Tư tưởng của Hàn Phi Tử về Thuật

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử với sự nhận thức vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 36)

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

1.2.3. Tư tưởng của Hàn Phi Tử về Thuật

“Thuật” theo Hàn Phi Tử là cách thức, phương pháp, mưu lược, thủ đoạn trong việc dùng người, tuyển người, giao việc, xét đoán sự vật, sự việc. Nhờ có

Thuật mà pháp luật được thực hiện và nhà vua có thể trị quốc, bình thiên hạ. Thuật của Hàn Phi Tử khác với Thuật của Thân Bất Bại. Thuật của Thân Bất Bại là thuật ngoại giao, mưu tính việc nước để làm cho nước Hàn của ông mạnh lên, song nước Ngụy bên cạnh thì suy yếu. Thuật của Hàn Phi Tử là thuật trị quan lại và thuật thưởng phạt mà ông gọi là hai cái cán của đạo trị nước.

Có pháp luật thôi cũng chưa đủ bởi pháp cũng chỉ như “cái dây dọi thẳng” hay “cái mực nước bằng”. Có vị thế nhưng không điều khiển được dân khắp nước, thực hiện được nghiêm minh pháp luật đã ban, nếu không biết sử dụng hoặc không nắm được cái mẹo, cái thuật để thực hiện thì cũng chẳng có tác dụng gì. Do đó, Hàn Phi Tử chủ trương kết hợp Pháp – Thế – Thuật như một phương tiện, tiền đề thực thi pháp để điều khiển xã hội.

Theo Hàn Phi Tử mục đích nhiệm vụ của thuật cai trị là phân biệt rõ ràng những quan lại trung thành, tận tâm và những quan lại xu nịnh, ma giáo, thử năng lực của họ, kiểm tra công trạng và những sai lầm với mục đích tăng cường bộ máy cai trị trên cơ sở pháp luật và chế độ chuyên chế. Để thực hiện được nhiệm vụ này, thuật phải được giữ kín “không muốn cho người khác thấy, dùng thuật thì những kẻ yêu mến, thân cạnh cũng không được nghe” [23; 458]. Hàn Phi Tử cho rằng “vua dùng pháp như trời, dùng thuật như ma quỷ vậy”. Nếu như pháp được công bố rộng rãi trong khắp dân, khắc lên thẻ tre, đỉnh đồng thì thuật là cái bên trong, là cơ trí ngầm, là thủ đoạn mưu lược của vua. Theo thuật, vua phải có bộ máy quan lại và phải có cách sử dụng điều khiển bộ máy đó trực tiếp làm nhiệm vụ trị dân theo pháp luật đã ban. Vì vậy, vua trị dân thông qua quan lại “minh chủ trị lại bất trị dân”.

Với Hàn Phi Tử “thuật” được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất là chỉ những kỹ thuật phương án để tuyển chọn, dùng xét khả năng của quan lại. Những kỹ thuật mà Hàn Phi Tử đề cập là những kỹ thuật trừ gian và những kỹ thuật dùng người. Thứ hai là những tâm thuật quyền mưu để chế ngự quần thần. Tâm thuật rất đa dạng thiên biến vạn hóa tùy theo từng hoàn cảnh không theo một nguyên tắc nào khác.

Không những thế Hàn Phi Tử còn vạch ra tám hạng gian thần: bọn chung giường với vua, bọn tả hữu thân cạnh, bọn cha anh của vua, bọn tỏa lòng ham vui, bọn ham sắc của vua, bọn làm hao tán của công để mua chuộc lòng dân, bọn ăn nói khéo léo để làm mê hoặc vua, bọn tụ tập các hiệp sĩ, kiếm khách để tỏ cái uy của họ và bọn thờ nước ngoài. Tất cả các hạng người trên đều đánh vào tình cảm thị dục nhược điểm của vua để lung lạc, che giấu vua. Họ lập bè đảng ở trong nước ngầm giao kết với nước ngoài, nuôi uy thế để khi đủ mạnh rồi thì lật đổ vua. Để tự do hoành hành họ ngăn cản, hãm hại các trung thần. Hàn Phi Tử coi họ là bầy chó dữ. Các trung thần muốn giết bọn gian thần nhưng vua lại che chở chúng thành thử chúng yên ổn ỷ quyền thế mà bóc lột nhân dân, làm giàu, lập bè đảng để che giấu tội ác của nhau bịt mắt vua. Hàn Phi Tử ví họ như loài chuột khoét đất đào hang ở trong nền xã nơi thờ thần đất đai mà không ai làm được gì được vì nếu đốt cháy sẽ sợ thần bị hun khói, mà dội nước thì sợ trôi lớp màu ngoài cây cột. Vì thế để ngăn cấm bon xu nịnh gian dối thì trước hết vua chúa phải đừng để lộ sự yêu thích giận ghét của mình bởi nếu để lộ nổi giận ra thì bề tôi nhân đó mà thị uy với người khác, còn để lộ niềm vui thì bề tôi nhân dịp vua vui mà xin gia ân cho người khác.

Khi phân tích các yếu tố này, Hàn Phi Tử đã nói pháp là để trị dân nhưng muốn trị dân thì trước hết phải trị quan lại. Trị quan lại dùng pháp không đủ phải có thuật nữa. Thuật để cho bề tôi tuy có trí năng cũng không dám làm trái phép mà tự ý chuyên quyền, khiến cho bề tôi luôn luôn sợ vua mà không dám che giấu vua, không dám nuôi ý phản loạn. Như vậy thuật trị quan lại có tác dụng làm cho bá quan sợ mình, không dám có một sáng kiến gì cả để khỏi có cái họa tự chuyên mà dần dần lấn quyền của vua. Từ đó Hàn Phi Tử phân biệt thuật khác pháp ở ba điểm:

- Pháp để trị dân, thuật để nắm vững quan lại.

- Pháp thì vua và quan cùng giữ, thuật chuyên để vua dùng.

- Pháp thì công bố cho quốc dân rõ, thuật là cơ trí ngầm của vua không nên cho quan lại và dân biết.

Tuy nhiên, việc trừ gian trị quan lại của thuật cũng là một hạn chế nhất định vì Hàn Phi Tử luôn luôn nhận thấy một số gian thần là kẻ tài giỏi, trị họ thì sẽ mất nhân tài mà không trị thì sẽ loạn. Vì thế Hàn Phi Tử chủ trương, nếu vua có đủ thuật để khống chế họ thì họ sẽ trung thành với mình, giúp vua trị nước.

Trừ gian và trị quan lại thì chưa đủ, thuật còn là “thuật dùng người”. Quy tắc căn bản của thuật dùng người theo Hàn Phi Tử là thuyết chính danh. Người đầu tiên lập ra thuyết về danh là Khổng Tử. Thuyết chính danh của ông là một thuyết trị nước: “chính danh” là để minh phận sự sang hèn, cũng để nhắc nhở nhà cầm quyền nhớ đến bổn phận của họ. Chính Danh của Khổng Tử: vua ra vua, bề tôi ra bề tôi, cha ra cha, con ra con. Không những thế chính danh của Khổng Tử để giữ trật tự xã hội cũng cố sự phân chia xã hội thành nhiều tầng lớp khác nhau. Mọi quan hệ phải có trên có dưới dân phải tôn vua, và chính dân còn đưa xã hội tự loạn trở lại trị. Vì sống trong thời kỳ xã hội Trung Quốc loạn lạc như vậy mỗi triết gia đều đưa ra quan điểm bình ổn xã hội. Tuy nhiên do điều kiện lịch sử xã hội phức tạp như vậy “chính danh” của Khổng Tử không còn phù hợp mà theo Hàn Phi Tử là tùy theo danh mà trách thực, tương ứng địa vị, công việc, nhiệm vụ tương ứng của mình, cứ theo việc làm mà xét. Điều này ta thấy sự khác nhau giữa Khổng Tử và Hàn Phi Tử.

Trong “thuật dùng người” cần phải dùng quy tắc chính danh hợp nhau để mà thu phục bề tôi thì không được nghe lời giới thiệu của người khác mà phải đích thân xem xét người mà mình muốn dùng có xứng đáng không, vì người giới thiệu có thể vì tình riêng, vì tư lợi, vì tinh thần bè đảng mà đề cử hạng bất tài vô đức. Mà trong đời kẻ có tài chưa nhất định đã đáng tin, kẻ có đức chưa nhất định là có tài, cho nên việc bổ nhiệm người, nếu không có thuật sẽ gây hại.

Thuật dùng người của Hàn Phi Tử không chỉ là xem xét dùng người ra sao mà Hàn Phi Tử còn đưa ra một số phương pháp như thính ngôn, tham nghiệm và vô vi.

Thính ngôn có nghĩa là phương pháp nghe, khi nghe bề tôi nói vua phải trầm mặc, lầm lì, không khen không chê, không để lộ ý nghĩ cùng tình cảm của mình. “Đạo người nghe nói là làm cho người say mèm. Môi chừ, răng chừ ta đừng hé trước. Răng chừ, môi chừ ta càng giữ yên, để kẻ đó tự hé môi, ta sẽ nhận đó mà biết ý và lòng họ. Vua phải bắt bề tôi nói, không được làm thinh, mà nói phải có đầu có đuôi, có chứng cứ...” [6; 308].

Vua chúa trong thuật dùng người phải sử dụng phép “tham nghiệm”. Phép tham nghiệm mà Hàn Phi Tử đưa ra trong thuật là sự kiểm tra giám sát và thử lại “ tham nghiệm” được dùng hiểu theo hai cách:

Một là, vua đem kết quả ra trực tiếp kiểm tra và thử lại.

Hai là, vua dùng người khác để kiểm tra thẩm định lại kết quả, và người thay vua kiểm tra lại kết quả cũng bị ràng buộc bởi bổn phận, trách nhiệm, cụ thể tương ứng với chức vụ địa vị của mình.

Không chỉ dừng ở lại đó, để chọn đúng người, giao đúng việc nhà vua còn phải dùng thuật thưởng phạt. Bề tỏ lời muốn làm việc gì, thì vua sẽ theo lời mà trao việc, cứ theo việc mà trách công, công xứng việc, việc xứng lời thì thưởng. Công không xứng việc, việc không xứng lời thì phạt. Theo đó người không đủ tài đức thì dẫu có tham danh vọng cũng không dám đảm nhận chức vụ. Vì vậy, vua sẽ chọn được người đủ tài đức để giao quyền hành, công việc. Để vua biết được thế nào là thực (hình) hợp với danh mà thưởng cho đúng công, phạt cho đúng tội.

Các Pháp gia trước Hàn Phi Tử cũng đã bàn về việc thưởng phạt. Tuy nhiên, như Thương Ưởng chỉ chủ trương phạt mà không thưởng công, vì ông cho rằng thưởng hậu thì tốn tiền. Theo Hàn Phi Tử nếu mà như vậy sẽ thiên lệch. Ông chủ trương nghiêm phạt phải đi đôi với trọng thưởng vì “thưởng mà hậu thì điều mình muốn cho dân làm, dân mau mắn làm; phạt mà nặng thì

điều mình ghét và cấm, dân mới mau mắn mà tránh. Ông phê phán các quan điểm “thưởng mà hậu thì tốn tiền, phạt mà nặng thì hại dân”. Hàn Phi Tử đưa ra quan điểm “thưởng mà hậu không chỉ để thưởng công mà còn để khuyến khích dân chúng nữa. Phạt mà nặng không chỉ để phạt kẻ gian mà còn để ngăn kẻ bậy trong nước rồi thì còn hại gì cho dân nữa đâu” [23; 211].

Hàn Phi Tử còn chủ trương không ban ân huệ cho dân, không bố thí, dân phải tận lực rồi mới thưởng. Thiên Ngoại trữ thuyết hữu hạ, ông chép lại truyện Chiêu Tương Vương nước Tần từ chối không phát rau quả cho dân đói vì mất mùa, lấy lẽ rằng “theo pháp luật của nhà Tần ta thì dân có công mới được thưởng, có tội mới bị phạt. Nay phát cho dân rau quả trong năm vườn (của ông) tức là dân có công hay không có công đều được thưởng và gây loạn trong nước”. Chủ trương pháp trị của Hàn Phi Tử là thực hiện “thưởng hậu phạt nặng” thưởng phải trọng chữ tín, phạt phải kiên quyết chấp hành.

Trong chủ trương về thưởng phạt Thương Ưởng nghĩ rằng làm điều thiện là bổn phận của con dân cho nên không xứng đáng thưởng, chỉ bọn cáo gian mới được thưởng thôi. Hàn Phi Tử thoáng hơn trong sự thưởng, bảo làm điều thiện cũng đáng khuyến khích. Bậc vua chúa thưởng thì không đổi ý, phạt thì không ân xá.

– Nguyên tắc đầu tiên của Hàn Phi Tử đưa ra là “thưởng thì phải tín, phạt thì phải tất” có nghĩa là thưởng thì phải xác thực, phạt thì phải kiên quyết. Tín và tất còn có nghĩa là không được mâu thuẫn trong thưởng phạt.

– Nguyên tắc tiếp theo của thuật thưởng phạt là “thưởng thì phải trọng hậu, phạt thì phải nặng”.

– Nguyên tắc thứ ba là “sự thưởng phạt phải đúng theo phép nước, chí công vô tư”.

Ngoài ra, vua còn dùng thuật “vô vi” để trị quốc. Hàn Phi Tử chỉ ra rằng, vua phải luôn luôn giữ kín sở thích, tâm ý của mình, không được tin ai. Vua không nên biểu lộ lòng ham muốn của mình, nếu vua biểu lộ lòng ham muốn bề tôi sẽ che đậy ngôn hành của mình để làm cho vừa lòng ham muốn của

vua. Vua không nên tiết lộ ý nghĩ của mình, nếu vua tiết lộ ý nghĩ của mình bề tôi sẽ lợi dụng ý nghĩ của vua để biểu lộ tài năng khác thường. Vua không dùng tâm cơ, không dùng trí tuệ, bề tôi sẽ đề phòng bản thân. Đây chính là đạo lấy cái vô điều khiển cái hữu, dùng sự trống tĩnh khiến cái danh tự nó được lập ra, sự việc tự nó xác định. Vậy bỏ kinh nghiệm, bỏ khôn ngoan là vượt lên trên sự kinh nghiệm và sự khôn ngoan là “thượng trí”. Nhà vua khi đó chẳng cần làm gì mà chẳng có việc gì không được làm theo ý nhà vua.

Trong tư tưởng của mình ở thiên Định pháp Hàn Phi Tử cho rằng Pháp và “thuật” đều là công cụ của đế vương, không thể thiếu một trong hai cái đó, cũng như ăn và mặc đều cần thiết như nhau cho cuộc sống cả. Vua có thuật mà bề tôi không có pháp luật thì nước sẽ loạn, có pháp luật mà vua không dùng thuật để biết kẻ gian thì nước có giàu, mạnh cũng chỉ lợi cho bọn đại thần thôi. Vì vậy Hàn Phi Tử luôn nhắc tới các bậc vua chúa phải theo pháp – thuật, phải trọng kẻ giỏi pháp thuật.

Trong tư tưởng của mình Hàn Phi Tử đặt thuật ngang hành với pháp và thế. “pháp thế thuật” là những yếu tố trong một tổng thể hòa hợp, thống nhất, đan xen với nhau và theo Hàn Phi Tử nếu thiếu một trong ba yếu tố này thì hai yếu tố còn lại rơi vào chênh vênh, không thể hiện hết nội dung tính chất của mình và chưa thể giải quyết được những yêu cầu lịch sử đề ra. Sự kết hợp “pháp – thế – thuật” tạo thành một sức mạnh to lớn vững chắc làm tiền đề trị vì đất nước.

Đến Thuật học thuyết của Hàn Phi Tử đã đi đến hoàn thiện. Với các yếu tố này, Pháp được xem là nội dung, Thế và Thuật là tiền đề phương thức thực thi pháp luật. Sự kết hợp “pháp thế thuật” tạo nên cơ sở vững chắc để kẻ cầm quyền điều khiển xã hội, đặc biệt là thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Nếu thiếu một trong ba thứ này thì hiệu quả quản lý xã hội sẽ giảm sút. Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại đã chứng minh, ông vua nào sử dụng hệ thống pháp luật nghiêm minh, giữ được một vị thế trong xã hội và có thuật mưu lược thủ đoạn để nhận biết kẻ gian tà mà phòng,

biết người tài giỏi mà sử dụng thì sẽ được đề cao, toàn xã hội nghe theo và tôn lên bậc “thượng trí”.

Như vậy, trong vô số những vấn đề cấp thiết phải giải quyết, như chiến tranh, cướp bóc, loạn lạc, quan hệ xã hội nhằm xây dựng một xã hội ổn định và hạnh phúc. Học thuyết Hàn Phi Tử không chỉ giải quyết mặt cấp thiết nhất, chủ yếu nhất, quyết định nhất mà thực tiễn xã hội đặt ra, mà còn là học thuyết chuyển hóa được các mặt khác vào trong nó ở một chừng mực đáp ứng được nhu cầu cấp bách này. Trước đòi hỏi của lịch sử với những lý luận cứu thế phải là những lý luận đúng đắn, và còn phải khả hợp – khả dụng – khả thi. Học thuyết “pháp thế thuật” của Hàn Phi Tử đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách lúc bấy giờ là lập lại trật tự xã hội. Có thể nào bằng Nhân lễ, Vô vi, Kiêm ái mà dẹp tan được cướp bóc bình định loạn lạc, trong điều kiện mà mọi xứ sở mọi tầng lớp con người đều bị cuốn hút vào sự tranh đoạt, vào sự suy vi đạo đức. Mục tiêu của tất cả sự tranh giành. Ai có thể chịu vô vi, chịu nghe theo kiêm ái, lễ nghĩa, chính là những cái mà những người đang tranh giành muốn phế bỏ. Chỉ có cách của Hàn Phi Tử giải quyết được những vấn đề kinh tế xã hội như giải quyết vấn đề mang tính then chốt, từ đó giải quyết những vấn đề khác. Đặt pháp luật lên trên nền tảng thực tiễn kinh tế xã hội, là cách giải quyết một cách vững chắc và toàn vẹn nhất. Học thuyết triết học của Hàn

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử với sự nhận thức vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w