ông cho rằng mọi sự sinhthành, biến hóa của vạn vật đều từ “đạo” mà ra “Đạo” của Lão Tử nhiều khi
Trang 16được dùng như một thuật ngữ chỉ về trật tự của tự nhiên, về tính quy luật,nhiều khi dùng “đạo” để hình dung vạn vật Có chỗ “đạo” có trước vạn vật, cótrước hiện tượng đầu tiên “Đạo” của Lão Tử là một thứ rất huyền bí, thoáttrần không thể dùng ngôn ngữ và khái niệm để nhận thức về nó.
Gắn với “đạo” trong tư tưởng của Lão Tử còn có “đức” Nếu như “đạo”
là một vật siêu tự nhiên, thần bí khó hiểu thì “đức” là thứ lý sâu sắc phổ biến,
là hình dáng của vạn vật “Đạo” làm cho vật sinh trưởng thành, “đức” làm chovạn vật tốt tươi, “đạo” quán triệt thiên hạ, “đức” của nó trở nên phổ biến… ta
có thể biết được thiên hạ là nhờ vào điểm đó Chính điều này là yếu tố duy vậttrong tư tưởng triết học về bản thể luận của Lão Tử Tiếp thu tư tưởng duy vật
về “đạo” của Lão Tử trong học thuyết triết học của mình Hàn Phi Tử đã đưa
ra quan niệm về “đạo” và “lý” “Đạo” của Hàn Phi Tử là cái khởi đầu củamuôn vật, là tiêu chuẩn phân biệt phải trái, nắm được đạo là biết được nguồngốc của muôn vật, biết then chốt của việc đúng sai Nhà vua chỉ cần nắmđược “đạo” là có thể ngồi yên, vô vi mà vẫn có thể cai trị được quần thần, trịđược nước “Đạo” là cái làm cho muôn vật thành ra như nó tồn tại hiện nay làchỗ dựa của muôn lý, là cái lý của vạn vật [23;187] “ Đạo” không bị hìnhthức hạn chế, mềm yếu theo thời, cùng tương ứng với “lý” Muôn vật được nó
mà sống mà bại mà thành, vì vậy phải biết dụng “đạo” cho đúng Chính Lão
Tử cũng nói rằng cái “đạo” là cái vượt lên trên vạn vật thiên địa, là cái sinh ratrước trời đất yên lặng mênh mông, độc lập hay không thay đổi, có thể lấylàm mẹ sinh ra thế gian ta không biết tên nên tạm gọi nó là “đạo” [Đạo ĐứcKinh chương 25]
Theo Hàn Phi Tử “đạo” chính là quy luật phổ biến của giới tự nhiên, tồntại vĩnh viễn và không thay đổi Còn cái “lý” là sự biểu hiện khác nhau của
“đạo”, trong mỗi sự vật cái bất thường luôn luôn biến đổi Trên cơ sở đó ôngyêu cầu con người không chỉ dựa trên quy luật khách quan để hành động, màcòn phải tùy theo sự biến hóa của “lý”, chống chế độ thủ cựu và bảo thủ
Trang 17Không chỉ là quy luật phổ biến của giới tự nhiên, “đạo” được Hàn Phi
Tử ví như nước có nghĩa là mênh mông rộng lớn, không thể đo lường được
“Đạo” là một thứ mà chúng ta không thể nhận biết được bởi nó không có âmthanh, không có hình dáng, tuy nó tồn tại độc lập nhưng không biến đổi, vàchu hành theo vòng quay của vạn vật Nó là nguồn gốc để vạn vật, thiên địađược sinh ra cùng tồn tại và phát triển Với Hàn Phi Tử trong thế giới này
“đạo” có ở khắp nơi, và vạn vật sinh ra được bắt nguồn từ “đạo” vì “đạo” vốn
là mẹ sinh ra thế gian nên “đạo” nuôi nấng vạn vật trong vũ trụ “Đạo” vậnđộng theo một quy luật chung và đây chính là cái “đạo” của trời đất Tuynhiên trong thế giới này có nhiều cái “đạo” như: tà đạo, chính đạo… từ đó đểphân biệt được phải trái, tốt xấu của “đạo”
Như vậy, theo Hàn Phi Tử “đạo” vừa là nguồn gốc của vạn vật, vừamang tính phổ biến khách quan vì thế nó không thay đổi Còn “lý” là quy luậtriêng nên nó bất thường biến hóa không ngừng Vật lúc còn lúc mất chết sốngcùng nhau, thịnh đó rồi lại suy đó vì vậy không thể gọi là vĩnh viễn “Lý” làcái văn vẻ làm thành vạn vật, để phân biệt hình dạng vạn vật trong vũ trụ.Theo Hàn Phi Tử có cái “lý” xác định rồi mới có cái “đạo” Vật khi có cái
“lý” xác định không thể biến hóa, “lý” chính là cái quy tắc quy luật riêngtrong mỗi điều kiện hoàn cảnh riêng Từ “đạo” và “lý” để nhận thức được sâusắc sự vật và hoạt động có kết quả, Hàn Phi Tử khẳng định mọi hoạt động củacon người đều phải tuân theo quy luật “thể hiện đạo” và “tuân theo lý” Vậndụng học thuyết “đạo” và “lý” vào phép trị nước, Hàn Phi Tử cho rằng, ngàynay, cái “lý” (thế thời, hoàn cảnh) đã thay đổi, thì phép trị nước không thểviện dẫn theo “đạo đức” của Nho gia, “kiêm ái” của Mặc gia, “vô vi” của Đạogia như trước nữa mà trong hoàn cảnh hiện tại (vương đạo suy vi, đất nướcloạn lạc) cần phải dùng pháp trị
Đứng trên lập trường của thế giới quan duy vật, Hàn Phi Tử cho rằng
“đạo” là cái mà con người có thể nhận thức được Nay “đạo” không thể nhìnthấy nhưng thánh nhân nắm lấy chỗ có công hiệu của nó mà thấy được hình
Trang 18dạng của nó [23;188] Đồng thời, ông kiên quyết phản đối mê tín, bói toán, tinvào quỷ thần Ông nhấn mạnh rằng: “Trên thế giới không có gì chứng thựcđược là có quỷ thần, người cai trị tin vào quỷ thần là sẽ mất nước, đánh giặc
mà nhờ cầu khẩn quỷ thần thì sẽ thất bại Hàn Phi Tử còn phản đối lối đoán
mò vô căn cứ và thuyết tiên nghiệm luận duy tâm cho rằng “hành trước vật,động trước lý” đó là tiềm thức Mặc dù trên cơ sở kế thừa nhưng quan niệm
về “đạo” của Hàn Phi Tử có nhiều điểm khác với Lão Tử vì quan niệm củaHàn Phi Tử phản ánh được lịch sử xã hội Trung Quốc thời bấy giờ
Không chỉ dừng lại ở đó triết học Hàn Phi Tử đưa ra quan điểm về quatrình tiến hóa lịch sử, tiến hóa là tiền đề tiếp theo và quan trọng, phản ánh rõnét quan điểm duy vật trong tư tưởng pháp trị của trường phái Pháp gia Vậndụng thuyết “đạo” và “lý” (thời thế hoàn cảnh, điều kiện của xã hội) đã thayđổi thì đạo trị nước phải thay đổi Đây là cơ sở đầu tiên và vững chắc để HànPhi Tử đưa ra và luận chứng quan điểm cho rằng kiểu cai trị theo lối thác cổ
là không phù hợp, thậm chí lừa bịp, sinh loạn và cai trị theo lối thác cổ là tiền
đề quan trọng mà trường phái triết học Pháp gia thấy rõ không thể dùng phápluật như cũ, cũng không thể sử dụng “đức trị”, “kiêm ái”, “vô vi” để trị nước.Nhà vua phải triệt để dùng “pháp - thế - thuật” của Pháp gia để trị nước
Là học trò xuất sắc của Tuân Tử ngoài việc kế thừa học vấn uyên báccủa thầy, của Nho gia Hàn Phi Tử đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng “tính ác” củaTuân Tử nhưng khắt khe hơn khi cho rằng người vốn “đại ác” Hàn Phi Tửcho rằng con người sinh ra là ích kỷ, vị lợi là thích điều lợi mà tìm nó ghétđiều hại mà tránh nó đó là bản tính của con người [23;124]
Tóm lại, quan điểm pháp luật được hình thành khá sớm trong lịch sử
tư tưởng Trung Quốc cổ đại Nó phát triển đến thời Chiến quốc đã hìnhthành nên ba thuyết cơ bản: “thế” của Thận Đáo, “thuật” của Thân Bất Hại
và “pháp” của Thương Ưởng Trong đó mỗi thuyết có vị trí, vai trò quantrọng riêng của mình trong phép trị nước Tuy nhiên, sự tồn tại tách rờigiữa chúng làm bộc lộ những yếu điểm mà tự mình, mỗi thuyết không thể
Trang 19khắc phục được Sự nghiệp thống nhất và phát triển của đất nước TrungQuốc đòi hỏi phải phát triển tiếp theo “thế”, “thuật”, “pháp” lên một trình
độ mới, đồng thời phải thống nhất chúng trong một học thuyết duy nhất.Người đảm nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này là nhà triết học và
luật học – Hàn Phi Tử.
1.1.3 Thân thế và sự nghiệp của Hàn Phi Tử
Hàn Phi Tử (280-233 TCN) được coi là nhà tư tưởng số một của
trường phái Pháp gia thời Xuân thu – Chiến quốc đồng thời cũng là một
nhà văn hóa xuất sắc
Hàn Phi Tử là con vua nước Hàn nhưng không phải là người được kế vịngôi báu Bản thân Hàn Phi Tử nổi tiếng là người thông minh, ham học vàhọc rất giỏi, là người có năng khiếu đặc biệt về văn học Ông nói ngọng,không có sở trường nói chuyện, nhưng lại rất giỏi viết lách
Xuất thân từ tầng lớp danh gia vọng tộc là con vua một nước chư hầu lớnthời Chiến Quốc cho nên ngay từ nhỏ Hàn Phi Tử đã nhận thấy rõ mối quan
hệ giữa nhà vua và bề tôi, nhận thức được mặt hạn chế của cách cai trị đấtnước lúc bấy giờ Chính vì vậy điều làm ông canh cánh suốt cuộc đời là làmsao đưa ra được cách cai trị nước tốt nhất để chấn hưng và bảo tồn đất nước,
từ trường học của nước Tề trở về nước, thấy nước Hàn ngày càng suy yếu,ông đã nhiều lần viết thư cho vua Hàn và mong muốn thực hiện được cuộc cảicách toàn diện nhưng không được chấp thuận Như vậy, mong muốn từ nhỏcủa ông đã không được thực hiện nên ông quan tâm hơn tới việc xây dựngmột học thuyết có tính thống nhất để cho đời sau sử dụng, trong đó nội dungchủ yếu là phục vụ cai trị và quản lý đất nước Ngoài việc lấy kinh nghiệm,kiến thức chắt lọc từ các học giả trước đó như Khổng Tử, Mạnh Tử… cũngnhư tiếp thu tư tưởng của Tuân Tử, Hàn Phi Tử là người kế thừa những đạidiện của phái pháp gia trước đó như: Quản Trọng (730-645 TCN), Ngô Khởi(440-381 TCN), Thương Ưởng (380-338 TCN)…
Trang 20Hàn Phi Tử đã nhiều lần dâng sớ tới vua Hàn để hiến kế sách cứunước, nhưng vua Hàn không nghe lời ông Tuy vậy, bộ Hàn Phi Tử đãđược lan truyền tới tay vua Tần Tần Thủy Hoàng khi đọc xong “Cô phẫn”
và “Ngũ đố” đã hết sức thán phục, bảo: “ta được làm bạn với người này
có chết cũng không hối hận”
Một thời gian sau, Tần cất quân đánh Hàn Hàn Vương Anh lúc đầukhông tin dùng Hàn Phi Tử, bây giờ mới cảm thấy lo lắng, Vương Anhbèn cho mời Hàn Phi Tử vào cung và cử ông làm sứ sang nước Tần để hòagiải mông cứu được đất nước khỏi họa xâm lăng Vốn là người yêu nước,Hàn Phi Tử đã nhận lãnh sứ mạng đó Đi sang nước Tần, vua Tần rấtmừng đón tiến ông nhưng cũng không tin dùng ông Lý Tư mặc dù là bạnhọc của Hàn Phi nhưng do ghen ghét với tài năng của bạn, sợ vua Tầntrọng dụng Hàn Phi cho nên đã thừa dịp này nói xấu ông Lý Tư cho rằng:
“Hàn Phi là người nước Hàn, rốt cuộc ông ta vẫn tận trung với nước Hànchứ không tận trung với nước Tần đâu Nhà vua không dùng ông ta, giữông ta ở đây lâu rồi trả về nước Hàn, chi bằng buộc tội ông ta rồi giết đi”.Tần Thủy Hoàng cho là phải và giam ông vào ngục tối Lý Tư vẩn chưahài lòng sợ vua Tần đổi ý nên đã sai người đem thuốc độc cho Hàn Phi,bảo Hàn Phi nên sớm tự tử ở trong ngục Hàn Phi xin được yến kiến vuaTần để trần tình nhưng không được Đến lúc Tần Thủy Hoàng suy nghĩ lạimuốn tha cho ông thì Hàn Phi đã về nơi chín suối Đó là năm 233 TCN
Ba năm sau khi Hàn Phi Tử mất, nước Hàn bị tiêu diệt Mười hai năm sau
đó, Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ
Hàn Phi đã không có chỗ dung thân ở nước Tần Tuy nhiên, những tưtưởng của ông đề ra thì lại hết sức quan trọng trong chính sách cai trị của nhàTần Tần Thủy Hoàng cùng với Lý Tư đã hết sức đề cao học thuyết của pháipháp gia, đặc biệt là tư tưởng pháp trị Tư tưởng pháp trị đã đáp ứng được nhucầu lịch sử lúc bấy giờ là phải có một chính quyền mạnh để thống nhất TrungQuốc Nhà Tần đã bỏ hẳn tư tưởng của Nho gia, Đạo gia, Mặc gia… ra khỏi
Trang 21đường lối cai trị của mình và độc tôn Pháp gia Chính vì áp dụng học thuyếtpháp gia mà nhà Tần đã thống nhất được thiên hạ, chấm dứt được thời kỳhàng chục, hàng trăm nước chư hầu lớn nhỏ tranh hùng, tranh bá, mở ra mộtthời kỳ thống nhất cho lịch sử Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học thì Hàn Phi bắt đầu viếtsách khoảng năm thứ 8 đời Trần Thủy Hoàng Theo Sử Ký của Tư MãThiên thì năm, sáu năm sau khi Hàn Phi đi sứ Tần, cả Lý Tư và Tần ThủyHoàng đều đã được đọc tác phẩm của ông Tư Mã Thiên cũng cho rằngtác phẩm của Hàn Phi trên mười vạn chữ và có những thiên như Cô phẫn,Ngũ đố, Nội, Ngoại trừ, Thuyết lâm, Thuế nan… mà không cho biết trọn
bộ có bao nhiêu thiên Trần Khải Thiên đã có sự sắp đặt lại chia thànhmười quyền theo quy tắc những thiên nào quan trọng nhất như Hiền Ngọc,Ngũ đố, Nạn thế… thì đưa lên trên còn những thiên kém quan trọng hoặccòn nghi ngờ không phải của Hàn Phi thì đưa xuống dưới
Theo sự nghiên cứu của Nguyễn Hiến Lê có tham khảo thêm ý kiến củaTrần Khải Thiên có thể phân chia các thiên của Hàn Phi theo cách sau
Các thiên chắc chắn của Hàn Phi: Nam ngôn, Cô phẫn, Thuế nan,Hòa thí, Bị nội, Nan diện, Thuyết lâm hạ, Nội trừ thuyết thượng,Ngoại trừ thuyết hửu hạ, Nạn thất, Nạn tam, Nạn tứ, Nạn thế, Vậnbiến, Ngụy sử, lục phản, Ngũ đố, Hiến học, Trung hiếu
Các thiên còn tồn nghi hoặc có phần là của Hàn: Tồn Hàn, ÁiThần, Hửu độ, Nhị Bính, Bát gian, Thập quá, Gian kiếp thĩ thần,Vong trưng, Tam thủ, Thuyết ngữ, Bát thuyết, Bát kinh… Nhân chủ,Sức lệnh, Tâm độ, Thế than…
Qua tác phẩm của Hàn Phi Tử chúng ta thấy được tư tưởng, nội dung họcthuyết của Hàn Phi khá rõ ràng về lịch sử quan, thế giới quan Nhưngphần có giá trị nhất của Hàn Phi cho triết học nói riêng và lịch sử TrungQuốc nói chung là tư tưởng pháp trị
Trang 221.2 Nội dung tư tưởng pháp Trị của Hàn Phi Tử
Triết học Hàn Phi được coi là tập đại thành triết học Pháp gia, tư tưởngpháp trị của ông là tổng hợp của pháp, thế, thuật đó là ba thứ kiêm dụng, làphương châm trị quốc cơ bản của Hàn Phi Tử, cũng là nội dung trọng tâm của
lý luận quản lý pháp gia của ông Nó là một sách lược, cũng là phương pháptrị quốc thiết thực Sau đây chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu nội dung của từngthuyết một
1.2.1 Tư tưởng của Hàn Phi Tử về pháp
Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại tư tưởng về Pháp và hình pháp xuấthiện rất sớm Trong tư tưởng Trung Quốc “pháp” là một phạm trù triết họcđược hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: pháp là thể chế quốc gia, là chế độ chính trị, xã hội củađất nước
Theo nghĩa hẹp: pháp là những điều luật, luật lệ, hiến lệnh, quy định cótính chất khuôn mẫu mà mọi người trong xã hội phải tuân thủ Pháp do vuaban hành để điều khiển xã hội, còn hình pháp tức là bộ luật do vua ban hành
để trừng trị kẻ có tội
Trước Hàn Phi Tử, Nho gia dùng chữ pháp theo nghĩa phép tắc, lễ giáo,chẳng hạn “hậu vương chi pháp” (phép tắc của hậu vương), “tiên vương chipháp” (phép tắc của tiên vương)
Theo các nhà nghiên cứu thì có lẽ Quản Trọng là người đầu tiên bàn vềpháp Quản Trọng khẳng định rằng pháp luật là quy tắc của thiên hạ Lấypháp luật mà giết, mà trị tội thì dân chịu mà không oán, lấy pháp luật mà địnhcông lao thì dân nhận thưởng mà không cho là ân đức… cho nên dùng phápluật mà khiến dân thì họ theo, không có pháp luật thì dân dừng lại Dân lấypháp luật chống nhau với quan lại Người dưới lấy pháp luật phục vụ ngườitrên, cho nên bọn dối trá không thể lừa chủ, bọn ghen ghét không có cái bụngcủa kẻ giặc, bọn xu nịnh khoe cái khéo ngoài ngàn dặm không dám làm điềutrái Chính trường phái triết học Pháp gia mà đại biểu là Hàn Phi Tử nói tới
Trang 23pháp là luôn chỉ pháp luật của nhà nước tức là những luật lệ, quyền hànhthưởng phạt…
Pháp là một nội dung quan trọng trong học thuyết của Hàn Phi Trongthiên Định pháp Hàn Phi Tử đã định nghĩa Pháp như sau “Pháp là hiến lệnhcông bố ở các công sở, thưởng hay phạt đều được dân tin chắc là thi hành,thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽtheo Pháp” [11;273] Nho gia nói pháp tức muốn nói tới những phép tắc, quytắc còn Pháp gia nói tới pháp là luôn chỉ nói tới pháp luật Trong thiên hữu độHàn Phi Tử đã ví pháp với dây mực, cái thủy chuẩn, cái quy, cái củ tức lànhững cái dùng để đo lường, dùng để làm tiêu chuẩn cho cái khác Pháp luật
là một thứ tiêu chuẩn để biết đâu là phải, đâu là trái, đâu là chính, đâu là tà, đểkhen, chê, thưởng phạt đúng người, đúng công việc
Do sự thay đổi của lịch sử xã hội, người ngày càng nhiều mà của cải thìlại khan hiếm cho nên nạn cướp bóc của cải xảy ra nên người ta phải sử dụngpháp luật để điều chỉnh xã hội Do yêu cầu, kẻ thống trị phải căn cứ vào nhucầu khách quan của lịch sử, tùy đặc điểm, hoàn cảnh, thời thế mà lập ra chế
độ, đặt chính sách, phương pháp trị nước mới cho thích hợp vì không có mộtpháp luật nào đúng với mọi thời đại Hàn Phi Tử còn biện luận “pháp trị dânkhông cố định, chỉ dùng pháp luật để trị mà thôi” Pháp luật mà biến chuyểntheo thời đại thì thiên hạ trị… vì thế thời thế thay đổi thì pháp luật cũng cầnthay đổi Đây là quan điểm thể hiện rõ tính duy vật và tư tưởng biện chứng tựphát về lịch sử và phương pháp trị nước của Hàn Phi Tử Tư tưởng này củaông đã được người sau lấy làm chuẩn mực cho sự biến đổi của xã hội và phápluật để thực hiện nước giàu binh mạnh
Như đã tìm hiểu tư tưởng dùng pháp luật để trị nước không phải đến HànPhi mới có mà tư tưởng này đã có từ Quản Trọng đến Thương Ưởng và dầndần phát triển thêm theo chiều dài của lịch sử Điểm đáng chú ý ở đây là sựtôn quân càng tăng thì ý thức pháp luật càng mạnh Nho gia tuy cũng rất đềcao vua nhưng coi vua chỉ nhận sứ mệnh của trời nên vua cần có đạo đức
Trang 24Nho gia chỉ biết đề cao đạo đức, về bổn phận chứ không đề ra pháp luật Tráilại, Pháp gia lại cho rằng vua cần phải áp dụng theo pháp luật để cai trị nước.Mặc dù vua là người đề ra pháp luật, xét xử người vi phạm nhưng vua cũngphải thừa hành pháp luật, làm đúng theo pháp luật để làm gương cho kẻ khác.Như vậy, vua vẫn bị một vòng Kim cô khống chế, đó chính là pháp luật Đốitượng của pháp luật, theo ông là toàn bộ xã hội chứ không phải là một lớpngười nào Trị nước an dân không có gì hiệu quả bằng thực hiện pháp luật,song “Pháp luật không hòa theo người sang Sợi dây rọi không uốn mình theocây gỗ cong” trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúngkhông bỏ sót kẻ thất phu Hàn Phi cho rằng vua là tượng trưng cho quốc gia
do đó vua là người nắm quyền đề ra pháp luật Tuy nhiên, không phải vuamuốn đề ra, áp đặt pháp luật ra sao cũng được mà khi xây dựng pháp luật phảituân thủ theo nguyên tắc nhất định sau:
Nguyên tắc thứ nhất, luật pháp phải hợp thời Hàn Phi cho rằng xã hội
luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng, đời sau không giống đời trướccho nên pháp luật cũng phải tùy cơ, tùy hoàn cảnh mà đề ra cho phù hợp.Tập cổ là điều đáng quý nhưng nếu không đúng lúc, không phù hợp sẽ trởnên lố lăng, kệch cỡm, nếu không muốn nói là đôi khi còn phản tác dụng.Trong thiên Tiên độ có câu: “Pháp luật cùng với thời mà thay đổi thì nướctrị, trị dân mà hợp với đời thì có kết quả Thời thay mà pháp luật không đổinước loạn, đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị chia cắt Chonên thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà đổi, cấm lệnh cùng với đời
mà biến” [11;276] Như vậy, theo quan niệm của Hàn Phi Tử, pháp luật
trước hết phải hợp thời, tức là phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xãhội của đất nước trong thời gian đó Khi điều kiện thay đổi, hoàn cảnh thayđổi thì pháp luật cũng phải có sự biến đổi cho phù hợp, có như vậy đất nướcmới phát triển lên được
Xuất phát từ quan điểm biện chứng về lịch sử xã hội loài người Hàn Phi
Tử cho rằng pháp luật phải thay đổi theo sự thay đổi của thời đại Vì lịch sử
Trang 25xã hội luôn luôn biến đổi, từ trước tới nay không có một xã hội nào tồn tạivĩnh viễn, mỗi một xã hội có một hệ thống pháp luật phù hợp để trị vì xã hội
và pháp luật đó phải tương ứng với trình độ phát triển của xã hội Vì vậytrong thiên Tâm độ về việc pháp, Hàn Phi Tử viết: “Dân chúng chất phát, chỉcần dùng thanh danh tốt hoặc thanh danh xấu để chế ước họ cũng quản lý họtốt Người trên xã hội trí xảo gian trá thì phải dùng hình phạt chế ước mớikhiến họ phục tùng Đất nước thời đại phát triển rồi mà biện pháp quản lýkhông thay đổi thì sẽ hổn loạn, người trí xảo càng nhiều mà lệnh cấm khôngthay đổi thì nước sẽ suy yếu Cho nên, thánh nhân cai trị dân chúng pháp thếtùy theo sự phát triển trí năng mà cải đổi” [9;588-589]
Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết, dễ thi hành Trong Thiên Ngũ
đố, Hàn Phi viết “ Pháp luật không gì bằng thống nhất; cố định để cho dân dễbiết” [11;277] Thống nhất ở đây có nghĩa là pháp luật phải quy định cho cảnước theo chứ không phải chỉ áp dụng cho một vùng riêng biệt nào đó Nếulàm như thế thì dân không biết mà vô tình phạm pháp mất Thống nhất còn có
ý nghĩa là khi ban hành lệnh mới, các luật lệ mới thì phải bỏ pháp lệnh cũ đi,nếu không thì kẻ gian sẽ lợi dụng tình trạng mập mờ đó, dùng pháp lệnh nào
đó có lợi cho họ mà theo
Như vậy, tư tưởng của Hàn Phi Tử rõ ràng rất tiến bộ Vì pháp luật thìkhông thể nào khác như thế được không thể có một bộ luật nào có thể đem ápdụng cho mọi thời đại được
Nguyên tắc thứ hai, Theo Hàn Phi Tử thì pháp luật là để cho toàn dân
theo, do vậy phải làm thế nào để cho dân dễ biết và dễ thi hành kể cả nhữngngười không có học cũng hiểu được Ông viết: “Cái gì mà kẻ sỹ có óc tinh tếmới biết được thì không nên ban hành làm lệnh, vì dân không phải người nàocũng có óc tinh tế cả Cái gì mà bậc hiền mới làm được, thì không nên dùnglàm phép tắc vì không phải người dân nào cũng hiền cả” [11;278] Điều đó cónghĩa là pháp luật phải được soạn sao cho minh bạch, dễ hiểu ai cũng có thểhiểu được một cách đúng đắn, chính xác Nếu lời văn cao siêu quá thì người
Trang 26dân khó biết mà thực hiện, nếu lời văn tĩnh lược hoặc dài dòng quá sẽ gây ratình trạng hiểu mập mờ, hiểu nhầm hoặc lợi dụng sự sơ hở của câu chữ để thulợi về mình.
Pháp luật soạn thảo ra cũng cần phải được phổ biến rộng rãi cho dân dễbiết và thi hành, không nên chỉ truyền bá pháp luật trong giai cấp thống trị,trong tầng lớp quan lại mà phải có mở rộng cho toàn dân biết Để phổ biếnpháp luật rộng rãi cho dân có thể dùng theo ba cách sau:
Thứ nhất; là viết hay khắc lên thẻ tre treo ở những chỗ công cộng, những
chỗ đông đúc người qua lại (người ta gọi là trúc hình) Cũng có thể đúc cácđiều luật lên các đỉnh bằng sắt nhưng các đỉnh này chỉ được trưng bày ở trongcung hoặc miếu đường, dân ít được biết nên khó phổ biến hơn “trúc hình”
Thứ ha; là để quan lại dạy pháp luật cho dân, lấy quan lại làm thầy, lấy
các điều luật làm sách Chính sách “Lấy pháp luật mà dạy dân” được đề cậpđến trong thiên Ngũ đố
Nguyên tắc Thứ ba, pháp luật phải công bằng, pháp luật soạn thảo ra
phải đem lại quyền lợi như nhau cho mọi người dân, không kể sang hèn, số íthay số nhiều Có như vậy thiên hạ mới không loạn Nhìn chung, các Pháp giađều mong muốn có sự công bằng, bình đẳng trong thiên hạ Tuy nhiên, sựcông bằng trong Pháp gia không bao giờ hàm cả tình thương Ở đây, nếu Phápgia kết hợp giữa “lý” với “tình” thì thật tuyệt
Sự công bằng, bình đẳng trước pháp luật là một tư tưởng rất tiến bộ củaPháp gia Nó hoàn toàn ngược với tính chất giai cấp của “lễ” trong Nho gia
Do vậy, chủ trương bình đẳng trước pháp luật là một tư tưởng hết sức tiến bộ.Thương Ưởng và Hàn Phi đã dùng pháp luật để loại trừ đặc quyền đó của tầnglớp quý tộc, kéo họ xuống ngang hàng với bình dân
Hàn Phi Tử viết: “Bậc thánh nhân coi sự thực của sự phải quấy, xét tìnhhình trong sự trị loạn, cho nên trị nước thì mình định pháp luật, đặt ra hìnhphạt nghiêm khắc để cứu loạn cho quần chúng, trừ họa cho thiên hạ, khiếncho kẻ mạnh không lấn người yếu, đám đông không hiếp đáp số ít, người già
Trang 27được hưởng hết tuổi già, trẻ em được nuôi lớn, không ai bị xâm hại, vua tôithân nhau, cha con bảo vệ nhau… ” [3;279].
Trong thiên Định pháp, Hàn Phi nói rằng pháp là công cụ của đế vương.Các bậc vua chúa muốn cai trị đất nước mà không dựa trên pháp luật thì nước
sẽ loạn Nhưng nếu đất nước có pháp luật mà nhà vua không dùng luật để biết
kẻ gian thì dù nước có giàu mạnh đến mấy cũng chỉ có lợi cho quan lại, chođại thần mà thôi
Các pháp gia cũng như Hàn Phi Tử chỉ muốn dùng pháp luật công bằng,không thể dùng tình thương để điều khiển pháp luật, tuy nhiên công bằng theocách hiểu của Hàn Phi Tử là của mọi người chẳng kể sang hèn đều tôn trọngpháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật Quan điểm tiến bộ này của Hàn Phi
Tử trái ngược với chính sách thời trước đây Ngay từ thời Thương Chu, xã hội
đã có sự phân hóa giai cấp rõ rệt, người ta đã áp dụng hai phương pháp trị dâncho hai tầng lớp khác nhau: một là, lễ làm thành pháp điển danh dự, bất thànhvăn chi phối cách ứng xử của tầng lớp quý tộc gọi là quân tử, quý tộc không
bị hình phạt như thứ dân, không bị trị theo phép nước mà được xử theo lễ tức
là lệ riêng của các quý tộc với nhau Hai là, hình chỉ áp dụng riêng cho tầnglớp thứ dân, gọi là tiểu nhân
Thực hiện công bằng pháp luật phải nghiêm minh không tránh ngườithân, ai có công thì thưởng có tội thì phạt để làm gương cho thiên hạ tuântheo Trong thiên Ngoại trữ thuyết hữu thượng Hàn Phi Tử nói: “chấp hànhhình phạt không thể tránh người thân và đại thần, thi hành cả với người màđại nhân sủng ái”[25;79-80]
Bên cạnh đó do điều kiện xã hội lúc bấy giờ, quan niệm về “pháp” củaHàn Phi Tử có những hạn chế mà chúng ta không thể nhắc tới… trong tưtưởng của mình Hàn Phi Tử nhiều lúc quá đề cao pháp luật, xem pháp luật làtiêu chuẩn của xã hội nhưng pháp luật chỉ sử dụng đối với dân chúng còn vuakhông chịu sự chi phối của pháp luật, địa vị của vua chúa cao hơn pháp luật,cho nên vua chúa không nên theo pháp luật Pháp luật được xây dựng trên
Trang 28quyền lợi của một ông vua, một xã hội nô lệ toàn dân trong đó vua là ngườinắm mọi quyền hành Mọi người dân đều bình đẳng dưới thân phận nô lệ.Pháp luật đề ra để phục vụ một người chứ không phải giai cấp Sự bình đẳng
mà pháp luật chủ trương là sự bình đẳng của nô lệ trước pháp luật với nhau
Nguyên tắc thứ tư, pháp luật phải mang tính phổ biến: do chính trị xét về
mặt rộng, cần phải đòi hỏi có hiệu quả phổ biến và tất nhiên, đối tượng là toànthể dân chúng, chứ không phải là một thiểu số người ưu tú hướng thiện Ôngcho rằng cảm hóa bằng đạo đức chỉ có công hiệu mang tính cục bộ, ngẫunhiên, trong khi đó pháp trị lại có thể đồng nhất giữa lời nói và hành động củatoàn dân, cũng có thể đòi hỏi dân chúng phải tuân theo pháp luật như vậyPháp trị là rất phù hợp với nhu cầu thực tế Điều đó không có nghĩa Hàn Phiphủ định đạo đức, chỉ có điều là ông suy nghĩ một cách lạnh lùng đến nỗikhông thể dựa vào đạo đức, ông không phủ nhận có nhiều người dân lươngthiện, nhưng đối tượng của chính trị là toàn thể dân chúng thì cần phải chú ýđến mọi loại người Chính vì vậy pháp luật còn phải đạt được hiệu quả phổbiến và tuyệt đối Đó cũng là nhân tố quan trọng
Theo Hàn Phi Tử pháp luật phải nghiêm cũng khẳng định: “Áp dụngpháp luật thì kẻ trí phải theo mà kẻ dũng cũng không dám cãi, khiến cho toàndân noi theo một người thì không gì bằng pháp luật Pháp luật phân minh thìngười được coi trọng, không bị lấn thì vua mạnh, nắm được mối quan trọng,
vì vậy tiên vương quý pháp luật mà truyền lại cho đời sau”
Hàn Phi Tử nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của pháp luật đối vớiquản lý xã hội Tuy nhiên, chỉ có pháp luật thôi thì chưa đủ mà phải cần cóthế để thực hiện pháp
Tóm lại, tư tưởng về pháp của Hàn Phi chứa đựng một nội dung hết sức
quan trọng và vô cùng tiến bộ Nếu như các bậc tiền bối đi trước như QuảnTrọng, Thương Ưởng chỉ mới đề cập đến vai trò của pháp luật trong đườnglối trị nước thì Hàn Phi đã phát triển tư tưởng này lên một mức độ cao hơn.Ông đã đề ra các nguyên tắc quan trọng, không thể thiếu trong quá trình xây
Trang 29dựng và thực thi pháp luật Những tư tưởng này chắc chắn không chỉ ảnhhưởng tới một thời đại, một giai đoạn lịch sử nhất định mà nó còn trường tồncùng với thời gian Chừng nào mà xã hội loài người còn cần đến pháp luật, sửdụng pháp luật như một công cụ để thống trị thế giới thì những tư tưởng vềpháp của Hàn Phi vẫn còn giá trị.
1.2.2 Tư tưởng của Hàn Phi Tử về thế
Theo Hàn Phi Tử, Thế trước hết là “địa vị”, “thế lực”, “quyền uy” củangười cầm đầu chính thể đó là vua Địa vị, uy quyền này là độc tôn, là cái màmọi người phải tuân thủ Hàn Phi Tử rất coi trọng thế, ông đặt địa vị, quyền thếlên trên tài đức Theo ông, người có tài là đức trung bình, nếu có quyền thế là
có thể trị nước
Khi xây dựng học thuyết pháp trị Hàn Phi Tử rất coi trọng yếu tố thế vàxem là điều không thể thiếu được Sở dĩ có điều này là vì Hàn Phi Tử chorằng, muốn có pháp luật rõ ràng, minh bạch được ban bố khắp thần dân vàđược tôn trọng, thi hành thì phải có thế
Chúng ta thấy Hàn Phi Tử rõ ràng bênh vực thuyết của Thận Đáo khicho rằng cái thế không liên quan gì với giá trị về đạo đức và tài trí con người.Trong việc trị dân, cứ đợi có một ông vua hiền thì ngàn đời mới có một ông,không lẽ chín trăm chín mươi chín đời cứ để cho dân loạn sao” NghiêuThuấn, Kiệt, Trụ ngàn đời mới xuất hiện một lần, số đó rất ít Mà cái thườngthấy trên đời là hạng người trung bình, nên cho tôi nói về cái thế là nói vềhạng trung bình Hạng người trung bình thì trên không bằng Nghiêu Thuấn,dưới không đến nổi như Kiệt, Trụ Nếu cứ giữ chặt pháp luật dùng quyền thếthì nước trị, quay lưng lại với quyền thế thì nước loạn Nay bỏ quyền thế quaylưng lại pháp luật mà đợi Nghiêu Thuấn, Nghiêu Thuấn tới thì nước trị ngànđời loạn mới có một đời trị Giữ chặt pháp luật dùng quyền thế mà đợi Kiệt,Trụ là nước loạn thì ngàn đời trị mới có một đời loạn” [23; 472]
Hơn nữa trong quan niệm của Hàn Phi Tử, dù vua có nhường ngôi chocũng không được nhận, vì nếu nhận thì vua sẽ trở thành bề tôi của mình mất,
Trang 30trái phép, bất trung Ông cho việc “vua Nghiêu truyền ngôi cho ông Thuấn làkhông hợp thời, mà hành động đó cũng không cao quý gì vì thời đó làm vuakhông sướng Ở nhà tranh, ăn cơm gạo nấu với rau, mặc áo da thú hoặc vảithô, không có gì đáng khen” [23;514] Hàn Phi Tử đã nhiều lần đả đảo chínhsách thiên nhượng.
Hàn Phi Tử còn mạt sát Nghiêu Thuấn là làm loạn đạo nghĩa Thiên hạđều cho rằng đạo hiếu, để, trung, thuận là phải nhưng không ai xét kỹ bốn đạo
đó để thi hành cho đúng vì vậy mà thiên hạ loạn Thiên hạ đều cho đạo củaNghiêu Thuấn là phải mà theo, vì vậy mà có những vụ thí vua, không coi cha
là cha Nghiêu Thuấn, Thang, Võ đã phản lại vua tôi, làm loạn sự giáo hóađời sau Vì Nghiêu Thuấn làm vua mà lại làm cho đời sau (tức Thuấn) thànhvua của mình, Thang, Võ làm vua mà lại thí chúa, chém thây chúa Vậy màthiên hạ lại khen cho nên thiên hạ đến nay vẫn không trị
Khi đặt Pháp – Thế vào trong sự vận dụng vào công việc cai trị thì có thểnói thế trở thành cái tiền đề để thực thi pháp, còn pháp là cái nền tảng để củng
cố thế Khi bàn về pháp là nói đến thế, khi nói đến thế cũng là bàn về pháp.Hàn Phi quan niệm rất rõ ràng những điểm trọng yếu về thế: vua khôngđược cho bề tôi mượn quyền thế Vua không được dùng chung quyền thế với
bề tôi Vua phải duy trì địa vị độc tôn của mình, không được để bề tôi quá quýhiển, đề phòng đại thần tiếm quyền
Quần thần phục tùng nhà vua không phải vì tình cốt nhục, mà là chịu sựràng buộc bởi quyền uy của vua Vua phải nắm chắc hai phương tiện cưỡngchế đó là thưởng và phạt Thưởng và phạt phải căn cứ theo pháp luật chứkhông thể tùy tiện Vua cũng phải phục tùng quyền lực Khi có thế, quyền uycủa vua sẽ tăng lên, lời nói có thêm sức mạnh Nhưng muốn giữ được thế củamình thì phải dùng thuật
1.2.3 Tư tưởng của Hàn Phi Tử về Thuật
“Thuật” theo Hàn Phi Tử là cách thức, phương pháp, mưu lược, thủ đoạntrong việc dùng người, tuyển người, giao việc, xét đoán sự vật, sự việc Nhờ có
Trang 31Thuật mà pháp luật được thực hiện và nhà vua có thể trị quốc, bình thiên hạ.Thuật của Hàn Phi Tử khác với Thuật của Thân Bất Bại Thuật của Thân BấtBại là thuật ngoại giao, mưu tính việc nước để làm cho nước Hàn của ôngmạnh lên, song nước Ngụy bên cạnh thì suy yếu Thuật của Hàn Phi Tử là thuậttrị quan lại và thuật thưởng phạt mà ông gọi là hai cái cán của đạo trị nước.
Có pháp luật thôi cũng chưa đủ bởi pháp cũng chỉ như “cái dây dọithẳng” hay “cái mực nước bằng” Có vị thế nhưng không điều khiển được dânkhắp nước, thực hiện được nghiêm minh pháp luật đã ban, nếu không biết sửdụng hoặc không nắm được cái mẹo, cái thuật để thực hiện thì cũng chẳng cótác dụng gì Do đó, Hàn Phi Tử chủ trương kết hợp Pháp – Thế – Thuật nhưmột phương tiện, tiền đề thực thi pháp để điều khiển xã hội
Theo Hàn Phi Tử mục đích nhiệm vụ của thuật cai trị là phân biệt rõràng những quan lại trung thành, tận tâm và những quan lại xu nịnh, ma giáo,thử năng lực của họ, kiểm tra công trạng và những sai lầm với mục đích tăngcường bộ máy cai trị trên cơ sở pháp luật và chế độ chuyên chế Để thực hiệnđược nhiệm vụ này, thuật phải được giữ kín “không muốn cho người khácthấy, dùng thuật thì những kẻ yêu mến, thân cạnh cũng không được nghe”[23; 458] Hàn Phi Tử cho rằng “vua dùng pháp như trời, dùng thuật như maquỷ vậy” Nếu như pháp được công bố rộng rãi trong khắp dân, khắc lên thẻtre, đỉnh đồng thì thuật là cái bên trong, là cơ trí ngầm, là thủ đoạn mưu lượccủa vua Theo thuật, vua phải có bộ máy quan lại và phải có cách sử dụngđiều khiển bộ máy đó trực tiếp làm nhiệm vụ trị dân theo pháp luật đã ban Vìvậy, vua trị dân thông qua quan lại “minh chủ trị lại bất trị dân”
Với Hàn Phi Tử “thuật” được hiểu theo hai nghĩa Thứ nhất là chỉ những
kỹ thuật phương án để tuyển chọn, dùng xét khả năng của quan lại Những kỹthuật mà Hàn Phi Tử đề cập là những kỹ thuật trừ gian và những kỹ thuậtdùng người Thứ hai là những tâm thuật quyền mưu để chế ngự quần thần.Tâm thuật rất đa dạng thiên biến vạn hóa tùy theo từng hoàn cảnh không theomột nguyên tắc nào khác
Trang 32Không những thế Hàn Phi Tử còn vạch ra tám hạng gian thần: bọn chunggiường với vua, bọn tả hữu thân cạnh, bọn cha anh của vua, bọn tỏa lòng hamvui, bọn ham sắc của vua, bọn làm hao tán của công để mua chuộc lòng dân,bọn ăn nói khéo léo để làm mê hoặc vua, bọn tụ tập các hiệp sĩ, kiếm khách để
tỏ cái uy của họ và bọn thờ nước ngoài Tất cả các hạng người trên đều đánhvào tình cảm thị dục nhược điểm của vua để lung lạc, che giấu vua Họ lập bèđảng ở trong nước ngầm giao kết với nước ngoài, nuôi uy thế để khi đủ mạnhrồi thì lật đổ vua Để tự do hoành hành họ ngăn cản, hãm hại các trung thần.Hàn Phi Tử coi họ là bầy chó dữ Các trung thần muốn giết bọn gian thầnnhưng vua lại che chở chúng thành thử chúng yên ổn ỷ quyền thế mà bóc lộtnhân dân, làm giàu, lập bè đảng để che giấu tội ác của nhau bịt mắt vua HànPhi Tử ví họ như loài chuột khoét đất đào hang ở trong nền xã nơi thờ thần đấtđai mà không ai làm được gì được vì nếu đốt cháy sẽ sợ thần bị hun khói, màdội nước thì sợ trôi lớp màu ngoài cây cột Vì thế để ngăn cấm bon xu nịnhgian dối thì trước hết vua chúa phải đừng để lộ sự yêu thích giận ghét của mìnhbởi nếu để lộ nổi giận ra thì bề tôi nhân đó mà thị uy với người khác, còn để lộniềm vui thì bề tôi nhân dịp vua vui mà xin gia ân cho người khác
Khi phân tích các yếu tố này, Hàn Phi Tử đã nói pháp là để trị dân nhưngmuốn trị dân thì trước hết phải trị quan lại Trị quan lại dùng pháp không đủphải có thuật nữa Thuật để cho bề tôi tuy có trí năng cũng không dám làmtrái phép mà tự ý chuyên quyền, khiến cho bề tôi luôn luôn sợ vua mà khôngdám che giấu vua, không dám nuôi ý phản loạn Như vậy thuật trị quan lại cótác dụng làm cho bá quan sợ mình, không dám có một sáng kiến gì cả để khỏi
có cái họa tự chuyên mà dần dần lấn quyền của vua Từ đó Hàn Phi Tử phânbiệt thuật khác pháp ở ba điểm:
- Pháp để trị dân, thuật để nắm vững quan lại
- Pháp thì vua và quan cùng giữ, thuật chuyên để vua dùng
- Pháp thì công bố cho quốc dân rõ, thuật là cơ trí ngầm của vua khôngnên cho quan lại và dân biết
Trang 33Tuy nhiên, việc trừ gian trị quan lại của thuật cũng là một hạn chế nhấtđịnh vì Hàn Phi Tử luôn luôn nhận thấy một số gian thần là kẻ tài giỏi, trị họthì sẽ mất nhân tài mà không trị thì sẽ loạn Vì thế Hàn Phi Tử chủ trương,nếu vua có đủ thuật để khống chế họ thì họ sẽ trung thành với mình, giúp vuatrị nước.
Trừ gian và trị quan lại thì chưa đủ, thuật còn là “thuật dùng người” Quytắc căn bản của thuật dùng người theo Hàn Phi Tử là thuyết chính danh.Người đầu tiên lập ra thuyết về danh là Khổng Tử Thuyết chính danh củaông là một thuyết trị nước: “chính danh” là để minh phận sự sang hèn, cũng
để nhắc nhở nhà cầm quyền nhớ đến bổn phận của họ Chính Danh củaKhổng Tử: vua ra vua, bề tôi ra bề tôi, cha ra cha, con ra con Không nhữngthế chính danh của Khổng Tử để giữ trật tự xã hội cũng cố sự phân chia xãhội thành nhiều tầng lớp khác nhau Mọi quan hệ phải có trên có dưới dânphải tôn vua, và chính dân còn đưa xã hội tự loạn trở lại trị Vì sống trong thời
kỳ xã hội Trung Quốc loạn lạc như vậy mỗi triết gia đều đưa ra quan điểmbình ổn xã hội Tuy nhiên do điều kiện lịch sử xã hội phức tạp như vậy “chínhdanh” của Khổng Tử không còn phù hợp mà theo Hàn Phi Tử là tùy theodanh mà trách thực, tương ứng địa vị, công việc, nhiệm vụ tương ứng củamình, cứ theo việc làm mà xét Điều này ta thấy sự khác nhau giữa Khổng Tử
và Hàn Phi Tử
Trong “thuật dùng người” cần phải dùng quy tắc chính danh hợp nhau
để mà thu phục bề tôi thì không được nghe lời giới thiệu của người khác màphải đích thân xem xét người mà mình muốn dùng có xứng đáng không, vìngười giới thiệu có thể vì tình riêng, vì tư lợi, vì tinh thần bè đảng mà đề cửhạng bất tài vô đức Mà trong đời kẻ có tài chưa nhất định đã đáng tin, kẻ cóđức chưa nhất định là có tài, cho nên việc bổ nhiệm người, nếu không cóthuật sẽ gây hại
Trang 34Thuật dùng người của Hàn Phi Tử không chỉ là xem xét dùng người rasao mà Hàn Phi Tử còn đưa ra một số phương pháp như thính ngôn, thamnghiệm và vô vi.
Thính ngôn có nghĩa là phương pháp nghe, khi nghe bề tôi nói vua phảitrầm mặc, lầm lì, không khen không chê, không để lộ ý nghĩ cùng tình cảmcủa mình “Đạo người nghe nói là làm cho người say mèm Môi chừ, răngchừ ta đừng hé trước Răng chừ, môi chừ ta càng giữ yên, để kẻ đó tự hé môi,
ta sẽ nhận đó mà biết ý và lòng họ Vua phải bắt bề tôi nói, không được làmthinh, mà nói phải có đầu có đuôi, có chứng cứ ” [6; 308]
Vua chúa trong thuật dùng người phải sử dụng phép “tham nghiệm”.Phép tham nghiệm mà Hàn Phi Tử đưa ra trong thuật là sự kiểm tra giámsát và thử lại “ tham nghiệm” được dùng hiểu theo hai cách:
Một là, vua đem kết quả ra trực tiếp kiểm tra và thử lại.
Hai là, vua dùng người khác để kiểm tra thẩm định lại kết quả, và người
thay vua kiểm tra lại kết quả cũng bị ràng buộc bởi bổn phận, trách nhiệm, cụthể tương ứng với chức vụ địa vị của mình
Không chỉ dừng ở lại đó, để chọn đúng người, giao đúng việc nhà vuacòn phải dùng thuật thưởng phạt Bề tỏ lời muốn làm việc gì, thì vua sẽ theolời mà trao việc, cứ theo việc mà trách công, công xứng việc, việc xứng lời thìthưởng Công không xứng việc, việc không xứng lời thì phạt Theo đó ngườikhông đủ tài đức thì dẫu có tham danh vọng cũng không dám đảm nhận chức
vụ Vì vậy, vua sẽ chọn được người đủ tài đức để giao quyền hành, công việc
Để vua biết được thế nào là thực (hình) hợp với danh mà thưởng cho đúngcông, phạt cho đúng tội
Các Pháp gia trước Hàn Phi Tử cũng đã bàn về việc thưởng phạt Tuynhiên, như Thương Ưởng chỉ chủ trương phạt mà không thưởng công, vì ôngcho rằng thưởng hậu thì tốn tiền Theo Hàn Phi Tử nếu mà như vậy sẽ thiênlệch Ông chủ trương nghiêm phạt phải đi đôi với trọng thưởng vì “thưởng màhậu thì điều mình muốn cho dân làm, dân mau mắn làm; phạt mà nặng thì
Trang 35điều mình ghét và cấm, dân mới mau mắn mà tránh Ông phê phán các quanđiểm “thưởng mà hậu thì tốn tiền, phạt mà nặng thì hại dân” Hàn Phi Tử đưa
ra quan điểm “thưởng mà hậu không chỉ để thưởng công mà còn để khuyếnkhích dân chúng nữa Phạt mà nặng không chỉ để phạt kẻ gian mà còn đểngăn kẻ bậy trong nước rồi thì còn hại gì cho dân nữa đâu” [23; 211]
Hàn Phi Tử còn chủ trương không ban ân huệ cho dân, không bố thí,dân phải tận lực rồi mới thưởng Thiên Ngoại trữ thuyết hữu hạ, ông chép lạitruyện Chiêu Tương Vương nước Tần từ chối không phát rau quả cho dân đói
vì mất mùa, lấy lẽ rằng “theo pháp luật của nhà Tần ta thì dân có công mớiđược thưởng, có tội mới bị phạt Nay phát cho dân rau quả trong năm vườn(của ông) tức là dân có công hay không có công đều được thưởng và gây loạntrong nước” Chủ trương pháp trị của Hàn Phi Tử là thực hiện “thưởng hậuphạt nặng” thưởng phải trọng chữ tín, phạt phải kiên quyết chấp hành
Trong chủ trương về thưởng phạt Thương Ưởng nghĩ rằng làm điều thiện
là bổn phận của con dân cho nên không xứng đáng thưởng, chỉ bọn cáo gianmới được thưởng thôi Hàn Phi Tử thoáng hơn trong sự thưởng, bảo làm điềuthiện cũng đáng khuyến khích Bậc vua chúa thưởng thì không đổi ý, phạt thìkhông ân xá
– Nguyên tắc đầu tiên của Hàn Phi Tử đưa ra là “thưởng thì phải tín,phạt thì phải tất” có nghĩa là thưởng thì phải xác thực, phạt thì phải kiênquyết Tín và tất còn có nghĩa là không được mâu thuẫn trong thưởng phạt.– Nguyên tắc tiếp theo của thuật thưởng phạt là “thưởng thì phải trọnghậu, phạt thì phải nặng”
– Nguyên tắc thứ ba là “sự thưởng phạt phải đúng theo phép nước, chícông vô tư”
Ngoài ra, vua còn dùng thuật “vô vi” để trị quốc Hàn Phi Tử chỉ ra rằng,vua phải luôn luôn giữ kín sở thích, tâm ý của mình, không được tin ai Vuakhông nên biểu lộ lòng ham muốn của mình, nếu vua biểu lộ lòng ham muốn
bề tôi sẽ che đậy ngôn hành của mình để làm cho vừa lòng ham muốn của