Nhận xét chung về tư tưởng pháp Trị của Hàn Phi Tử

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử với sự nhận thức vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 36 - 40)

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

1.2.4. Nhận xét chung về tư tưởng pháp Trị của Hàn Phi Tử

Cũng như mọi học thuyết khác, học thuyết triết học của Hàn Phi Tử phản ánh điều kiện lịch sử cụ thể xã hội trên một lập trường giai cấp nhất định. Trong điều kiện chiến tranh liên miên, xã hội loạn lạc, đạo đức suy đồi, mọi người đều bị cuốn vào vòng xoáy tranh đoạt không thể lấy nhân trị vô vi để bình ổn xã hội. Các học thuyết trước đó đều bị phủ nhận. Chính trong điều kiện này học thuyết triết học Hàn Phi Tử trở thành học thuyết đúng đắn đi vào giải quyết các vấn đề xã hội lúc bấy giờ, lấy pháp luật làm tiêu chuẩn, đặt

pháp luật trên nền tảng kinh tế xã hội. Đây là cách giải quyết đúng đắn nhất làm cho nhân dân thấy lợi thì cùng nhau làm thấy hại mà tránh.

Không phải ngẫu nhiên mà học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử lại có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Sở dĩ nó tồn tại và phát huy được những tích cực vì phát sinh trong chính thời kỳ đặc biệt này xã hội đầy rẫy những nghịch cảnh trớ trêu, đạo đức bị băng hoại, chiến tranh tiêu diệt lẫn nhau làm cho đất nước ngày càng hỗn loạn. Vì lợi ích của mình các nước chư hầu không trừ một thủ đoạn cơ hội nào để tranh giành đất đai vị thế, thế trận “cá lớn nuốt cá bé” các nước yếu liên kết với nhau chống nước mạnh, thực hiện các cuộc cải cách làm cho nước mình được hùng mạnh.

Bắt đầu từ những cải cách của Thương Ưởng nước Tần đã chịu sự chi phối của tư tưởng “pháp trị” mà Hàn Phi Tử là người hoàn thành. Cũng chính nhờ áp dụng chủ trương này nước Tần ngày càng lớn mạnh chiếm vị trí đầu trong lịch sử Trung Hoa. Tần Thủy Hoàng đã tiếp thu tư tưởng của Hàn Phi Tử, mặc dù có lúc cực đoan nhưng những kết quả và ý nghĩa mà Tần Thủy Hoàng đem lại không thể phủ nhận được. Tần Thủy Hoàng không những quý mến Hàn Phi Tử mà còn nhận thấy tài năng thực sự của Hàn Phi Tử và muốn giữ ông lại để làm bạn và thực hiện công cuộc thống nhất Trung Quốc.

Năm 221 TCN sau khi nước Tần thống nhất Trung Quốc đứng đầu là Tần Doanh Chính đã bắt tay vào xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền (nhà nước phong kiến đầu tiên của Trung Hoa cổ đại). Để xứng đáng với quốc vương của một đất nước rộng lớn, Doanh Chính xưng hoàng đế lấy hiệu là Thủy Hoàng đế.

Tiếp thu tư tưởng pháp trị của về pháp luật, Tần Thủy Hoàng đã đem pháp luật áp dụng vào nước Tần, lấy pháp luật làm đầu trong việc trị vì đất nước. Những chủ trương của Tần Thủy Hoàng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của lịch sử Trung Quốc bấy giờ. Tiếp tục thi hành những đường lối pháp trị của Hàn Phi Tử đưa ra “mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định bản khắc, không dùng nhân đức, ân nghĩa” [24;43], pháp luật trong chủ trương trị nước của Tần được

đẩy lên cao. Ông cho rằng chỉ có dùng pháp luật dân mới an nước mới trị, người dân thấy pháp luật mà tránh điều có hại ai có tội thì phạt. Nhà Tần chú ý gay gắt về pháp luật trong một thời gian dài không tha tội cho ai.

Việc kế thừa tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử vào công việc thống nhất và điều khiển đất nước sau khi thống nhất ở Trung Quốc đem lại hiệu quả thiết thực. Nhà nước phong kiến tạo quyền đầu tiên ra đời trong lịch sử đánh dấu một bước mới trong tiến trình phát triển đất nước. Mặc dù thời bấy giờ Nho giáo Đạo giáo chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội Trung Quốc nhưng nhìn thấy được yêu cầu lịch sử lúc bấy giờ, vua Tần rất coi trọng Nho gia nhưng lại đề cao phương pháp pháp trị của Hàn Phi Tử để xây dựng đất nước Trung Quốc giàu mạnh thống nhất.

Bên cạnh những đóng góp có giá trị tích cực, to lớn cho nền triết học Trung Quốc cổ đại nói riêng và cho lịch sử Trung Quốc nói chung của tư tưởng pháp Trị Hàn Phi Tử, chúng ta nhận thấy ở học thuyết này vẫn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Những hạn chế này thường được đánh giá là do xã hội, do hoàn cảnh lúc bấy giờ tác động.

Hạn chế lớn nhất có lẽ là quá tôn trọng, đề cao pháp luật cho nên Hàn Phi Tử đã hạ thấp, đã tước bỏ đi phần bản tính tốt đẹp trong mỗi con người. Xuất phát từ học thuyết tính ác của Tuân Tử và là học trò của Tuân Tử, Hàn Phi khẳng định bản tính con người là xấu xa, tàn ác, tham lam đố kị đã dẫn con người đến chỗ tranh chấp lẫn nhau mà gây ra điều ác là điều khách quan và tất nhiên, cho nên đừng mong chờ con người làm việc thiện việc tốt. Và để ngăn người con người làm điều xấu xa cần phải cưỡng chế người dân thực hiện theo pháp luật bằng cách thưởng hậu, phạt nặng. Chính Hàn Phi Tử đã từng công nhận bản tính con người chỉ muốn tư lợi, mong những điều tốt đẹp cho mình, vậy mà ông lại cho rằng vua phải bỏ những lợi ích riêng của mình để làm việc công, thậm chí gần gũi với vợ con người thân cũng không được, điều đó thể hiện sự mâu thuẫn của ông. Như vậy Hàn Phi Tử đã tuyệt đối hóa hình pháp và gần như bác bỏ nhân nghĩa, bác bỏ đạo đức, kiêm ái trong trị

quốc, cũng như toàn bộ các mối quan hệ con người, gia đình, xã hội cũng như trong các quan hệ giao tiếp, ứng xử của con người trong xã hội với nhau.

Cũng chính vì quá đề cao pháp luật, đề cao tư tưởng của mình nên Hàn Phi Tử đã lớn tiếng phê bình các học thuyết khác. Ông đả Nho mạnh nhất vì Nho đang là “Hiền Học” đương thời. Nho gia chủ trương thực hiện chính sách giáo hóa bằng nhân nghĩa, dùng nhân nghĩa, dùng lễ để trị nước. Nho gia chỉ chú ý đến hành động tự nguyện, tự giác của người dân xuất phát từ động cơ bên trong. Hàn Phi cho rằng như thế là không hợp thời, là làm loạn nước. Ông cũng phản đối thói ngụy biện của phái Mặc gia và Danh gia. Ông cho rằng thái độ trốn tránh ẩn dật là không thể chấp nhận được.

Bên cạnh đó có một hạn chế rõ nét nhất là quan điểm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp địa chủ mà phần nào đó mang sắc thái của tầng lớp thương nhân đang lên trong xã hội Trung Quốc đương thời, tầng lớp chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân, ích kỷ và tàn bạo. Vì thế học thuyết của Hàn Phi Tử mang những biểu hiện cực đoan, phiến diện những quan điểm vô nhân lấy cái lợi, vị kỷ làm cơ bản. Và khi sử dụng pháp luật lại quá hà khắc nếu không muốn nói là tàn ác, điều đó khiến cho đời sống người dân ngày càng cơ cực. Mặc dù đất nước đã thống nhất nhưng lòng dân không yên với chính sách cai trị, luôn luôn lo sợ hình pháp của nhà nước, từ đó mà sinh ra căm ghét, phẩn nộ với giai cấp cầm quyền. Như vậy, một nhà nước nếu không được lòng dân thì sớm muộn gì cũng bị sụp đổ.

Mặc dù có những hạn chế, những khuyết điểm như vậy nhưng biết kết hợp đường lối pháp trị với nhân nghĩa, với đạo đức… thì chắc chắn nó sẽ có tác dụng lớn.

CHƯƠNG 2

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ VÀO VIỆC NHẬN THỨC VAI TRÒ PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP

QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử với sự nhận thức vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w